Xác Định Những Người Có Quyền Lợi Liên Quan Đến Tài Sản Đang Tranh Chấp

Liên quan đến chi phí định giá còn có việc Tòa án khó xác định mức thu và chi định giá. “Chi phí định giá là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc định giá và do Hội đồng định giá tính căn cứ vào quy định của pháp luật” (khoản 2 điều 139 BLTTDS). Tòa án thường chi bồi dưỡng cho thành viên Hội đồng định giá và thành phần tham gia định giá song chi phí này không được quy định cụ thể là bao nhiêu. Vì vậy, có nhiều Thẩm phán khi giải quyết vụ án còn tùy tiện trong việc thu chi này làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, đơn vị.

- Vấn đề xác định giá tài sản

“Việc xác định giá trị khối tài sản chung của vợ chồng hoặc phần giá trị mà họ phải thanh toán, họ được hưởng là căn cứ vào giá giao dịch thực tế tại địa phương vào thời điểm xét xử” [32]. Khi xác định giá thị trường của các động sản thì hội đồng căn cứ vào giá thực tế tại thời điểm định giá và chất lượng còn lại của tài sản để tính giá trị. Tuy nhiên, việc xác định giá trị của các bất động sản, đặc biệt là quyền sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn.

Theo quy định tại Điều 55 Luật đất đai năm 2003 thì giá đất được hình thành trong 3 trường hợp sau:

1. Do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định giá theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều 56 của Luật này.

2. Do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.

3. Do người sử dụng đất thỏa thuận về giá đất với những người có liên quan khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Việc xác định giá đất theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều 55 Luật đất đai khi thực hiện cũng gặp khó khăn bởi không phải lúc nào cũng có việc đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất trong khu vực vào thời điểm đó. Đối với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì

thông thường các bên giao dịch thường ghi giá trị chuyển nhượng thấp hơn để tránh một phần thuế nên nếu căn cứ vào đó sẽ xác định giá thì không chính xác. Hơn nữa, giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường không phải phụ thuộc vào ý chí người chuyển nhượng mà phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên, có thể giá đất không cao nhưng người mua cần địa điểm đó nên chấp nhận giá thật cao để được sở hữu hoặc đối với trường hợp hai mảnh đất gần nhau thì giá trị có thể không bằng nhau vì người mua không đồng ý mua với giá bằng nhau.

Vì vậy, thông thường Hội đồng định giá căn cứ vào khung giá đất do UBND tỉnh quy định nhân với hệ số k. Hệ số k được xác định căn cứ vào giá chuyển nhượng thực tế nhưng giá này biến động không ngừng, kết quả khảo sát chỉ mang tính tham khảo. Vì vậy, việc xác định hệ số k dễ bị chi phối bởi tình cảm và sự chủ quan của các thành viên Hội đồng định giá. Có thành viên thì cho rằng giá thị trường đang cao, có thành viên lại cho rằng giá đang giảm nên có thể tính giá trung bình. Dù đương sự có quyền có ý kiến nhưng kết quả cuối cùng vẫn thuộc về hội đồng định giá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Tại khoản 5 điều 92 BLTTDS (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định: “Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Tòa án yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản tiến hành thẩm định giá. Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản. Kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định giá được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật”.

Trường hợp này xảy ra khi một bên đương sự có đề nghị Tòa án yêu cầu tổ chức thẩm định định giá tài sản mà các bên có tranh chấp. Kết quả thẩm định của tổ chức thẩm định giá được xem là chứng cứ để giải quyết vụ án. Tuy nhiên, nếu kết quả này không được một hoặc các bên đồng ý và yêu cầu tổ chức thẩm định khác hoặc yêu cầu tòa án quyết định định giá. Khi có

Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân qua thực tiễn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - 11

kết quả của tổ chức thẩm định khác hoặc của hội đồng định giá mà có sự chênh lệch với kết quả thẩm định trước đó. Lúc này, Tòa án sẽ căn cứ vào mức giá nào để giải quyết vụ án, trong khi giá trị pháp lý của hai tổ chức định giá này đều như nhau. Vấn đề này chưa được quy định rõ ràng trong luật.

