Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 13


lịch, đặc biệt khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình có đủ điều kiện đón khách, cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển tham gia phát triển du lịch thông qua các chính sách mở về vốn, thuế....

- Hỗ trợ quảng bá, tuyên truyền về du lịch địa phương, giới thiệu những hình ảnh về du lịch địa phương với khách du lịch và các công ty lữ hành thông qua các kênh truyền thông, các chương trình quảng bá du lịch, các lễ hội, những ngày kỷ niệm lớn v.v....

- Khôi phục, bảo tồn và khai thác sản phẩm du lịch từ các lễ hội, các ngành nghề truyền thống, văn nghệ dân gian v.v...., khuyến khích người dân tham gia, xây dựng và hưởng lợi ích từ các hoạt động này.

- Tổ chức họp thường kỳ, thống kê kết quả đạt được và các khó khăn còn đang vấp phải, lấy ý kiến dân chủ công khai của người dân tham gia hoạt động du lịch sinh thái, nỗ lực cùng với người dân khắc phục các vấn đề còn tồn tại.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quá trình nghiên cứu, xây dựng Đề tài tài “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn” có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:

Bắc Sơn có tiềm năng du lịch hấp dẫn với vẻ đẹp mê hoặc lòng người bởi hệ thống thung lũng, các giá trị thiên nhiên nguyên sơ, núi rừng trùng điệp, hùng vĩ, hệ thống hang động kỳ bí đáng khám phá, văn hóa và truyền thống đa dạng, đặc sắc của cộng đồng các dân tộc cũng như hệ thống di tích lịch sử cách mạng có giá trị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Bắc Sơn là một trong những địa phương có hệ thống kết cấu hạ tầng với nền tảng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. Tuy chất lượng hệ thống giao thông chưa thực sự đáp ứng nhu cầu du lịch nhưng đây là tiền đề thuận lợi để tổ chức tuyến du lịch và các chương trình du lịch trên địa bàn huyện.

Du lịch sinh thái Bắc Sơn đã phát triển, tuy nhiên tốc độ phát triển chưa cao. Biểu hiện cụ thể là tiềm năng du lịch rất dồi dào nhưng việc phát triển lại chưa mạnh, tốc độ khách đến hàng năm hầu như không có sự đột biến, thị trường khách nội địa vẫn là chủ yếu (khách nội địa chiếm gần 80% tổng lượt khách, còn khách quốc tế chỉ chiếm khoảng 20%). Hơn nữa, tỷ lệ khách lưu trú chỉ chiếm 11% so với tổng lượt khách tham quan. Như vậy, muốn DLST Bắc Sơn khởi sắc cần có một hướng đi mới mẻ hơn để du lịch Bắc Sơn phát triển.

Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 13

Hoạt động DLST trên địa bàn chưa được khai thác một cách có hệ thống và toàn diện. Cơ sở vật chất kỹ thuật Bắc Sơn còn yếu kém nên chưa hấp dẫn các nhà đầu tư vào du lịch nói chung và DLST nói riêng

- Kết quả nghiên cứu những nhân tố tác động đến DLST như: cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng du lịch nói riêng, chất lượng dịch vụ, sự tăng trưởng kinh tế, công nghệ, ...nhưng hiện tại do huyện Bắc Sơn có xuất phát điểm nền kinh tế thấp nên còn rất yếu về những mặt này. Để Bắc Sơn có thể trở thành địa phương hấp dẫn các nhà đầu tư vào DLST điều đầu tiên cần làm là phải có giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng. Sau đó, muốn hấp dẫn khách du lịch thì theo tôi các điểm du lịch nói chung và chính quyền huyện nói riêng cần thực hiện nghiêm ngặt những vấn đề sau:


Giữ nét đẹp nguyên sơ của những diểm du lịch thiên nhiên, kết hợp với giữ màu xanh của thảm cỏ, cây cổ thụ và giữ sự sạch sẽ, gọn gàng với những thùng rác "được sử dụng”.

Cần mở lớp tập huấn cho người dân, những người tham gia vào dịch vụ du lịch, cụ thể: thái độ vui vẻ, nhiệt tình bởi vì, cái quyết định không phải là chất lượng phục vụ mà đó là cách đối xử với khách hàng có tốt không. Nếu ta phục vụ tốt một người thì sẽ có nhiều người tiếp tục là khách hàng của ta. Nếu thái độ phục vụ không tốt thì sẽ không có người tới ngay sau đó. Ngoài ra không bắt chẹt du khách, niêm yết giá và bán hàng đúng giá ở các điểm du lịch. Kiên quyết không cho phép bán hàng kém chất lượng, không bán hàng rong.

Nâng cao trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) của cán bộ, nhân viên và người dân tham gia vào du lịch...

2. Kiến nghị

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và các Bộ, ngành liên quan như sau:

- Bổ sung Bắc Sơn thành khu du lịch cấp tỉnh trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn.

- Ưu tiên nguồn vốn từ ngân sách đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kết nối các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn, đặc biệt là điểm tham quan ngắm cảnh thung lũng Bắc Sơn, khu vực núi Nà Lay. Tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường 1B và tuyến đường 243, ĐH 78 trên địa bàn huyện.

- Ưu tiên dành nguồn vốn ngân sách cho huyện Bắc Sơn để đầu tư tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho huyện.

- Hỗ trợ quảng bá điểm đến Bắc Sơn trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Hỗ trợ tổ chức các chương trình FAMTRIP cho các doanh nghiệp lữ hành nội địa và quốc tế tới khảo sát các tuyến điểm du lịch của Bắc Sơn để đưa vào chương trình du lịch chào bán thu hút khách du lịch đến Bắc Sơn, tạo điều kiện biến Bắc Sơn trở thành một điểm đến trong các chương trình du lịch liên vùng.


* Các Bộ, Ngành liên quan trong phạm vi quyền hạn hỗ trợ, tạo điều kiện về vốn, về cơ chế chính sách hỗ trợ cho huyện Bắc Sơn trong quá trình đầu tư phát triển du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Có cơ chế hỗ trợ hình thành một số làng du lịch cộng đồng của Bắc Sơn như tại Quỳnh Sơn, Vũ Lăng,…Có chính sách hỗ trợ một phần vốn cho các chủ gia đình kinh doanh homestay trong việc xây dựng khu vực vệ sinh, đầu tư chăn ga, gối đệm, rèm che, tổ chức tập huấn kiến thức và kỹ năng cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn uống cho khách du lịch.

- Làm việc với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ để tìm nguồn tài trợ cho các dự án phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại Bắc Sơn.

- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho Bắc Sơn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tại chỗ và tại các thành phố, trung tâm đô thị lớn trên cả nước.

* Đối với huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khai thác hiệu quả tiềm năng tài nguyên DLST địa phương nhằm mục đích giải quyết việc làm, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển các làng nghề truyền thống. Tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững, các yêu cầu của DLST và các nguyên tắc bảo tồn khi phê duyệt các dự án về DLST cũng như các dự án trên địa bàn. Ủng hộ và tạo điều kiện cho các chương trình nghiên cứu thị trường, mở lớp đào tạo nguồn nhân lực về nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng địa phương.

Thực hiện xã hội hóa du lịch tại địa phương bằng các hoạt động tuyên truyền giáo dục và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu DLST cho mọi tầng lớp dân cư tại điểm DLST nhằm nâng cao kiến thức kinh doanh du lịch của họ.

Giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của địa phương phục vụ du lịch, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa phong tục tập quán của địa phương thông qua tổ chức các lễ hội, các lễ nghi trong giao tiếp, trong món ăn truyền thống, động viên người dân nêu cao truyền thống mến khách, lịch sự văn minh trong giao tiếp phục vụ khách, tôn trọng khách, không chèo kéo, nài ép khách, sẵn sàng và nhiệt tình hướng dẫn khách tiêu dùng các sản phẩm của địa phương.


Triển khai hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường như xác định trách nhiệm của các doanh nghiệp đóng tại địa phương tham gia xây dựng, hệ thống cơ sở vật chất và hoạt động bảo vệ môi trường, tích cực tổ chức các hoạt động trồng rừng, trồng cây xây dựng công viên, trồng cây xanh ven đường, cây xanh ở các khu du lịch, phát động phong trào xanh sạch đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái địa phương thông qua các tổ chức đoàn thể./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về phát, Nghị quyết số 41-NQ/TU về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

2. Ban thường vụ Huyện ủy Bắc Sơn, Lạng Sơn, Nghị quyết số 03-NQ/HU về phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025

3. Nguyễn Thái Bình (2003) “Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2) tr 64

4. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại Hội toàn Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

5. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại Hội toàn Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại Hội toàn Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

7. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại Hội toàn Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

8. Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (2015) Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XVI, Lạng Sơn.

9. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế Du lịch,

Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội

10. Đỗ Thị Thanh Hoa (2005), “Kinh nghiệm của một số Quốc gia về phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (12) tr17

11. Nguyễn Đình Hòa (2004), “Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (3), tr 11

12. Phan Quang Huy (2002), “Góp ý kiến để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr 29

13. Đinh Trung Kiên (2003) “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trước yêu cầu mới”,

Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr75

14. Nguyễn Thị Hoa Lệ, (2003) “Để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr 16

15. Kreg Lindberg and Donald E.Hawkins (1999), Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý


16. Phạm Trung Lương, Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam (2002) Nxb Giáo dục, Hà Nội

17. Nguyễn Duy Mạnh và Lê Trung Kiên (2005), “Du lịch sinh thái và sản phẩm du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam”, Tạp chí kinh tế phát triển, (4)

18. “Nghị Quyết JAKARTA về phát triển bền vững” (1987), mạng INTERNET

19. “Nghị quyết số 08/NQ-TW Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”

20. Trần Phương (2003), Bảo tồn văn hóa để phát triển du lịch, Tạp chí Văn học nghệ thuật

21. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (2005), kỳ 7, Luật Du lịch, Hà Nội

22. Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;

23. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (2011), phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

24. Quyết định số 1278/QĐ-UBND ngày 21/8/2010 về việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”;

25. Quyết định của UBND huyện Bắc Sơn số 2230/QĐ-UBND (2017) phê duyệt đề án phát triển du lịch huyện Bắc Sơn gian đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025

26. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2005), Du lịch Ninh Bình phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Tạp chí Kinh tế

27. Nguyễn Văn Thanh và Đoàn Liêng Viễn (2002), phát triển bền vững – một yêu cầu tất yếu, Tạp chí du lịch Việt Nam

28. Nguyễn Văn Thanh (2005), “Đào tạo du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường (11), tr 21

29. Doãn Quang Thiện (1993), Đổi mới cơ chế quản lý ngành du lịch nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án phó tiến sĩ khoa học Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.


30. Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Hướng dẫn việc triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phát triển chiến lược bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)

31. Stephanie Thullen (SNV-Việt Nam) (2006), “Du lịch sinh thái không đơn thuần là du lịch thiên nhiên”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (3), tr 34

32. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2000), Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch, Công ty in Tiến bộ, Hà Nội

33. Tổng cục Du lịch Việt Nam và quỹ phát triển bền vững Tây Ba Nha (2003), Dự án “Xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt Nam”

34. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (1998), Tuyển tập báo cáo “Hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Hà Nội 22-23/4/1998.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí