Sơ Đồ Quản Lý Của Các Vqg Trực Thuộc Bộ Nn&ptnt


Đối với các VQG trực thuộc các tỉnh cũng được coi là một đơn vị sự nghiệp. Ban quản lý VQG là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý, bảo tồn và phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên về rừng, biển, phát triển và bảo vệ hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường kết hợp với các dịch vụ DLST theo quy định của Chính phủ trong phạm vi ranh giới của VQG.

Nhiệm vụ chính của các VQG trực thuộc các tỉnh cụ thể là:

- Tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của VQG bao gồm: Thực hiện các biện pháp nhằm phát triển bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất, tài nguyên nước và các tài nguyên thiên nhiên khác; thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại, phá hoại rừng, biển và môi trường gây thiệt hại đến VQG.

- Khôi phục và bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng, biển; bảo tồn tính đa dạng sinh học của VQG; bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử, văn hoá trong khu vực.

- Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc: Quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng; Lập dự án đầu tư phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn vùng đệm để ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân cư, đồng thời thiết lập quy chế trách nhiệm của cộng đồng dân cư và từng hộ gia đình trong việc bảo vệ, bảo tồn VQG; Tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và tài nguyên tự nhiên, các dịch vụ DLST, góp phần nâng cao thu nhập, gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của VQG.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học khu hệ thực vật rừng, khu hệ thực vật biển, khu hệ động vật rừng, khu hệ động vật biển (nhất là các loài động, thực vật quý hiếm) nhằm bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật của VQG theo đúng các quy định về nghiên cứu khoa học trong các khu rừng đặc dụng.


- Lựa chọn các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước hợp tác, tài trợ, đầu tư xây dựng, nghiên cứu khoa học tại VQG theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ NN&PTNT và các Bộ có liên quan.

- Phối hợp với các ngành có liên quan: Xây dựng dự án phát triển DLST trong VQG trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện dự án trên nguyên tắc không làm ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và tài nguyên rừng, biển; không làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên và môi trường của VQG; tạo nguồn thu để đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, biển và phát triển VQG.

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật bảo vệ rừng, biển, môi trường, cảnh quan thiên nhiên cho cộng đồng dân cư đang sinh sống trong VQG và vùng đệm.

- Tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của dự án đầu tư xây dựng VQG.

- Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, viên chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.

Với mô hình quản lý các VQG trực thuộc các tỉnh cho thấy nhiệm vụ trọng tâm của các VQG là bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, hoạt động du lịch sinh thái cũng đã được đề cập đến. Tuy nhiên do đặc điểm các khu rừng đặc dụng, đặc biệt là các VQG thường có vị trí xa trung tâm, ở các vùng núi hẻo lánh nên việc đầu tư khai thác DLST thì rất tốn kém mà nguồn ngân sách của các tỉnh lại thường không được ưu tiên cho lĩnh vực này.

3.1.2.2. Tổ chức khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia

* Về cơ cấu tổ chức

Ngoài chức năng bảo vệ rừng, bảo tồn hệ đa dạng sinh học các VQG còn có chức năng giáo dục môi trường và kinh doanh du lịch sinh thái.

Mô hình quản lý tại các VQG hiện tại gồm Ban giám đốc vườn, Bộ phận bảo tồn đa dạng sinh học, Bộ phận du lịch sinh thái và giáo dục môi trường. Bên cạnh việc bảo tồn đa dạng sinh học đang được coi là khá thành công thì việc khai thác tiềm năng du lịch tại các VQG chưa được coi trọng.


Các VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT đều thành lập trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường đây là bộ phân khai thác và kinh doanh du lịch sinh thái. Các VQG trực thuộc các tỉnh thì tùy vào vị trí, tiềm năng của các VQG mà thành lập Ban du lịch hoặc không thành lập.


Ban giám đốc

Phòng Tổ chức

hành chính

Phòng Kế hoạch tài chính

Phòng Khoa học & HTQT

Trung tâm DLST và GDMT

Hạt Kiểm lâm


Sơ đồ 3.3: Sơ đồ quản lý của các VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT


Ban giám đốc

Phòng Tổ chức

hành chính

Phòng Kế hoạch tài chính

Phòng Khoa học & HTQT

Phòng KT&NCKH (tổ DLST)

Hạt Kiểm lâm


Sơ đồ 3.4: Sơ đồ tổ chức của các VQG trực thuộc tỉnh


Các trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường ở các VQG là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc VQG, có chức năng giúp Giám đốc VQG thực hiện việc quản lý, tổ chức và phát triển các hoạt động về du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trong VQG. Nhiệm vụ của các trung tâm này là:

- Tổ chức, quản lý và phát triển các hoạt động về du lịch sinh thái

+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan tại VQG.


+ Tổ chức các loại hình du lịch phù hợp với quy hoạch và phát triển du lịch của tỉnh và của VQG.

+ Quản lý và phát triển các tài nguyên, các công trình phục vụ hoạt động du lịch sinh thái của VQG.

- Thực hiện các dịch vụ hoạt động du lịch sinh thái

+ Tổ chức đón tiếp khách đến tham quan; phục vụ các dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi, giải trí, phục vụ các hội nghị, hội thảo.

+ Giới thiệu và kinh doanh các sản phẩm du lịch, hàng lưu niệm, sản phẩm truyền thống của địa phương.

- Thực hiện các hoạt động về giáo dục môi trường

+ Giáo dục tuyên truyền về môi trường và phát triển lâm nghiệp bền vững, các văn bản pháp luật về bảo tồn thiên nhiên, những kiến thức về động, thực vật rừng cho du khách và cộng đồng địa phương.

+ Thực hiện công tác vệ sinh môi trường thuộc khu vực quản lý.

- Hỗ trợ cộng đồng dân cư trong VQG tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập

- Thực hiện các nhiệm vụ khác

Với cơ cấu tổ chức bộ phận khai thác du lịch sinh thái tại các VQG hiện nay thì bộ phân kinh doanh du lịch sinh thái mới chỉ đơn thuần là phục vụ khách tại chỗ, các VQG chưa có các bộ phận chuyên trách về nghiên cứu thị trường khách, quảng bá và thu hút khách, nguồn kinh phí cho hoạt động này cũng chưa được quan tâm đầu tư do đó đã làm giảm hiệu quả của việc khai thác nguồn tiềm năng to lớn này tại các VQG.

* Về kết quả kinh doanh

Những năm gần đây loại hình DLST đã được phát triển mạnh tại các VQG và khu BTTN. Tuy nhiên lượng khách đến đây còn thấp, các khu du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, lợi ích mang lại từ các khu DLST còn khiêm tốn. Trong số 6 VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT mới chỉ có một số đơn vị có nguồn thu từ DLST đạt 1 tỷ đồng/năm trở lên đó là VQG: Cát Tiên, Cúc Phương và Ba Vì.


Bảng 3.2: Cơ cấu các nguồn thu từ khách du lịch năm 2009

Đơn vị tính: đồng


TT

Chỉ tiêu

Cúc phương

Ba Vì

Cát Tiên

Yok don

Bạch mã

1

Vé tham quan

1.300.688.571

838.724.750

319.652.500


159.000.000


Tỷ trọng(%)

47,8

74,2

13,3


34,2


2

H.dẫn tham

quan, ăn uống


281.450.000


160.000.000


143.670.000



232.000


Tỷ trọng(%)

10,4

14,2

6,0


0,0

3

Nhà nghỉ

1.078.649.881

0

1.003.183.500


227.806.950


Tỷ trọng(%)

39,7

0

41,7


49,0


4

Vận chuyển

khách


0


0


900.508.000



50.000.000


Tỷ trọng(%)

0

0

37,4


10,8

5

Trông giữ xe

0

131.535.500

0


18.025.000


Tỷ trọng(%)

0

11,6

0


3,9

6

Ăn uống

0

0

0


0


Tỷ trọng(%)

0

0

0


0,0

7

Thu khác

58.121.274

0

40.520.750

246.635.879

10.000.000


Tỷ trọng(%)

2,1

0

1,7

100

2,2


Tổng số

2.718.909.726

1.130.260.250

2.407.534.750

246.635.879

465.063.950


Tỷ trọng(%)

100

100

100

100

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương - 11

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Các hoạt động du lịch tại các VQG hầu như chưa được đầu tư, nguồn thu từ du lịch hiện nay vẫn chủ yếu là nguồn thu từ vé vào cửa (VQG Ba Vì lên tới 74,2%) nguồn thu từ hướng dẫn tham quan còn rất hạn chế (VQG Cúc Phương có 10,4%; VQG Cát Tiên có 6,0% ), Các loại hình dịch vụ khác hầu như không có nguồn thu trong cơ cấu nguồn thu từ du lịch tại các VQG.

ặc dù một số vườn có nguồn thu từ khách du lịch trên 1 tỷ đồng/năm nhưng các nguồn thu này được trích lại cho VQG dưới 10% theo pháp lệnh phí và lệ phí và tỷ trọng các nguồn thu này trong tổng nguồn kinh phí thường xuyên của


các VQG thì còn quá thấp. Tính trung bình giai đoạn 2006 - 2009 đối với các VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT thì kinh phí từ việc thu phí và lệ phí được để lại cho các vườn mới chỉ chiếm ,6% kinh phí thường xuyên; nguồn kinh phí nhà nước cấp vẫn là chủ yếu lên đến 92, % tổng kinh phí thường xuyên của các vườn.

Từ thực trạng hoạt động khai thác tiềm năng DLST tại các VQG cho thấy các VQG đã chưa khai thác được lợi thế tiềm năng, sự đóng góp của nguồn tài nguyên phong phú này cho sự phát triển của vườn chưa đáng kể, do vậy cần phải có một cơ chế phù hợp để khai thác tối đa nguồn này nguyên DLST tại các VQG, tạo các nguồn thu cho các VQG, hạn chế sự phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước.


Bảng 3.3: Cơ cấu các nguồn kinh phí thường xuyên giai đoạn 2006 - 2009 của các VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT ( ĐVT: %)


Kinh phí thường xuyên

TT

Các VQG

Ngân sách

cấp

Phi, lệ phí

được để lại

SXKD và

dịch vụ

Tổng

1

Cúc Phương

80,4

16

3,6

100

2

Ba Vì

84,1

13,1

2,8

100

3

Tam Đảo

98,1

0

1,9

100

4

Cát Tiên

95,1

1,4

3,5

100

5

Yok Don

99,3

0

0,7

100

6

Bạch ã

96,7

3

0,3

100


Trung Bình

92,3

5,6

2,1

100

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.1.3. Nhận xét chung về quản lý, khai thác du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia Việt Nam

Hiện nay Việt Nam đã thiết lập được hệ thống các khu rừng đặc dụng chung cho toàn quốc, xây dựng các tiêu chí để thành các rừng đặc dụng (VQG, khu bảo tồn,…), các khu rừng đặc dụng được thành lập trải dài trên toàn bộ lãnh thổ Việt


Nam, hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng có các loài đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm đã được bảo tồn và nằm trong rừng đặc dụng.

Hệ thống quản lý các rừng đặc dụng này phụ thuộc vào từng loại rừng đặc dụng, như ở cấp Trung ương quản lý 06 VQG, còn lại trực thuộc tỉnh, việc xây dựng và quản lý dựa trên Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; QĐ số 62/200 /QĐ-BNN, ngày 12/10/2005 về việc ban hành tiêu chí phân loại rừng đặc dụng; QĐ số 1 6/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 về quy chế quản lý rừng; Nghị định số

2/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, ngày 24/12/2010 về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng, đây là nghị định được xây dựng tương đối hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay, thể hiện sự thông suốt về tổ chức và quản lý rừng.

Hệ thống tổ chức, quản lý rừng đặc dụng đã phần nào hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trên cả 3 tiêu chí Kinh tế - Xã hôi – ôi trường đó là; Đã tạo thêm nguồn thu cho các VQG góp phần bổ sung, hỗ trợ cho ngân sách nhà nước trong việc bảo tồn; Đã góp phần thức đẩy cộng đồng dân cư địa phương cùng tham gia vào công tác bảo vệ tài nguyên và hoạt động du lịch sinh thái góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người dân và tuyên truyền quảng bá, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tại địa phương; Thông quan việc liên kết giữa các cơ quan chức năng được giao quản lý bảo vệ rừng và người dân địa phương thì tài nguyên rừng đã ngày càng được bảo vệ, khoanh nuôi, phát triển, hệ sinh thái rừng ngày càng được bảo tồn và phát triển.

Hệ thống các khu rừng đặc dụng đã trở thành những nơi để nghiên cứu khoa học, thực tập, tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, bảo vệ nguồn nước, bảo tồn những văn hóa, kiến thức bản địa, bảo tồn đa dạng sinh học,…Tuy nhiên hệ thống tổ chức, quản lý rừng đặc dụng sau một thời gian thực hiện vẫn còn một số những bất cập sau:

Về chủ thể quản lý các VQG: Hệ thống quản lý các khu rừng đặc dụng chưa có một cơ chế rõ ràng và việc quản lý cũng chưa thống nhất. Cả nước có 30 VQG thì chỉ có 06 Vườn là thuộc Bộ NN&PTNT, còn lại trực thuộc UBND tỉnh và sở


NN&PTNT các tỉnh. Chính sự không thống nhất này đã dẫn đến việc quản lý và bảo tồn các VQG này không hiệu quả, mỗi nơi có cách làm riêng, phá vỡ kết cấu rừng chung của cả nước, ảnh hưởng đến chất lượng rừng và đa dạng sinh học.

Về quy hoạch và tổ chức quản lý: Theo Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý rừng đặc dụng thì Sở NN & PTNT tổ chức lập quy hoạch các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh và UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch các khu rừng đặc dụng đó hoặc có quyền điều chỉnh, chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng đó. Đứng trên quan điểm bảo tồn và phát triển: Sở NN & PTNT sẽ lập quy hoạch cho các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh là rất khó, bởi lập quy hoạch cho rừng đặc dụng cần phải có kiến thức sâu về bảo tồn, nó khác với quy hoạch sử dụng đất. Việc UBND tỉnh được phê duyệt, điều chỉnh, chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh ảnh hưởng không nhỏ đến quy hoạch rừng đặc dụng của cả nước bởi quan điểm bảo tồn chưa được chú trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương. Không tạo ra hành lang đa dạng sinh học đối với những vùng giáp ranh. Hiện nay vùng đệm của khu rừng đặc dụng thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương, các ban quản lý rừng đặc dụng chỉ có quyền quản lý trong phạm vi rừng quản lý của mình, trong khi đó việc thành lập vùng đệm rừng đặc dụng là để hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ rừng đặc dụng, do đó dẫn đến sự không hợp nhất về mặt quản lý và xây dựng kế hoạch phát triển cho vùng. Trong quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng ít được địa phương quan tâm và đưa vào kế hoạch, nghị quyết phát triển chung của địa phương. Khi xây dựng phát triển rừng đặc dụng chưa gắn kết giữa phát triển vùng lõi với vùng đệm, chưa có sự phát triển hài hòa giữa 2 vùng.

Về tài chính: Kinh phí phục vụ cho rừng đặc dụng rất thấp, ngân sách có thể rót trực tiếp từ Trung ương hoặc tỉnh nhưng kinh phí này chỉ đủ cho chi phí hoạt động bộ máy ban quản lý hoặc nếu có đầu tư chủ yếu cho xây dựng cơ bản, còn kinh phí dành cho bảo tồn rất ít và chưa được chú ý. Phần lớn các nguồn ngân sách này được cấp theo kế hoạch hàng năm và dựa trên cân đối giữa ngân sách Trung ương và tỉnh, do đó nguồn tài chính này không ổn định ảnh hưởng rất lớn đến công

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí