“vô tư” cho nợ quá hạn tạm thời, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng. Vì vậy kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét, quy định lại mức trích lập dự phòng rủi ro cũng như phân loại nợ vay, bảo lãnh để các ngân hàng thương mại có cơ sở thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro theo đúng chế độ.
Mặt khác, mặc dù quy định phân loại nợ tại Quyết định 493 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã phù hợp thông lệ quốc tế, nhưng thực tế vẫn có sự cách biệt nhất định và tiếp theo đó việc thực hiện của các ngân hàng thương mại trong đánh giá khách hàng, phân loại nợ,... vẫn có khoảng cách nhất định so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới bởi đánh giá nợ của chuẩn quốc tề là khắt khe hơn nhiều so với quy định của Việt Nam. Chẳng hạn, Ngân hàng Nhà nước quy định: nợ cần theo dõi (loại 2) là nợ quá hạn dưới 90 ngày thì tiêu chuẩn quốc tế là 1-60 ngày; nợ không đạt tiêu chuẩn (loại 3) là nợ quá hạn từ 90-180 ngày thì chuẩn quốc tế là 60-90 ngày, nợ bị mất vốn (loại 5) là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày trong khi chuẩn quốc tế là trên 180 ngày. Trong xu thế hội nhập và khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO cũng như các tổ chức thương mại quốc tế khác, việc tiến gần tới các quy định mang tính quốc tế là cấp thiết và phải làm ngay, kịp thời hơn nữa.
KẾT LUẬN
Tín dụng xuất nhập khẩu tuy là phạm trù không mới, song với xu thế mới và sự biến đổi không ngừng của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong khu vực và thế giới, vị thế của tín dụng xuất nhập khẩu không chỉ dừng lại ở thị phần của nó mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát huy lợi thế so sánh, đổi mới công nghệ, kỹ thuật của sản xuất, làm tiền đề vật chất cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó có Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Quân Đội đã đóng vai trò to lớn với vị trí là cầu nối huy động vốn phục vụ cho quá trình luân chuyển hàng hóa, tiền tệ thế giới.
Để phát huy hơn nữa vai trò của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, củng cố uy tín của Ngân hàng trên thị trường trong nước và thế giới; vấn đề đặt ra là phải tìm ra một hệ thống giải pháp cấp bách, mang tính khả thi cao nhằm phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành được những nhiệm vụ chính sau:
1. Tổng hợp các lý luận tổng quan về hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng. Chỉ ra được các khái niệm, vai trò, chức năng, đặc điểm của hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu; đồng thời đưa ra những bài học kinh nghiệm về thành công và thất bại của một số nước trên thế giới trong hoạt động này.
2. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Quân Đội qua các năm 2005-2007, qua đó rút ra được những tồn tại, hạn chế và phân tích được những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Tín Dụng Xuất Nhập Khẩu
- Xây Dựng Và Hoàn Thiện Các Biện Pháp Phòng Ngừa, Quản Lý Rủi Ro Trong Hoạt Động Tín Dụng Xuất Nhập Khẩu
- Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội - 15
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
3. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị ở tầm vi mô và vĩ mô nhằm phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội nói riêng và hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói chung.
Với những vấn đề đạt được nêu trên, luận văn mong muốn đóng góp một phần vào sự tăng trưởng tín dụng xuất nhập khẩu, đa dạng hóa và phát triển các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu ở Ngân hàng Quân Đội. Tuy nhiên, do hạn chế trong nhận thức và kinh nghiệm của người viết nên trong luận văn chưa đề cập được toàn diện các vấn đề về tín dụng xuất nhập khẩu cũng như không thể tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong muốn nhận
được sự giúp đỡ và đóng góp quý báu của các thầy cô giáo để có thể bổ sung, hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng khoa học của luận văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (2005-2007), Báo cáo thường niên.
2. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (2005-2007), Báo cáo thu nhập – chi phí
3. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (2005-2007), Báo cáo tín dụng.
4. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (2005-2007), Báo cáo tổng kết.
5. PGS.TS Lê Văn Tề (2004), Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.
6. TS. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.
7. GS. Đinh Xuân Trình (2005), Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB Lao Động Xã Hội, Hà Nội.
8. PGS.TS Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân (1999), Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, NXB Thống Kê, Hà Nội.
9. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN.
10. Website chính thức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội,
http://www.militarybank.com.vn/
Link: http://www.militarybank.com.vn/aboutus.asp http://www.militarybank.com.vn/mohinhtc.asp http://www.militarybank.com.vn/Dn.asp
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG BIỂU
Danh mục bảng
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động 47
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng cho vay 49
Bảng 2.3. Tình hình cho vay – thu nợ 50
Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân Đội 57
Bảng 2.5. Biến động của hoạt động cho vay xuất nhập khẩu 62
Bảng 2.6. Biến động cho vay ngắn hạn đối với hoạt động xuất nhập khẩu ... 63 Bảng 2.7. Cơ cấu cho vay ngắn hạn đối với hoạt động xuất nhập khẩu 64
Bảng 2.8. Biến động cho vay trung dài hạn đối với hoạt động xuất nhập khẩu
..................................................................................................................... 65
Bảng 2.9. Cho vay xuất khẩu trực tiếp và tỷ trọng 67
Bảng 2.10. Dư nợ cho vay xuất khẩu trực tiếp theo thời hạn 68
Bảng 2.11. Biến động cho vay bằng chiết khấu 70
Bảng 2.12. Cho vay nhập khẩu trực tiếp và tỷ trọng 71
Bảng 2.13. Doanh số cam kết thanh toán L/C 72
Bảng 2.14. Điều tra trình độ cán bộ tín dụng xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế tại các chi nhánh Ngân hàng Quân Đội năm 2007 85
Danh mục hình, biểu:
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội 45
Biểu 2.1. Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu 53
Biểu 2.2. Tốc độ tăng trưởng phát hành L/C 54