Một Số Điểm Hạn Chế Hiệu Quả Của Việc Áp Dụng Pháp Luật Giải Quyết Tranh Chấp Tài Sản Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Toà Án

Khoản 2 điều 28 Luật HN&GĐ quy định mục đích sử dụng tài sản chung của vợ chồng nhằm đáp ứng nhu cầu của gia đình nhưng chưa có một văn bản nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, giải thích, hướng dẫn về vấn đề này. Nhu cầu của gia đình được hiểu là những nhu cầu gì, hay tất cả những giao dịch phát sinh trong thời kỳ hôn nhân liên quan đến tài sản chung của vợ chồng thì vợ chồng đều phải gánh chịu.

Theo ý kiến chúng tôi, nhu cầu của gia đình là những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày và lâu dài của gia đình, đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần, nghĩa vụ chăm sóc, giáo dưỡng các con… để đảm bảo cho gia đình được tồn tại và phát triển. Đồng thời, các nghĩa vụ tài sản nhằm phục vụ cho các nhu cầu của gia đình thì vợ chồng cùng có trách nhiệm.

Trong cuộc sống, để đáp ứng nhu cầu của gia đình đòi hỏi vợ chồng phải có giao dịch với nhiều người khác và phải chịu những phí tổn vật chất nhằm đáp ứng quyền lợi của vợ chồng. Khi tài sản chung không đủ chi trả, vợ chồng phải vay mượn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu của gia đình. Các khoản nợ này, vợ chồng phải có trách nhiệm liên đới trả cho chủ nợ. Tuy nhiên, những khoản nợ không phục vụ cho nhu cầu của gia đình mà phục vụ nhu cầu riêng của vợ, chồng thì vợ, chồng phải có nghĩa vụ thanh toán bằng tài sản riêng mà không buộc người kia phải liên đới chịu trách nhiệm.

Việc phân biệt nợ chung hay nợ riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân gặp rất nhiều khó khăn bởi cuộc sống chung của vợ chồng rất phức tạp, phát sinh nhiều giao dịch phục vụ cho nhiều mục đích của các thành viên trong gia đình. Khi tranh chấp xảy ra, tình cảm vợ chồng không còn thì các tài sản và khoản nợ bị đem ra so đo, tranh chấp và giải quyết các tranh chấp này gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần thiết có văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm quy định cụ thể, rõ ràng về nhu cầu của gia đình để việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp được thực hiện tốt hơn.

Ngoài ra, Điều 25 Luật HN&GĐ quy định vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Quy định này chưa đảm bảo về quyền lợi của người thứ ba. Trên thực tế phát sinh nhiều giao dịch do một bên vợ hoặc chồng thực hiện, không phải thực hiện nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình nhưng lợi ích thu được cũng phục vụ cho nhu cầu chung của gia đình như: tiền thu được từ chơi hụi (họ) được dùng để mua nhà, đất cho gia đình. Trong khi đó, pháp luật không ghi nhận đây là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng nên cần xác định là nghĩa vụ riêng của một bên vợ, chồng. Nghĩa vụ riêng được thực hiện bằng tài sản riêng của vợ, chồng; chỉ được thực hiện bằng tài sản chung nếu có sự thỏa thuận của vợ chồng. Vấn đề đặt ra là bên vợ (chồng) có nghĩa vụ với người thứ ba không có tài sản riêng để thanh toán mà người chồng (vợ) của họ không đồng ý dùng tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba thì người thứ ba không thể lấy lại tài sản của mình. Như vậy, quyền lợi của người thứ ba tham gia giao dịch với vợ chồng không được đảm bảo. Đây cũng là một trong những hạn chế của pháp luật khi giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng.

- Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng dựa vào thời kỳ hôn nhân

Theo quy định tại điều 27 Luật HN&GĐ thì tài sản chung của vợ chồng được xác lập dựa vào nguồn gốc tài sản và thời kỳ hôn nhân. Ngày chấm dứt hôn nhân trước pháp luật được tính từ ngày vợ, chồng chết hoặc theo phán quyết của Tòa án tuyên bố vợ, chồng chết có hiệu lực pháp luật; đối với trường hợp vợ chồng ly hôn, quan hệ vợ chồng được chấm dứt kể từ khi phán quyết của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, khi vợ chồng ly hôn mà bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật được xem là thời kỳ hôn nhân. Những tài sản phát sinh từ thời điểm vợ, chồng nộp đơn xin ly hôn đến trước khi án có hiệu lực pháp

luật vẫn được xem là tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân và căn cứ để xác định tài sản chung của vợ chồng. Có nhiều trường hợp khi tình cảm vợ chồng không còn, trước khi ly hôn, vợ, chồng thường có hành vi phá tán, giấu diếm tài sản, tiền bạc là tài sản chung của vợ chồng. Vấn đề cần bàn là làm thế nào để xác định thời điểm cuối cùng để tính căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng và có biện pháp bảo vệ khối tài sản chung đó.

Mặc dù các bên có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ khối tài sản chung nhưng không phải tài sản nào và bất cứ trường hợp nào cũng được Tòa án chấp nhận. Vì vậy, pháp luật cần có quy định cụ thể để dự liệu các trường hợp này nhằm bảo vệ khối tài sản chung của vợ chồng trước khi Tòa án giải quyết ly hôn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Đối với trường hợp vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố chết mà trở về, quan hệ hôn nhân được phục hồi nếu người chồng, vợ kia chưa kết hôn với người khác thì thời kỳ hôn nhân được tính như thế nào, căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng được áp dụng ra sao? Vấn đề này cũng chưa được dự liệu trong luật. Trường hợp này, thời kỳ hôn nhân bị gián đoạn một thời gian (từ khi quyết định tuyên bố người chồng, vợ chết có hiệu lực đến khi họ trở về), tài sản của người chồng, vợ bị tuyên bố chết được giao cho một người quản lý hoặc phân chia thừa kế. Vì vậy, những tài sản mà người vợ, chồng được quản lý, chia từ khối tài sản chung, tài sản tạo ra và những giao dịch dân sự liên quan đến tài sản trong thời kỳ này là tài sản và nghĩa vụ tài sản riêng của người vợ, chồng đó sẽ phù hợp với điều kiện thực tế.

Do đó, Luật HN&GĐ nên chỉnh sửa theo hướng: khi phán quyết của Tòa án tuyên bố vợ, chồng chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân của họ cũng chấm dứt. Nếu sau này họ trở về thì quan hệ hôn nhân không đương nhiên được phục hồi dù người chồng, vợ của họ chưa tái hôn với người khác. Nếu họ muốn tái hợp với nhau thì phải đăng ký kết hôn lại theo quy

Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân qua thực tiễn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - 14

định của pháp luật, như vậy quan hệ hôn nhân mới sẽ được xác lập và chế độ tài sản của vợ chồng cũng được phát sinh mới theo luật định. Quy định như vậy mới tạo được sự thống nhất về cơ sở pháp lý khi áp dụng pháp luật hôn nhân gia đình vào đời sống xã hội.

3.3. MỘT SỐ ĐIỂM HẠN CHẾ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TOÀ ÁN

Trong những năm gần đây, số lượng các vụ việc dân sự và hôn nhân gia đình nói chung trong cả nước mà các Tòa án nói chung đã thụ lý, giải quyết là rất lớn và tăng hơn năm trước; tính chất công việc phức tạp. Đối với các tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn, khi giải quyết Tòa án cần áp dụng pháp luật một cách linh hoạt, thống nhất để ra một phán quyết chính xác. Tuy nhiên, hiệu quả của việc áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn đôi lúc còn một số hạn chế từ nhiều nguyên nhân. Có thể phân tích một vài nguyên nhân cụ thể:

- Nguyên nhân từ phía cơ quan xét xử

So với số lượng và tính chất công việc ngày càng tăng thì số lượng cán bộ, Thẩm phán tại nhiều đơn vị trong ngành còn thiếu, một bộ phận còn yếu về trình độ năng lực nên không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Hầu hết các vụ án bị cấp phúc thẩm, cấp giám đốc thẩm hủy án là do thu thập chứng cứ chưa đầy đủ mà nguyên nhân chính là do các Thẩm phán chủ quan, phiến diện, thiếu trách nhiệm trong quá trình nghiên cứu, thu thập, đánh giá chứng cứ. Khi giải quyết vụ án thì giai đoạn xét hỏi và tranh tụng tại phiên tòa để làm sáng tỏ vụ án chưa được đề cao dẫn đến có những sai lầm trong đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật nội dung cũng như có những vụ án vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tố tụng. Vì vậy, trong một số trường hợp, Thẩm phán đã xác định không đúng tình

huống tranh chấp làm cho việc vận dụng pháp luật để giải quyết vụ án không đúng. Ví dụ: người liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án nhưng Thẩm phán lại xác định là người liên quan theo yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn hoặc ngược lại nên áp dụng pháp luật để tính án phí buộc họ phải chịu không đúng. Đơn cử như vụ án hôn nhân giữa ông Nguyễn Văn Cả (Kevin Nguyễn) và bà Nguyễn Thị Toàn Minh (đã nêu ở phần trước), Tòa án xác định ông Nguyễn Thanh Quốc là người có quyền lợi liên quan trong vụ án và buộc ông Quốc phải chịu án phí cho yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Tuy nhiên, ông Quốc chỉ tham gia vụ án đứng về phía bị đơn bà Nguyễn Thị Toàn Minh chứ không có yêu cầu độc lập nên Tòa án áp dụng pháp luật để buộc ông Quốc chịu án phí là không đúng.

+ Trong một số trường hợp, Tòa án phải xác định vụ án được giải quyết cho ly hôn, không công nhận vợ chồng hay hủy hôn nhân trái pháp luật. Từ đó, áp dụng các quy định của pháp luật hôn nhân gia đình để giải quyết phần tài sản tương ứng. Nếu vụ án được giải quyết cho ly hôn thì phần tài sản được giải quyết theo các nguyên tắc quy định tại điều 95 Luật HN&GĐ, nếu không công nhận họ là vợ chồng hoặc hủy hôn nhân trái pháp luật thì áp dụng khoản 3 điều 17 Luật HN&GĐ để giải quyết phần tài sản. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án ly hôn tại địa phương cũng như trên toàn quốc vẫn còn nhiều trường hợp Thẩm phán xác định không đúng tình huống tranh chấp nên xác định sai mối quan hệ của các đương sự trong trường hợp này dẫn đến việc giải quyết tài sản chung không đúng.

+ Đối với những vụ án hôn nhân có yếu tố nước ngoài, pháp luật quy định thẩm quyền giải quyết do Tòa án cấp tỉnh, song Thẩm phán lại cho rằng đương sự có nhiều quốc tịch (có quốc tịch Việt Nam) nên xác định thẩm quyền của Tòa án cấp huyện để thụ lý giải quyết không đúng quy định của pháp luật. Ví dụ: vụ án hôn nhân giữa ông Nguyễn Văn Cả và bà Nguyễn Thị Toàn Minh.

+ Việc xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ liên quan đến tài sản tranh chấp trong vụ án ly hôn có ý nghĩa trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng và các khoản nợ trong thời kỳ hôn nhân. Thực tế vẫn còn trường hợp Thẩm phán giải quyết vụ án có biểu hiện chủ quan, cẩu thả hoặc không khách quan khi giải quyết vụ án. Trong quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ, Tòa án đã không xác minh kỹ nguồn gốc tài sản tranh chấp, công sức tạo lập, duy trì và bảo quản khối tài sản tranh chấp của các bên đương sự. Vì vậy, khi xác định tài sản tranh chấp là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng không chính xác dẫn đến có sự phân chia không phù hợp, không đảm bảo được quyền lợi chính đáng của đương sự tham gia trong vụ án.

Ví dụ: vụ án ly hôn giữa bà Nguyễn Thị Thùy Dương và ông Đinh Trọng Nhơn do TAND thành phố TK, tỉnh QN giải quyết sơ thẩm, TAND tỉnh QN xử phúc thẩm.

- Nguyên nhân từ các quy định của pháp luật

Một số văn bản quy phạm pháp luật chưa rõ ràng, nhưng các cơ quan có thẩm quyền chưa hướng dẫn kịp thời, làm cho việc giải quyết nhiều vụ án có khó khăn và trong một số trường hợp có sai sót. Ví dụ như sự mâu thuẫn giữa Luật đất đai và Luật Nhà ở về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với nhà và đất ở. Theo BLDS, đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu (như nhà đất) thì thời điểm chuyển quyền sở hữu được tính kể từ khi bên mua hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Cùng quan điểm trên, Luật đất đai năm 2003 và nghị định hướng dẫn cũng cho rằng thời điểm chuyển quyền sử dụng đất là từ khi người nhận chuyển nhượng hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất. Như vậy, sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng tại cơ quan công chứng chứng thực, người mua còn phải hoàn tất thủ tục đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thì mới chính thức được xem là chủ sở hữu của tài sản.

Trong khi đó, Luật nhà ở năm 2005 quy định: thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà kể từ khi hợp đồng mua bán được công chứng chứng thực, nghĩa là sớm hơn nhiều so với quy định của Bộ luật dân sự. Vì vậy, khi áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp tài sản trong vụ án ly hôn có liên quan đến trường hợp này không được thống nhất, cùng một nội dung nhưng có nơi lại xử thế này, có nơi lại xử khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của người dân.

Ngoài ra, vẫn còn có một số Thẩm phán có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao nên trong quá trình giải quyết tranh chấp đã hiểu không đúng các quy định của pháp luật, vì vậy, khi vận dụng vào thực tế không phù hợp.

Như vậy, giữa vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng vẫn còn một khoảng cách làm cho không có sự tương thích giữa các quy định của pháp luật và bản án trên thực tế. Để các phán quyết của Tòa án có sự liên hệ chặt chẽ với quy định của pháp luật, cần sửa đổi các quy định của pháp luật phù hợp với thực tế cuộc sống, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các đương sự.

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC TRANH CHẤP TÀI SẢN GIỮA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

Nghiên cứu vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng tại Tòa án nhân dân qua thực tiễn xét xử tại huyện Điện Bàn, có thể nhận thấy rằng hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, khi vận dụng vào thực tế sẽ có nhiều cách hiểu không thống nhất làm cho việc thực thi pháp luật không đạt hiệu quả cao. Vì vậy, để nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các tranh chấp tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm, cần có nhiều giải pháp đồng bộ, chúng tôi xin kiến nghị một số giải pháp chủ yếu như sau:

* Hoàn thiện các quy định của pháp luật

Một trong những yếu tố làm hạn chế hiệu quả việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn là do các quy định của pháp luật còn chung chung, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể dẫn đến có nhiều cách hiểu không thống nhất và việc áp dụng pháp luật vào thực tế gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để nâng cao chất lượng xét xử, trước hết cơ quan lập pháp cần hoàn thiện các quy định pháp luật, làm cơ sở để việc áp dụng pháp luật vào thực tế được thống nhất.

- Về Luật HN&GĐ

+ Đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ, chồng: cần quy định bổ sung những hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản chung của vợ chồng vào căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng tại Điều 27 Luật HN&GĐ.

+ Đối với tài sản là đồ dùng tư trang có giá trị lớn, cần căn cứ vào nguồn gốc phát sinh từ tài sản chung hay tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân để xác định. Theo chúng tôi, những đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng khi có nguồn gốc phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cá nhân vợ, chồng. Đối với những đồ dùng, tư trang có giá trị lớn so với khối tài sản chung và xuất phát từ tài sản chung là tài sản chung của vợ chồng.

+ Đối với quy định về nghĩa vụ tài sản của vợ chồng: cần thiết có văn bản hướng dẫn quy định rõ những nhu cầu nào là nhu cầu thiết yếu của gia đình để làm cơ sở xác định trách nhiệm của vợ chồng đối với giao dịch dân sự với người thứ ba. Theo chúng tôi, cần quy định những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày là những nhu cầu có tính chất thường xuyên như ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe các thành viên gia đình … và những nhu cầu có tính chất cấp thời như chữa bệnh cho các thành viên gia đình, sửa chữa nhà do bão,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/11/2023