Thực Trạng Pháp Luật Dân Sự Việt Nam Về Giao Dịch Dân Sự Có Điều Kiện


1995 thì BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 tiếp tục ghi nhận và quy định cụ thể về giao dịch có điều kiện. Hiện nay, giao dịch có điều kiện cũng tương đối phổ biến và được các chủ thể áp dụng để thỏa mãn quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều kiện trong giao dịch dân sự có thể là do một bên đưa ra hoặc do các bên cùng thỏa thuận. Nội dung về giao dịch có điều kiện được quy định trong BLDS năm 2015 về cơ bản giữa nguyên những nội dung được quy định trong BLDS năm 2005 chỉ có thay đổi về trách nhiệm của các bên trong trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy điều kiện được xác lập trong giao dịch có điều kiện.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Nội dung của Chương 1 tập trung làm rò một số vấn đề lý luận cơ bản về giao dịch có điều kiện.

Thứ nhất, thông qua việc chỉ ra sự khác biệt giữa giao dịch có điều kiện và thực hiện nghĩa vụ có điều kiện và phân biệt giao dịch có điều kiện với hợp đồng có điều kiện, NCS chỉ rò bản chất của giao dịch có điều kiện thông qua phân tích khái niệm, đặc điểm và phân loại. Cụ thể là:

Giao dịch dân sự có điều kiện được hiểu là giao dịch có sự kiện được xác định làm điều kiện theo ý chí của một bên hoặc theo thoả thuận của các bên theo đó khi sự kiện là điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì giao dịch dân sự đó phát sinh hoặc huỷ bỏ.

Các đặc điểm đặc trưng của giao dịch có điều kiện gồm: (i) Giao dịch có điều kiện luôn gắn với sự kiện nhất định; (ii) Giao dịch có điều kiện phụ thuộc vào sự kiện được xác định theo ý chí của một bên hoặc do các bên thoả thuận mang tính khách quan; (iii) Giao dịch có điều kiện sẽ phát sinh hoặc huỷ bỏ phụ thuộc vào điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ.

GDDS có điều kiện có thể phát sinh trên thực tế ở dưới các hình thức sau: (i) dựa vào hình thức thể hiện giao dịch thì GDDS có điều kiện được phân loại thành hợp đồng có điều kiện, hành vi pháp lý đơn phương có điều kiện; (ii) dựa vào sự kiện thì GDDS có điều kiện được phân loại thành giao dịch có điều kiện phát sinh, giao dịch có điều kiện huỷ bỏ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.

Thứ hai, NCS đã làm rò khái niệm sự kiện là điều kiện trong GDDS có điều kiện nhằm cho thấy sự khác biệt với việc sử dụng thuật ngữ “điều kiện” trong các vấn đề pháp lý khác như điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Đó là: điều kiện trong giao dịch có điều kiện được hiểu là sự kiện phát sinh hoặc huỷ


Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam - 13

bỏ, thể hiện ý chí thực sự của các bên, mang tính khách quan và không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Thứ ba, NCS chỉ ra cách xác định hiệu lực của giao dịch có điều kiện có sự khác biệt với xác định hiệu lực của giao dịch nói chung. Cụ thể, giao dịch có điều kiện có phát sinh hiệu lực hay không còn phụ thuộc vào điều kiện phát sinh, điều kiện huỷ bỏ và thời điểm xác định hiệu lực cũng khác nhau khi xác định trong trường hợp là điều kiện phát sinh hoặc điều kiện huỷ bỏ. Đồng thời có làm rò hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự có điều kiện bị huỷ bỏ.

Thứ tư, NCS trình bày hai học thuyết: học thuyết tự do ý chí và học thuyết về sự dung hoà giữa tự do ý chí và lợi ích xã hội. Các học thuyết này có ảnh hưởng tới việc xác định giao dịch có điều kiện trong các giai đoạn khác nhau của pháp luật dân sự Việt Nam. Đối với học thuyết tự do ý chí có ảnh hưởng tới GDDS có điều kiện thông qua thể hiện tính tự nguyện của các bên khi giao kết giao dịch có điều kiện; các bên được phép đưa ra các điều khoản, điều kiện theo mong muốn, nguyện vọng của mình, các bên được tự quyết giao kết, thực hiện và chấm dứt giao dịch có điều kiện đó. Đối với học thuyết sự dung hoà giữa tự do ý chí và lợi ích xã hội có ảnh hưởng tới GDDS có điều kiện: các bên không được lựa chọn và xác lập điều kiện là những sự kiện mang tính phi lý hoặc hoang tưởng; các bên không được phép xác lập điều kiện vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN

2.1. Các quy định chung về giao dịch dân sự có điều kiện


2.1.1. Nhận diện giao dịch dân sự có điều kiện


Thuật ngữ “giao dịch dân sự có điều kiện” ở các quốc gia có sự quy định khá khác nhau. BLDS Nhật Bản xác định GDDS có điều kiện là hành vi pháp lý với điều kiện. Tuy nhiên, BLDS Nhật Bản không đề cập tới hành vi pháp lý với điều kiện được hiểu như thế nào mà đưa ra cách hiểu cụ thể về hành vi pháp lý với điều kiện khẳng định và hành vi pháp lý với điều kiện phủ định. Hành vi pháp lý với điều kiện khẳng định sẽ có hiệu lực sau khi hoàn thành điều kiện. Hành vi pháp lý với điều kiện phủ định sau đó sẽ trở nên vô hiệu sau khi hoàn thành điều kiện74. Khi thực hiện giao dịch pháp lý, đôi khi các bên xác định là giao dịch đó chỉ phát sinh hiệu lực khi xảy ra một sự kiện nhất định hoặc chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một sự kiện nhất định. Các giao dịch pháp lý đó là giao dịch pháp lý có điều kiện và các sự kiện đó là điều kiện. Loại điều kiện thứ nhất là điều kiện phát sinh, còn loại thứ hai là điều kiện hủy bỏ75.

Theo BLDS và thương mại Thái Lan quy định hành vi pháp lý có điều kiện thông qua việc xác định một điều khoản quy định sự phụ thuộc vào hiệu lực của một hành vi pháp lý vào một sự kiện chưa rò trong tương lai, được coi là một điều kiện76. Do vậy, Thái Lan đưa ra điều khoản xác định điều kiện được xác lập trong hành vi pháp lý và điều khoản xác định hiệu lực của hành



74Điều 127 BLDS Nhật Bản năm 1896, sửa đổi bổ sung năm 2006: Effect of fulfillment of Conditions

75Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1995), Bình luận BLDS Nhật Bản, NXB chính trị

quốc gia, trang 118.

76Điều 182 BLDS và thương mại Thái Lan, 1925.


vi pháp lý phụ thuộc vào một điều kiện; phân loại hành vi pháp lý có điều kiện xảy ra trước, hành vi pháp lý có điều kiện xảy ra sau và hiệu lực của hồi tố77.

BLDS Đức (sửa đổi năm 2013) không quy định cụ thể giao dịch pháp lý có điều kiện mà quy định những điều kiện làm phát sinh quyền và điều kiện làm chấm dứt quyền. Như trong BLDS Đức quy định tại Điều 158: “Nếu một giao dịch pháp lý được thiết lập tuỳ thuộc vào một điều kiện làm phát sinh quyền, khi điều kiện đó được thoả mãn, giao dịch pháp lý đó sẽ phát sinh hiệu lực. Nếu một giao dịch pháp lý được thiết lập tuỳ thuộc vào điều kiện làm chấm dứt quyền, khi điều kiện đó được đáp ứng thì hiệu lực của giao dịch pháp lý đó sẽ chấm dứt, vào thời điểm này tình trạng pháp lý trước đây sẽ được hồi tố” 78.

Điểm tương đồng trong các hệ thống pháp luật của Nhật Bản, Thái Lan và Đức xác định tên gọi của GDDS có điều kiện là “hành vi pháp lý với điều kiện” hoặc “giao dịch pháp lý tuỳ thuộc vào điều kiện”. Ngoài ra, trong các hệ thống pháp luật này đều đã cụ thể hoá và làm rò bản chất của một hành vi pháp lý với điều kiện hoặc giao dịch pháp lý tuỳ thuộc vào điều kiện.

Thứ nhất, quy định của các quốc gia nhận định rất rò hiệu lực của giao dịch phụ thuộc vào điều kiện. Nghĩa rằng điều kiện là sự kiện có ảnh hưởng tới hiệu lực của giao dịch có điều kiện.

Thứ hai, chỉ rò hai loại điều kiện: phát sinh và huỷ bỏ hoặc chấm dứt. Các điều kiện được các bên xác lập trong “hành vi pháp lý với điều kiện” hoặc “giao dịch pháp lý tuỳ thuộc vào điều kiện”. Thông qua cách xây dựng


77Điều 183 BLDS và thương mại Thái Lan 1925.

78Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), BLDS Đức - Chế định nghĩa vụ, NXB Lao động.


của các quốc gia, giao dịch có điều kiện được xác định theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm các giao dịch dân sự nói chung mà bao gồm các giao dịch khác.

Tại Việt Nam, trong BLDS năm 2015, Điều 120 quy định về GDDS có điều kiện. Khoản 1 Điều 120 quy định: “Trường hợp các bên có thoả thuận về điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự thì điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc huỷ bỏ”. Nội dung của điều luật cũng cho thấy sự tương đồng với hệ thống pháp luật của các quốc gia trên.

Thứ nhất, hệ thống pháp luật các quốc gia Nhật Bản, Pháp, Đức và Thái Lan xác định điều kiện xác lập giữa các bên không cần thiết phải dựa trên sự thoả thuận. Quy định này khá hợp lý. Bởi không dựa trên sự thoả thuận nên hệ thống pháp luật của các quốc gia trên sẽ bao quát được các loại GDDS có điều kiện gồm hợp đồng có điều kiện và hành vi pháp lý đơn phương có điều kiện. Mặt khác, quy định này thấy rò GDDS có điều kiện và hợp đồng có điều kiện là khác biệt. Còn hiện nay, pháp luật dân sự Việt Nam quy định nội dung điều luật là dành cho hợp đồng có điều kiện nhưng tên gọi của điều luật là GDDS có điều kiện. Điều này cho thấy sự không phù hợp của Điều 120 BLDS năm 2015. Cụ thể, điều này sẽ trở nên bất hợp lý đối với hành vi pháp lý đơn phương có điều kiện, đặc biệt đối với di chúc có điều kiện hoặc hứa thưởng có điều kiện,.... Nghĩa là có quy định về GDDS có điều kiện nhưng nội dung quy định chưa đầy đủ và thiếu giao dịch đơn phương có điều kiện. Đối chiếu quy định về GDDS có điều kiện thì Điều 120 BLDS năm 2015 có thể dẫn tới cách hiểu: (i) GDDS có điều kiện không áp dụng cho hành vi pháp lý đơn phương có điều kiện; hoặc (ii) Trong hành vi pháp lý đơn phương có điều kiện thì các bên phải có sự thoả thuận về điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ. Hiểu theo một trong hai cách trên đều sẽ bất hợp lý. Bởi đối với di chúc có điều kiện thì cách hiểu được đề cập ở trên sẽ không thể hiện được ý chí của người lập di chúc. Do đó, quy định liên quan tới GDDS có điều kiện


trong BLDS hiện nay cần thiết chỉnh sửa, bổ sung lại sao cho phù hợp với tính chất chung của GDDS có điều kiện, đảm bảo có thể áp dụng được cho các giao dịch khác trên thực tiễn.

Thứ hai, điều luật cũng xác định rò các bên được quyền xác lập sự kiện là điều kiện có ảnh hưởng tới hiệu lực của GDDS có điều kiện. Tuy nhiên, xem xét “điều kiện đó xảy ra” được hiểu như thế nào thì điều luật chưa chỉ rò. Trường hợp điều kiện không xảy ra thì có ảnh hưởng gì tới hiệu lực của GDDS có điều kiện hay không? Hoặc điều kiện đó xảy ra một phần thì có coi giao dịch dân sự đó phát sinh hay bị huỷ bỏ? Hoặc điều kiện đó xảy ra nhưng không theo như mục đích của các bên thì giao dịch dân sự đó sẽ phát sinh hay bị huỷ bỏ? Thực tế, quy định này của pháp luật dân sự Việt Nam khá trừu tượng, khó xác định là xảy ra nghĩa là như thế nào. Bởi sự ảnh hưởng của điều kiện xảy ra có ảnh hưởng tới hiệu lực của GDDS có điều kiện như thế nào?

Thứ ba, Quy định của pháp luật Việt Nam xác định có hai loại điều kiện là sự kiện phát sinh hoặc sự kiện huỷ bỏ. Tuy nhiên, nội dung của hai điều kiện là sự kiện này chưa được luật định hoá một cách rò ràng. Mặt khác, theo NCS, khi sự kiện huỷ bỏ xảy ra thì GDDS có điều kiện bị huỷ bỏ. Do vậy, hậu quả pháp lý của giao dịch này tuân thủ quy định về huỷ bỏ giao dịch. Nhưng với quy định hiện nay về huỷ bỏ thì quy định của pháp luật Việt Nam hiện áp dụng với hợp đồng mà không áp dụng với hành vi pháp lý đơn phương. Điều 423 BLDS năm 2015 xác định các trường hợp hợp đồng được phép huỷ bỏ do chậm thực hiện nghĩa vụ; do không có khả năng làm, do tài sản bị hư hại, bị hỏng, bị mất. Liên quan tới hậu quả pháp lý của huỷ bỏ hợp đồng được cụ thể tại Điều 427 BLDS năm 2015 xác định hậu quả của việc huỷ bỏ hợp đồng thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thoả thuận. Do vậy, thực tế, bản chất


quy định tại Điều 120 BLDS năm 2015 chỉ đang hướng tới hợp đồng có điều kiện, do vậy, áp dụng hậu quả của việc huỷ bỏ hợp đồng theo Điều 427 BLDS năm 2015 thì hợp lý. Nhưng GDDS có điều kiện còn bao gồm hành vi pháp lý đơn phương có điều kiện. Vì vậy, việc áp dụng huỷ bỏ giao dịch là hành vi pháp lý đơn phương có điều kiện là không hợp lý theo Điều 427 BLDS năm 2015. Do vậy, vấn đề này cần xem xét và điều chỉnh để phù hợp hơn.

Mặt khác, việc phân biệt rò quy định về giao dịch dân sự có điều kiện và thực hiện nghĩa vụ có điều kiện cũng cần xem xét. Trong BLDS Pháp (sửa đổi năm 2016) không xác định GDDS có điều kiện mà xác định nghĩa vụ có điều kiện và các loại điều kiện được xác lập trong giao dịch. Đó là, nghĩa vụ được coi là có điều kiện khi phụ thuộc vào một sự kiện trong tương lai, không chắc chắn có xảy ra hay không và bị hoãn thực hiện cho đến khi sự kiện xảy ra hoặc bị huỷ bỏ khi sự kiện xảy ra79. Với cách xây dựng của BLDS Pháp mang tính bao quát và rộng mở. Quy định về nghĩa vụ có điều kiện bao hàm việc thực hiện nghĩa vụ có điều kiện và giao dịch có điều kiện. Nghĩa rằng quy định của BLDS Pháp không quy định một cách cụ thể về thực hiện nghĩa vụ có điều kiện và giao dịch có điều kiện.

Ngược lại, hệ thống các quy định của BLDS Việt Nam về điều kiện có sự tách biệt giao dịch dân sự có điều kiện và thực hiện nghĩa vụ có điều kiện. Đó là, Điều 284 quy định: “Trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về điều kiện thực hiện nghĩa vụ thì khi điều kiện phát sinh, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện” và Điều 120 quy định: “Trường hợp các bên có thoả thuận về điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự thì điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc huỷ bỏ”. Các điều luật trên đều đề cao sự thoả thuận điều kiện của các bên mà không đề cập tới hành vi


79 Điều 1168 BLDS Pháp (sửa đổi, bổ sung năm 2016).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022