Với những phân tích trên, chúng ta có thể thấy việc định giá tài sản hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, cần sớm có văn bản hướng dẫn thi hành để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự cũng như Tòa án trong việc giải quyết vụ án.

3.1.3. Xác định tài sản của vợ chồng trong thực tế

- Xác định tài sản chung, tài sản riêng

Vấn đề xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được quy định cụ thể trong Luật HN&GĐ. Tuy nhiên, trong thực tiễn, một khi đời sống chung của vợ chồng càng kéo dài, các tài sản chung sẽ có xu hướng trộn lẫn với nhau, đặc biệt là khi vợ chồng xác lập nhiều giao dịch liên quan đến tài sản. Vì vậy, không phải lúc nào nguồn gốc của tài sản cũng có thể xác định được một cách rõ ràng, dễ dàng. Pháp luật quy định cho phép suy đoán tài sản chung tại khoản 3 điều 27 Luật HN&GĐ: “trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì đó là tài sản chung”. Tuy nhiên, khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn để xác định tài sản chung, tài sản riêng còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến nhiều vụ án được giải quyết chưa chính xác, không hợp lý.

Mô hình gia đình ở địa phương thường sống theo mô hình gia đình nhiều thế hệ. Vì vậy, để xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng và tài sản chung của vợ chồng với tài sản của gia đình chồng (vợ) rất khó phân biệt, nhất là những tài sản có giá trị lớn. Nhiều trường hợp, vợ chồng chung sống với gia đình nên quyền sở hữu về tài sản được xác lập chung cho cả hộ dẫn đến việc giải quyết ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều người (nhất là các

trường hợp người thừa kế tham gia tố tụng). Do đó, tranh chấp càng trở nên gay gắt giữa vợ, chồng hoặc giữa vợ chồng với gia đình chồng (vợ) (vụ Phượng - Kính). Tài sản tranh chấp trong vụ án này là quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình và các tài sản khác có liên quan đến quyền sử dụng đất. Việc xác định nguồn gốc tài sản, cơ sở cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình có nhiều cách hiểu không thống nhất dẫn đến vụ án phải xét xử nhiều lần, ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự.

Hay như trường hợp chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn giữa ông Nguyễn Văn Cả và bà Nguyễn Thị Toàn Minh thì cơ sở để xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng cũng rất phức tạp làm cho việc giải quyết vụ án gặp nhiều khó khăn. Cũng có trường hợp vợ chồng có công trong việc tôn tạo, duy trì, bảo quản khối tài sản chung của gia đình (vụ Ánh - Phú) nhưng không xác định cụ thể là bao nhiêu dẫn đến quá trình giải quyết gặp nhiều khó khăn.

Hầu hết các vụ án bị hủy, cải sửa là do việc thu thập, đánh giá chứng cứ gặp khó khăn dẫn đến xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng để làm căn cứ giải quyết vụ án không chính xác.

- Tài sản tranh chấp là nhà, đất

+ Đối với tài sản tranh chấp là nhà, đất mà cha mẹ cho chung hoặc cho ở tạm thì việc xác định tài sản của vợ chồng trong trường hợp này cũng gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Thông thường, khi cha mẹ cho đất vợ chồng để làm nhà thường không viết giấy tờ gì và cũng không làm thủ tục theo quy định của pháp luật. Khi vợ chồng ly hôn, cha mẹ thường đòi lại đất đã cho nhằm mục đích không cho người con dâu (rể) được chia phần nhà, đất đó. Cũng có trường hợp cha mẹ cho đất để vợ chồng làm nhà (chưa làm thủ tục chuyển nhượng), khi vợ chồng ly hôn, cha mẹ cho rằng toàn bộ ngôi nhà được xây dựng bằng tiền của cha mẹ nên không đồng ý chia tài sản cho vợ chồng

(vụ Ánh - Phú). Vậy trường hợp nào được coi là cha mẹ đã cho vợ chồng người con quyền sử dụng đất, trường hợp nào thì chưa cho. Khi giải quyết tranh chấp này, Tòa án các cấp đã gặp khó khăn, lúng túng vì chưa có hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nên dẫn tới việc giải quyết vụ án không thống nhất.

