Giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ - 2


chuyển biến mạnh mẽ, các dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam rất ít được khách hàng biết đến so với những Ngân hàng thương mại khác.

BIDV Phú Thọ là một chi nhánh của BIDV, kinh doanh trên địa bàn là một tỉnh trung du, miền núi với điều kiện kinh tế xã hội có nhiều khó khăn. Do đó, việc phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ bán lẻ nói riêng còn có những mặt hạn chế nhất định. Tỷ trọng khách hàng sử dụng dịch vụ bán lẻ trên tổng số dân cư trong tỉnh còn thấp, chưa phát huy được lợi thế cạnh tranh, thị phần còn hạn hẹp và có dấu hiệu suy giảm. Do vậy, để phát triển dịch vụ bán lẻ theo định hướng của BIDV và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, Chi nhánh cần có những giải pháp đồng bộ và phù hợp.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, tôi lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ bán lẻ tại BIDV Phú Thọ, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại BIDV Phú Thọ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, giúp BIDV Phú Thọ chiếm vị thế hàng đầu trong hoạt động dịch vụ bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

3. Nội dung thực hiện

Để đạt mục tiêu trên, trong luận văn đã thực hiện các nội dung sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về ngân hàng thương mại và vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với sự phát triển của một ngân hàng thương mại.

- Tiến hành phân tích hoạt động của BIDV Phú Thọ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV Phú Thọ trong thời gian qua.

- Phân tích những hạn chế, tồn tại cần khắc phục và xác định nguyên nhân của những hạn chế đó.

Giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ - 2


- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ bán lẻ tại BIDV Phú Thọ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các sản phẩm dịch vụ bán lẻ đang được triển khai tại BIDV Phú Thọ.

Phạm vi nghiên cứu là các sản phẩm dịch vụ bán lẻ mà BIDV Phú Thọ hiện đang cung cấp với các số liệu nghiên cứu thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2012.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Thống kê, thu thập, điều tra, khảo sát thực tế, tổng hợp, phân tích, so sánh kết hợp giữa lý luận và tình hình thực tế hoạt động của ngân hàng.

Số liệu cho đề tài nghiên cứu bao gồm số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu bằng cách quan sát hiện tượng và phỏng vấn lấy ý kiến cá nhân thông qua bảng điều tra được thực hiện trực tiếp và gián tiếp qua thư điện tử hoặc điện thoại hoặc thông qua các giao dịch viên tại nơi giao dịch khách hàng.

Bên cạnh các số liệu sơ cấp, cần phải thu thập số liệu thứ cấp từ các nguồn cung cấp thích hợp như khai thác từ các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề và từ kho dữ liệu của BIDV, niên giám thống kê, cổng thông tin điện tử của địa phương. Đối với các số liệu liên quan đến hoạt động của tổng thể ngành, của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn có thể thu thập từ Ngân hàng Nhà nước tỉnh và thu thập trực tiếp từ các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu. Ngoài ra luận văn còn khai thác các thông tin, dữ liệu từ Internet và các nguồn tài liệu khác.

Tùy vào loại dữ liệu và giả thuyết nghiên cứu mà sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu thích hợp. Trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích định lượng bằng việc lập bảng số liệu, phân tích so sánh, phương pháp biểu diễn bằng đồ thị… Sử dụng phần mềm Excel để hỗ trợ việc phân tích dữ liệu.


6. Kết cấu của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, luận văn gồm có 03 chương:

Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại và các dịch vụ bán lẻ của

ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hoạt động dịch vụ bán lẻ tại BIDV Phú Thọ.

Chương 3: Một số giải phát phát triển dịch vụ bán lẻ tại BIDV Phú Thọ


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC DỊCH VỤ BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm NHTM

NHTM đã có lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính quan trọng nhất. NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm cầu nối giữa huy động vốn và cho vay vốn trong nền kinh tế.

Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm về NHTM. Ở Mỹ: “Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính”. Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.

Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 của Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.

Từ những quan điểm và quy định trên có thể tổng quát: NHTM là một tổ chức tín dụng kinh doanh và cung ứng thường xuyên đa dạng các dịch vụ tài chính như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.


1.1.2. Chức năng của NHTM

a) Chức năng trung gian tín dụng

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối để dẫn vốn giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay.

b) Chức năng trung gian thanh toán

Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể sử dụng một trong các phương thức để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.

c) Chức năng tạo tiền

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại


được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.

1.1.3. Các hoạt động của NHTM

1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Ngoài phần vốn tự có, hoạt động huy động vốn có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng Thương mại trong việc tạo lập nguồn vốn để hoạt động kinh doanh. Trong hoạt động này Ngân hàng Thương mại được sử dụng các công cụ và biện pháp mà pháp luật cho phép để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng cho vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm:

- Nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá.

- Vay vốn.

- Huy động khác.

1.1.3.2. Họat động tín dụng

Họat động tín dụng là hoạt động cấu hình nên tài sản có và có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức và cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của luật pháp. Họat động tínd dụng của NHTM bao gồm:

- Cho vay

- Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và có giấy tờ có giá.

- Bảo lãnh ngân hàng

- Cho thuê tài chính.

1.1.3.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

- Dịch vụ cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng


- Dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý

- Thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ các tổ chức và các nhân

- Phát triển các sản phẩm ngân hàng điện tử

- Các sản phẩm khác như tư vấn tài chính, giữ hộ tài sản, thanh toán séc….

1.1.3.4.Các hoạt động khác

- Góp vốn đầu tư, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác từ nguồn vốn tự có để đa dạng hóa danh mục đầu tư, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Tham gia thị trường tiền tệ: Thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc, thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

- Họat động ủy thác và đại lý liên quan đến hoạt động của Ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.

- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

- Hoạt động dịch vụ chứng khoán.

- Các hoạt động khác như bảo quản vật quý hiếm, giấy tờ có giá, cho thuê két, dịch vụ cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của Pháp luật.

1.2. Các dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ

Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có khái niệm về dịch vụ ngân hàng. Trong luật các Tổ chức tín dụng, lĩnh vực ngân hàng được quy định nhưng không có định nghĩa và giải thích rõ ràng. Tại khỏan 1 và khỏan 7 điều 20 Luật các tổ chức tín dụng có ghi “hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng” được bao hàm 3 nội dung: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán.

Như vậy, dịch vụ Ngân hàng bán lẻ là dịch vụ cung cấp các sản phẩm dịch vụ chủ yếu cho khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ Ngân hàng bán lẻ

- Phục vụ chủ yếu cho khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và

nhỏ.


- Giá trị từng khoản giao dịch không cao (từ vài trăm VND đến vài chục triệu VND)

- Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ vừa có sản phẩm thuộc tài sản nợ như tiết kiệm dân cư, vừa có sản phẩm thuộc tài sản có như cho vay cá nhân.

- Chính sách, phương thức quản lý, cách tiếp thị, yêu cầu về nguồn nhân lực khác với Ngân hàng bán buôn khi khách hàng là công ty lớn.

1.2.3. Vai trò của dịch vụ bán lẻ của ngân hàng trong nền kinh tế

1.2.3.1. Đối với khách hàng và nền kinh tế

- Thông qua hoạt động dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng, tăng quá trình chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế, khai thác và sử dụng các nguồn vốn trong nền kinh tế thêm hiệu quả, làm tăng luân chuyển tiền tệ trong không gian và thời gian. Khối lượng tiền tệ di chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ khách hàng này sang khách hàng khác, đáp ứng các nhu cầu cho hoạt động kinh tế xã hội. Góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, góp phần vào quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Góp phần tích cực trong việc mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế, cho khách hàng và ngân hàng thông qua việc giảm chi phí nhờ sự tiện ích và chuyên môn hóa của từng loại dịch vụ: giảm chi phí in ấn, kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển tiền, cũng như tiết kiệm nhân lực để thực hiện, giảm chi phí dịch vụ, giúp khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm dịch vụ.

- Tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia từ các nguồn kiều hối từ nước ngoài chuyển về.

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ: tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiền hành trôi chảy, nhịp nhàng, thúc đẩy nguồn vốn luân chuyển nhanh, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất, luân chuyển hàng hóa.

- Góp phần chống tham nhũng, gian lận thương mại, buôn lậu, trốn thuế: thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thành toán được nhà nước khuyến khích trong giao dịch sản xuất kinh doanh. Việc thanh toán bằng tiền mặt dẫn đến

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí