tăng chi phí hiện tại là do cần thiết phải trả về cho tự nhiên những “nghĩa vụ cũ” của thời kỳ, khi mà xã hội chưa có những phương tiện để thực hiện những mục tiêu đó, khi mà tất cả phải hy sinh để thực hiện nhanh chóng tạo ra cơ sở sản xuất cần thiết. Ở Đà Lạt, việc nâng cao các phương pháp nhằm bảo vệ tự nhiên và tái tạo tự nhiên đã được quan tâm. Cần phải có các dự án khôi phục và bảo vệ tài nguyên rừng Đà Lạt nhằm nâng cao chất lượng du lịch tại thành phố.
Việc khai thác rừng thông cùng với việc trồng thêm rừng thông bằng cách tăng diện tích sẽ làm cho môi trường được thông thoáng hơn và dần dần rừng sẽ được quy hoạch theo đúng quy trình mà con người đã thiết kế. Rừng là nguồn tài nguyên quý giá mà thành phố đã có và đang cố gắng gìn giữ, vì nó là lá phổi của thành phố, là nguồn khí hậu trong lành cho ngành du lịch cần khai thác và phát triển. Rừng thông là sản phẩm đặc biệt của Đà Lạt, là nguồn lợi xanh mà thiên nhiên đem lại cho con ngươiø, và rừng thông cũng là một điểm mạnh của du lịch sinh thái của thành phố.
Nước- nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất mà mọi ngành hiện nay đều phải sử dụng đến và không thể có gì thay thế được. Những hồ có trữ lượng nước lớn ở Đà Lạt là nơi đảm bảo cho môi trường sinh thái tốt cần phải tiếp tục đầu tư kinh phí vào việc bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm. Từ đó có thể làm sáng tỏ những vấn đề nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư vào mục đích sinh thái. Các khu hồ chứa nước cần theo dõi thường xuyên và xử lý khi có hiện tượng nước bị ô nhiễm. Cần quan tâm đặc biệt Hồ Xuân Hương vì nó là trung tâm du lịch của thành phố và là nơi tập trung đông nhất số lượng người qua lại.
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Đà Lạt chủ yếu là do nguồn nước thải và rác thải của các khu sinh hoạt, trường học, bệnh viện, khu vực sản xuất nông nghiệp (trồng rau, dâu, hoa, khoai các loại,… do sử dụng nhiều thuốc sâu), công nghiệp (nhà máy bia, rượu),…Thành phố cần có những biện pháp giảm thiểu tối
đa mức ô nhiễm nhằm đảm bảo sức khỏe của người dân và bảo vệ môi trường du lịch.
Các cơ quan có trách nhiệm phải tích cực triển khai và kiểm tra thường xuyên các biện pháp bảo vệ các hồ chứa nước đảm bảo lượng nước dự trữ lớn và nước đủ, sạch cho tiêu dùng của người dân cũng như khách du lịch.
Bầu khí quyển tại Đà Lạt có ưu việt là giữ được bền vững vì không bị ô nhiễm do rác thải công nghiệp ( như khói, bụi của các nhà máy) như một số thành phố khác có khu công nghiệp. Rõ ràng không khí tại Đà Lạt hơn hẳn các khu vực như Biên Hòa, Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh hay Đà Nẵng,…vì những yếu tố nêu trên. Đây là một ưu việt lớn mà Đà Lạt độc quyền và trong tương lai nó vẫn giữ mức kỷ lục về sự trong sạch của khí quyển so với các nơi khác.
Vấn đề rác thải cũng như nước thải ở đây mặc dù không gây ảnh hưởng lớn đến tầng khí quyển, tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến những lượng thuốc trừ sâu ở các khu vực trồng rau, cây quả của dân làm vườn, các khu vực thí nghiệm sẽ làm ảnh hưởng đến không khí. Nếu nồng độ thuốc trừ sâu lớn tại các khu vực nói trên tất nhiên sẽ làm cho không khí bị ô nhiễm. Các đơn vị quản lý môi trường phải tăng cường việc kiểm tra công tác khai phá đất đai để trồng cây rau màu, cây cảnh nhằm hạn chế tối đa việc lạm dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Xét Về Thực Trạng Môi Trường Du Lịch Thành Phố Đà Lạt
- Phương Hướng Phát Triển Môi Trường Thành Phố Đến Năm 2015
- Giải pháp phát triển môi trường phục vụ du lịch tại thành phố Đà Lạt đến năm 2015 - 7
- Giải pháp phát triển môi trường phục vụ du lịch tại thành phố Đà Lạt đến năm 2015 - 9
- Giải pháp phát triển môi trường phục vụ du lịch tại thành phố Đà Lạt đến năm 2015 - 10
- Giải pháp phát triển môi trường phục vụ du lịch tại thành phố Đà Lạt đến năm 2015 - 11
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Một lợi thế nữa của Đà Lạt là ở vùng núi cao, khí hậu mát mẻ quanh năm. Mật độ giao thông và dân số cưa cao. (Với số dân 189.523 người trên địa bàn, mật độ 485 người/km2 ) càng nói lên môi trường du lịch ở Đà lạt là lý tưởng.
Tuy vậy, trong tương lai dân cư Đà Lạt sẽ đông lên nên phải tính đến các yếu tố về môi trường của thành phố phục vụ cho du lịch. Chủ động sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đảm bảo môi trường bền vững ngay từ bây giờ sẽ là bước
quyết định cho sự phát triển của ngành du lịch về sau, nhằm đảm bảo những yêu cầu tối thiểu của định mức xã hội.
Môi trường bao quanh cần được quan tâm đến như một đầu mối quan trọng cho sự phát triển kinh tế và cuộc sống con người. Môi trường bao quanh trong sạch và bền vững thì cộng đồng các dân tộc trong từng quốc gia và trên thế giới sẽ là một cộng đồng chung sống trong một thế giới trong sạch. Cũng giống như các định mức khác trong xã hội, tiêu chuẩn trong sạch môi trường tự nhiên không phải chỉ là một hay hai yếu tố mà phải có nhiều yếu tố xung quanh hỗ trợ lẫn nhau. Môi trường xuất phát từ sự cần thiết tạo ra những điều kiện thuận lợi tối đa cho sinh sống của dân cư và đảm bảo sức khỏe cho thế hệ hiện tại và mai sau.
Cần bảo vệ và tăng cường vành đai cây xanh trong thành phố. Cây xanh vừa có tác dụng điều hòa không khí, vừa hấp thụ tiếng ồn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Giảm nồng độ bụi cũng từ trồng nhiều cây xanh, đảm bảo vành đai xanh càng ngày càng bao trùm thành phố, diện tích tăng dần.
Chú ý tới hiện trạng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như các loại phân bón đang được sử dụng trong các khu vực nông nghiệp của Đà lạt nhằm giảm thiểu lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón gây ô nhiễm.
Nước thải sinh hoạt của các khu dân cư phải được xử lý qua bể tự hoại thiết kế đúng quy chuẩn trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận. Xây dựng một chương trình giám sát chất lượng nước hồ Đội Có (hồ lắng cạnh Hồ Xuân Hương, xem phụ lục) và lưu vực. Nước thải sinh hoạt của các khu dân cư phải được xử lý qua bể tự hoại thiết kế đúng quy chuẩn trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận.
Hiện nay, khu xử lý nước tập trung đang đi vào hoạt động, một lượng lớn nước thải sinh hoạt từ các hộ dân được dẫn tập trung về xử lý. Đây là một dấu
hiệu tốt về việc giảm hàm lượng chất ô nhiễm nói chung và chất hoạt động bề mặt nói riêng ở các lưu vực hồ tại Đà Lạt.
Cần đẩy mạnh công tác khuyến nông trong lưu vực, khuyến khích áp dụng phương pháp khoa học công nghệ nhằm hạn chế sử dụng bừa bãi phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật. Nhà máy sản xuất bia, rượu và thực phẩm phải tuyệt đối tuân thủ các quy định an toàn về xả các chất thải. Phải có trách nhiệm xả thải đúng quy định, việc xả thải không qua xử lý phải được chính quyền can thiệp và có hình thức xử lý thích hợp.
Các ô nhiễm môi trường cần phải được hạn chế trong phạm vi cho phép và phải kiểm soát như: tiếng ồn, không khí, rác thải, nước thải, …(Xem chất thải ở phần phụ lục).
Cần thống kê được tài nguyên du lịch bao gồm: Di sản tự nhiên (các yếu tố địa chất, khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, độ sạch,..); Di sản nhân văn (dân số, điều kiện sống, mức thu nhập, tình hình và chất lượng lao động, lực lượng lao động,…); Di sản văn hóa (di chỉ khảo cổ, thắng cảnh , kiến trúc địa phương); Các công trình trên mặt của đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển,…; Những công trình hạ tầng và thiết bị cho giải trí và du lịch; Các nguồn tài chính và kinh tế (các nguồn đầu tư từ công quỹ, bao gồm: phúc lợi, Nhà nước đầu tư, tài trợ của các doanh nghiệp, mặt bằng giá cả, mức độ nguồn nguyên liệu,…).
Phải phân vùng từng khu vực du lịch theo từng diện tích cụ thể, sức chứa của từng khu vực. Cả nhà hàng khách sạn cũng vậy, cần tính toán theo số lượng người nhằm đáp ứng đa dạng khả năng của du lịch.
Các chính sách phải đi trước đón đầu nhằm đảm bảo thực hiện tốt chiến lược kinh doanh của công ty, của thành phố. Song song các chính sách trong chiến lược là việc phân phối các nguồn lực đồng đều và phù hợp theo từng tính chất công việc của từng bộ phận đảm bảo tôát đoàn kết nội bộ trong đơn vị nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phải thưởng phạt rõ ràng trong quá trình sản xuất và phân phối thu nhập. Chương trình có gây được sự chú ý? Các nhân viên có hiểu được chương trình? Chương trình có cải thiện sự truyền thông? Chương trình chi tiêu có là cần thiết không? Đơn vị hoạt động tốt hơn không?
Ngành du lịch phải có kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn và chiến lược trung dài hạn. Sự lên ngôi của ngành du lịch và vui chơi giải trí của con người đã được Chính phủ có cái nhìn về tương lai trong lĩnh vực này như một số quyết định mà Chính phủ chỉ thị thực hiện trong cả nước. Việc quy hoạch du lịch theo không gian và thời gian, lãnh thổ là vô cùng đa dạng, phong phú, đòi hỏi phải đặt nó trong một quá trình kế hoạch hóa có tính đến những mục tiêu mang những nét trội nhất về kinh tế và xã hội.
Vì sự phát triển kinh tế, vì sức khỏe của con người và sự tồn tại sự sống trên trái đất, mọi người chúng ta hãy cùng nhau giữ , bảo vệ và phát triển môi trường bền vững.
3.3. Kiến nghị.
Với khách sạn, nhà hàng cần phải: kiểm soát giá cả, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, không để giá trôi nổi, đột biến đặc biệt trong các ngày Lễ, Tết nhằm mục đích thu hút khách du lịch một cách thường xuyên. Tăng cường các dịch vụ đối với khách du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên diện rộng, không những chỉ trong phạm vi của khách sạn nhà hàng mà phải trải rộng xung quanh, liên kết với nhau. Đảm bảo thực phẩm phải là xanh, sạch và an toàn.
Có các tuyến xe buýt phục vụ khách du lịch miễn phí hoặc giá tượng trưng.
Vai trò của Nhà nước đối với công tác bảo vệ môi trường:
Các chính sách và các mục tiêu kinh tế xã hội của nhà nước phải gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường. Phải sử dụng các phương pháp kỹ thuật môi trường
để xử lý các chất thải chống ô nhiễm môi trường tại Đà Lạt, đặc biệt chú ý tới các chất hóa học trong nông nghiệp; Vận dung công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học chống ô nhiễm môi trường, làm cơ sở cho du lịch phát triển.
Xử phạt hành chính nghiêm khắc đối với các tập thể và cá nhân vi phạm luật môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trên tất cả các địa bàn.
Hoàn thành khẩn trương việc xây dựng các siêu thị tại thành phố phục vụ cuộc sống của ngưới dân tại chỗ và khách du lịch. Siêu thị Phan Đình Phùng đang xây nhưng tốc độ quá chậm, siêu thị Phan Chu Trinh cần triển khai ngay. Có siêu thị là đáp ứng nhu cầu của mọi người về “lương thực sinh thái”, “rau xanh sinh thái”, “trái cây sinh thái”, là những sản phẩm “xanh, sạch, đẹp và an toàn”. Thực chất ở một số cửa hàng tại chợ Đà Lạt đã xuất hiện các quầy “rau sạch”, nhưng chúng ta còn ít các nơi bán “rau sạch” và “thực phẩm vô hại”.,…Việc kiểm tra để xác định nguồn gốc các loại rau và thực phẩm còn nhiều lỏng lẻo và không kiểm soát hết. Do từ môi trường sống không tốt (còn ô nhiễm do nhiều nguyên nhân) đã sản sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người, trong đó có bệnh ung thư. Nguồn gốc của căn bệnh này có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có nguyên nhân là từ thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong sản xuất.
Nên tập trung việc thu gom rác thải, phân loại rác và có phương án xử lý rác thải một cách ưu việt nhất chống gây ô nhiễm khi có nhiều loại rác nguy hiểm không xử lý được. Chi phí cho môi trường tuyệt đối không được cắt xén mà phải sử dụng và kiểm tra triệt để trong quá trình thực hiện nhằm chống ô nhiễm môi trường một cách tốt nhất. Như phần giải pháp có nêu tập trung rác tại cuối đèo Preen và một số nơi khác để chôn là một giải pháp trước mắt, còn lâu dài phải có phương án tiêu hủy rác mà không gây ô nhiễm môi trường.
Ngạn ngữ có câu “khách hàng luôn luôn đúng” để định hướng các hoạt động về môi trường phục vụ tối đa cho du lịch. Phải chú ý đến khách hàng ngắn hạn cũng như dài hạn để có các chiến lược thích hợp.
Cơ sở hạ tầng: Hoàn thành gấp các công trình còn dang dở và khẩn trương thi công các công trình đã được phê duyệt đúng thời hạn. Chấm dứt ngay tình trạng thiếu nước, điện ở thành phố hoa Đà Lạt. Các khu vực tập kết các loại rác thải và nước thải phải được chuẩn bị chu đáo và bảo đảm vệ sinh tốt và thông báo cho từng đơn vị, khu phố, người dân biết để thực hiện.
Về chính quyền Thành phố:
Cần phải quy hoạch môi trường đô thị một cách hợp lý và có tính chất vĩ mô, lâu dài. Sử dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để quy hoạch môi trường nhằm đáp ứng, điều chỉnh hợp lý giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường với sức khỏe con người.
Chú trọng đến công tác quản lý môi trường. Tuyên truền cho người dân hiểu và ý thức được vệ sinh môi trường liên quan đến từng người dân vì chính họ là những người làm chủ, là những người có thể làm thay đổi bộ mặt thành phố. Phát huy khu phố văn hoá trong từng phường xã vì đây là cơ sở để đánh giá nhiều mặt trong đó bảo vệ môi trường du lịch là một yếu tố.
Về người dân: Nghiên cứu, học tập và thực hiện đầy đủ các văn bản về pháp luật bảo vệ môi trường, chống phá rừng của nhà nước, địa phương. Thường xuyên góp ý xây dựng và kiến nghị với cấp trên về những vi phạm của các cá nhân tập thể về vệ sinh môi trường, môi trường du lịch trong thành phố.
Bảo vệ môi trường và phát triển môi trrường trong sạch phục vụ du lịch tại thành phố Đà Lạt là nhu cầu trước mắt và lâu dài. Phải tính toán chi phí khi đầu tư các dự án về môi trường du lịch và vấn đề thu lại kinh phí, lợi nhuận. Các quyết định của ngày hôm nay là kết quả của ngày mai. Trong quá trình thực hiện
các chiến lược cần phải có những thay đổi phù hợp với thực tế nhằm đạt được mục tiêu của dự án.
Lãnh đạo các đơn vị phải là những người đáp ứng công nghệ mới, đổi mới tư duy và cùng tất cả mọi người cố gắng nhắm đến đích là đạt kết qủa cao trong kinh doanh, đưa lợi nhuận về cho tập thể và cá nhân. Xác định được mục tiêu trước mắt, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đảm bảo cho công ty sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội trong nhiều tình huống.
Cần phải có các kế hoạch kiểm tra định kỳ về công tác vệ sinh môi trường trong thành phố. Kết hợp việc tiến hành các biện pháp triển khai công tác vệ sinh môi trường theo từng phường xã, khu phố. Có những chính sách khen thưởng và xử phạt rõ ràng trong công tác vệ sinh môi trường.
Đà Lạt là một thành phố ở miền núi cho nên việc quy hoạch du lịch phải tuân theo những nguyên tắc chung cho miền núi nhằm khai thác tối đa tiềm năng du lịch sẵn có. Xây dựng khu du lịch đảm bảo hài hòa việc giữ và phát triển môi trường sinh thái tốt và bền vững đồng thời làm tôn thêm vẻ đẹp của thành phố thơ mộng có từ hàng trăm năm nay. Việc đô thị hóa cũng như phát triển các khu dân cư hoặc xây dựng chỉ có thể làm tăng diện tích cho dân cư và khu giải trí chứ không nên phá vỡ hoàn toàn cảnh quan, địa hình. Cần khẩn trương khôi phục lại một số công trình có tính chất là di tích lịch sử đã qua và là những dấu ấn của thành phố Đà Lạt mang tính đặc thù như tuyến đường sắt từ Phan Rang lên Đà Lạt, các khu nhà cổ kinh xây dựng theo kiểu của người nước ngoài.
Ô nhiễm môi trường từ nhiều phía đã làm cho hoạt động các ngành sản xuất kinh doanh bị hạn chế. Với Đà Lạt thì ngành du lịch bị ảnh hưởng lớn nhất. Mặc dù có nhiều ưu đãi do thiên nhiên ban tăng cho nhưng vấn đề bảo vệ môi trường, khống chế ô nhiễm môi trường của Đà Lạt vẫn chưa hiệu qủa. Ý thức về môi trường và du lịch của người dân còn bị hạn chế. Chính quyền phải cùng