Tại Điều 467 BLDS năm 2005 quy định về tặng cho bất động sản như sau: “1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng,

chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.

Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 50 Luật đất đai thì cá nhân, hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất. Nghĩa là, việc tặng cho quyền sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp luật về tặng cho bất động sản tại điều 467 BLDS. Thực tiễn cho thấy việc tặng cho quyền sử dụng đất giữa cha mẹ và vợ chồng người con còn có trường hợp chưa thể đáp ứng được các yêu cầu nêu trên của pháp luật vì nhiều nguyên nhân khác nhau (có thể do trình độ hiểu biết pháp luật của một bộ phận nhân dân ta còn hạn chế; có thể do thủ tục chứng thực, đăng ký bất động sản chưa được thuận tiện; có thể họ là những người thân thích trong gia đình, nên đã không làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo đúng quy định...). Để giải quyết các vụ việc liên quan đến tặng cho quyền sử dụng đất cha mẹ và vợ chồng người con có lý, có tình thì phải xem xét toàn diện cả về pháp luật và thực tiễn. Pháp luật cần quy định cụ thể những trường hợp nào được xem là cha mẹ đã cho đất vợ chồng người con và

trường hợp nào không được để việc giải quyết vụ án được thống nhất hơn.

Thông thường, khi giải quyết các trường hợp này, TAND huyện Điện Bàn căn cứ vào các chứng cứ do đương sự cung cấp, nếu việc tặng cho không thể hiện bằng văn bản gì và chưa được làm thủ tục theo quy định thì không công nhận quyền sử dụng đất đó mà chỉ xác định nhà là tài sản chung của vợ chồng và chia ngôi nhà cho vợ (chồng) mà cha mẹ là người có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó. Trường hợp vợ chồng được cha mẹ tặng cho quyền sử dụng đất có thể hiện bằng văn bản nhưng chưa làm thủ tục theo quy định của pháp luật thì có thể xem là cha mẹ đã cho và xác định đó là tài sản chung của vợ chồng để phân chia theo quy định của pháp luật; bởi lẽ ý chí của người tặng cho (cha mẹ) đã thể hiện việc cho tài sản rồi nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà chưa làm thủ tục theo quy định của pháp luật. Vì vậy, cần có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể để làm cơ sở cho công tác xét xử.

+ Liên quan đến tài sản tranh chấp là nhà, đất còn có trường hợp tài sản tranh chấp là của cha mẹ, vợ chồng chỉ có công tôn tạo, duy trì, bảo quản nhà, đất này. Việc xác định công sức đóng góp của vợ chồng vào khối tài sản chung của gia đình cũng khó khăn, có nhiều trường hợp tài sản đó không còn nữa, Tòa án có xác định giá trị đóng góp của vợ chồng vào tài sản đó hay không? Ví dụ: khi về chung sống cùng gia đình, vợ chồng có góp thêm 30 triệu đồng để sửa chữa nhà nhưng sau đó, ngôi nhà đã bị cha mẹ phá dỡ toàn bộ để xây một ngôi nhà mới. Việc tôn tạo của vợ chồng vào khối tài sản chung của gia đình là có nhưng giá trị của việc tôn tạo đó không còn nữa thì có xem xét để giải quyết tài sản của vợ chồng hay không?

+ Đối với trường hợp vợ chồng xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp (đất do nhà nước giao có thời hạn) và yêu cầu Tòa án chia phần tài sản này. Thông thường, khi giải quyết, Tòa án làm công văn hỏi UBND xã nơi có đất và UBND huyện về việc có cho phép vợ chồng chuyển mục đích sử dụng

đất trong trường hợp này hay không, nếu được thì mới giải quyết chia phần tài sản trên đất này, nếu không thì Tòa án không giải quyết. Đây là tài sản chung của vợ chồng được hai bên thừa nhận. Nếu không chia thì không phù hợp với quy định của pháp luật, còn nếu chia thì không hợp lý vì tài sản không được pháp luật thừa nhận nên có chia cũng không có ý nghĩa trên thực tế. Đây là một trong những vướng mắc khiến Tòa án lúng túng trong quá trình giải quyết, giải quyết thế nào cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự nên cần có hướng dẫn cụ thể hơn.

Với các trường hợp tài sản tranh chấp là nhà, đất, khi giải quyết vụ án Thẩm phán cần thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ kỹ lưỡng để xác định tài sản của vợ chồng cho phù hợp với pháp luật và thực tế.

- Đối với tài sản tranh chấp là hàng hóa luân chuyển

Đây là trường hợp vợ chồng có sản xuất, kinh doanh một mặt hàng nào đó và khi ly hôn có yêu cầu chia số hàng hóa mà vợ chồng đang sản xuất, kinh doanh đó. Tòa án thường lúng túng trong việc xác định chính xác số lượng tài sản tranh chấp ở trường hợp này.

Ví dụ trường hợp yêu cầu chia tài sản khi ly hôn giữa ông Tạ Chấn Dư và bà Nguyễn Thị Lan. Tài sản tranh chấp có toàn bộ số giày mà vợ chồng đang sản xuất, kinh doanh. Cả hai vợ chồng đều yêu cầu giao tài sản cho ông Dư để ông tiếp tục kinh doanh còn bà Lan nhận giá trị. Tuy nhiên, xác định số lượng giày để định giá làm cơ sở chia tài sản gặp khó khăn vì số lượng giày có biến động mỗi ngày và ngày định giá tài sản không phải là ngày xét xử. Tòa án không thể kê biên số tài sản trong ngày định giá và yêu cầu đương sự giữ nguyên vì đây là tài sản mà họ kinh doanh, buôn bán hàng ngày nên kê biên sẽ làm cho công việc kinh doanh bị đình trệ. Ngược lại, nếu vợ chồng vẫn tiếp tục sản xuất, kinh doanh thì số lượng và giá trị tài sản tranh chấp có sự thay đổi không ngừng đến ngày xét xử vụ án.

Trường hợp này, Tòa án yêu cầu vợ chồng thống nhất số lượng cụ thể vào ngày định giá để làm căn cứ chia tài sản và giao tài sản cho một bên tiếp tục quản lý cho đến ngày xét xử. Các bên phải cam kết mọi biến động về số lượng, giá trị tài sản tranh chấp do bên quản lý chịu. Ông Dư và bà Lan đều thống nhất với đề nghị của Tòa án. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào đương sự cũng thống nhất với hướng giải quyết của Tòa án. Vậy nếu tài sản tranh chấp là hàng hóa luân chuyển thì có nên yêu cầu đương sự kê biên hàng hóa để định giá chờ phán quyết của Tòa án hay không, cần xác định cụ thể số lượng hàng hóa để định giá làm cơ sở giải quyết vụ án vào thời điểm nào vẫn chưa được quy định tại các văn bản pháp luật.

3.1.4. Xác định những người có quyền lợi liên quan đến tài sản đang tranh chấp

Ngoài nguyên đơn, bị đơn trong vụ án dân sự còn bao gồm cả người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bởi vì khi xem xét vụ án dân sự để giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn thì có thể ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của người thứ ba. Để giải quyết vụ án toàn diện, triệt để đòi hỏi cần thiết có sự tham gia của người thứ ba này với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Theo quy định tại khoản 4, Điều 56 BLTTDS (sửa đổi, bổ sung năm 2011): “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 25/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí