Cơ Sở Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Lữ Hành


dài ngày cần phải có công tác điều hành, hướng dẫn viên tốt để không xảy ra sự cố trong quá trình thực hiện chương trình.

n = D/ t *k


Trong đó:


D: doanh thu


t: mức thu bình quân / ngày


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

k: số du khách


Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành của Trung tâm dịch vụ du lịch SADACO tại thành phố Hồ Chí Minh - 4

n: độ dài thời gian bình quân/ khách


1.3. CƠ SỞ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH


Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành: Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành sẽ đem lại những lợi ích, cơ hội cho doanh nghiệp lữ hành như sau:

Tăng cao doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp

Giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển, mở rộng, đem lại nguồn thu nhập cao cho nhân viên cùng với việc làm ổn định

Doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả thì sự tồn tại càng lâu dài, chính điều này mang lại uy tín và thương hiệu cho doanh nghiệp, được nhiều khách hàng biết đến và ghi nhớ, đồng thời thu hút nguồn nhân lực trình độ cao.

Tăng khả năng cạnh tranh cao và giá bán hợp lý trên thị trường


Như vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành là rất quan trọng. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp lữ hành cần dựa trên các cơ sở được trình bày cụ thể sau.

1.3.1. Doanh lợi du lịch


Doanh lợi là chỉ tiêu thể hiện mức độ tận dụng chi phí trong quá trình phục vụ du khách.

d = L/C


Trong đó:


d: là tỷ lệ % giữa lợi nhuận và chi phí (vốn)


C: là chi phí


L: là lợi nhuận, là chênh lệch giữa doanh thu và giá thành


1.3.2. Năng suất lao động


Năng suất lao động là một phạm trù kinh tế hết sức quan trọng, nó cho biết hiệu quả lao động của lao động du lịch (tức là trong một đơn vị thời gian, người lao động đã tạo ra bao nhiêu sản phẩm hay dịch vụ trong khi sử dụng kĩ năng, lao động của mình để tác động vào tư liệu động và đối tượng lao động).

Năng suất lao động (w) của một tổ chức du lịch cho biết trung bình một lao động đã góp phần làm ra bao nhiêu doanh thu cho tổ chức du lịch đó, được tính theo công thức.

W = D/T


W: Năng suất lao động của một lao động du lịch


D: Doanh thu du lịch trong kì nghiên cứu.


T: Số lao động bình quân của tổ chức trong kì nghiên cứu tương ứng.


1.3.3. Tiền lương cho lao động du lịch


Mức tiền lương bình quân là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình trả lương cho người lao động của tổ chức kinh doanh du lịch, được tính theo công thức:

V = L/T


V: tiền lương bình quân


L: Tổng quỹ tiền lương bình quân.


T: Số lao động bình quân.


1.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực


1.3.4.1. Hoạch định và tuyển dụng nguồn nhân lực


Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và tập huấn nhân viên có đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đặt tiêu chí tuyển dụng nhân sự theo hướng: cạnh tranh bình đẳng và công khai. Thông báo tuyển dụng phải được công khai.

Tuyển chọn những nhân viên giỏi về kỹ thuật.


Tuyển chọn những nhân viên giỏi chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và năng khiếu ngoại giao nhằm tìm hiểu và khai thác các thị trường mới.

Phải có chiến lược thu hút chất xám, nhân tài về lĩnh vực marketing nhằm đảm bảo chiến lược được thực hiện tốt.

1.3.4.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực


Xây dựng môi trường làm việc văn hóa và phát động phong trào này trong toàn công ty.

Bồi dưỡng, đào tạo kiến thức và kỹ năng quan hệ công chúng cho đội ngũ làm công tác thị trường.

Đào tạo kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh, về marketing, chăm sóc khách hàng và xây dựng thương hiệu… cho các vị trí chủ chốt và lãnh đạo ở công ty, các phòng và các chi nhánh…

Liên kết với các đơn vị đào tạo có uy tín để đảm bảo sản phẩm đào tạo bắt kịp với nhu cầu thị trường.

1.3.5. Hoàn thiện cơ sở vật chất trang thiết bị


Cơ sở vật chất phục vụ du khách không chỉ đơn thuần là những bằng chứng, những chứng cứ về vật chất, vật tư, thiết bị, dụng cụ… để thực hiện dịch vụ mà cơ sở vật chất ấy phải thể hiện chất lượng dịch vụ hoặc đẳng cấp dịch vụ.


Dịch vụ là một tập hợp cốt lõi và dịch vụ bao quanh. Dịch vụ cốt lõi có thể chiếm 70% chi phí của dịch vụ tổng thể. Dịch vụ bao quanh là những dịch vụ phụ chỉ chiếm khoảng 30% chi phí nhưng nó lại có ảnh hưởng tác động lớn đến khách hàng. Dịch vụ này sẽ tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Vì thế, bên cạnh đó công ty cần thực hiện các giải pháp sau:


Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch như: điều kiện phòng ốc, trang thiết bị, chương trình ẩm thực, chương trình văn hóa nghệ thuật theo chủ đề (khách sạn, resorts, nhà hàng …), hoàn thiện và nâng cấp các cơ sở vật chất ở các chi nhánh, ở các tỉnh lên.

Bên cạnh cũng cố các chi nhánh hiện có, các doanh nghiệp du lịch nên phát triển thêm một số chi nhánh mới, đại lý … ở trong và ngoài nước nhằm làm vệ tinh khai thác và phục phục khách hàng.

1.3.6. Xây dựng thương hiệu của công ty


Theo hiệp hội Hoa Kỳ thì: “Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một hay một nhóm người bán và phân biệt các sản phẩm hay dịch vụ đó với đối thủ cạnh tranh”.

Thương hiệu là tài sản vô hình, vô giá của doanh nghiệp. Một số tác dụng của thương hiệu trong cạnh tranh

Làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm.

Dễ thu hút khách hàng mới

Giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn.

Tạo thuận lợi khi tìm (khai thác) thị trường mới.

Giúp tạo dựng hình ảnh công ty, thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài.

Giúp việc triển khai marketing, khuếch trương nhãn hiệu dễ dàng hơn

Uy tín cao của nhãn hiệu sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có điều kiện “phòng thủ”, chống lại sự cạnh tranh quyết liệt về giá.


Tiểu kết chương 1


Kinh doanh lữ hành xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu du lịch với vị trí trung gian. Kinh doanh lữ hành có vai trò phân phối sản phẩm trong du lịch thông qua chức năng: thông tin, tổ chức và thực hiện. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải mang đến lợi ích cho khách du lịch, nhà cung cấp dịch vụ, điểm đến du lịch và chính bản thân doanh nghiệp.

Kinh doanh lữ hành có thể là kinh doanh chương trình du lịch; kinh doanh lữ hành tổng hợp; kinh doanh lữ hành gửi khách, nhận khách; kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa.

Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, tài sản và trụ sở ổn định theo pháp luật. Với mục dích lợi nhuận thông qua việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho du khách. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian khác, hoặc kinh doanh tổng hợp các dịch vụ du lịch.

Hệ thống sản phẩm của kinh doanh lữ hành bao gồm dịch vụ trung gian, chương trình du lịch và các sản phẩm du lịch khác.

Hoạt động chủ yếu của các công ty lữ hành là kinh doanh các chương trình du lịch trọn gói và việc kinh doanh mở rộng (vận chuyển, lưu trú, ăn uống…)

Hiệu quả kinh doanh lữ hành bao gồm hệ thống các chỉ tiêu định lượng để giúp các nhà quản lý có cơ sở chính xác và khoa học để đánh giá toàn diện hoạt động kinh doanh. Dựa theo hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh du lịch bao gồm:

Doanh thu từ kinh doanh chương trình du lịch

Chi phí từ kinh doanh chương trình du lịch

Lợi nhuận thuần

Tổng số lượt khách

Tổng số ngày khách thực hiện

Thời gian trung bình một khách trong một chương trình du lịch


Việc đánh giá dựa vào các hệ thống chỉ tiêu là hết sức cần thiết và quan trọng đối với các nhà doanh nghiệp lữ hành. Các quyết định quản lý doanh nghiệp có chất lượng hay


không là phụ thuộc vào mức độ thường xuyên chính xác và tin cậy của hệ thống chỉ tiêu này.


Trên đây là một số cơ sở lí luận chung, song thực tiễn thì vô cùng phong phú và đa dạng, “thực tiễn mới là tiêu chuẩn của chân lý”. Vì vậy, ta cần vận dụng lý luận để nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành của một công ty cụ thể. Đó chính là nội dung của chương 2.


CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ DU LỊCH SADACO


2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT TRUNG TÂM DU LỊCH SADACO


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm du lịch SADACO


SADACO TOURIST là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty CP TM SÀI GÒN, là thương hiệu chuyên nghiệp trong lĩnh vực cung cấp toàn diện các dịch vụ liên quan đến du lịch, lữ hành, vận tải hành khách đường bộ, tổ chức sự kiện và các dịch vụ liên quan.


Tên giao dịch : SAI GON TRADE AND PRODUCTION DEVELOPMENT CORPORATION


Tên viết tắt : SADACO


Lịch sử hình thành và phát triển : Công ty SADACO là doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1987 nhằm thực hiện sự hợp tác phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Đăklăk được ký kết giữa 2 UBND TP.Hồ Chí Minh và Đaklăk. Công ty là thành viên của Tập đoàn SATRA, một trong những tập đòan thương mại lớn nhất Việt Nam. Vốn điều lệ: 14.9 tỷ đồng (20% vốn Nhà nước)


Trung Tâm Du Lịch trực thuộc Công Ty Cổ Phần Phát Triển – Sản Xuất – Thương Mại

– Sài Gòn ( SADACO ). Được thành lập từ năm 2004.


VĂN PHÒNG CHÍNH: Địa chỉ: 200 Bis Lý Chính Thắng, P.9, Q.3, HCM


Điện thoại: 08 39 318 719 – 08 39 318 189 – Fax: 08 39 318 189


Email: sadacotourist@sadaco.com. Web: dulichkhachsan.sadaco.com


Công Ty đã được các tổ chức uy tín trao tặng nhiều danh hiệu:


Thương Hiệu Uy Tín Chất Lượng – Top Ten Thương Hiệu năm 2005


Doanh Nghiệp Uy Tín Chất Lượng năm 2005

Giải Thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2005

Cúp Vàng “Sản Phẩm Việt Uy Tín Chất Lượng năm 2006”

Bằng Khen Của UBND TP năm 2005 – 2006


Hiện nay, Trung Tâm còn thực hiện các Chương Trình Hội Thảo Khách Hàng, Sự Kiện, Ngày Hội Gia Đình, Du Lịch kết hợp Hội Nghị (MICE)… Bằng nỗ lực phục vụ của nhân viên Chuyên Nghiệp và Nhiệt Tình, mang đến cho Khách Hàng những chuyến đi hài lòng nhất do Du Lịch SADACO tổ chức.


Ngoài ra với Đội Xe Du Lịch SADACO cung cấp số lượng xe du lịch đời mới từ 4 chỗ đến 45 chỗ theo hợp đồng Tour và đặt biệt cho thuê xe tháng với những hợp đồng ký dài hạn.


Các khách hàng phần lớn là các công ty nước ngoài: Hàn Quốc – Nhật – Đài Loan, đến các khu công nghiệp như: Sóng Thần, Bình Dương, Biên Hoà …


2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trung tâm du lịch SADACO


Là đơn vị hoạt động theo cơ chế phân cấp quản lý: bộ máy tổ chức được cơ cấu gọn nhẹ, đảm bảo được hiệu quả quản lí kinh doanh. Sơ đồ cơ cấu tổ chức được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng.


Giám đốc kinh doanh: Nguyễn Văn Tùng

Phòng Điều hành tour khách lẻ: Nguyễn Tấn Phát

Phòng Điều hành tour khách đoàn: Nguyễn Thị Hồng Nhân

Phòng Điều hành dịch vụ vận chuyển: Lê Đức Thắng

Phòng bán vé máy bay, chăm sóc khách hàng: Nguyễn Thanh Hải

Phòng kinh doanh: Huỳnh Quang Khải

Phòng kế toán: Trần Thị Thu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/08/2022