TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Bài luận văn tập trung nghiên cứu về chất một trong những hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Ninh - Agribank là hoạt động marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
– Chi nhánh Bắc Ninh, gồm 3 chương với kết quả nghiên cứu chính của từng chương như sau:
Chương 1: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản chung của Ngân hàng thương mại và hoạt động tài trợ marketing nói riêng, đồng thời nêu ra định nghĩa về marketing, đặc điểm chức năng nội dung hoạt đông kinh nghiệm về marketing tại Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Nêu tổng quan về NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Ninh - Agribank, phân tích thực trạng chất lượng hoạt động marketing tại Agribank, đánh giá các mặt đạt được và chưa đạt đồng thời tìm nguyên nhân cho các mặt chưa đạt được đó.
Chương 3: Nêu lên những định hướng phát triển cho hoạt động nói chung của Agribank và hoạt động marketing nói riêng, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động marketing tại Agribank, đồng tại đưa ra kiến nghị đối với NHNN để thúc đẩy hoạt động marketing.
MỞ ĐẦU
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh - 1
- Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại
- Nội Dung Của Hoạt Động Marketing Ngân Hàng
- Kinh Nghiệm Trong Hoạt Động Marketing Của Các Ngân Hàng Trên Thế Giới Và Bài Học Cho Các Ngân Hàng Việt Nam
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói, đối với bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào, hoạt động marketing cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Marketing có vai trò là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh. Nói cách khác, marketing có nhiệm vụ tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh diễn ra không chỉ ở trong nước mà còn phải cạnh tranh cả trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, đối với lĩnh vực ngân hàng – tài chính thì sự cạnh tranh đó càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Khi mà cơ chế hoạt động là như nhau, lợi ích, lãi suất mà các ngân hàng đem đến cho các khách hàng tương tự nhau thì việc cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng hoàn hảo là mục tiêu quan trọng đặc biệt của tất cả các ngân hàng thương mại, đặc biệt là khi phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài có bề dày kinh nghiệm với nền tảng công nghệ hiện đại và dịch vụ hoàn hảo.
Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt ngay trên thị trường tài chính tiền tệ thì việc ứng dụng marketing vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã trở thành vấn đề cấp bách mang ý nghĩa sống còn của toàn hệ thống ngân hàng thương mại nước ta.
Trong hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam luôn khẳng định vị thế, vai trò của một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, đi đầu thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Bắc Ninh được thành lập từ năm 2012 và đã có nhiều bước phát triển trong hoạt động kinh doanh và thể hiện ở sự tăng trưởng về doanh thu cũng như việc đa dạng hóa các
hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây. