Giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2010 - 1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu trích dẫn, các số liệu nêu trong luận án bảo đảm tính trung thực và có nguồn trích dẫn rõ ràng


Người cam đoan Nguyễn Thị Hồng Thái


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC CÁC BẢNG 4

PHẦN MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM 9

1.1. VAI TRÒ CỦA ĐIỆN ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HOÁ - XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC 9

1.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM 18

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ VÀ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH 24

1.4. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 46

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 59

2.1. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM 59

2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY 73

2.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY 92

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 115

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 115

3.2. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 144

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 178

PHỤ LỤC 182


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ASEAN Association of Southeast Nations

(Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) CNH - HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Dolby - SRA Dolby Surround Analog

(Âm thanh lập thể kỹ thuật điện tử)

Dolby - SRD Dolby Surround Digital

(Âm thanh lập thể kỹ thuật số) Multiplex Rạp chiếu phim gồm nhiều phòng chiếu ODA Official development assistance

(Viện trợ phát triển chính thức)

FAFIM Công ty xuất nhập khẩu và phát hành phim FDI Foreign direct investment

(Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) Telessine Chuyển từ phim nhựa sang băng hình VHTT Văn hoá - Thông tin

WTO World trade organization

(Tổ chức thương mại thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG



Trang

Bảng 2.1

Kết quả kinh doanh trên vốn đầu tư trong hai năm 1984 - 1985

61

Bảng 2.2

Số lượng sản xuất phim từ năm 1995 - 2005

64

Bảng 2.3

Quy mô và cơ cấu thu hút các nguồn vốn đầu tư

78

Bảng 2.4

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư hàng năm từ ngân sách thời kỳ 2001

80


- 2005


Bảng 2.5

Nguồn vốn đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu phát triển điện

81


ảnh giai đoạn 1995 - 2005


Bảng 2.6

Cơ cấu thu hút nguồn vốn đầu tư theo quy trình sản xuất và

82


tiêu thụ sản phẩm điện ảnh


Bảng 2.7

Vốn đầu tư phát triển điện ảnh theo tính chất chi tiêu từ 1995

89


- 2005


Bảng 2.8

Vốn đầu tư từ ngân sách theo phương thức cấp phát

90

Bảng 2.9

Cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung sử dụng

92

Bảng 2.10

Vốn đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu điện ảnh từ trung

93


ương và địa phương thời kỳ 1995 - 2000


Bảng 2.11

Vốn đầu tư mục tiêu điện ảnh thuộc Chương trình quốc gia về

96


văn hoá thời kỳ 2001 - 2005


Bảng 2.12

Chi phí đầu tư sản xuất phim truyện nhựa nước ngoài và phim

99


Việt Nam


Bảng 2.13

Quy mô vốn và doanh thu của các cơ sở sản xuất phim

101

Bảng 2.14

Số lượng phim sản xuất từ năm 2000 - 2005

102

Bảng 2.15

Kết quả hoạt động của một số Hãng phim

105

Bảng 3.1

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển điện ảnh Việt Nam đến 2010 và

118


2020 phân chia theo nguồn vốn và đối tượng sử dụng


Bảng 3.2

Vốn đầu tư từ ngân sách cho mục tiêu điện ảnh 2006 -2010

125

Bảng 3..3

Dự báo sản lượng phim đến 2010 và 2020

135

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2010 - 1


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của đất nước phải đồng thời với việc xây dựng chiến lược phát triển Văn hoá, là quan điểm được thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, khoá VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam "Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội". Điều này càng cần thiết hơn trong công cuộc đổi mới toàn diện của Việt Nam thực hiện tiến trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Điện ảnh ra đời và phát triển rực rỡ trên thế giới đã hơn 100 năm. Với vai trò là ngành nghệ thuật - công nghiệp dịch vụ giải trí, điện ảnh đã đem lại giá trị tinh thần cho nhiều thế hệ, sản phẩm điện ảnh trở thành di sản văn hoá hình ảnh động của các quốc gia và còn là tài sản tinh thần chung của quốc tế.

Ở Việt Nam, điện ảnh ra đời và phát triển đã hơn nửa thế kỷ. Trải qua các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, điện ảnh đã tạo được những tác phẩm đặc sắc ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Bằng thủ pháp nghệ thuật độc đáo, tác phẩm điện ảnh có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, vừa là công cụ tuyên truyền chính trị tư tưởng của Đảng, vừa có vai trò giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí.

Trong cơ chế cũ, điện ảnh được nhà nước ta thực hiện các chính sách ưu đãi đặc biệt, bao cấp từ khâu đào tạo, sản xuất đến phổ biến phim vì thế đã có thời điện ảnh Việt Nam phát triển rực rỡ. Cơ chế mới vận hành nền kinh tế đất nước tạo cơ hội và cả thách thức đối với điện ảnh Việt Nam. Trong khi đầu tư của Nhà nước không thể là nguồn đáp ứng duy nhất đối với điện ảnh, làm sao để điện ảnh thoát khỏi tụt hậu, vực dậy một ngành nghệ thuật có ưu thế về công nghệ - kỹ thuật hiện đại, bảo tồn và phát triển nền điện ảnh dân tộc và hiện đại, điều này đòi hỏi lượng vốn đầu tư vô cùng lớn, đây là vấn đề rất trăn trở hiện nay đặt ra cho ngành.

Trong khi kỹ thuật công nghệ sản xuất phim trên thế giới ngày càng hiện đại và tiến bộ vượt bậc, truyền hình ra đời sau điện ảnh ba thập kỷ, cùng với các phương tiện

nghe nhìn khác phát triển nhảy vọt, thì điện ảnh Việt Nam thiếu vốn đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ cho sản xuất và phổ biến phim; thiếu vốn đầu tư đào tạo bổ sung và nâng cao đối với đội ngũ cán bộ, nghệ sĩ; Sản xuất phim không thu hồi được vốn. Thời gian qua một số bài viết trên các báo, tạp chí có đề cập đến vấn đề này, tác giả Vũ Ngọc Thanh (Viện Văn hoá-Thông tin) đã có đề tài nghiên cứu về “Xã hội hoá hoạt động điện ảnh”, tuy nhiên những bài viết mới chỉ nêu những bức xúc trước thực trạng trên, còn đề tài nghiên cứu chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề thu hút vốn và sử dụng vốn đầu tư phát triển điện ảnh Việt Nam.

Đề tài "Gi i pháp thu hút và s d ng các ngu n v n đ u tư phát tri n đi n

nh Vi t Nam đ!n năm 2010" nghiên cứu hệ thống các vấn đề nhằm thu hút tối đa các nguồn vốn đầu tư cho điện ảnh, sử dụng vốn đầu tư để củng cố, phát triển điện ảnh Việt Nam theo hướng hiện đại hoá. Đề tài không chỉ là vấn đề thời sự mà còn mang tính cấp bách, lâu dài, cần được nghiên cứu nghiêm túc, thận trọng xuất phát từ cơ sở lý luận và đánh giá hoạt động thực tiễn của ngành để định hướng đầu tư phát triển điện ảnh phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá- hiện đại hoá trong xu thế đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm thu hút mọi nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả để phát triển ngành. Khẳng định vai trò, vị trí của điện ảnh trong đời sống xã hội đáp ứng yêu cầu cầu nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí; Vai trò của ngành công nghiệp dịch vụ giải trí tạo nguồn thu lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Trong những năm qua, ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý đã đề cập đến vấn đề thu hút vốn đầu tư, đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho phát triển từ nhiều góc độ khác nhau thuộc các lĩnh vực kinh tế nói chung và các lĩnh vực văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế… Trong lĩnh vực điện ảnh, thời gian qua một số Hội thảo chuyên ngành bàn về vấn đề làm thế nào để có phim hay; Vấn đề Điện ảnh Việt Nam trong xu thế hội nhập… có liên quan đến vốn cho sản xuất phim; Nhiều bài viết trên các báo, tạp chí có đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên những bài viết mới chỉ nêu những bức xúc trước thực trạng phát triển điện ảnh Việt Nam. Tác giả Vũ Ngọc Thanh (Viện Văn hoá-Thông tin) đã có đề tài nghiên cứu về “Xã hội hoá hoạt động điện ảnh”, nhưng đề tài nghiên cứu chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề thu hút vốn và sử dụng vốn đầu tư phát triển điện ảnh Việt Nam.

Xuất phát từ đặc điểm của điện ảnh là một chuyên ngành hẹp, có tính đặc thù cao cho đến nay chưa có công trình, đề tài nào đặt vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống về lý luận, thực tiễn, thực trạng và giải pháp thu hút, sử dụng vốn đầu tư phát triển điện ảnh Việt Nam. Từ năm 2000 Luận văn thạc sĩ với đề tài “Định hướng và những giải pháp phát triển điện ảnh Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010” và các bài viết của tác giả đăng trên tạp chí chuyên ngành đã đề cập tới việc đầu tư phát triển điện ảnh, đây cũng là điều kiện ban đầu để tác giả tiếp tục quá trình nghiên cứu phát triển trở thành Luận án khoa học với đề tài "Giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2010" được nghiên cứu một cách hệ thống trên cơ sở các vấn đề lý luận về điện ảnh và đầu tư cho phát triển ngành điện ảnh; Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của ngành và đặc thù của sản phẩm điện ảnh, thực trạng thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển điện ảnh thời gian qua, nêu mục tiêu quan điểm, đề xuất các giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển điện ảnh đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam .

3. Mục đích nghiên cứu của luận án


- Trình bày có hệ thống để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về điện ảnh và đầu tư phát triển điện ảnh, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các quan điểm, phương hướng, giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Xác định vai trò vị trí của điện ảnh trong qúa trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế về hoạt động và đầu tư phát triển điện ảnh.

- Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển điện ảnh Việt Nam thời gian qua, đánh giá kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu để làm căn cứ đề xuất các quan điểm, mục tiêu và giải pháp cơ bản nhằm thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là vấn đề thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển điện ảnh Việt Nam. Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu thực trạng thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển điện ảnh, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, để đề xuất các giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển điện ảnh Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong lĩnh vực hoạt động điện ảnh bao gồm sản xuất phim, phát hành và phổ biến phim. Tham khảo kinh nghiệm hoạt động điện ảnh và đầu tư phát triển điện ảnh của một số nước có điều kiện tương đồng với điện ảnh Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu


Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp dự báo, phân tích thống kê toán học, phương pháp so sánh tổng hợp trong xử lý thông tin.

6. Những điểm mới của luận án


Đề tài nghiên cứu nhằm đóng góp những điểm mới như sau:


- Về lý luận: Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về điện ảnh và đầu tư phát triển điện ảnh. Luận án trình bày có hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề về đặc điểm, vai trò, vị trí, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của điện ảnh Việt Nam. Cơ sở của việc hình thành các nguồn vốn đầu tư phát triển điện ảnh.

- Về thực tiễn: Nghiên cứu phản ánh thực trạng thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển của điện ảnh Việt Nam; từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng trên trong thời gian qua.

- Hệ thống những giải pháp đã có, hoàn thiện và đề xuất thêm những giải pháp đổi mới cơ chế chính sách và giải pháp tổ chức thực hiện nhằm đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

7. Nội dung và Kết cấu của luận án


Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận án được chia làm 3 chương:

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM THỜI GIAN QUA.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/10/2022