Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam - 23


cho hoặc di tặng có thể đề nghị Toà án xem xét lại những điều kiện và trách nhiệm kèm theo các tài sản tặng cho hoặc di tặng mà họ đã nhận nếu, do hoàn cảnh thay đổi, việc thực hiện trở nên đặc biệt khó khăn hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho họ”.

Do đó, theo NCS thì quy định này có thể bổ sung như sau:


“Điều….: Do hoàn cảnh thay đổi, việc thực hiện nghĩa vụ trong di chúc trở nên đặc biệt khó khăn hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho bên hưởng di sản thì người này có thể đề nghị Toà án xem xét lại những nghĩa vụ và trách nhiệm kèm theo di chúc đó”.

(iii) Hậu quả pháp lý của các bên trong di chúc có điều kiện


Trong di chúc có điều kiện, việc xác định kết quả của “điều kiện” sẽ khó xác định hơn so với trong hợp đồng có điều kiện hoặc hứa thưởng. Bởi người lập di chúc đã chết. Điều này có thể gây bất lợi cho người hưởng di sản khi người có quyền xác định điều kiện đã hoàn thành không còn. Ở đây, kết quả thực hiện điều kiện của bên hưởng di sản được xem xét như thế nào? Căn cứ để xác định việc được hưởng di sản theo di chúc là dựa vào việc thực hiện hoặc không thực hiện của bên thụ hưởng di sản. Tuy nhiên, việc thực hiện như thế nào là phù hợp và đáp ứng điều kiện để hưởng di sản thừa kế thì cân nhắc tới tới công sức đã bỏ ra của bên thụ hưởng trong trường hợp đã thực hiện điều kiện mà bên để lại di chúc đưa ra. NCS cho rằng cần xem xét một số trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, liên quan tới việc xác định điều kiện đã hoàn thành. NCS cho rằng cần thiết bổ sung quy định này. Theo như cách giải quyết một số vụ án tại Toà thì Toà án giải quyết căn cứ vào người làm chứng đưa ra lời khai xác định bên thụ hưởng di sản đã hoàn thành điều kiện được xác lập trong di chúc có điều kiên. Tuy nhiên, nếu trường hợp không có lời


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.

khai của những người làm chứng thì Toà án căn cứ cơ sở pháp lý nào để xác định bên thụ hưởng đã hoàn thành điều kiện được đặt ra trong di chúc có điều kiện. Theo NCS có thể xác định vấn đề này như BLDS và thương mại Thái Lan. Điều 1675 quy định: “Khi một di sản bị đặt phụ thuộc vào một điều kiện lệ thuộc trước, thì người thụ hưởng theo việc sắp đặt bằng di chúc đó có thể đề nghị Toà án chỉ định một người quản lý tài sản để lại, cho đến khi điều kiện đó sẽ được hoàn thành hoặc khi việc hoàn thành đó sẽ trở nên không thể thực hiện được”. Bên hưởng di sản có thể đề nghị người làm chứng trong di chúc hoặc người chứng thực cho di chúc quản lý di sản của người để lại di chúc và giám sát quá trình thực hiện điều kiện của bên hưởng di sản. Trường hợp bên hưởng di sản đã hoàn thành thì coi như di chúc có điều kiện phát sinh hiệu lực, Toà án xác nhận việc chuyển giao di sản cho bên hưởng di sản đó.

Vì vậy, vấn đề này có thể bổ sung quy định trong BLDS năm 2015 như

Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam - 23

sau:


“Điều…: Bên hưởng di sản có thể đề nghị người làm chứng hoặc người chứng thực hoặc người thứ ba giữ di sản và xác nhận điều kiện đã được hoàn thành theo như di chúc có điều kiện”.

Trường hợp thứ hai, nếu người thụ hưởng di sản bị hạn chế quyền

trong việc hưởng di sản thừa kế. Điều kiện trong di chúc có điều kiện là được phép sử dụng di sản mà không được chuyển nhượng di sản đó. Thường người lập di chúc sẽ đưa ra những điều kiện nhằm ràng buộc “lâu dài” người được hưởng di sản thông qua điều kiện như thế này. Vậy với những điều kiện liên quan như trên có được coi là hạn chế quyền tự do định đoạt của bên thụ hưởng di sản thừa kế? Quy định của pháp luật dân sự Việt Nam cũng không đưa ra cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho người thụ hưởng di sản trong những tình huống này. Do đó, giữa mối quan hệ giữa bên để lại di chúc và bên thụ hưởng


thì có phần nghiêng nhìn theo hướng người thụ hưởng đương nhiên được hưởng lợi ích mà người để lại di chúc để lại mà không xem xét ở mối quan hệ nghĩa vụ bên thụ hưởng phải thực hiện trong di chúc có điều kiện. Vì vậy, quy định của pháp luật dân sự Việt Nam phải quy định sao cho đảm bảo được quyền và lợi ích cân bằng cho các bên khi tham gia vào các giao dịch có điều kiện nói chung và di chúc có điều kiện nói riêng.

Như BLDS Pháp quy định tại Điều 900-1: Những điều khoản quy định không cho phép chuyển nhượng di tặng chỉ có giá trị nếu chỉ là tạm thời và được chứng minh bằng một lợi ích chính đáng. Ngay trong trường hợp này, người được di tặng có thể được Toà án cho phép định đoạt tài sản nếu việc cấm chuyển nhượng không cần thiết nữa hoặc mới phát sinh một lợi ích lớn hơn. …”. Theo quy định của BLDS hạn chế quyền chuyển nhượng đối với người được di tặng chỉ mang tính chất tạm thời và Toà án có quyền xem xét và quyết định thời điểm định đoạt tài sản của bên được di tặng.

Vì vậy, vấn đề này cũng nên cân nhắc trao cho Toà án quyền xem xét và quyết định cho phép bên hưởng di sản ở thời điểm nào là phù hợp được quyền định đoạt di sản thừa kế và việc cấm chuyển nhượng di sản thừa kế theo di chúc có điều kiện là không còn cần thiết nữa.

3.2.2.3. Hứa thưởng có điều kiện


Quy định tại Điều 570 BLDS năm 2015 cần chỉnh sửa nhằm phù hợp hơn. Bởi:

Thứ nhất, quy định tại Khoản 1 Điều 570 BLDS năm 2015: “Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng.” Quy định này cần làm rò tính công khai của hứa thưởng so với hợp đồng. Nếu quan hệ hứa thưởng giữa hai chủ thể phải thể hiện tính công khai thì được xác định là hứa thưởng. Tính công khai chỉ


được thể hiện rò thông qua một lời tuyên bố hoặc một cam kết từ người hứa thưởng. Nếu không được thể hiện rò tính công khai thì hứa thưởng là hợp đồng, vì vậy, hợp đồng hứa thưởng mang bản chất của một hợp đồng dịch vụ. Việc quy định rò như thế nào là công khai giúp định hướng rò được hứa thưởng là hành vi pháp lý đơn phương hay hợp đồng.

Thứ hai, bổ sung quy định về hứa thưởng có điều kiện. Một số bài đánh giá về hứa thưởng vẫn cho rằng hứa thưởng là giao dịch có điều kiện. Và coi công việc thực hiện trong hứa thưởng là điều kiện. Tuy nhiên, bản chất của giao dịch có điều kiện và hứa thưởng là khác biệt. Hứa thưởng là việc người được hứa thưởng thực hiện công việc với mức độ hoàn thành sẽ được trả thưởng. Còn hứa thưởng là giao dịch có điều kiện được xác định là việc người được hứa thưởng có thể không phải thực hiện công việc nào nhưng vẫn được hứa thưởng nếu sự kiện là điều kiện phát sinh. Ví dụ, A hứa sẽ thưởng cho B

10.000.000 đồng nếu con ngựa X chiến thắng tại cuộc đua ngựa.


Do đó, hứa thưởng cần sửa đổi, bổ sung lại quy định tại Khoản 1 Điều 570 BLDS năm 2015 rò ràng hơn:

“1. Hứa thưởng là cam kết, tuyên bố công khai của một bên sẽ thực hiện nghĩa vụ trả thưởng nếu bên được hứa thưởng đã thực hiện được công việc do bên hứa thưởng đưa ra. Hứa thưởng có điều kiện là lời tuyên bố hoặc cam kết của bên hứa thưởng sẽ trao thưởng nếu điều kiện là sự kiện phát sinh”.

Ngoài ra, hứa thưởng là một giao dịch mà bên hứa thưởng tuyên bố xong nhưng không thực hiện. Do vậy, quy định trách nhiệm của các bên trong quan hệ hứa thưởng có điều kiện là cần thiết bởi điều này làm cho bên hứa thưởng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra lời tuyên bố. Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa có quy định về trách nhiệm của người hứa thưởng khi


không thực hiện trả thưởng cho công việc được hoàn thành hoặc điều kiện là sự kiện phát sinh. Nếu quy định của pháp luật không đề cập tới nội dung này trong hứa thưởng có điều kiện thì thực tiễn có thể dẫn tới hành vi lẩn trốn không trao phần thưởng cho bên được hứa thưởng. Và mục đích của bên được hứa thưởng sẽ không đạt được điều mà họ mong chờ hoặc tin tưởng rằng sẽ được. Do vậy, nên bổ sung thêm tại Điều 572 BLDS năm 2015 như sau:

“Khoản…: Trường hợp hứa thưởng có điều kiện là sự kiện phát sinh thì người hứa thưởng phải trả thưởng như đã tuyên bố”.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Nội dung của chương này làm rò hai nội dung.


Thứ nhất, phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật dân sự Việt Nam về giao dịch có điều kiện. Cụ thể NCS thông qua các bản án được xét xử tại Toà để phân tích, đánh giá, chứng minh các quy định liên quan tới giao dịch có điều kiện hiện nay chưa rò ràng và dẫn tới sự không thống nhất trong quá trình xét xử. Cụ thể NCS cho thấy việc cho rằng tồn tại giao dịch có điều kiện hoặc các điều kiện trong giao dịch có điều kiện được Thẩm phán nhận định một cách chủ quan mà có sự đánh giá cụ thể các tình tiết của vụ việc. Mặt khác, NCS cho thấy còn tồn tại sự nhầm lẫn giữa giao dịch có điều kiện với các nội dung khác như thực hiện nghĩa vụ có điều kiện, tặng cho có điều kiện hoặc huỷ bỏ do không thực hiện nghĩa vụ. Các quy định cụ thể về giao dịch có điều kiện thì có sự nhầm lẫn giữa di chúc có điều kiện với giao nghĩa vụ cho người thừa kế; hợp đồng có điều kiện với thực hiện hợp đồng có điều kiện.

Thứ hai, NCS đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định chung về giao dịch có điều kiện và các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định cụ thể về hợp đồng có điều kiện, di chúc có điều kiện, hứa thưởng trong pháp luật dân sự Việt Nam.

Liên quan tới giao dịch có điều kiện, theo NCS, cần thay đổi cách gọi tên liên quan tới giao dịch, giao dịch có điều kiện; sửa đổi, bổ sung quy định liên quan tới khái niệm giao dịch có điều kiện; bổ sung quy định liên quan tới điều kiện trong giao dịch có điều kiện, cách xác định điều kiện phát sinh, điều kiện huỷ bỏ; sửa đổi, bổ sung quy định liên quan tới hậu quả pháp lý của các bên trong các trường hợp là: điều kiện bị tác động bởi hành vi cố ý của một


bên trong giao dịch có điều kiện; quyền rút lại điều kiện trong giao dịch có điều kiện; quyền chuyển giao điều kiện trong giao dịch có điều kiện; đảm bảo quyền lợi bên thực hiện điều kiện trong trường hợp một bên đưa ra điều kiện cố ý làm giảm sút nguồn lợi trong giai đoạn bên thực hiện điều kiện đang làm.

Liên quan tới hợp đồng có điều kiện, quy định liên quan tới hợp đồng có điều kiện: cần sửa đổi, bổ sung đảm bảo sự thống nhất giữa quy định liên quan tới giao dịch có điều kiện và hợp đồng có điều kiện; và bổ sung sự liên kết giữa các điều luật liên quan tới giao dịch có điều kiện và hợp đồng có điều kiện.

Liên quan tới di chúc có điều kiện là nội dung cần thiết bổ sung trong pháp luật dân sự Việt Nam, cụ thể là bổ sung khái niệm di chúc có điều kiện; điều kiện được xác lập trong di chúc có điều kiện; hiệu lực của di chúc có điều kiện; hậu quả pháp lý của việc thực hiện điều kiện trong di chúc có điều kiện trong các trường hợp bảo vệ quyền lợi của bên thụ hưởng di sản: cơ sở xác định điều kiện đã hoàn thành, người thụ hưởng di sản đã hoàn thành điều kiện được giao, người thụ hưởng di sản bị hạn chế quyền trong việc hưởng di sản thừa kế, do hoàn cảnh thay đổi, điều kiện được xác lập trong di chúc gây cản trở, khó khăn cho người được di tặng.

Liên quan tới hứa thưởng cần sửa đổi, bổ sung lại khái niệm hứa thưởng cho rò ràng và bao gồm cả hứa thưởng có điều kiện; bổ sung quy định liên quan trách nhiệm của các bên trong quan hệ hứa thưởng và trách nhiệm của bên hứa thưởng không trả thưởng cho bên được hứa thưởng khi công việc đã hoàn thành.


KẾT LUẬN


Giao dịch có điều kiện là một vấn đề cấp bách hiện nay, đặt ra những yêu cầu đối với pháp luật nhằm đảm bảo tính hợp pháp, phát sinh hiệu lực và được thi hành trên thực tế. Trải qua thời kỳ lịch sử phát triển pháp luật, quy định về giao dịch có điều kiện có nhiều sự khác biệt. BLDS năm 2015 có hiệu lực ghi nhận những điểm mới liên quan tới giao dịch nói chung và giao dịch có điều kiện nói riêng. Tuy nhiên, những thay đổi này chưa thực sự đảm bảo được tính tương thích với các quy định khác và hoạt động thực tiễn. Qua quá trình nghiên cứu đề tài luận án có thể rút ra các kết luận sau:

1. Pháp luật dân sự Việt Nam về cơ bản đã có những quy định về giao dịch dân sự có điều kiện. Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực trạng pháp luật về giao dịch dân sự có điều kiện ở Việt Nam hiện nay, cho thấy, khuôn khổ pháp lý về giao dịch có điều kiện còn sơ sài, chưa thống nhất giữa các điều khoản, có những quy định gây khó khăn trong quá trình giải quyết trên thực tế.

2. Luận án đã làm rò một số vấn đề lý luận về giao dịch dân sự có điều kiện thông qua việc nghiên cứu các quan điểm pháp lý của các nhà khoa học và phân tích các góc nhìn khác nhau, pháp luật qua các thời kỳ lịch sử, NCS chỉ ra giao dịch có điều kiện là thể tự do ý chí của chủ thể trong mối quan hệ dung hoà với lợi ích xã hội. Từ đó, NCS luận giải khái niệm và đặc điểm của giao dịch dân sự có điều kiện, đi sâu phân tích hiệu lực của giao dịch có điều kiện và cách thức xác lập điều kiện trong giao dịch có điều kiện nhằm phân biệt với thực hiện nghĩa vụ có điều kiện hoặc hợp đồng có điều kiện.

3. Bằng việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng thông qua các bản án được xét xử tại Toà án khi giải quyết tranh chấp về giao dịch có điều kiện, luận án

Xem tất cả 308 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí