Giải phẫu sinh lý - Trường Tây Sài Gòn - 1

TRƯỜNG TÂY SÀI GÒN  GIÁO TRÌNH MÔN GIẢI PHẪU SINH LÝ  Lưu hành 1TRƯỜNG TÂY SÀI GÒN




GIÁO TRÌNH MÔN GIẢI PHẪU SINH LÝ




Lưu hành nội bộ


ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Mục tiêu học tập:

1. Nêu được định nghĩa giải phẫu, sinh lý là gì

2. Giải thích được cơ chế duy trì cân bằng nội môi

3. Liệt kê được các thành phần cấu tạo nên cơ thể sống

4. Trình bày được cấu tạo và chức năng cơ bản của tất cả các hệ thống trong cơ thể

5. Nêu được một số thuật ngữ cơ bản của giải phẫu


I. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LÀ GÌ?

- Giải phẫu là nghiên cứu về cấu trúc của cơ thể. Giải phẫu học có sức hấp dẫn nhất định vì nó cụ thể, có có thể quan sát được, sờ được, kiểm tra được mà không cần phải tưởng tượng.

Giải phẫu được chia làm 2 phần:

- Gải phẫu đại thể: có thể quan sát được mà không cần phải dùng kính hiển vi

- Giải phẫu vi thể: đòi hỏi phải dùng kính hiển vi

- Sinh lý là giải thích những chức năng của các phần của cơ thể, có nghĩa là tìm hiểu xem các bộ phận của cơ thể hoạt động như thế nào.

Trong cơ thể chúng ta, cấu trúc và chức năng hoạt động cùng với nhau giúp cho các bộ phận của cơ thể hoạt động đạt hiệu quả nhất

II. CÂN BẰNG NỘI MÔI:

1. Định nghĩa: Cân bằng nội môi là sự giữ cho các trạng thái của môi trường bên trong tương đối hằng định cho dù môi trường bên ngoài thay đổi.

2. Đặc tính cơ chế duy trì cân bằng nội môi:

- Cân bằng nội môi đạt được khi cấu trúc và chức năng được phối hợp hoàn toàn và tất cả các hệ thống trong cơ thể cùng làm việc với nhau.

- Trong thực tế thì hầu hết các mô và cơ quan đều góp phần duy trì sự hằng định tương đối này, và sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan và mô chịu sự kiểm soát của hệ thần kinh và hệ nội tiết

- Cơ chế duy trì cân bằng nội môi:


Bộ phận tiếp nhận kích thích

Bộ phận điều khiển

Bộ phận thực hiện

Liên hệ ngược (feedback âm tính)

- Khi cân bằng nội môi không được duy trì thì chúng ta sẽ trở nên bệnh, thậm chí có thể chết. Một trong những nguyên nhân gây mất cân bằng nội môi thường gặp là do cơ thể bị stress quá mức

III. TỪ NGUYÊN TỬ ĐẾN CƠ THỂ SỐNG

- Ở cấp độ cơ bản nhất, cơ thể được cấu tạo từ những nguyên tử, đây là những đơn vị cơ bản nhất của mọi vật chất. Khi hai hay nhiều nguyên tử kết hợp lại với nhau sẽ hình thành nên phân tử. Nếu một phân tử được kết hợp từ nhiều hơn một nguyên tố thì đó là hợp chất.

- Tế bào là những đơn vị độc lập nhỏ nhất của sự sống. Tế bào có những chức năng cơ bản gồm: chuyển hoá (trao đổi chất), dễ bị kích thích, tăng trưởng và sinh sản.

- được cấu tạo từ nhiều loại tế bào giống nhau để thực hiện một chức năng chuyên biệt. Mô được chia làm 4 loại là: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, và mô thần kinh

- Một cơ quan là sự hợp nhất lại của hai hay nhiều loại mô để cùng thực hiện một chức năng chuyên biệt

- Một hệ thống là một nhóm những cơ quan làm việc cùng với nhau để thực hiện chức năng chính của cơ thể. Tất cả những hệ thống trong cơ thể sẽ phối hợp với nhau để hình thành nên cơ thể sống.

IV. NHỮNG HỆ THỐNG TRONG CƠ THỂ

1. Hệ Da: bao gồm da và tất cả những cấu trúc có nguồn gốc từ da. Chức năng chính của da là giữ tất cả những cơ quan ở bên trong và ngăn cản những thứ không mong muốn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào bên trong

2. Hệ Xương: bao gồm xương, sụn, màng sụn, khớp, gân và dây chằng. Hệ xương có 5 chức năng quan trọng là:

- Nâng đỡ và tạo hình cho cơ thể

- Giúp cơ thể di chuyển


- Bảo vệ các cơ quan cạnh chúng

- Nơi dự trữ Calcium và Phospho

- Nơi sản xuất tế bào máu

3. Hệ Cơ: bao gồm tất cả các cơ trong cơ thể. Chức năng chính của hệ cơ là giúp cơ thể di chuyển và điều hoà nhiệt độ cơ thể

4. Hệ Nội Tiết: là một hệ thống các tuyến không ống dẫn, với khả năng tiết các chất hormon theo máu đến và tạo các tác động đến các cơ quan khác trong cơ thể. Hormon điều hoà những hoạt động chuyển hoá bên trong tế bào, sự tăng trưởng và phát triển, stress và đáp ứng với chấn thương, sự sinh sản, và nhiều chức năng quan trọng khác.

5. Hệ Thần Kinh: bao gồm hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên, nó cũng bao gồm các cơ quan cảm giác. Hệ thần kinh và hệ nội tiết là những hệ điều hoà và kiểm soát chính của cơ thể.

6. Hệ Tim Mạch: bao gồm tim, máu, và mạch máu. Một chức năng vô cùng quan trọng của hệ tim mạch là vận chuyển Oxy và các chất cần thiết đến những mô của cơ thể cần, và chuyên trở những chất thải của cơ thể đến phổi và thận để thải ra ngoài.

7. Hệ Bạch Huyết: bao gồm bạch huyết, hạch bạch huyết và mạch bạch huyết. Hệ bạch huyết giúp hấp thu trở lại lượng dịch và protein dư thừa vào máu, nó còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân lạ, vi sinh vật hay những tế bào ung thư.

8. Hệ Hô Hấp: bao gồm toàn bộ quá trính hít vào và thở ra. Chức năng chính của hệ hô hấp là thực hiện trao đổi khí giữa máu và không khí

9. Hệ Tiêu Hoá: bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn. Chức năng chính của hệ tiêu hoá là phá vỡ thức ăn bằng các cơ chế lý hoá thành các phân tử đủ nhỏ để có thể hấp thu từ ruột non vào máu hoặc hệ bạch huyết, nó cũng giúp thải bỏ những sản phẩm cứng hoặc không tiêu hoá được.

10. Hệ Tiết Niệu: bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo và cơ quan sinh dục ngoài. Chức năng chủ yếu là lọc bỏ những sản phẩm thải của tế bào và điều hoà cân bằng dịch trong cơ thể

11. Hệ Sinh Sản: nam (tinh hoàn, ống dẫn tinh và dương vật), nữ ( vú, buồng trứng, tử cung, âm hộ). Chức năng của hệ sinh sản là sản sinh ra những tế bào


sinh dục đặc biệt và những tế bào này có khả năng duy trì nồi giống của con người

V. TƯ THẾ GIẢI PHẪU VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỊ TRÍ GIẢI PHẪU

1. Tư thế giải phẫu

Tư thế người đứng thẳng 2 tay buông xuôi, mắt và 2 bàn tay hướng về phía trước. Các vị trí và cấu trúc giải phẫu đuợc xác định theo 3 mặt phẳng không gian.

2. Các mặt phẳng giải phẫu

2.1. Mặt phẳng đứng dọc

Là mặt phẳng đứng theo chiều truớc sau. Có nhiều mặt phẳng đứng dọc song song với nhau, song chỉ có một mặt phẳng đứng dọc giữa nằm chính giữa cơ thể và chia cơ thể làm 2 nửa đối xứng, phải và trái. Ngoài ra, cho mỗi nửa cơ

thể, mạ

2.2. Mạ

phẳng đứng dọc giữa còn là mốc để so sánh 2 vị trí trong và ngoài.

phẳng đứng ngang

Là mạ

phẳng trán, là một mạ

phẳng đứng theo chiều ngang, từ bên nọ

sang bên kia, thẳng góc với mặt phẳng đứng dọc.

Có nhiều mặt phẳng đứng ngang, song người ta thường lấy một mặt phẳng đứng ngang qua giữa chiều dày trước sau của cơ thể làm mốc, chia cơ thể thành phía truớc và phía sau.

2.3. Mặt phẳng nằm ngang

Là mặt phẳng nằm theo chiều ngang, thẳng góc với trục đứng thẳng của cơ thể hay thẳng góc với 2 mặt phẳng đứng. Có nhiều mặt phẳng nằm ngang khác nhau, song song với các chiều nằm ngang phải trái và trước sau của cơ thể. Song cũng có một mặt phẳng nằm ngang qua chính giữa cơ thể, lúc này cơ thể chia thành 2 phần trên và dưới.

* Không nên nhầm mặt phẳng nằm ngang với mặt cắt ngang, hai mặt phẳng này có thể trùng nhau.


A Mặt phẳng đứng dọc B Mặt phẳng nằm ngang C Mặt phẳng đứng ngang 2 4 2

A. Mặt phẳng đứng dọc B. Mặt phẳng nằm ngang C Mặt phẳng đứng ngang

2.4. Nguyên tắc đặt tên trong giải phẫu học

Đây là môn học mô tả nên phải có các nguyên tắc đạ tên cho các chi tiết

đê nguời học dễ nhớ và không bị lẫn lộn, những nguyên tắc chính là:

- Lấy tên các vật trong tự nhiên đạ cho các chi tiết có hình dạng giống như thế.

- Đặt tên theo hình học (chỏm, lồi cầu, tam giác, tứ giác...).

- Đặt tên theo chức năng (dạng, khép, gấp, duỗi...).

- Đặt tên theo vị từ nông sâu (gấp nông, gấp sâu...)

- Đặt tên theo vị trí tương quan trong không gian (trên, dưới, trước, sau, trong, ngoài, dọc, ngang...) dựa vào 3 mặt phẳng trong không gian là mặt phẳng đứng dọc, đứng ngang và nằm ngang.

3. Các vùng trong cơ thể:

Cơ thể được chia là 2 phần, đó là phần chính và phần phụ.

- Phần chính bao gồm: đầu, cổ, ngực, bụng, khung chậu.

- Phần phụ bao gồm: chi trên và chi dưới. Riêng bụng được chia làm 9 vùng.

+ vùng thượng vị

+ Vùng trung vị


+ Vùng hạ vị

+ Vùng hạ sườn phải

+ Vùng hạ sườn trái

+ Vùng hông phải

+ Vùng hông trái

+ Vùng hố chậu phải

+ Vùng hố chậu trái

VI. KHOANG VÀ CÁC MÀNG CỦA CƠ THỂ

1. Khoang: dùng để chứa và bảo vệ các cơ quan bên trong, có 2 khoang chính là khoang lưng và khoang bụng. Khoang bụng thì được chia ra làm 2 bởi cơ hoành, đó là khoang ngực ở trên và khoang bụng chậu ở dưới. Khoang lưng thì chứa sọ não và tuỷ sống.

2. Màng: dùng để lót những khoang cơ thể và bao phủ hoặc phân chia các vùng, các cấu trúc, các cơ quan. Có 3 loại màng chính là niêm mạc (lót các cơ quan), thanh mạc (lót các khoang) và màng hoạt dịch (lớp màng lót trong các bao khớp).


GIẢI PHẪU CƠ, XƯƠNG ĐẦU MẶT CỔ - THÂN MÌNH


----------------//----------------


ĐẠI CƯƠNG:

Bộ xương người gồm có 206 xương, gồm các xương trục như: xương đầu mặt, cột sống, xương sườn và xương ức, các xương phụ như: xương chi trên và dưới.

1. Chức năng: Bộ xương có 5 chức năng chính:

@ Nâng đỡ: Bộ xương tạo nên 1 khung cứng để nâng đỡ cơ thể và là nơi bám của các cơ

@ Bảo vệ: Xương đầu mặt bảo vệ não, lồng ngực bảo vệ tim phổi, khung chậu bảo vệ bàng quang, tử cung.

@ Vận động: Các cơ bám vào xương, khi cơ co sẽ làm xương chuyển động quanh các khớp.

@ Tạo máu: Tủy xương tạo hồng cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu

@ Dự trữ Calci và phospho: xương cũng là nơi dự trữ và trao đổi mỡ, calci, phospho.

2. Phân loại:

Có thể phân loại xương dựa theo hình thể hay theo nguồn gốc cấu trúc.

@ Theo hình thể:

# Xương dài: xương cánh tay, xương đùi.

# Xương ngắn: Xương cổ tay, cổ chân.

# Xương dẹp: Xương vòm sọ, xương ức.

# Xương bất định hình: Xương thái dương, xương hàm trên.

# Xương vừng: Xương bánh chè…

@ Theo nguồn gốc cấu trúc:

# Xương màng : xương sọ, mặt.

# Xương sụn: xương chi, cột sống, xương ức, xương sườn.

3. Cấu tạo chung của các xương:

Ở xương dài gồm có: thân xương hình ống và 2 đầu phình to gọi là đầu xương. Thân xương cấu tạo bởi chất xương đặc và được bọc trong màng

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 01/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí