PHẦN IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Từ khi đi vào hoạt động, nhà máy gạch tuynel Việt Hà đã luôn cố gắng để hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm phù hợp với đặc điểm thị trường, trên cơ sở nền tảng chiến lược kinh doanh của công ty. Vượt qua khó khăn
của cơ
chế
thị trường, mặc dù còn nhiều hạn chế song kết quả đạt được
Có thể bạn quan tâm!
- Doanh Thu Tiêu Thụ Từng Loại Sản Phẩm Trên Các Kênh
- Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Thành Viên Tham Gia Trong Kênh Phân Phối Tại Công Ty Việt Hà.
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kênh phân phối sản phẩm Gạch tuynel tại công ty Cổ phần Việt Hà - Hà Tĩnh - 13
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
trong quá trình phân phối sản phẩm là rất lớn. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã rút ra một số kết luận sau:
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm kênh phân phối sản phẩm. Đôi khi kênh phân phối sản phẩm được coi là con đường của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Một số người định nghĩa kênh phân phối như một dãy quyền sở hữu các hàng hóa khi chúng chuyển qua các
tổ chức khác nhau. Một số khác lại mô tả nó như là các hình thức liên kết
lỏng lẻo của các công ty để cùng thực hiện một mục đích thương mại. Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại công ty sản xuất nên chúng tôi đưa ra định nghĩa trên quan điểm quyết định và quản lý kênh phân phối đối với công ty sản xuất.
Từ khi đi vào hoạt động, nhà máy gạch tuynel Việt Hà đã luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thiện các kênh phân phối sản phẩm đang có nhằm phù hợp với đặc điểm thị trường, trên cơ sở nền tảng chiến lược kinh doanh của công ty. Nghiên cứu thực trạng trên kênh phân phối của công ty có thể rút ra một số nhận định sau:
Đội ngũ nhân viên bán hàng là một phần hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng cũng như duy trì hệ thống kênh phân phối của sản phẩm.
Sản phẩm gạch ngói của công ty được tiêu thu qua 4 kênh. Trong đó kênh không cấp (kênh trực tiếp, từ công ty đến trực tiếp người tiêu dùng) là kênh chủ đạo trong hệ thống kênh của công ty, góp phần tiêu thụ phần lớn lượng sản phẩm của công ty. Kênh cấp 1 (Từ công ty thông qua đại lý để đến tay người tiêu dùng) đây cũng là kênh đang phát triển rất mạnh của công ty nhờ vào sự năng động của các đại lý. Kênh cấp 2 ( Từ công ty đến đại lý đến cửa hàng bán lẻ đến tay người tiêu dùng) sự qua nhiều trung gian dẫn đến chênh lệch về giá khá đáng kể, của hàng bán lẻ hướng vào những người dân mua với số lượng ít. Kênh phân phối công nghiệp (Công ty thông qua các chủ đầu tư dự án để ký kết hợp đồng với các công ty nhận thầu) kênh này mang lại rất nhiều tiềm năng cho công ty vì lượng bán ra là lớn nhưng ngược lại các chi phí bỏ ra cho kênh này không hề nhỏ dẫn đến lợi nhuận từ kênh công nghiệp không cao.
Các kênh trong hệ thống kênh phân phối của công ty có sự chuyên môn hóa rõ rệt. Kênh 0, kênh 1 và kênh công nghiệp có thê mạnh tiêu thụ gạch 2
lỗ, trong khi đó kênh 2 lại có thế mạnh về sản phẩm gạch 4 lỗ. Tuy vậy các kênh không có sự phân hóa mạnh mẽ theo phân khúc địa lý thị trường. Nhìn chung công ty chỉ mới tập trung vào thị trường trong tỉnh và gần ra chưa có thể cạnh tranh với các nhà máy gạch ở các tỉnh bạn.
Gạch xây 2 lỗ và gạch đặc là loại sản phẩm chủ đạo đem lại phần lớn doanh thu tiêu thụ cho công ty.
Vào số liệu ta thấy lợi nhuận của công ty có sự gia tăng mạnh mẽ,
nhưng nhìn chung cho toàn hệ thống, công ty đang phải đối mặt với xu hướng ổn định và giảm về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là hiệu quả chi phí bán hàng.
Bên cạnh những mặt mạnh về uy tín, thương hiệu, chất lượng và
chủng loại sản phẩm, cùng với những thời cơ thuận lợi, công ty phải đối mặt với những thách thức về đối thủ cạnh tranh, giá cả nguyên vật liệu gia tăng và những yếu kém bên trong lực lượng mỏng và thiếu trình độ.
4.2 Kiến nghị
Đối với nhà nước
- Nhà nước cần đưa ra mức thuế phù hợp để khuyến khích ngành sản xuất và kinh doanh VLXD phát triển.
- Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế và dự báo thị trường, để các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời.
Đối với công ty
- Cần tích cực đầu tư và liên tục nghiên cứu cải tiến sản phẩm cả về công thức, chất lượng và mẫu mã để duy trì và gia tăng ưu thế của sản phẩm
- Cần tiếp tục chủ động trong khâu đầu vào để có được lợi thế trong giá bán đối với các đối thủ cạnh tranh.
- Cần mở rộng và sử dụng thêm các kênh phân phối, kênh tiêu thụ khác cho đa dạng và tăng lượng sản phẩm trên thị trường.
- Mở rộng các thị trường và mở thêm các đại lý trên các thị trường mới.
- Đào tạo cà củng cố đội ngũ nhân viên bán hàng, nhân viên thị trường , tiếp tục sử dụng chiến lược hỗ trợ kinh doanh đồng thời có cơ chế giám sát hoạt động của các nhân viên (kể cả cộng tác viên) trong việc thực hiện các công việc đối với việc xúc tiến bán hàng.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Minh Đạo (2006), Giáo trình marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
Nguyễn Minh Tuấn(2012), Nghiên cứu kênh phân phối sản phẩm tại công
ty cổ phần gạch ngói Thạch Bàn. Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Đại học
Nông nghiệp Hà Nội
3. Trần Ngọc Trang (chủ
biên), Trần Văn Thi (2008),
Quản trị
kênh phân
phối, NXB thống kê, Hà Nội
4. Công ty cổ phần Việt Hà, Hà Tĩnh, http://vihatico.com/
5. GS. TS. NSƯT Bùi Xuân Phong, Sách phân tích hoạt động kinh doanh
6. Philip Kotler (2000), Marketing căn bản, bản dịch, NXB Thống kê, Hà Nội
7. Trương Đình Chiến (2002), Quản trị Marketing trong doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.
8. Đặng Văn Tiến (2011), Bài giảng Marketing căn bản, nhà xuất bản Lao động – Xã hội