Xác Định Nghĩa Vụ Chung, Nghĩa Vụ Riêng Của Vợ, Chồng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân

gia với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Như vậy, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hiểu một cách chung nhất là người tham gia tố tụng vào vụ án đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác với nguyên đơn và bị đơn, họ không phải là người khởi kiện cũng không phải là người bị kiện. Việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có thể do họ chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của Tòa án. Do đó để có thể xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự mà Tòa án đang giải quyết, họ phải được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng do thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của chính họ.

Trong vụ án ly hôn, Tòa án giải quyết ba mối quan hệ vợ chồng, con cái và tài sản. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án chỉ có thể liên quan đến tài sản tranh chấp giữa vợ chồng, là những người mà vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với họ hoặc họ có nghĩa vụ về tài sản đối với vợ chồng. Họ có thể là người vợ chồng cho vay mượn tài sản, người cùng vợ chồng góp vốn để kinh doanh, người cho vợ chồng vay mượn tài sản hoặc cha mẹ cho vợ chồng mượn tạm đất để làm nhà ở … Khi vợ chồng yêu cầu giải quyết phần tài sản và các khoản nợ chung, Tòa án phải đưa những người có này vào tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tài sản tranh chấp nhằm giải quyết phần tài sản được chính xác.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có hai loại: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hay còn gọi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn.

Thông thường, căn cứ vào lời khai của vợ chồng, Tòa án xác định được

những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tài sản đang tranh chấp hoặc người có quyền lợi liên quan biết vợ chồng ly hôn nên đến Tòa án yêu cầu giải quyết phần tài sản có liên quan đến quyền lợi của mình. Tuy nhiên, nếu vợ chồng cố tình che giấu các nghĩa vụ của vợ chồng nhằm tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ mà người có quyền lợi không biết nên không yêu cầu thì Tòa án không thể xác định đúng và đầy đủ những người có quyền lợi liên quan đến tài sản tranh chấp.

Một trong những trường hợp Tòa án không xác định đúng và đầy đủ người có quyền lợi liên quan trong vụ án khi vợ chồng tham gia giao dịch với người khác nhưng không xác định rõ giao dịch với vợ chồng người thứ ba hay một bên thứ ba. Ví dụ vụ án ly hôn giữa bà Tăng Thị Nguyệt và ông Phan Phước Thuận Thảo, vợ chồng khai có vay của ông Nguyễn Văn Long số tiền 2 triệu đồng, các bên xác định đây là khoản nợ của vợ chồng đối với ông Long nên Tòa án xác định ông Long là người tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi liên quan. Tuy nhiên, vợ ông Long là bà Hồng cho rằng ông Long cho vợ chồng bà Nguyệt vay tiền bằng tài sản của vợ chồng bà nên bà cũng có quyền lợi liên quan đến tài sản đang tranh chấp. Trường hợp này Tòa án phải xem xét đầy đủ các chứng cứ để quyết định có xác định bà Hồng là người có quyền lợi liên quan hay không. Rất nhiều trường hợp Tòa án đã bỏ qua chi tiết này nên việc xác định người có quyền lợi liên quan trong vụ án chưa được chính xác.

Khi xác định được người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án, Tòa án sẽ triệu tập họ đến làm việc song không phải lúc nào họ chấp hành. Có những trường hợp người có quyền lợi liên quan ở địa phương khác mà vợ chồng không biết địa chỉ chính xác để Tòa án ủy thác cho Tòa án nơi đó làm việc thì Tòa án phải tách vụ án ra để giải quyết sau. Đối với vụ án có nhiều người liên quan mà họ đang ở nhiều địa điểm khác nhau, Tòa án phải lấy lời

khai từng người và hòa giải giữa vợ chồng với họ. Nếu những người liên quan không có mặt cùng thời điểm, Tòa án phải hòa giải nhiều lần nên gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian và có khi phải tách vụ án ra để giải quyết sau đối với một số người liên quan. Đây là một trong những khó khăn của Tòa án khi giải quyết vụ án mà đương sự không hợp tác làm việc dẫn đến việc giải quyết về tài sản trong vụ án hôn nhân không được triệt để.

Đối với các khoản nợ chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, khi ly hôn vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết mà các khoản nợ này chưa đến hạn trả, chủ nợ không yêu cầu vợ chồng trả nợ tại thời điểm ly hôn hoặc ngược lại, chủ nợ yêu cầu Tòa án giải quyết song vợ chồng không đồng ý trả vì chưa đến hạn trả nợ. Theo quy định của pháp luật thì chủ nợ chỉ có quyền yêu cầu giải quyết trong thời hạn 2 năm kể từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (điều 427 BLDS). Trong trường hợp trên, chủ nợ chỉ có quyền yêu cầu khi đến hạn mà vợ chồng chưa trả nợ vay. Rắc rối hơn là khi vay, vợ chồng có cầm cố, thế chấp tài sản, chủ nợ yêu cầu giải quyết nhưng vợ chồng không đồng ý vì chưa thể trả được nợ lúc đó và chưa đến hạn trả nợ hoặc vợ chồng yêu cầu phân chia trách nhiệm trả nợ nhưng người liên quan không yêu cầu và không hợp tác làm việc. Vậy trong trường hợp này, Tòa án có được giải quyết phần nợ trong vụ án không, có phải chờ các khoản nợ đến hạn mới được giải quyết và phần tài sản mà vợ chồng đã thế chấp phải giải quyết như thế nào. Pháp luật cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Thực tế giải quyết các vụ án tại địa phương, Tòa án vẫn đưa các chủ nợ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi liên quan trong vụ án và buộc vợ chồng có trách nhiệm trả nợ cho họ khi đến hạn. Đối với tài sản thế chấp sẽ giải quyết khi có yêu cầu. Có như vậy mới giải quyết triệt để những yêu cầu của đương sự trong vụ án, đảm bảo quyền lợi của những người liên quan, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến không thống nhất khi giải quyết vụ án trong trường hợp này.

3.1.5. Xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân qua thực tiễn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - 12

Như đã phân tích ở phần trước, khi giải quyết quan hệ tài sản trong vụ án ly hôn, bên cạnh việc xác định khối tài sản tranh chấp, Tòa án cũng cần xác định các nghĩa vụ tài sản mà vợ chồng phải thực hiện đối với người khác để giải quyết đúng và đầy đủ các yêu cầu của đương sự cho phù hợp với thực tế. Xác định nghĩa vụ tài sản nào là nghĩa vụ chung của vợ chồng, nghĩa vụ nào là nghĩa vụ riêng của một bên trên thực tế nhiều lúc cũng chưa chính xác.

Thông thường, khi vợ chồng hòa thuận thì quan hệ tài sản chỉ là quan hệ thứ yếu và mang tính bổ trợ, quan hệ nhân thân mới là quan hệ chủ đạo trong đời sống gia đình. Nhưng khi hạnh phúc không còn, hôn nhân tan vỡ, tình cảm tốt đẹp giữa vợ và chồng, giữa vợ, chồng với gia đình chồng (vợ) lập tức bị lấn át bởi những giá trị tài sản mà ngày thường nó chẳng đáng bao nhiêu. Vì vậy, giải quyết tranh chấp về tài sản và các nghĩa vụ tài sản gặp nhiều khó khăn khi các bên đưa ra quan điểm trái ngược nhau.

Trong cuộc sống hàng ngày, để gia đình tồn tại và phát triển, vợ chồng cùng nhau tạo lập tài sản nhằm phục vụ các nhu cầu sinh hoạt như ăn, ở, chi tiêu… của gia đình. Đối với những khoản chi tiêu lớn như mua đất, xây nhà hay mua xe là những khoản chi dễ thấy, còn các khoản chi phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thường ngày của gia đình như đi chợ, mua rau, mua cá … thì vợ chồng ít để ý nhưng phải chi phí nhiều và khó hạch toán cụ thể. Lúc cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, vợ chồng phải vay mượn bên ngoài để đủ chi phí cho sinh hoạt thường ngày của gia đình. Khi mâu thuẫn xảy ra dẫn đến ly hôn, việc đưa ra chứng cứ để chứng minh khoản nợ này là nợ chung của vợ chồng không hề đơn giản. Mặc dù pháp luật quy định vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, song để chứng minh cho trường hợp này gặp nhiều

khó khăn. Vì vậy, đôi lúc mặc dầu biết rõ yêu cầu của đương sự là có thật nhưng Tòa án cũng không dễ chấp nhận yêu cầu của họ.

Ví dụ vụ án “xin ly hôn” giữa bà Lê Thị Ngọc và ông Võ Như Sang. Khi ly hôn vợ chồng có tranh chấp một số tài sản và yêu cầu giải quyết cùng các khoản nợ, trong đó bà Ngọc cho rằng trong thời gian ông Sang bị tai nạn, bà phải chăm sóc ông nên không buôn bán được. Vì vậy, bà có mượn của bà Lê Thị Thanh và bà Phạm Thị Nghĩa mỗi người 10 triệu đồng. Trong lần hòa giải tại Tòa án có sự tham gia của bà Thanh và bà Nghĩa, ông Sang chấp nhận khoản nợ này là nợ chung của vợ chồng. Tuy nhiên, sau đó ông Sang không chấp nhận đây là nợ chung của vợ chồng vì thời gian này bà có quan hệ bất chính với người khác nên vay mượn làm gì ông không biết. Ông cho rằng trước đó ông chấp nhận các khoản nợ này là do ông muốn níu kéo tình cảm của bà Ngọc.

Tại bản án số 149/2012/HNST ngày 29/8/2012, TAND huyện Điện Bàn đã xác định khoản nợ của bà Thanh và bà Nghĩa là nợ chung của vợ chồng và phân chia trách nhiệm trả nợ của vợ chồng ông Sang bà Ngọc vì mặc dù tại phiên tòa ông Sang không thừa nhận các khoản nợ trên, song tại phiên hòa giải trước đó ông thừa nhận nên ông phải chịu trách nhiệm liên đới về các khoản nợ này cùng với bà Ngọc.

Nếu trong vụ án trên, ông Sang không chấp nhận khoản nợ trong suốt quá trình giải quyết vụ án thì bà Ngọc phải có trách nhiệm chứng minh khoản nợ này là do ai thực hiện, số tiền bao nhiêu, vào thời gian nào và nhằm mục đích gì. Khi chứng minh được việc vay mượn nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của gia đình thì Tòa án mới có cơ sở xác định đây là nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng và phân chia trách nhiệm trả nợ cho phù hợp.

Trên thực tế còn có trường hợp một bên vợ chồng tham gia giao dịch dưới hình thức hụi, họ với nhiều người khác. Khi vỡ hụi dẫn đến mất khả

năng thanh toán, Tòa án phải xem xét nhiều yếu tố để xác định nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp này. Để xác định nghĩa vụ tài sản là chung hay riêng của vợ, chồng, Tòa án cần xem xét xụ thể nguyên nhân dẫn đến vỡ hụi, mục đích của bên tham gia giao dịch sử dụng số tiền thu được từ hụi, họ để làm gì. Đồng thời, cần thu thập chứng cứ từ những người tham gia hụi, họ với một bên vợ chồng để làm cơ sở giải quyết.

Theo chúng tôi, cũng như các nghĩa vụ tài sản khác, nếu số tiền thu được từ việc tham gia hụi chi dùng cho mục đích của gia đình thì cần xác định đây là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng. Trường hợp bên tham gia hụi dùng tiền thu được không chi cho gia đình nhưng bên kia biết và chấp nhận thì vẫn được xem là nghĩa vụ chung của vợ chồng. Ngược lại, số tiền thu được khi tham gia hụi không phục vụ cho mục đích gia đình và bên kia không chấp nhận thì cần xác định đó là nghĩa vụ riêng của bên tham gia giao dịch.

Mặc dù ở địa phương vẫn có nhiều trường hợp nhiều người cùng tham gia chơi biêu (hụi) nhưng TAND huyện Điện Bàn chưa giải quyết trường hợp tranh chấp của vợ chồng khi ly hôn mà một bên có tham gia hụi với người khác. Song nếu xảy ra trường hợp này thì Tòa án cần áp dụng thủ tục chung để giải quyết.

Đa số các trường hợp khi vợ chồng không thống nhất với nhau về các khoản nợ thì các bên đương sự rất khó chứng minh cho ý kiến của mình. Vì vậy, khi giải quyết vụ án, Thẩm phán cần xem xét toàn diện các chứng cứ trực tiếp và gián tiếp để giải quyết vụ án được chính xác.

3.1.6. Vấn đề thủ tục tố tụng

Một vấn đề phức tạp phát sinh trong thực tiễn là các quy định về thủ tục tố tụng. Theo quy định tại điều 179 BLTTDS thì thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án hôn nhân gia đình là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể

gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử nhưng không quá 2 tháng. Và trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Tòa án ra một trong các quyết định sau: công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; tạm đình chỉ giải quyết vụ án; đình chỉ giải quyết vụ án hoặc đưa vụ án ra xét xử. Như vậy, trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án phải xác minh, thu thập và đánh giá chứng cứ để làm cơ sở đưa vụ án ra xét xử. Pháp luật quy định thời hạn giải quyết vụ án nhằm tránh trường hợp Tòa án cố tình kéo dài thời gian, gây khó khăn cho đương sự tham gia giải quyết vụ án, buộc Tòa án phải cố gắng thu thập đầy đủ chứng cứ để giải quyết vụ án trong một thời gian nhất định.

Tuy nhiên, quy định trên đã ràng buộc thời hạn giải quyết vụ án cũng gây ra một số khó khăn nhất định cho Tòa án trong việc giải quyết vụ án. Ví dụ trường hợp bị đơn trong vụ án hôn nhân gia đình do không muốn ly hôn, không muốn chia tài sản mà cố tình trốn tránh hoặc không có mặt tại địa phương, không đến Tòa án để giải quyết vụ án thì Tòa án không thể thực hiện việc cấp, tống đạt trực tiếp các văn bản tố tụng của Tòa án. Vì vậy, Tòa án có thể thực hiện việc niêm yết công khai các văn bản tố tụng để bị đơn được biết. Điều 154 BLTTDS quy định thủ tục niêm yết công khai các văn bản tố tụng của Tòa án, theo đó có quy định thời gian niêm yết các văn bản tố tụng là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Như vậy, sau khi thụ lý vụ án, Tòa án phải tiến hành tống đạt các văn bản tố tụng cho bị đơn, nếu sau một thời gian không tống đạt được mới tiến hành niêm yết công khai. Trong khi việc giải quyết vụ án phải tiến hành nhiều thủ tục như Thông báo thụ lý vụ án, lấy lời khai, Thông báo phiên hoà giải cho đương sự, Quyết định đưa vụ án ra xét xử … Do đó, nếu bị đơn cố tình vắng mặt thì Tòa án phải niêm yết các văn bản tố tụng để đảm bảo đúng thủ tục, song các bước thực hiện này chỉ có thể giải quyết về quan hệ hôn nhân và con chung trong vụ án. Đối với yêu cầu giải quyết về tài sản rất khó giải quyết vì Tòa án không thể xác định

chính xác các tài sản tranh chấp cũng như các nghĩa vụ tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Hơn nữa, để tiến hành các thủ tục liên quan đến tài sản như xác minh, định giá … sẽ mất nhiều thời gian, công sức của nguyên đơn cũng như Thẩm phán giải quyết vụ án nên thời hạn chuẩn bị xét xử là 6 tháng sẽ không đủ giải quyết vụ án. Do đó, cần có quy định việc gia hạn lần 2 đối với những vụ án có tính chất phức tạp, rắc rối mà sau khi gia hạn lần đầu không đủ thời gian giải quyết vụ án.

Như vậy, thủ tục niêm yết chỉ là giải pháp tạm thời, không thể giải quyết triệt để các yêu cầu của đương sự nên tính khả thi không cao, không có tác dụng thiết thực trong đời sống.

Trong trường hợp vợ chồng ly hôn với một bên vắng mặt hoặc bị tuyên bố mất tích thì việc giải quyết quan hệ tài sản cũng gặp nhiều khó khăn. Chỉ căn cứ vào chứng cứ do một bên đương sự cung cấp, Tòa án khó xác định chính xác đối tượng tài sản tranh chấp và các nghĩa vụ tài sản liên quan. Đồng thời, khi xác định được tài sản chung cần chia trong trường hợp này, Tòa án cũng không thể quyết định phù hợp với yêu cầu của các đương sự. Do một bên vắng mặt hoặc mất tích, Tòa án không thể lấy lời khai và xem xét của nguyện vọng để giải quyết vụ án phù hợp với yêu cầu của họ. Vì vậy, căn cứ vào các chứng cứ và yêu cầu của bên có mặt, Tòa án giải quyết phần tài sản theo nguyên tắc tại Điều 95 Luật HN&GĐ. Trường hợp một bên đương sự mất tích, lúc này Tòa án phải giao tài sản được chia cho người quản lý theo quy định tại Điều 79 BLDS.

- Việc thu thập chứng cứ bằng cách hỏi ý kiến của UBND huyện về các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất.

Đối với các tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn có liên quan đến quyền sử dụng đất mà trong quá trình giải quyết gặp một số khó khăn nhất định, Tòa án thường thực hiện các biện pháp thu thập chứng cứ là xác minh và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/11/2023