Giải phẫu sinh lý - Trường Tây Sài Gòn - 20


Phần niêm mạc mũi có tế bào khứu giác là vùng có đường kính 1-2cm, màu vàng nhạt, ở chóp mũi hai bên vách mũi, che phủ vùng xương xoăn mũi trên và phần trên xương xoăn mũi giữa.


2.2.2. Đặc điểm của cảm giác khứu giác

Kích thích mùi có bản chất hóa học: các phân tử mùi theo không khí vào mũi, hòa tan trong lớp niêm dịch rồi gắn với thụ thể khứu giác làm mở kênh ion gây khử cực màng thụ thể

Cảm giác khứu giác có từ 7-50 mùi cơ bản, do vậy có tới 50 loại thụ thể khác nhau để cảm nhận các mùi cơ bản.

Ngưỡng kích thích khứu giác rất thấp. Tuy nhiên rất khó xác định ngưỡng kích thích của các mùi khác nhau vì khứu giác mang tính chủ quan.

Cảm giác khứu giác có tính thích nghi cao

Sự nhận cảm mùi ở phụ nữ nhạy bén hơn ở nam.

2.3. Cảm giác thị giác

2.3.1. Thụ thể cảm nhận ánh sáng

Thụ thể nhận cảm ánh sáng là tế bào que và tế bào nón ở võng mạc

Tế bào que có khả năng nhận cảm sáng - tối, giúp nhìn được vật có cường độ ánh sáng từ mạnh đến mờ và nhìn được trong bóng tối. Tế bào nón chỉ nhạy cảm với ánh sáng có cường độ mạnh, giúp phân biệt rõ đường nét và màu sắc của vật

2.3.2. Nhìn màu sắc

Tất cả các màu đều do sự phối hợp theo tỷ lệ khác nhau của ba màu căn bản: màu đỏ, màu xanh lá cây và màu xanh dương. Tương ứng với 3 màu này có 3 loại tế bào nón: tế bào nón đỏ, tế bào nón xanh lá cây và tế bào nón xanh dương. Ánh sáng đơn sắc sẽ được hấp thụ bởi 3 loại tế bào này với mức độ khác nhau.

Ví dụ ánh sáng màu cam được hấp thu bởi tế bào nón đỏ tới 99%, tế bào nón xanh lá cây tới 42% và không bị hấp thu bởi tế bào nón xanh dương. Như vậy tỷ lệ kích thích các tế bào nón khác nhau của màu cam là 99:42:0 và nó được nhận thức trên võ não là màu cam. Khi cả 3 loại tế bào nón đều bị kích thích


như nhau chúng ta sẽ cảm giác ánh sáng trắng.

2.3.3. Đặc điểm của cảm giác thị giác

Cơ chế nhận cảm ánh sáng là cơ chế quang hóa học và do tế bào que đảm nhận

Cơ chế nhìn màu do tế bào nón đảm nhận

Nhìn là sự phối hợp của hai cơ chế hóa học và vật lý.

2.4. Cảm giác thính giác

2.4.1. Thụ thể

Tế bào corti ở tai trong là thụ thể tiếp nhận kích thích thính giác. Tế bào corti là những tế bào có lông rất nhạy cảm với các kích thích cơ – điện.

Mỗi tần số âm được nhận cảm ở một chỗ trên màng ốc tai: âm có tần số cao được nhận cảm ở gần cửa sổ bầu dục, âm có tần số thấp được nhận cảm ở phần đỉnh của ốc tai.

2.4.2. Đặc điểm của cảm giác thính giác

Tai có nghe được các âm có tần số từ 16 Hz đến 20.000Hz và có thể nhận biết được các tính chất của âm như cường độ, độ cao, âm sắc, hòa âm, phản âm.

Cơ chế nghe có bản chất vật lý, đó là cơ chế truyền âm và khuếch đại âm

Cảm giác thính giác và thị giác có sự bù trừ về chức năng.


SINH LÝ MÁU


MỤC TIÊU:

1. Liệt kê 5 chức năng chính của máu.

2. Trình bày tính chất lý hóa cơ bản của máu.

3. Mô tả hình dạng và thành phần cấu tạo của hồng cầu.

4. Trình bày số lượng của hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong giới hạn bình thường.

5. Trình bày chức năng của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

6. Phân loại hệ nhóm máu ABO và hệ Rh.

7. Trình bày được sinh lý đông cầm máu.


1. Đại cương

1.1. Chức năng chính của máu

- Chức năng hô hấp

- Chức năng dinh dưỡng

- Chức năng đào thải

- Chức năng bảo vệ cơ thể

- Chức năng thống nhất và điều hòa hoạt động cơ thể

1.2. Tính chất của máu

- Máu gồm huyết cầu và huyết tương. Huyết cầu gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Huyết cầu chiếm khoảng trên 46% thể tích máu toàn phần. Máu có màu đỏ tươi khi nhận đủ oxy và có màu đỏ thẫm khi thiếu oxy.

- Độ nhớt của máu gấp 5 lần nước cất, phụ thuộc vào số lượng huyết cầu và protein trong máu. Tỉ trọng của máu là 1,05 – 1,06; tỉ trọng riêng của huyết tương 1,03; và của huyết cầu là 1,1.

- Độ pH của máu trong khoảng từ 7,35 – 7,45.

- Trọng lượng của máu toàn phần chiếm 1/13 thể trọng. Ở người trưởng thành bình thường mỗi người có 65 – 75mL máu/1kg thể trọng.

- Máu là nguồn gốc tạo ra các dịch trong cơ thể như: dịch não tủy, dịch bạch huyết, dịch kẽ, dịch màng bụng, dịch màng phổi... Máu và tất cả các dịch đó hợp thành nội môi, trong đó máu là thành phần quan trọng nhất. Do đó, những xét nghiệm về máu là những xét nghiệm cơ bản được dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe, cũng như để giúp cho việc chẩn đoán bệnh.

2. Sinh lý huyết tương

2.1. Các chất điện giải của huyết tương

- Tổng lượng các chất điện giải chiếm 0.75% tổng lượng huyết tương, chúng tồn tại dưới dạng các ion. Gồm:

+ Cation: Na+, K+, Ca++, Mg++

+ Anion: Cl-, HCO-3, SO42-

- Các chất điện giải này là nguyên liệu cấu tạo một số men, chất nội tiết, có tác dụng điều hòa pH máu và tạo áp suất thẩm thấu,…


2.2. Các chất hữu cơ của huyết tương. 2.2.1. Protein huyết tương.

- Chiếm khoảng 7-8% gồm: Albumin, Globulin, fibrinogen.

- Đảm nhận nhiều chức năng quan trọng:

+ Chức năng vận chuyển

+ Chức năng tạo áp suất keo

+ Chức năng bảo vệ cơ thể

+ Chức năng đông máu 2.2.2. Lipid huyết tương.

Các lipid huyết tương tham gia vào các chức năng quan trọng sau:

- Chức năng vận chuyển:

+ Chylomicron là phân suất nặng nhất trong các lipoprotein huyết tương, vận chuyển lipid thức ăn vào cơ thể qua hệ bạch huyết.

+ α-Lipoprotein (HDL) vận chuyển lipid từ các tổ chức về gan.

+ Tiền β-Lipoprotein (VLDL) vận chuyển acid béo tới các mô.

+ β-Lipoprotein (LDL) có liên quan nhiều đến các bệnh tim mạch, là phương tiện vận chuyển cholesterol nội sinh đến các tế bào của cơ thể.

- Chức năng dinh dưỡng: là nguồn năng lượng cho tất cả tế bào (trừ tế bào thần kinh)

- Cholesterol huyết tương tham gia tổng hợp nhiều chất quan trọng như: hormone các tuyến thượng thận, sinh dục, thành phần cấu tạo của muối mật.

2.2.3. Carbohydrate huyết tương.

Carbohydrate huyết tương là nguồn cung cấp năng lượng và là nguyên liệu để tổng hợp nhiều chất quan trọng của tế bào, đặc biệt là tế bào não và tim. Vì thế, chức năng chủ yếu của carbohydrate huyết tương là dinh dưỡng.


2.3. Các sản phẩm chuyển hóa của tế bào.

- Sản phẩm chuyển hóa của carbohydrate: acid lactic, acid pyruvic, CO2.

- Sản phẩm chuyển hóa của lipid: các thể ceton.

- Sản phẩm chuyển hóa của ptotein: Ure, creatinine, acid uric, amoniac.


3. Sinh lý hồng cầu

- Hình dạng: tế bào không nhân, hình đĩa, lõm hai mặt. Đường kính của hồng cầu khoảng 7 – 8 m. Hình đĩa lõm hai mặt thích hợp với khả năng vận chuyển khí của hồng cầu.

- Cấn trúc: màng bán thấm bao quanh. Màng hồng cầu đưa ra ngoài các phân tử acid sialic tích điện âm, các hồng cầu không dính vào nhau. Bào tương hồng cầu chủ yếu chứa hemoglobin.

- Hồng cầu không thay đổi hình dạng khi đặt trong dung dịch đẳng trương. Trong dung dịch ưu trương nước trong hồng cầu thấm ra ngoài, làm hồng cầu teo lại. Trong dung dịch nhược trương, nước từ ngoài thấm vào hồng cầu làm hồng cầu trương to lên và cuối cùng vỡ ra gây tan máu.


Hồng cầu bắt đầu vỡ Hồng cầu vỡ hoàn toàn (sức bền tối thiểu) (sức bền tối đa)

Máu toàn phần NaCl 4,6o/oo NaCl 3,4o/oo

Hồng cầu rửa NaCl 4,8o/oo NaCl 3,6o/oo

- Ở người Việt Nam trưởng thành bình thường, số lượng hồng trong máu ngoại vi:

Nam : 4.200.000 210.000/mm3 máu Nữ : 3.800.000 160.000/mm3 máu

Số lượng hồng cầu cũng thay đổi trong các trường hợp bệnh lý: tăng trong đa hồng cầu, ngạt, mất nước nhiều; giảm trong thiếu máu, xuất huyết.

- Chức năng hô hấp là chức năng chính của hồng cầu, được thực hiện nhờ hemoglobin chứa trong hồng cầu.

+ Hemoglobin là một protein màu có trọng lượng phân tử 68.000, có khả năng chuyên chở chất khí. Hemoglobin gồm hai thành phần globin và heme. Globin là protein không màu, cấu trúc thay đổi tùy theo loài. Heme là một sắc tố đỏ giống nhau ở tất cả các loài.

+ Tại phổi, oxy được gắn với Fe++ trong thành phần heme tạo thành oxyhemoglobin (HbO2). Oxyhemoglobin vận chuyển oxy từ phổi đến các mô.


+ Tại mô, oxyhemoglobin nhả oxy cho mô và gắn với CO2 tạo thành carboxyhemoglobin và vận chuyển CO2 đến phổi để thải ra ngoài.

- Đời sống trung bình của hồng cầu trong máu ngoại vi khoảng 120 ngày.

- Khi các hồng cầu già bị phá vỡ trong các hệ thống võng nội mô, hemoglobin được tách ra thành globin và heme.

+ Globin được chuyển hóa như các protein khác trong cơ thể.

+ Còn heme được phân hủy như sau:

Fe được tách ra và được giải phóng vào huyết tương được sử dụng lại để tạo hồng cầu mới, hoặc đến gan và các tổ chức khác để dự trữ dưới dạng ferritin.

Phần còn lại của heme biến thành bilirubin. Bilirubin vào máu và được đưa đến gan. Tại gan bilirubin kết hợp với acid glucuronic rồi bài tiết qua mật ra ngoài.

- Các chất cần thiết tạo hồng cầu:

+ Sắt: chất quan trọng trong sự thành lập hemoglobin, tham gia vào thành phần heme, Fe được hấp thu ở chủ yếu ở tá tràng dưới dạng Fe++ (ferrous). Nhu cầu Fe mỗi ngày khoảng 10 mg. Ở phụ nữ, do mất máu

trong chu kỳ kinh nguyệt nên nhu cầu chất Fe cao hơn (15mg/ngày). Thiếu sắt làm giảm tổng hợp hemoglobin gây thiếu máu.

+ Viatmin B12: tham gia tổng hợp DNA cho tế bào hồng cầu (tham gia vào giai đoạn trưởng thành hồng cầu), nhu cầu vitamin khoảng <1g/ngày. Viatmin B12 được hấp thu ở hồi tràng.

+ Acid folic: là một vitamin tan trong nước cũng có vai trò trong quá trình thành lập DNA cho hồng cầu, nhu cầu 50 – 100g/ngày. Acid folic được hấp thu ở hỗng tràng.

+ Ngoài ra, còn có các amino acid, các vitamin nhóm B khác và các yếu tố vi lượng như mangan, cobalt…

- Số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi luôn được điều hòa một cách chặt chẽ để duy trì số lượng tương đối hằng định. Quá trình này được thực hiện nhờ một chất hiện diện trong huyết tương gọi là erythropoietin. Erythropoietin do thận tiết ra khi thiếu oxy đến mô.


- Nơi sản sinh hồng cầu:

+ Trong những tuần đầu tiên của phôi, hồng cầu được sinh ra ở lá thai giữa. Đó là những hồng cầu to, được gọi là nguyên hồng cầu.

+ Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 4: gan, lách, hạch lympho là những cơ quan sản sinh hồng cầu.

+ Từ tháng thứ 5 trở đi và sau khi sinh: tủy xương là nơi duy nhất sinh hồng cầu.

4. Nhóm máu và truyền máu

4.1. Nhóm máu.

Các loại máu phân nhóm dựa theo sự hiện diện của kháng nguyên trên màng tế bào hồng cầu. ABO là hệ thống nhóm máu được tìm ra đầu tiên, sau đó là các hệ thống Rh, MNSs, Kell, Kidd, Duffy, Lewis…cho đến ngày nay đã có khoảng 29 hệ thống nhóm máu được phát hiện.

* Hệ ABO

- Dựa vào sự có mặt hay không có mặt của các kháng nguyên A và B trên màng hồng cầu, Landsteiner phân loại thành 4 nhóm máu: A, B, AB và O.

- Kháng thể hệ ABO: anti-A và anti-B, là kháng thể tự nhiên tồn tại trong huyết thanh hoặc huyết tương ở những người không có kháng nguyên tương ứng.

- Kháng thể hệ ABO: gồm anti-A và anti-B. Trong máu của cùng một người, nếu có kháng nguyên là A thì kháng thể phải là anti B hoặc ngược lại... Khi đứa trẻ mới sinh ra nồng độ kháng thể hầu như bằng 0 sau đó nồng độ kháng thể tăng lên rất nhanh và đạt mức ổn định sau 9 - 10 tuổi. Mặc dù vậy các kháng thể của hệ thống nhóm máu ABO vẫn được xem là kháng thể tự nhiên

Nhóm máu

Kháng nguyên

Kháng thể

A

A

Anti-B ()

B

B

Anti-A ()

AB

A, B

Không có anti-A và

anti-B

O

Không có KN A và KN B

Anti-A và anti-B ()

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Giải phẫu sinh lý - Trường Tây Sài Gòn - 20


Nhóm máu

Tỉ lệ (%)


Genotype

Người

VN

Người Châu Á

Người Châu Âu

A

20

28

40

OA, AA

B

28

27

11

OB, BB

AB

4

5

4

AB

O

48

40

45

OO

- Nhóm máu sẽ được xác định dựa vào phản ứng ngưng kết hồng cầu giữa kháng nguyên và kháng thể.

* Hệ Rh

- Năm 1904 Landstainer tìm thấy một loại kháng nguyên ở hồng cầu khỉ Maccacus Rhesus, ông đặt tên cho kháng nguyên này là yếu tố Rh. Sau đó, người ta nhận thấy ở một số người có hồng cầu chứa đựng yếu tố Rh, và ở một số người khác thì không. Người ta qui ước, máu người nào hồng cầu có chứa yếu tố Rh gọi là Rh+, còn không thì gọi là Rh-.

- Sự khác nhau cơ bản giữa hệ thống nhóm máu ABO và hệ Rh là kháng thể của hệ thống ABO là kháng thể tự nhiên, trong khi kháng thể của hệ Rh là kháng thể miễn dịch.Các anti Rh bình thường không hề có trong huyết tương mà chỉ được sinh ra trong cơ thể người Rh (-) khi có những hồng cầu Rh (+) xâm nhập vào hệ tuần hoàn (truyền máu hoặc mang thai).

- Ở người Việt Nam hầu hết là Rh+ (99,93%), người Âu Mỹ Rh+ khoảng 85%.

4.2. Ứng dụng

4.2.1. Trong xác định nhóm máu

Căn cứ vào hiện tượng ngưng kết giữa kháng nguyên và kháng thể có thể xác định được nhóm máu bằng một số phương pháp sau:

- Phương pháp huyết thanh mẫu (phương pháp Beth - Vincent): Trộn huyết thanh mẫu đã biết trước kháng thể với máu người thử. Dựa vào phản ứng ngưng kết hồng cầu để xác định nhóm máu. Tên của nhóm máu là tên của kháng nguyên trên màng hồng cầu.

- Phương pháp hồng cầu mẫu (phương pháp Simonin): Trộn hồng cầu mẫu đã

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 01/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí