nhiều tới tiềm năng du lịch của Bắc Sơn. Theo nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Bắc Sơn phải là một trong 3 điểm nhấn chính của du lịch Lạng Sơn (Thành phố Lạng Sơn - Khu du lịch Mẫu Sơn - Bắc Sơn). Xác định đúng vị trí, vai trò của Bắc Sơn trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn và ưu tiên nguồn lực đầu tư cho Bắc Sơn sẽ thực sự tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh thời gian tới.
3.4. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
3.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
Phải có những đột phá về cơ chế chính sách để huy động mọi nguồn lực ưu tiên cho phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển kết cấu hạ tầng và hạ tầng du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, đẩy mạnh quảng bá điểm đến Bắc Sơn và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Do đó, cần nghiên cứu, đề xuất ban hành những chính sách đồng bộ cả trước mắt và lâu dài để tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch sinh thái phát triển.
3.4.1.1. Tạo thuận lợi cho khách du lịch và thu hút đầu tư du lịch
Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan du lịch tại Bắc Sơn. Tập trung nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng và hạ tầng du lịch; ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng; khuyến khích đầu tư cung cấp các dịch vụ du lịch cho khách du lịch; có chính sách khuyến khích khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, các lễ hội dân gian của đồng bào các dân tộc Bắc Sơn.
3.4.1.2. Tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch:
Phải coi trọng chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách du lịch và phải có biện pháp thường xuyên kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch. Nâng cao nhận thức bằng cách tăng cường tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức về quản lý chất lượng du lịch; áp dụng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn của ngành du lịch cũng như hệ thống kiểm định, công nhận chất lượng dịch vụ trong các cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ du lịch như khách sạn, cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú du lịch tại nhà dân (homestay), nhà hàng, cửa hàng, điểm mua sắm, giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe,…. ;coi trọng chữ tín trong kinh doanh du lịch; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch của các cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ du lịch; yêu
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Thu Từ Du Lịch Sinh Thái Huyện Bắc Sơn Giai Đoạn 2015 - 2017
- Nguồn Thông Tin Du Khách Biết Đến Điểm Dlst Của Bắc Sơn
- Một Số Yếu Tố Chủ Yếu Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Dlst Trên Địa Bàn Huyện Bắc Sơn, Tỉnh Lạng Sơn
- Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 13
- Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 14
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
cầu thực hiện nghiêm việc công khai giá, bán đúng giá niêm yết; tổ chức đường dây nóng để giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của khách du lịch liên quan đến chất lượng dịch vụ du lịch.
3.4.1.3. Phát triển du lịch sinh thái tại Bắc Sơn theo đúng quan điểm phát triển bền vững
Có cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp và kể cả người dân tham gia đầu tư phát triển du lịch. Khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án phát triển du lịch sinh thái sử dụng nhiều lao động địa phương.
- Khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trường tại các khu, điểm, cơ sở dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Bắc Sơn. Khuyến khích đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan đặc sắc và di sản văn hóa, di tích lịch sử cách mạng độc đáo của Bắc Sơn, đặc biệt là các loại hình, sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng, mạo hiểm, khám phá hang động, nghỉ dưỡng. Có cơ chế tạo lập quỹ bảo tồn các giá trị tài nguyên phục vụ du lịch.
- Di sản văn hóa, kiến trúc và tập quán, truyền thống văn hóa đa dạng, giàu bản sắc của cộng đồng các dân tộc sinh sống tại Bắc Sơn là những giá trị hấp dẫn khách du lịch. Do đó, cần tập trung xây dựng sản phẩm du lịch khác biệt dựa trên khai thác tối ưu những giá trị này trên cơ sở gắn chặt chẽ với bảo tồn để thu hút khách du lịch. Chú trọng phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở khai thác gắn với gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của Bắc Sơn.
- Các di tích lịch sử, di tích cách mạng trên địa bàn Bắc Sơn cũng là những địa chỉ hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa. Bên cạnh việc trùng tu, nâng cấp bảo vệ di tích, cần có những quy định chặt chẽ cho cả doanh nghiệp, khách du lịch và người dân khi tới tham quan di tích theo hướng tôn trọng, bảo vệ các giá trị của di tích, không được xâm hại di tích.
- Các giá trị cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên của Bắc Sơn như cảnh quan thung lũng Bắc Sơn, các hang động, dòng suối, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên… là những giá trị hấp dẫn khách du lịch. Việc đầu tư phát triển du lịch cần đảm bảo gìn giữ, bảo vệ các giá trị cảnh quan, tài nguyên, môi trường sinh thái, tuyệt đối tránh việc đầu tư phát triển các sản phẩm, loại hình, dịch vụ du lịch có nguy cơ phá vỡ cảnh quan, hủy hoại tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
Tập trung đầu tư để có được các sản phẩm du lịch khác biệt, thân thiện với môi trường dựa trên các thế mạnh về cảnh quan và giá trị tài nguyên thiên nhiên nêu trên sẽ tạo đựợc sức hấp dẫn và thiện cảm đối với khách du lịch.
3.4.2. Giải pháp về đầu tư
3.4.2.1. Huy động nguồn vốn của địa phương và trong nước:
- Ưu tiên đầu tư từ ngân sách cho kết cấu hạ tầng và hạ tầng kết nối các khu, điểm du lịch và tại một số điểm du lịch chính của Bắc Sơn.
Tập trung vốn đầu tư nâng cấp tuyến đường huyết mạch của huyện (tuyến đường 1B và đường 241, 243), các tuyến đường kết nối với các Lân và tiếp cận một số hang động đẹp. Đầu tư hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống bưu chính viễn thông để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng và triển khai các dự án du lịch.
- Đẩy mạnh đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch.
Huy động nguồn vốn xã hội hóa từ mọi tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư phát triển du lịch.
+ Tăng cường huy động nguồn vốn từ các tổ chức tài chính- tín dụng, coi đây là một trong những kênh quan trọng để thu hút và huy động vốn cho phát triển du lịch của huyện.
+ Xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và kể cả hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực du lịch sinh thía. Để khuyến khích các nhà đầu tư, duy trì tính cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững cho du lịch Bắc Sơn.
+ Tăng cường thu hút nguồn lực xã hội hóa để đầu tư tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa, danh thắng; khôi phục các làng nghề truyền thống, các lễ hội dân gian độc đáo, sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống cũng như trang phục truyền thống của bà con các dân tộc Bắc Sơn.
3.4.2.2. Huy động vốn từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế, khu vực:
- Tăng cường xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư ở nước ngoài, trong đó có xúc tiến thu hút đầu tư du lịch tỉnh Lạng Sơn và huyện Bắc Sơn, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào du lịch ở Bắc Sơn. Cần xây dựng danh mục các dự án
đầu tư du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm và cung cấp dịch vụ giải trí, thưởng ngoạn cảnh quan với các chính sách ưu đãi cụ thể để làm cơ sở xúc tiến thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Bắc Sơn.
3.4.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch
3.4.3.1. Đối với các cơ quan quản lý:
- Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý tham gia các lớp học chuyên tu và đào tạo nâng cao các lớp tập huấn về du lịch và các lĩnh vực có liên quan được tổ chức trong nước và quốc tế.
- Chú trọng bồi dưỡng kỹ năng quản lý, xây dựng chiến lược marketing, quảng bá, xúc tiến, tổ chức sự kiện cho các cán bộ phụ trách các lĩnh vực chuyên ngành.
- Phối hợp với các cấp, các ngành, các trường đại học, các trung tâm đào tạo mở lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch nói chung và marketing du lịch, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái nói riêng về du lịch cho các cán bộ quản lý, cán bộ trong Ban quản lý du lịch cộng đồng.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý du lịch để công tác quản lý du lịch đạt hiệu quả cao nhất.
- Có chính sách thu hút nhân tài đặc biệt đối với những người có kinh nghiệm, trình độ và năng lực trong ngành du lịch.
3.4.3.2. Đối với cộng đồng:
- Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý, lao động du lịch lành nghề ở tất cả các bộ phận (buồng, bếp, chăm sóc khách hàng, marketing....) tiếp cận với các kiến thức mới trong du lịch, tham gia các khóa đào tạo, lớp đào tạo về du lịch và các kiến thức có liên quan do Tổng cục Du lịch, các ngành có liên quan tổ chức, ưu tiên đào tạo tại chỗ, đào tạo liên kết với nước ngoài hay do nước ngoài tài trợ.
- Xây dựng kế hoạch và lựa chọn hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, đa dạng và linh động, lấy thực tế công việc làm môi trường rèn luyện và tự rèn luyện.
- Vận động các nguồn tài chính, cơ sở vật chất của xã hội cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch; tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế trên tất cả các phương diện (tài chính, giáo trình, cơ sở thực tập, giáo viên v.v...).
- Tổ chức cho người dân tham quan, học hỏi các mô hình du lịch sinh thái đã phát triển thành công của các huyện, tỉnh khác.
- Đầu tư, hướng dẫn và đào tạo cho cộng đồng phục hồi lại các làng nghề truyền thống, tạo đa dạng cho các sản phẩm địa phương.
- Đào tạo, định hướng và nâng cao tính chuyên nghiệp cho các đội văn nghệ, tạo sự đa dạng hóa của các sản phẩm du lịch cộng đồng.
3.4.4. Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch
- Điều tra, đánh giá thị trường khách du lịch (bằng các phương pháp khác nhau: thống kê, tổng hợp phân tích, điều tra phỏng vấn các công ty, đại lý lữ hành, các nhà điều hành tour trong nước, khách du lịch…) để nắm bắt được thị trường tiềm năng từ đó đưa ra các kế hoạch xúc tiến, quảng bá phù hợp.
- Từng bước xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch sinh thái của Bắc Sơn.
- Tổ chức các tour khảo sát (FAMTRIP), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành khảo sát các giá trị văn hóa du lịch ở địa phương để nghiên cứu, xây dựng sản phẩm, chương trình du lịch.
- Quảng bá tiềm năng du lịch Bắc Sơn trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng các phóng sự, video với nội dung cập nhật, phong phú, đặc sắc quảng bá trên truyền hình trung ương, tỉnh…Phối hợp với một số Tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Du lịch Việt Nam, Báo Du lịch, trang điện tử của Tổng cục Du lịch... để thường xuyên giới thiệu bài và ảnh về du lịch Bắc Sơn.
- Tích cực quảng bá du lịch Bắc Sơn trên các mạng xã hội: Facebook, Twitter, youtube, Instagram, blog, forum về du lịch…cần quan tâm, quản lý, phát triển một số page đã được thành lập, đồng thời tham gia một số nhóm về du lịch thuộc mạng xã hội để quảng bá sâu, rộng đến đông đảo khách du lịch. Đặc biệt coi trọng quảng bá "truyền miệng" là hình thức hiệu quả và kinh tế nhất.
- Tổ chức, giới thiệu dưới nhiều hình thức để cung cấp thông tin về du lịch Bắc Sơn tại các nơi công cộng xây dựng, thuê các biển quảng cáo tấm lớn, biển điện tử để giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch. Tại các khu, điểm du lịch; các đường bộ, các điểm dừng chân dọc quốc lộ; cửa ngõ; các nút giao thông quan trọng, bến xe, nơi công cộng…tùy theo điều kiện cụ thể sẽ xây dựng hoặc thuê các biển quảng cáo tấm lớn để quảng bá hình ảnh du lịch.
- Xây dựng chương trình truyền thông và giáo dục văn hóa ứng xử của cộng đồng dân cư đối với khách du lịch và tài nguyên môi trường du lịch.
3.4.5. Giải pháp tổ chức quản lý
- Lập kế hoạch phát triển Bắc Sơn trở thành điểm đến du lịch của tỉnh Lạng Sơn và của tiểu vùng Đông Bắc.
- Tăng cường vai trò quản lý và triển khai các quy định của nhà nước về hoạt động du lịch; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn của nhà nước ban hành.
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư du lịch, đồng thời, tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá, đặc biệt là hoạt động cung cấp thông tin và giới thiệu du lịch Bắc Sơn trên website riêng của huyện trên mạng internet. Cải tiến hoặc xây mới website riêng để quảng bá du lịch cho Bắc Sơn.
3.4.6. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ
3.4.6.1. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch
- Phối hợp với các ngành liên quan như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Công nghệ Thông tin của Tổng cục Du lịch từng bước hiện đại hóa công tác thống kê du lịch trên địa bàn.
- Thiết lập và vận hành cơ sở dữ liệu ngành.
- Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thống kê du lịch.
- Từng bước tiếp cận và áp dụng hệ thống tài khoản vệ tinh.
3.4.6.2. Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ
- Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trong việc quản lý và vận hành các hoạt động du lịch: Ứng dụng các công nghệ GIS & RS trong kiểm kê tài nguyên, đánh giá, xếp loại tài nguyên, và nghiên cứu biến động tài nguyên để quản lý các tài nguyên và môi trường.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng, khai thác hiệu quả công nghệ thông tin cho phát triển du lịch, đặc biệt trong các lĩnh vực xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực du lịch.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao kiến thức, công nghệ về đào tạo, bồi dưỡng du lịch.
- Xây dựng mạng lưới các chuyên gia có khả năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực du lịch.
3.4.7. Giải pháp liên kết và hợp tác quốc tế
- Hợp tác, liên kết khai thác và phát triển thị trường: Thị trường khách du lịch phân bố khắp mọi nơi, trong khi đó sản phẩm du lịch thường nằm tại những vị trí xác định gọi là điểm đến. Liên kết phát triển thị trường có thể được thực hiện giữa huyện với ngành du lịch tỉnh Lạng Sơn với các địa phương khác trên cả nước, với các khu, điểm du lịch khác.
- Hợp tác, liên kết trong phát triển sản phẩm: Liên kết sản phẩm cho phép khai thác tối đa lợi thế phát triển du lịch như cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch, nguồn lực con người… tạo ra những sản phẩm du lịch nội vùng và liên vùng độc đáo, có sức hút..
- Hợp tác, liên kết quảng bá xúc tiến du lịch: Liên kết, hợp tác trong công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh khu du lịch trong chương trình xúc tiến du lịch của tỉnh, của vùng và quốc gia.
- Hợp tác quốc tế: Thông qua các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, các chuyên gia quốc tế đề giới thiệu khách, tổ chức các cuộc họp chuyên đề, hội nghị trao đổi khoa học tại địa bàn huyện Bắc Sơn để tạo nguồn khách cho huyện và các điểm tài nguyên du lịch.
3.4.8. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch
+ Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu, điểm du lịch, các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và mọi hoạt động du lịch tại Bắc Sơn.
+ Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào xây dựng công trình thoát nước, vệ sinh... Phòng chống các sự cố môi trường như cháy nổ, chống sét.
+ Cần có các phương thức tổ chức phù hợp đối với quy mô và cách thức phục vụ khách du lịch cũng như quản lý hoạt động của du khách để tránh các hoạt động như chặt cây, gây ồn ào... ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên.
+ Hạn chế xả thải và xử lý triệt để các chất thải từ hoạt động của du khách và các dịch vụ phục vụ du lịch. Thiết lập hệ thống thu gom chất thải (bố trí đặt các
thùng rác và các công trình vệ sinh) tại các khu, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện.
+ Đặt các pa nô, áp phích về bảo vệ môi trường, phát các tờ hướng dẫn, nội quy trước khi vào cổng thăm quan cho du khách, đào tạo kiến thức Du lịch sinh thái cho nhân viên khu du lịch. Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức với các nội dung cụ thể thiết thực, dễ hiểu, thể hiện các nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch nhằm nâng cao trách nhiệm của mọi đối tượng tham gia hoạt động du lịch, coi việc gìn giữ tài nguyên để phát triển du lịch là nhiệm vụ và quyền lợi của mọi người dân trong khu vực không chỉ trước mắt mà còn giai đoạn lâu dài.
+ Chia sẻ lợi ích với cộng đồng dân cư trong huyện, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch và cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển là hết sức cần thiết để có thể đảm bảo gìn giữ được các tài nguyên, tiềm năng cho sự phát triển du lịch lâu dài tại tất cả các điểm, cụm du lịch, bằng các biện pháp đồng bộ giữa khai thác, bảo tồn với bồi dưỡng nguồn tài nguyên.
+ Phân công lao động hợp lý, nâng cao tỷ lệ lao động trong công tác bảo vệ môi trường. Tuyên truyền nếp sống văn minh lịch sự cho người dân địa phương, khách du lịch bằng các phương tiện truyền thông: Đài, báo, thông tin công cộng.
3.4.9. Giải pháp khuyến khích hỗ trợ cộng đồng tham gia hoạt động du lịch
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, đào tạo cho cộng đồng để cộng đồng hiểu rõ hơn về lợi ích kinh tế mà du lịch mang lại và ý nghĩa, vai trò của du lịch cộng đồng đối với việc nâng cao, cải thiện đời sống, bảo vệ tài nguyên và văn hóa địa phương. Đồng thời, trang bị cho cộng đồng những kiến thức cơ bản về du lịch, các kỹ năng đón tiếp khách du lịch, phát triển dịch vụ tại điểm đón khách du lịch và kết hợp dịch vụ tạo tính đa dạng cho khách du lịch. Tạo sự hiểu biết và hứng thú của cộng đồng đối với việc tham gia hoạt động du lịch.
- Tạo hỗ trợ cần thiết về vốn đầu tư ban đầu giúp cộng đồng tại một số làng định hướng phát triển du lịch cộng đồng ở xã Quỳnh Sơn, xã Chiến Thắng, xã Vũ Lăng,…cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị nhằm đón tiếp khách du