Khái Niệm Về Lữ Hành Và Kinh Doanh Lữ Hành


nguyên nhân của mọi hành động. Một nhu cầu nếu được thỏa mãn thì gây ra những tác động tích cực và ngược lại nếu không được thỏa mãn thì nó sẽ phản tác dụng.

Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người được hình thành trên cơ sở của nhu cầu sinh lý đó là nhu cầu nghỉ ngơi, nhu cầu tinh thần, nhu cầu tự khẳng định, nhu cầu giao tiếp.

Nhu cầu du lịch là sự mong muốn, khát khao được rời khỏi nơi ở thường xuyên của mình để đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu về nghỉ ngơi, tham quan, giải trí, khám phá của mình mà không theo đuổi mục đích kinh tế.

Vấn đề ở đây đặt ra là chúng ta phải nắm bắt nhu cầu của khách để từ đó có các biện pháp nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu đó và tạo được sự hài lòng đối với khách du lịch.


1.2.2 Đặc điểm của nhu cầu du lịch.


Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội thì du lịch là một đòi hỏi tất yếu của con người, du lịch trở thành nhu cầu mang tính toàn cầu. Nhu cầu du lịch được khơi dậy và chịu ảnh hưởng của nền kinh tế. Nhu cầu du lịch của con người phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện như thiên nhiên, chính trị kinh tế xã hội và phụ thuộc vào nhóm xã hội mà mình đang sống.

Các nhu cầu chính đáng của khách du lịch cũng được thể hiện theo thứ bậc từ thấp đến cao theo lý thuyết nhu cầu của Maslow.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Theo Maslow, cá nhân chỉ phát sinh nhu cầu ở cấp độ cao khi các nhu cầu ở cấp độ thấp được thỏa mãn. Nghĩa là thỏa mãn những nhu cầu sinh lý như ăn uống, đi lại, chỗ ở …con người sẽ mong muốn tiến đến những nhu cầu cao hơn. Đây cũng chính là cơ chế nảy sinh nhu cầu của con người.

Nhu cầu thiết yếu.

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty cổ phần du lịch VNTOUR - 3

Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu cơ bản nhất đảm bảo sự sinh tồn của con người. Đối với khách du lịch, những nhu cầu cơ bản như: ăn, uống, ngủ, nghỉ không ngừng đòi hỏi phải


thỏa mãn một cách đầy đủ về mặt lượng mà còn đòi hỏi đảm bảo về mặt chất. Nhìn chung ở mức độ nhu cầu này thường có những mong muốn.

- Thoát khỏi thói quen thường ngày.

- Thư giãn cả về tinh thần và thể xác.

- Tiếp xúc với thiên nhiên đặc biệt là thiên nhiên hoang dã.

- Tìm kiếm những cảm giác mới lạ.

Nhu cầu an toàn.

Đối với khách du lịch là người đã rời khỏi nơi ở thường xuyên của mình đến những nơi xa lạ, mới mẻ chưa thể dễ dàng thích nghi được ngay với môi trường xung quanh nên mong muốn được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể với họ càng cấp thiết hơn.

Nhu cầu giao tiếp.

Những nhu cầu về sinh lý an toàn được thỏa mãn cũng có nhiều ý nghĩa về cảm giác cơ thể, con người luôn có nhu cầu sống trong một nhu cầu nào đó và được người khác quan tâm đến.

Trong du lịch cũng vậy, mỗi cuộc hành trình, các đối tượng trong đoàn không phải khi nào cũng là người quen biết mà phần lớn họ không có quan hệ quen biết. Do vậy trong suốt chuyến đi, khách du lịch phải sống với những người hoàn toàn mới, gặp gỡ những người không cùng dân tộc, ngôn ngữ chính vì thế ai cũng mong muốn có được người bạn đồng hành tin cậy, mở rộng được quan hệ giao lưu và đặc biệt họ rất mong muốn được quan tâm chú ý.

Nhu cầu được kính trọng.

Đối với khách du lịch thì nhu cầu được kính trọng được thể hiện qua những mong muốn như:

- Được phục vụ theo đúng hợp đồng.

- Được người khác tôn trọng.

- Được đối xử bình đẳng như mọi thành viên khác.

Nhu cầu hoàn thiện bản thân.


Qua chuyến đi du khách được hiểu biết thêm về thế giới xung quanh mình, qua đó để họ tự đánh giá tự kết luận, hoàn thiện cho bản thân và trân trọng những giá trị tinh thần, mong muốn được làm giàu kiến thức cho bản thân mình. Do đó người làm du lịch phải là nơi cung cấp những giá trị về mặt tinh thần và kiến thức mà họ mong muốn.


1.3 Khái niệm về lữ hànhkinh doanh lữ hành

1.3.1 Khái niệm lữ hành


Theo nghĩa rộng thì lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của con người, cũng như những hoạt động liên quan đên sự di chuyển đó. Do đó hoạt động động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành. Tại các nước Bắc Mỹ thì thuật ngữ: “lữ hành” và “du lịch” được biểu hiện như “ Du lịch”. Vì vậy người ta có thể dùng thuật ngữ “ lữ hành du lịch” để ám chỉ các hoạt động đi lại và các hoạt động khác có liên quan tới tới các chuyến đi với mục đích du lịch. Du lịch ở đây đang được hiểu ở một phạm vi rộng lớn hơn.

Nhưng với nghĩa hẹp hơn tiêu biểu là định nghĩa về lữ hành trong Luật Du lịch Việt Nam:

“Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”.


1.3.2 Khái niệm kinh doanh lữ hành


Tiếp cận theo nghĩa rộng, kinh doanh lữ hành được hiểu là doanh nghiệp đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả công việc trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất qua lĩnh vực tiêu dùng du lịch nhằm thoat mãn hầu hết các nhu cầu thiết yếu, đặc trưng và các nhu cầu khác của khách du lịch với mục đích hưởng hoa hồng hoặc lợi nhuận. Điển hình như là sắp xếp để tiêu thụ hoặc bán các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, chương trình du lịch hoặc bất kỳ dịch vụ du lịch khác, tổ chức hoặc thực hiện các chương trình du lịch vào và ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia, trực tiếp cung


cấp hoặc chuyên gia môi giới hỗ trợ các dịch vụ khác có liên quan đến dịch vụ kể trên trong quá trình tiêu dùng của du khách.

Cách tiếp cận thứ hai ở nghĩa hẹp hơn để phân biệt hoạt động kinh doanh lữ hành với các hoạt động kinh doanh lữ hành khác như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, người ta giới hạn hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch. Điều đó thể hiện rõ ràng nhất mà chúng ta có thể thấy là các công ty lữ hành thường rất chú trọng tới việc kinh doanh chương trình du lịch.

Kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ ba điều kiện. Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế và phải có đủ năm điều kiện.


1.3.3 Hãng lữ hành

1.3.3.1 Khái niệm hãng lữ hành


Theo thời gian có khá nhiều định nhĩa khác nhau về doanh nghiệp lữ hành xuất phát từ nhiều góc độ trong việc nghiên cứu doanh nghiệp lữ hành. Bên cạnh đó bản thân hoạt động du lịch nói chung và du lịch lữ hành nói riêng phong phú và đa dạng. Ở thời kỳ đầu tiên, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung các hoạt động trung gian, làm đại lý bán sản phẩm của các nhà cung cấp như khách sạn, hàng không... Các doanh nghiệp lữ hành (thực chất là đại lý du lịch) được định nghĩa như một pháp nhân kinh doanh chủ yếu dưới hình thức là đại diện, đại lý cho các nhà sản xuất (khách sạn, nhà hàng,...) bán sản phẩm nhằm thu tiền hoa hồng.

Một cách định nghĩa khá phổ biến là căn cứ vào hoạt động tổ chức các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành đã được phát triển ở mức độ cao hơn. Các doanh nghiệp lữ hành đã tạo ra các sản phẩm của mình bằng cách tập hợp các dịch vụ riêng rẽ như: khách sạn, máy bay,.. Doanh nghiệp lữ hành không chỉ ở người bán mà trở thành người mua sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch. Tại Bắc Mỹ, doanh nghiệp


được coi như là các công ty xây dựng các chương trình du lịch bằng cách tập hợp các thành phần như khách sạn, tham quan,... Và bán chúng với mức giá gộp cho khách du lịch thông qua các đại lý bán lẻ., Ở Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân,

hoạch toán độc lập, được thành lập nhằm sinh lợi bằng việc giao dịch, ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch.

Hiện nay, các công ty lữ hành có phạm vi hoạt động rộng lớn hơn mang tính toàn cầu. Đồng thời các công ty cũng sở hữu các tập đoàn khách sạn, các hãng hàng không, tàu biển, ngân hàng phục vụ chủ yếu khách du lịch của công ty lữ hành. Và các công ty đó trở thành các tập đoàn kinh doanh du lịch có khả năng chi phối mạnh mẽ thị trường du lịch. Giai đoạn này các công ty lữ hành không còn đơn thuần là người bán, người mua sản phẩm của nhà cung cấp du lịch mà trở thành người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch. Từ đó có thể định nghĩa doanh nghiệp lữ hành như sau:

Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện chương trình du lịch cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.

Hãng lữ hành được xem là một tổ chức du lịch trung gian, một doanh nghiệp thực hiện chức năng tổ chức tham quan du lịch để bán hay đại lý bán các dịch vụ du lịch cho các nhà cung cấp bao gồm: cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển, tham quan, vui chơi giải trí... Và do chính mình cung cấp các dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ vận chuyển... và các thông tin về chuyến lữ hành như: khí hậu, đặc điểm dân cư, giá cả, mua sắm...


1.3.3.2 Phân loại hãng lữ hành


Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động và tính chất của sản phẩm, hình thức tổ chức, tư cách pháp nhân doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có các tên gọi khác nhau: hàng lữ hành, công ty lữ hành, đại lý lữ hành, công ty lữ hành quốc tế, công ty lữ hành nội địa. Sự khác nhau cơ bản giữa các doanh nghiệp lữ hành là: quy mô và địa bàn hoạt động, đối tượng khách, mức độ tiếp xúc với khách du lịch, và mức độ tiếp xúc với nhà cung cấp sản phẩm. Dự trên khác biệt đó biết phát huy ưu điểm sẽ tạo nên sự thành công trong kinh doanh du lịch.


1.3.4 Sự ra đời của hoạt động kinh doanh lữ hành


Quan hệ giữa cung và cầu trong du lịch là mối quan hệ mâu thuẫn và phức tạp, nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Do đó, sự tồn tại và phát triển của hoạt động kinh doanh lữ hành là một tất yếu khách quan để giải quyết sự mâu thuẫn này.

Thứ nhất, cung du lịch mang tính chất cố định, còn cầu du lịch lại phân tán khắp mọi nơi: các tài nguyên du lịch và các nhà cung cấp sản phẩm du lịch (khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí…) không thể mang được những giá trị của sản phẩm của mình để đến tận nơi ở thường xuyên của khách hay không thể mang rao bán khắp nơi đến tay cho khách mà du khách phải tìm đến với các tài nguyên và sản phẩm du lịch.

Như vậy, trong du lịch chỉ có dòng chuyển động ngược chiều từ cầu đến với cung, không có dòng chuyển động từ cung đến với cầu như phần lớn các sản phẩm hàng hoá khác. Trong một phạm vi nào đó, người ta có thể nói cung du lịch tương đối thụ động, cầu du lịch phải tìm đến với cung khi cầu không có đủ thông tin về cung. Do vậy, phải xuất hiện một hoạt động trung gian là hoạt động kinh doanh lữ hành. Hoạt động kinh doanh lữ hành nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về điểm du lịch, cơ sở lưu trú, các dịch vụ khác và làm động tác ghép nối các hàng hoá dịch vụ tạo thành một chương trình du lịch trọn gói phục vụ cho khách.

Thứ hai, cầu du lịch mang tính chất tổng hợp còn cung du lịch mang tính chất đơn lẻ. Khi đi du lịch, khách du lịch có nhu cầu về mọi thứ, từ tham quan tài nguyên du lịch tới việc ăn ngủ, đi lại làm visa hộ chiếu…cũng như thưởng thức các giá trị văn hoá tinh


thần. Có nghĩa là ngoài những nhu cầu hàng ngày, khách du lịch còn rất nhiều nhu cầu đặc biệt khác.

Thứ ba, các cơ sở kinh doanh du lịch gặp khó khăn trong thông tin quảng cáo, khách du lịch thường không có đủ thời gian, thông tin và khả năng tự tổ chức các chuyến du lịch với chất lượng cao phù hợp nhu cầu. Do vậy những thông tin về cung không thể trực tiếp đến với khách du lịch, bản thân khách du lịch lại gặp phải những khó khăn khi đi du lịch như: ngôn ngữ, thủ tục xuất nhập cảnh, phong tục tập quán, sự hiểu biết về điểm du lịch và tâm lý lo ngại…Vì vậy mà giữa khách du lịch với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có nhiều bức tường chắn ngoài khoảng cách về địa lý.

Cuối cùng do kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, khách du lịch ngày càng yêu cầu được phục vụ tốt hơn, chu đáo hơn. Họ chỉ muốn có một công việc chuẩn bị duy nhất là chi trả cho chuyến du lịch. Tất cả những công việc còn lại phải có sự chuẩn bị sắp xếp của các cơ sở kinh doanh du lịch.

Chính vì những lý do trên mà tất yếu phải xuất hiện một tác nhân có khả năng liên kết cung và cầu để giải quyết các mâu thuẫn. Tác nhân đó chính là các công ty du lịch – những người thực hiện các hoạt động kinh doanh lữ hành.

Vậy hoạt động kinh doanh lữ hành là gì? Theo định nghĩa của Tổng cục du lịch Việt Nam ( quy chế quản lý lữ hành ngày 29/04/1995) thì:

“Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp thông qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành”.

Theo Luật du lịch Việt Nam phân loại thì kinh doanh lữ hành bao gồm hai loại là: Kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế.

Kinh doanh lữ hành nội địa là việc tổ chức cho khách là công dân một nước, những người cư trú tại một nước đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ nước đó.

Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc tổ chức đưa khách ra nước ngoài hoặc đưa khách nước ngoài vào nước sở tại.


1.3.5 Vai trò, đặc điểm kinh doanh lữ hành

1.3.5.1 Vai trò của kinh doanh lữ hành


Đối với khách du lịch

Hiện nay đi du lịch trở thành hiện tượng phổ biến, một nhu cầu thiết yếu với mọi người. Du khách đi du lịch sẽ được tiếp cận, gần gũi với thiên nhiên hơn, được sống trong môi trường trong sạch, được tận hưởng không khí trong lành. Đi du lịch, du khách được mở mang thêm tầm hiểu biết về văn hóa, xã hội cũng như lịch sử đất nước. Doanh nghiệp lữ hành sẽ giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu đó. Khi mua các chương trình du lịch trọn gói, khách du lịch đã tiết kiệm được cả thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp bố trí cho chuyến du lịch của họ.

Khách du lịch sẽ thừa hưởng những tri thức và kinh nghiệm của chuyên giá tổ chức du lịch tại các công ty lữ hành, các chương trình vừa phong phú hấp dẫn vừa tạo điều kiện cho du khách du lịch thưởng thức một cách khoa học nhất. Một lợi thế khác là mức giá thấp của chương trình du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành khác có khả năng giảm giá thấp hơn rất nhiều so với mức giá công bố của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, điều này đảm bảo cho các chương trình du lịch luôn có giá hấp dẫn đối với khách. Một lợi ích không kém phần quan trọng là các doanh nghiệp lữ hành giúp cho khách du lịch cảm nhận đươc phần nào sản phẩm trước khi họ quyết định mua và thực sự tiêu dùng nó

Đối với các nhà cung ứng sản phẩm du lịch

Doanh nghiệp lữ hành cung cấp một các nguồn khách lớn, đủ và có kế hoạch. Mặt khác trên cơ sở hợp đồng đã kí kết giữa hai bên các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần rủi ro có thể xẩy ra với doanh nghiệp lữ hành. Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo khuếch trương của các doanh nghiệp lữ hành. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, khi khả năng tài chính còn hạn chế thì các mối quan hệ các doanh nghiệp lữ hành trên thế giới là phương pháp quảng cáo hữu hiệu thị trường du lịch quốc tế.

Đối với ngành du lịch

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí