Giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020 - 2


Hoạt động du lịch là hoạt động rèn luyện đạo đức tinh thần cho con người:

Thông qua hoạt động du lịch làm tăng thêm lòng yêu đất nước, yêu quê hương và lòng yêu đời, yêu cuộc sống cho du khách. Trong quá trình đi du lịch, du khách tận mắt chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, những tinh hoa văn hoá dân tộc, sự nghiệp của thế hệ đi trước và thành tựu xây dựng vĩ đại của thời hiện đại, từ đó làm tăng thêm niềm tự hào về Tổ Quốc, về con người và tình cảm đối với cuộc sống.

Thông qua các tour du lịch ra nước ngoài, du khách cũng có thể thông qua việc tham quan để từ đó so sánh và làm nổi bật được nét đặc sắc, độc đáo của nền văn hoá đầy bản sắc của quốc gia mình, làm cho du khách có chí hướng giữ gìn, phát triển và làm vẻ vang, rạng rỡ cho Tổ Quốc.

1.2. CÁC KHÁI NIỆM KHÁC

1.2.1. Khách du lịch:

Xuất phát từ những nhận định về khái niệm du lịch nên có nhiều định nghĩa

về khách du lịch như sau:

Nhà kinh tế học người anh (Ogilvie) cho rằng: khách du lịch là tất cả những người thõa mãn 2 điều kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong khoảng thời gian dưới một năm và chỉ tiêu tiền tại nơi họ đến mà không kiếm tiền ở đó.

Theo nhà xã hội học Cohen: khách du lịch là một người tự nguyện rời khỏi nơi cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian nhất định với mong muốn được giải trí khám phá những điều mới lạ từ những chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Định nghĩa khách du lịch còn phân biệt rõ khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa:

Khách du lịch quốc tế: là người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để trả lương ở nơi đến.


Ngoài ra, Pháp lệnh du lịch Việt Nam còn quy định: khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam đi du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

Khách du lịch nội địa là người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc gia nào, đi đến một nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia đó, ở một thời gian ít nhất 24 giờ và không quá 1 năm, với các mục đích: giải trí, công vụ, hội họp, thăm thân… ngoài những hoạt động để lãnh lương ở nơi đến.

Pháp lệnh du lịch Việt Nam còn quy định: khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

1.2.2. Khái niệm nhu cầu:

Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.

Con người có nhiều nhu cầu, đa dạng và phức tạp. Nhu cầu thì vô hạn và thay đổi theo thời gian, theo đà phát triển của xã hội. Xã hội phát triển cao thì con người cũng có những nhu cầu cao. Theo Abraham Maslow, nhu cầu chia làm 5 bậc:

Nhu cầu sinh lý (Psychological needs) như: ăn, uống…

Nhu cầu an toàn (Safety needs) như an ninh trật tự, không ai quấy rầy…

Nhu cầu xã hội (Social needs) như tình cảm, giao lưu bạn bè…

Nhu cầu được tôn trọng (Esteem needs) như địa vị trong xã hội để được

mọi người tôn trọng…

Nhu cầu tự khẳng định mình: (Self actualisation needs) như làm những gì mình thích để phát huy hết tài năng của mình.

Maslow cho rằng nhu cầu của con người được sắp xếp trật tự theo thứ bậc ý nghĩa quan trọng từ cấp thiết nhất đến ít cấp thiết nhất. Và theo ông, trong thời gian khác nhau, con người lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau.


1.2.3. Khái niệm sản phẩm dịch vụ:

1.2.3.1. Khái niệm sản phẩm:

Có rất nhiều khái niệm liên quan đến sản phẩm du lịch:

Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch.

Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình.

Theo tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa, tiến sĩ sử học, uỷ viên đoàn chủ tịch hội người Việt Nam tại Pháp: sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu của du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn, ở và giải trí.

Theo các nhà du lịch Trung Quốc, sản phẩm du lịch bao gồm 2 mặt chính:

Xuất phát từ đích tới du lịch, sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ của nhà kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch, cung cấp cho du khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch.

Xuất phát từ góc độ người du lịch là chỉ quá trình du lịch một lần do du khách bỏ qua thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được.

Theo các tác giả Trần Ngọc Nam và Trần Duy Khang: sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình.

Theo Michael M.Coltman: Sản phẩm du lịch có thể là món hàng cụ thể như thức ăn hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí nơi nghỉ mát.

Từ các định nghĩa trên có thể đưa ra một định nghĩa bao quát và ngắn gọn hơn: sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hoá và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch.


1.2.3.2. Khái niệm dịch vụ:

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Thanh: dịch vụ là một loại hàng hóa đặc biệt, nó

có những nét đặc trưng riêng mà hàng hóa hiện hữu không có.

Dịch vụ du lịch về cơ bản cũng có 4 đặc điểm nổi bật như sau.

Dịch vụ có tính chất không hiện hữu (vô hình): là đặc điểm cơ bản của dịch vụ. Tuy vậy sản phẩm dịch vụ vẫn mang nặng tính vật chất (như khách du lịch có thể thưởng thức nội dung, chương trình văn nghệ, nghe một bài hát…. Không tồn tại dưới dạng vật chất nào, không cầm được nó. Tính chất không hiện hữu biểu hiện khác nhau ở từng loại sản phẩm.

Do vật chất có tính chất không hiện hữu nên người mua đứng trước sai số lớn khi nua dịch vụ. Vì thế để xây dựng niềm tin nơi khách hàng, doanh nghiệp cần cụ thể hóa các yếu tố vô hình thông qua các vật liệu như tờ rơi, hình ảnh trực quan sinh động…

Dịch vụ có tính không đồng nhất: việc cung cấp dịch vụ không thể tạo ra dịch vụ như nhau trong thời gian khác nhau. Vì thế ở mỗi thời điểm, mỗi đối tượng khách cũng có những cảm nhận vầ chất lượng khác nhau. Vì vậy sản phẩm dịch vụ du lịch sẽ có giá trị cao khi thỏa mãn nhu cầu riêng biệt của khách hàng.

Dịch vụ có tính chất không tách rời: Sản phẩm dịch vụ gắn liền với những hoạt động cung cấp dịch vụ. Các sản phẩm cụ thể là không đồng nhất nhưng đều mang tính hệ thống. Quá trình sản xuất gắn liền với việc tiêu dùng dịch vụ. Người tiêu dùng cũng tham gia vào hoạt động sản xuất cung cấp dịch vụ cho chính mình. Có nhu cầu, có khách hàng thì quá trình thực hiện dịch vụ mới có thể thực hiện được.

Dịch vụ có tính không lưu trữ: dịch vụ không thể tồn kho, không cất trữ và không thể vận chuyển từ khu vực này đến khu vực khác. Vì vậy việc sản xuất, phân phối và tiêu dùng dịch vụ cũng giới hạn bởi thời gian.


1.2.4. Khái niệm du lịch sinh thái

Định nghĩa về du lịch sinh thái ở việt nam:

Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

Sự khác nhau giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch thiên nhiên khác thể hiện ở các mặt:

Có mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề.

Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân du khách thành những người đi tiên phong trong công tác bảo tồn môi trường.

Phát triển du lịch sinh thái sẽ làm giảm thiểu tác động tiêu cực của du khách đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên.

1.2.5. Khái niệm du lịch sinh thái cộng đồng:

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dựa trên sự đa dạng về điều kiện sinh thái tự nhiên, sự phong phú của các làng nghề truyền thống và nét đặc sắc của các dân cư bản địa tại những điểm đến. Tham gia loại hình du lịch này du khách được đến với cộng đồng dân cư địa phương, thực hiện những cuộc đối thoại, tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa, tắm mình trong cuộc sống của người dân.

Loại hình du lịch cộng đồng đã khuyến khích các cộng đồng dân cư tại nơi khách đến tham quan vào các hoạt động du lịch và tạo thêm thu nhập, giảm nhẹ một phần khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần mà họ đang phải chịu đựng, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

1.2.6. Vai trò của DLST cộng đồng:

Ngày nay, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người

trong đời sống công nghiệp hiện đại, càng ngày càng có nhiều người thích phương


thức du lịch đến với các cộng đồng dân cư địa phương, thực hiện những cuộc đối thoại, tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa, tắm mình trong cuộc sống của người dân. Sự đa dạng về văn hóa và sinh thái là những nét mới trong nhu cầu tìm hiểu của du khách tham quan. Vì thế loại hình du lịch cộng đồng đã khuyến khích cộng đồng dân cư tại nơi khách đến tham gia vào các hoạt động du lịch và tạo thêm thu nhập, giảm nhẹ một phần những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần mà họ đang phải chịu đựng.

Một trong những điều kiện góp phần phát triển du lịch cộng đồng là phát triển các làng nghề. Làng nghề hình thành lâu đời ở nước ta nhưng sự ra đời của nó không đồng điều trong các vùng của cả nước và thực sự chỉ phát triển kể từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới.

Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, nhiều làng nghề năng động đã tìm hướng đi cho mình bằng sự phát triển các làng nghề truyền thống. Bằng những nổ lực đó, nhiều làng nghề đã khôi phục lại những sản phẩm truyền thống như: dệt lụa, dệt thổ cẩm, thêu ren, đan mây, gốm sứ, đồ gỗ, đúc đồng…nổi tiếng một thời bị mai mọt vì không được khuyến khích. Những làng nghề đó đang dần dần trở thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách, không những chỉ giới thiệu được truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc mà còn sáng tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách tham quan, tăng thêm thu nhập cho cá nhân và gia đình.

1.2.7. Khái niệm cơ sở làng nghề:

Làng nghề là những làng trước đây nguồn thu chủ yếu vào nông nghiệp là chủ yếu nhưng do điều kiện khách quan nào đó (vị trí địa lí thuận lợi, nghề phụ có thị trường tiêu thụ rộng lớn trên bình diện vùng, miền…) các làng nghề đã chuyển hẳn sản xuất các sản phẩm mang tính chuyên biệt và nguồn thu của các sản phẩm là nguồn thu nhập chính của làng.

1.2.8. Khái niệm cơ sở lưu trú:

Cơ sở lưu trú du lịch là những cơ sở kinh doanh về buồng phòng, và các dịch vụ khác phục vụ du khách.


Cơ sở lưu trú bao gồm: khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều, bãi cắm trại cho thuê, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú chủ yếu.

1.2.9. Khái niệm điểm du lịch:

Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút du

khách.

1.2.10. Khái niệm tuyến du lịch:

Tuyến du lịch là lộ trình kết nối các điểm du lịch, khu du lịch khác nhau về

chức năng nhằm đáp ứng cho nhu cầu đi tham quan du lịch của du khách.

1.2.11. Khái niệm tài nguyên du lịch:

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch.

1.2.11.1. Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng- (Nguyễn Đức Qúy – Trung tâm Khoa học tự nhiên & Công nghệ Quốc gia – 2001).

Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam:

Toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên (nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời sống), là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người. Tất cả những dạng vật chất khi chưa được hiểu biết, khai thác, sử dụng thì chưa được gọi là TNTN mà chỉ là điều kiện tự nhiên hay môi trường tự nhiên, cho nên TNTN mang tính chất xã hội, được "xã hội hoá". TNTN là tư liệu sản xuất bao quát nhất, là điều kiện không thể thiếu được của hoạt động sản xuất của xã hội. Thành phần của chúng bao gồm các nguồn TNTN có thể phục hồi được và các nguồn TNTN không thể phục hồi được. Có những TNTN có thể coi như vô tận, nhưng có những TNTN sẽ bị cạn kiệt. TNTN được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau tuỳ


thuộc vào đặc điểm, tính chất và mục đích sử dụng của chúng. Nhưng có thể tổng

quát phân loại TNTN thành các dạng chính theo sơ đồ sau:


TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục 1


TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ và được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch. Trong chuyến du lịch, người ta thường tìm đến những nơi có phong cảnh đẹp. Phong cảnh theo một nghĩa nào đó được hiểu là một khái niệm tổng hợp liên quan đến tài nguyên du lịch. Căn cứ vào mức độ biến đổi của phong cảnh do con người tạo nên, có thể chia nó làm 4 loại:

- Phong cảnh nguyên sinh (thực tế rất ít gặp trên thế giới)

- Phong cảnh tự nhiên, trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con

người.

- Phong cảnh nhân tạo (văn hoá), trước hết nó là những yếu tố do con người tạo

ra.

- Phong cảnh suy biến (loại phong cảnh bị thoái hoá khi có những thay đổi

không có lợi đối với môi trường tự nhiên).

Các thành phần của tự nhiên với tư cách là TNDL có tác động mạnh nhất

đến hoạt động du lịch là: địa hình, nguồn nước và thực – động vật.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2023