Giải pháp thu hút học viên theo học tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức - 2

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


1.Tính cấp thiết của đề tài


Trong thời đại 4.0 hiện nay, việc yêu cầu các bằng cấp hay chứng chỉ để ứng cử hay xin việc làm là một điều không thể thiếu đối với các nhà tuyển dụng. Ngoài tấm bằng đại học chứng minh cho trình độ học vấn của bạn thì các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu thêm một số bằng cấp hay các chứng chỉ liên quan để họ khẳng định bạn có đầy đủ các kỹ năng cần thiết cho công việc. Các trung tâm đào tạotư vấn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn hoàn thành các chứng chỉ cần thiết để có thể hoàn thiện hồ sơ, kỹ năng mà các nhà tuyển dụng yêu cầu.

Ngày nay, các trung tâm đào tạo và tư vấn đang càng tiếp cận gần hơn với các nhóm đối tượng cần các chứng chỉ để ứng cử hay xin việc làm. Việc cấp chứng chỉ tại trung tâm phải đảm bảo chứng chỉ đó được công nhận trên toàn quốc và giúp học viên hoàn thiện các kỹ năng tại khoá học mà mình đăng ký. Chính vì điều này mà các trung tâm đào tạo ngày càng mọc lên nhiều và do đó có rất nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Một khi trung tâm nào không đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì sẽ có các trung tâm khác nhanh chóng nhảy vào thu hút khách hàng chọn mình. Từ đó dẫn đến những cuộc cạnh tranh gay gắt trong lĩnh đào tạo và tư vấn này.

Đối với doanh nghiệp lớn, nhỏ nói chung và đặc biệt là Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức nói riêng thì khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, là tài sản quý giá của doanh nghiệp, tạo ra nguồn doanh thu chính cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nhận biết được tầm quan trọng của khách hàng, họ sẽ quản lý, vận dụng và chăm sóc tốt khách hàng của mình, khi đó doanh nghiệp sẽ nhận được sự quan tâm, ủng hộ về lâu dài của khách hàng và ngày càng phát triển mạnh hơn trong tương lai. Đối với doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì việc giữ chân khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng tiềm năng là rất quan trọng. Để thành công và đứng vững trên thị trường thì mỗi doanh nghiệp cần có một lượng khách hàng ổn định. Để tồn tại và phát triển được trước sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường, Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức cần xây dựng các chiến lược kinh doanh, chiến lược giá, chiến lược marketing,…. Và đặc biệt, cần chú trọng trong việc tìm cách giữ chân khách hàng hiện tại và làm gia

tăng khách hàng trong tương lai. Để nâng cao được năng lực cạnh tranh hiện tại của trung tâm thì phải luôn tạo ra cái mới, làm thoã mãn và tạo độ tin cậy cho khách hàng, khiến cho khách hàng hài lòng nhất khi đó mới có thể thu hút và giữ chân được khách hàng.

Trong những năm gần đây, thì trên địa bàn thành phố Huế đã có sự xuất hiện của khá nhiều trung tâm đào tạo và tư vấn đã gây ra nhiều khó khăn và thách thức cho trung tâm hiện nay. Từ đó có thể thấy rằng, việc thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Đây cũng là lý do tất yếu mà em lựa chọn đề tài “Giải pháp thu hút học viên theo học tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức” để làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng khai thác khách hàng và xác định yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút học viên của trung tâm trong những năm qua để đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm thu hút học viên đến theo học tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức trong thời gian tới.

Giải pháp thu hút học viên theo học tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức - 2

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút học viên của các cơ

sở giáo dục và đào tạo.

- Đánh giá thực trạng công tác thu hút khách hàng của Trung tâm Đào tạo và Tư

vấn Hồng Đức

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút học viên tại Trung tâm

Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức trong thời gian qua.

- Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm thu hút học viên đến với Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức trong thời gian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: công tác tăng số lượng học viên đến với Trung tâm

Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức để theo học.

- Đối tượng điều tra: Các học viên đang theo học tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức.

3.2 Phạm vi nghiên cứu


- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức

- Về thời gian:


Dữ liệu thứ cấp được phân tích trong giai đoạn 2017- 2019


Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2020

4 Quy trình nghiên cứu


Được thực hiện qua các bước:


+ Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu


+ Bước 2: Thiết kế mô hình nghiên cứu


+ Bước 3: Tìm hiểu cơ sở lý luận và các vấn đề liên quan


+ Bước 4: Thiết lập bảng hỏi


+ Bước 5: Khảo sát khách hàng


+ Bước 6: Phân tích và xử lý kết quả khảo sát


+ Bước 7: Kết luận và viết báo cáo

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu


- Dữ liệu thứ cấp


Nguồn thông tin dữ liệu thứ cấp do Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức cung cấp như: tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của trung tâm, số lượng nhân viên, lịch sử hình thành và phát triển,…..

Nguồn thông tin về số lượng khách hàng đã đăng kí theo học ở trung tâm đào

tạo và tư vấn Hồng Đức.

Ngoài ra còn thu thập từ các nguồn: sách báo, tạp chí, khoá luận, các đề tài nghiên cứu trước đó tại thư viện số và tài nguyên số của Trường Đại học Kinh Tế Huế,….

- Dữ liệu sơ cấp


Thu thập dữ liệu thông qua điều tra bằng bảng hỏi để thu thập ý kiến, thông tin của khách hàng đang theo học tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức.

5.2 Phương pháp xác định cỡ mẫu


Công thức 1: Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: dựa theo nhân tố của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Vì vậy, số lượng 27 biến quan sát trong thiết kế điều tra thì cần phải đảm bảo n = 5*m = 5*27 = 135 mẫu.

Công thức 2: Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là n = 50 + 8*m. Như vậy, theo công thức này, với số biến độc lập của mô hình là m = 5, kích thước mẫu n = 50 + 8*5 = 90 mẫu

Từ việc so sánh kết quả các cỡ mẫu có được sau khi áp dụng hai công thức chọn mẫu trên, Tác giả quyết định chọn cỡ mẫu lớn nhất để tiến hành điều tra, nhằm tăng độ tin cậy cho mẫu nên tôi chọn 150 mẫu để tiến hành điều tra.

5.3 Phương pháp chọn mẫu


- Kích thước mẫu: Do giới hạn về thời gian và nhân lực nên đề tài tiến hành khảo sát 150 học viên đã và đang theo học tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức

- Chọn mẫu ngẫu nhiên: Đối tượng điều tra là những học viên đã và đang theo học ở Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức được tác giả thu thập từ các nhân viên Phòng Đào tạo – Kế toán – Tổng hợp. Các học viên này đã và đang theo học, có trải nghiệm thiết thực nhất tại trung tâm. Tác giả tiến hành phát bảng khảo sát cho tất cả các học viên đã và đang theo học, thông qua phát bảng hỏi trực tiếp đối với học viên đang theo học đối với học viên đã theo học cho đến khi đạt cỡ mẫu yêu cầu thì kết thúc điều tra.

5.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

5.4.1 Dữ liệu thứ cấp


Trên cơ sở dữ liệu thứ cấp thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, tuyệt đối, tốc độ phát triển để thấy những kết quả đạt được về tình hình kinh doanh của trung tâm. Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp so sánh số liệu giữa các năm, các chỉ tiêu để đánh giá tốc độ phát triển của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức.

5.4.2 Dữ liệu sơ cấp


Sau khi thu thập xong dữ liệu từ khách hàng, tiến hành kiểm tra và loại đi những bảng hỏi không đạt yêu cầu. Tiếp theo là mã hoá, nhập và làm sạch dữ liệu. Sau đó tiến hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS 20 với các phương pháp sau.

Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng thống kê và mô tả mẫu nghiên cứu để

thấy được đặc tính mẫu nghiên cứu về giới tính, giới tính, nghề nghiệp,….


Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha: Hệ thống Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Phương pháp ngày giúp người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu.

Nhiều nhà nghiên cứu điển hình cho rằng:


Cronbach’s Alpha > 0,8 Thang đo tốt


0,7 < Cronbach’s Alpha < 0,8 Thang đo sử dụng được


0,6 < Cronbach’s Alpha < 0,7 Chấp nhận được nếu thang đo mới


Phương pháp phân tích nhân tố khám khá EFA: rút gọn một tập hợp quan sát thành một tập hợp các nhân tố có ý nghĩa hơn. EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm nhân tố khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị sai nhân tố ngay ban đầu. Các tiêu chí để phân tích EFA:

Hệ số KMO ( Kaiser-Meyer-Olkin): chỉ số để xem xét sự thích hợp của nhân tố.

Để phân tích nhân tố thích hợp, trị giá KMO nằm trong đoạn từ 0,5 đến 1.


Kiểm định Bartlett ( Bartlett ‘s test of sphericity): dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test <0,5), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.

Trị số Eigenvalue: là chỉ tiêu xác định nhân tố trong phân tích, chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1 mới giữ lại.

Tổng phuương sai trích: ≥ 50% mô hình phù hợp


Hệ số tải nhân tố (Factor Loading): giá trị biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát và nhân tố. Hệ số tải nhân tố này phải lớn hơn 0,5

Phương pháp phân tích tương quan


Dùng đề kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với các tập biến độc lập hay không. Vì điều kiện để hồi quy là trước mắt phải tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập.

Điều kiện để kiểm tra:


Nếu sig. < 0,05 chứng tỏ có sự tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và ngược lại.

Cách đọc kết quả dựa vào hệ số tương quan r: r < 0,2: Không tương quan

r từ 0,2 đến 0,4: Tương quan yếu


r từ 0,4 đến 0,6: Tương quan trung bình r từ 0,6 đến 0,8: Tương quan mạnh

r từ 0,8 đến < 1,0: Tương quan rất mạnh

Phương pháp hồi quy tuyến tính bội


Hồi quy tuyến tính là mô hình biểu diễn mối quan hệ nhân quả giữa một biến được gọi là biến phụ thuộc (Y) và một hay nhiều biến độc lập (X). Mô hình này giúp nhà nghiên cứu dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc trước khi biết trước giá trị của biến độc lập.

Y = α + β1X1i + β2X2i + ... + βnXni + εi Trong đó:

X là biến độc lập

Y là biến phụ thuộc

α,β là các hệ số

ε là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và

phương sai không đổi σ2

Kiểm định One samples T-Test: Được sử dụng để kiểm định về mức độ thỏa mãn trung bình của tổng thể.

Giả thiết:

H0: Giá trị trung bình của tổng thể bằng với giá trị kiểm định µ = u0 H1: Giá trị trung bình của tổng thể khác với giá trị kiểm định µ # u0 Nguyên tắc bác bỏ giả thiết:

Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thiết H0

Sig. > 0,05: Chưa đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0

6 Bố cục đề tài

Đề tài được chia làm 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phưong pháp nghiên cứu

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương I: Tổng quan về hoạt động thu hút khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đào tạo.

Chương 2. Thực trạng thu hút học viên của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức. Chương 3: Định hướng và giải pháp thu hút học viên theo học tại Trung tâm

Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức

Phần III Kết luận và kiến nghị

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 15/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí