Nhóm Giải Pháp Tới Các Công Ty Du Lịch


đồng nói chung và của một hoạt động nào đó nói riêng là nâng cao nhận thức cho người dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Cộng đồng địa phương là cốt lõi của việc phát triển mô hình du lịch sinh thái theo hướng bền vững. Hiện tại các cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực VQG vẫn đang phải sống dựa vào môi trường tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày của mình. Hoạt động du lịch bước đầu tạo ra thu nhập cho một bộ phận người dân nhưng chưa nhiều,... Người dân đã ý thức được giá trị của rừng và tài nguyên tự nhiên, nhưng chưa ý thức được và chưa có nhiều hiểu biết về việc bảo tồn và bảo vệ rừng cũng như là hoạt động DLST.

4. . . . Nội dung chính của các giải pháp

Các giải pháp tập trung vào việc giáo dục nhận thức về môi trường và đào tạo bồi dưỡng năng lực để người dân tham gia vào hoạt động du lịch để có thêm thu nhập phụ, từng bước có thể thành thu nhập chính cho một bộ phận các cư dân địa phương.

Giáo dục về môi trường: Để tiến hành giáo dục về môi trường cho cộng đồng địa phương cần có một chương trình cụ thể được sự tham gia xây dựng và tư vấn từ chính phía cộng đồng. Ban quản lý VQG phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng khác tổ chức tuyên truyền, giáo dục, tập huấn người dân:

- Nâng cao nhận thức về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phát triển du

lịch.

- Các biện pháp cụ thể để khai thác tài nguyên hợp lý, gìn giữ và bảo vệ

môi trường tự nhiên của VQG theo hướng bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

- Nâng cao năng lực giao tiếp và truyền đạt về môi trường và bảo vệ môi

trường.

Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương - 19

- Thiết lập các quy tắc và luật lệ trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.

Việc nâng cao nhận thức về môi trường phải làm rõ cho cộng đồng địa phương về giá trị và tầm quan trọng của môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh việc làm rõ tầm quan trọng thì việc phổ biến và giúp người dân trong cộng


đồng biết và hiểu được các quy định pháp luật của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ rừng cũng là một nội dung bắt buộc phải có trong chương trình.

Để tạo sự bền vững trong công tác giáo dục về môi trường thì công tác này phải do người dân địa phương thực hiện, đặc biệt là những người có uy tín, có kinh nghiệm và tiếng nói trong cộng đồng. Hơn nữa trong các cộng đồng dân cư cư trú lâu đời trong phạm vi VQG các giá trị văn hóa và truyền thống đều gắn bó mật thiết với tự nhiên của hồ, hệ thống sông, suối, hang động và rừng. Việc tuyên truyền các giá trị này từ những người cao tuổi tới thế hệ trẻ cũng có vai trò to lớn đối với việc nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho chính cuộc sống. Vì lý do đó, việc bồi dưỡng năng lực trong vấn đề giao tiếp và tuyên truyền về môi trường và bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng.

Việc giáo dục môi trường cũng phải dựa trên sự tương tác và chủ động tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động giáo dục như xây dựng các quy tắc, luật lệ cho việc bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện thực tế tại cộng đồng cũng như các quy định và luật pháp của Nhà nước.

Đào tạo bồi dưỡng năng lực: Hoạt động bồi dưỡng năng lực nhằm cung cấp cho người dân trong cộng đồng những kiến thức để họ có thể chủ động tham gia có hiệu quả vào hoạt động du lịch, từ đó có thêm các khoản thu nhập nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần. Các khoản thu nhập này có thể giúp họ giảm bớt sự phụ thuộc vào rừng trong cuộc sống hàng ngày của mình. Căn cứ trên tình hình thực tế tại cộng đồng cần phải có các chương trình đào tạo về:

- Kiến thức và k năng sơ đẳng về chế biến thực phẩm sạch, hợp vệ sinh, an

toàn.


- Tiếng Anh giao tiếp cơ bản phục vụ cho hoạt động du lịch

- Phát triển sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch.

- Tổ chức hoạt động lưu trú tại gia cho khách du lịch

- K năng cơ bản về hướng dẫn khách du lịch v.v...


Để đảm bảo tính khả thi và bền vững chương trình giáo dục môi trường và bồi dưỡng năng lực cần bắt đầu từ khâu xác định nhu cầu, tiến hành xây dựng chương trình và học liệu, bồi dưỡng đội ngũ đào tạo viên nguồn, tiến hành đào tạo về giáo dục môi trường tại cộng đồng.

Để thực hiện các mục tiêu và nội dung của giải pháp thì đòi hỏi cộng đồng dân cư và Ban quản lý VQG phải có cơ chế thực hiện thống nhất. Đối với cộng đồng địa phương tìm kiếm sự tham gia, họ có thể chọn từ một loạt các mức độ tham gia, bao gồm:

- Tham gia vào bảo vệ tài nguyên và cho thuê để phát triển trong khi chỉ đơn giản là giám sát tác động;

- Làm việc thường xuyên, bán thời gian hoặc toàn thời gian cho các nhà khai thác tour du lịch;

- Cung cấp dịch vụ cho VQG như chế biến thực phẩm, hướng dẫn, vận chuyển, nơi ăn nghỉ, hoặc một sự kết hợp của các bên trên;

- Thành lập liên doanh với VQG và các công ty du lịch, nơi cộng đồng cung cấp hầu hết các dịch vụ trong khi các đối tác quản lý tiếp thị, hậu cần và có thể hướng dẫn song ngữ, và

- Hoạt động như chương trình dựa vào cộng đồng độc lập.


4.3.4. Nhóm giải pháp tới các công ty du lịch

4. .4.1. ục tiêu của giải pháp

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các công ty du lịch hoạt động trên địa bàn hoặc gửi khách tới phạm vi VQG về DLST.

- Tăng thêm mức chi tiêu của khách du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ chuyến đi và giảm tác động của khách khi tới VQG.

- Xác định những đặc trưng cơ bản của khách du lịch sinh thái, tăng cường khai thác thị trường khách du lịch sinh thái ( đây đang là xu hướng phát triển của du lịch.)


4. .4.2. Cơ sở của giải pháp

Các công ty du lịch là những người tập hợp, quảng bá và thu hút khách cho các VQG. Trong các chương trình du lịch của các công ty du lịch thì VQG và tài nguyên DLST của VQG là một trong những điểm đến quan trọng, đặc biệt trong xu thế du lịch hiện nay là hướng tới thiên nhiên. Do vậy khi xây dựng quy hoạch, xác định các tuyến điểm, xây dựng các quy định về khai thác du lịch cần phải có sự tham vấn của các công ty du lịch.

Các công ty du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn nguồn khách và khống chế số khách tới thăm VQG. Đồng thời các công ty du lịch luôn muốn có thêm sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách đi du lịch có trách nhiệm và khả năng chi trả cao.

4. .4. . Nội dung chủ yếu của giải pháp

- Nghiên cứu các sản phẩm du lịch và dịch vụ, các kênh phân phối và mức độ khai thác hệ sinh thái trong hoạt động du lịch của các công ty du lịch trên địa bàn hoặc gửi khách tới địa bàn VQG.

- Tổ chức các hội thảo nâng cao nhận thức và lấy ý kiến đóng góp của các công ty về phát triển DLST theo hướng bền vững.

- Tổ chức các lớp đào tạo về k năng, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, kiến thức về hệ sinh thái tại VQG cho nhân viên các công ty du lịch hợp tác trong việc phát triển DLST theo hướng bền vững tại VQG.

- Phối hợp với các công ty du lịch trong xây dựng và quảng bá các sản phẩm DLST đích thực.

- Các công ty du lịch có trách hiệm phối hợp với Ban quản lý VQG và cộng đồng địa phương trong việc xây dựng điểm đến du lịch sinh thái tại VQG. Các công ty du lịch cung cấp định hướng và đặc trưng của khách du lịch sinh thái giúp cho việc xây dựng các tuyến điểm du lịch trong VQG phù hợp.

- Các công ty du lịch cần thường xuyên nghiên cứu hoặc kết hợp với các tổ chức du lịch xây dựng bảng thông tin chung về khách du lịch sinh thái theo từng khu vực và từng thời kỳ để có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp. Ví


dụ hộp 4.2. mô tả đặc điểm của khách du lịch sinh thái do tổ chức cộng đồng du lịch sinh thái quốc tế xây dựng dựa trên điều tra khách du lịch ở bắc vào năm 199 .


Hộp 4.2 Đặc điểm khách du lịch sinh thái.

Tổ chức Cộng đồng du lịch sinh thái quốc tế đã xây dựng bảng thông tin chung về khách du lịch sinh thái dựa trên cuộc điều tra khách du lịch sinh thái ở Bắc Mỹ vào năm 1998:

- Tuổi: Từ 35-54 tuổi, tuy nhiên tuổi của khách du lịch thay đổi theo loại hoạt động du lịch và các yếu tố khác như chi phí..

- Giới: 50% phụ nữ và 50% nam giới, tuy nhiên có sự khác biệt về giới rõ rệt ở một số hoạt động cụ thể.

- Giáo dục: 82% là người tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Dù vậy, có một sự thay đổi trong quan tâm đến du lịch sinh thái giữa người có trình độ cao và người có trình độ thấp hơn, thể hiện sự mở rộng của du lịch sinh thái sang các thị trường chính.

- Thông tin chung về hộ: Không có sự khác biệt giữa khách du lịch thông thường và khách du lịch sinh thái.**

- Quy mô đoàn khách du lịch: Phần lớn (60%) khách du lịch sinh thái được phỏng vấn trả lời họ thích đi du lịch theo cặp đôi, chỉ 15% thích đi du lịch với gia đình và 13% thích đi một mình.

- Độ dài của tour du lịch: Một bộ phận lớn khách du lịch sinh thái (50%) cho rằng tour du lịch nên kéo dài từ 8 đến 14 ngày.

- Chi tiêu: Khách du lịch sinh thái thường chi tiêu nhiều hơn khách du lịch thông thường, một tỷ lệ lớn khách du lịch sinh thái (26%) cho rằng họ sẵn sàng chi

$1,001- $1,500 cho mỗi chuyến đi.

- Những vấn đề quan trọng của một tour du lịch: 3 vấn đề quan trọng nhất đối với khách du lịch sinh thái là: (1) thiết lập khu vực hoang dã, (2) quan sát động vật hoang dã, và (3) đi bộ đường dài/ đi bộ. Trong khi đó, 2 động lực lớn nhất tham gia hoạt động du lịch sinh thái tiếp theo của khách du lịch là: (1) hưởng



thụ quang cảnh thiên nhiên và (2) trải nghiệm mới/ địa điểm mới.


** Khách du lịch sinh thái = Khách du lịch đã từng trải nghiệm ít nhất một tour du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái được định nghĩa trong nghiên cứu này là du lịch định hướng thiên nhiên/mạo hiểm/văn hóa.

( Ecotourist Market Profile completed by HLA and ARA consulting firms; The International Ecotourism Society, 1998)[59]


4.3.5. Nhóm giải pháp tới khách du lịch

4. . .1. ục tiêu của giải pháp

- Nâng cao nhận thức của du khách về mô hình DLST theo hướng bền vững tại VQG.

- Có các tiêu chí giúp khách lựa chọn các chương trình DLST đích thực khi tham quan các khu vực trong VQG.

- Tăng thêm mức đóng góp của khách trong các nỗ lực bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa.

- Nâng cao giáo dục môi trường và trải nghiệm cho khách du lịch sau mỗi chuyến đi.

4. . .2. Cơ sở của giải pháp

Khách du lịch khi tới VQG không chỉ tham quan thắng cảnh thiên nhiên mà còn đến để thưởng thức không khí mát mẻ, sảng khoái sau các đợt làm việc căng thẳng hoặc trong các dịp nghỉ lễ. ột phần, họ muốn tìm hiểu về vai trò, ý nghĩa của rừng, cây và các loài động vật, tầm quan trọng của công tác bảo tồn, từ đó có ý thức và trách nhiệm hơn với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, khi có các hoạt động du lịch thì cơ sở hạ tầng, vật chất được cải thiện, nâng cấp và khách du lịch sẽ được hưởng phần nào những dịch vụ từ hoạt động du lịch đem lại.

Các VQG có nhiều tiềm năng cung cấp các các trải nghiệm nói trên nhưng chưa có các phương pháp đầy đủ để định hướng du khách có được hành vi đúng đắn đối với hoạt động du lịch sinh thái.


Những khách muốn có trải nghiệm du lịch sinh thái thực thụ chưa có nhiều cơ hội để lựa chọn các công ty cung cấp các sản phẩm du lịch sinh thái đạt chuẩn.

4. . . . Nội dung chính của giải pháp

Tổ chức các hoạt động cộng đồng như hội thảo, tọa đàm, giới thiệu trong website... về DLST và phát triển bền vững nói chung và mô hình DLST theo hướng bền vững nói riêng tại VQG với những đặc thù rất khác biệt của các VQG để thu hút sự chú ý của các khách du lịch hiện có và tiềm năng.

Xây dựng website, các ấn phẩm quảng cáo, sử dụng các công ty du lịch để tuyên truyền tới du khách. Lập danh mục các công ty và các sản phẩm DLST đạt chuẩn để du khách có thể tìm hiểu và lựa chọn được các công ty cung cấp các sản phẩm DLST theo hướng bền vững thực thụ và có chất lượng phù hợp.


Hộp 4.3. Đặc trưng của một điểm đến du lịch sinh thái

- Phát triển mật độ thấp: khu vực tự nhiên chiếm đa số, cảnh quan được xây dựng không chiếm ưu thế.

- Chứng tỏ rằng du lịch không gây hại đến hệ thống tự nhiên như kênh rạch, khu vực ven biển, đầm lầy và khu vực có động vật hoang dã.

- Phát triển các doanh nghiệp cộng đồng nhỏ, bao gồm quầy hàng ăn uống và các loại hình doanh nghiệp thủ công khác được sở hữu bởi cộng đồng địa phương.

- Nhiều khu vui chơi ngoài trời được thiết kế nhằm bảo vệ tài nguyên dễ bị xâm phạm, bao gồm cả đường xe đạp hoặc đường mòn được chia sẻ giữa người dân địa phương và khách du lịch.

- Phát triển nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng và các doanh nghiệp do cộng đồng địa phương sở hữu cung cấp dịch vụ thân thiện với nhân viên mến khách và năng động.

- Tổ chức hàng loạt những lễ hội và sự kiện địa phương thể hiện lòng tự hào về cộng đồng địa phương, môi trường tự nhiên và di sản văn hóa.

- Dọn dẹp những công trình công cộng được sử dụng giữa khách du lịch và cộng



đồng địa phương như phòng tắm công cộng hay nhà vệ sinh công cộng.

- Tổ chức hoạt động tương tác một cách thân thiện giữa cộng đồng địa phương và khách du lịch ở những địa điểm gặp gỡ tự nhiên như cửa hàng địa phương hay ghế nghỉ chân trên bờ biển.

(Megan Epler Wood,2002)[59]


4.4. Một số kiến nghị

4.4.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

- Cấp quản lý VQG là Bộ NN&PTNT cho phép khai thác và mở rộng chức năng kinh doanh các tiềm năng DLST ở các VQG.

- Khi quy hoạch DLST cần có sự phối hợp của các chuyên gia về sinh thái, bảo tồn và các nhà hoạch định du lịch cũng như các quan chức địa phương để tránh việc phát triển DLST một cách bừa bãi và đảm bảo cho hoạt động DLST không vi phạm các nguyên tắc, không đi quá giới hạn cho phép.

- Có cơ chế chính sách quy định riêng cho hoạt động du lịch ở các VQG vì đặc thù của loại hình du lịch này.

- Có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển DLST, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông cho các VQG và Khu BTTN vì hầu hết các khu này đều có vị trí xa với các trung tâm nên giao thông không thuận lợi.

- Kết hợp các chương trình DLST với các chương trình phát triển khác.

4.4.2. Đối với các vườn quốc gia

- Để khai thác tiềm năng DLST một cách có hiệu quả thì các VQG nên thành lập một bộ phận chuyên trách quản lý công việc kinh doanh, cụ thể là công ty chuyên về kinh doanh lĩnh vực du lịch trực thuộc VQG,

- Phải có qui hoạch du lịch chi tiết, toàn diện trong phạm vi vườn quản lý để có cơ sở tiến hành tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái hợp lý.

- Vườn quốc gia cần gửi người đi đào tạo tại các cơ sở có trình độ phát triển cao về du lịch sinh thái (trong và ngoài nước). Nguồn nhân sự này sẽ đóng vai trò làm lực lượng chủ chốt trong sự phát triển du lịch sinh thái trong thời gian tới. Cần

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí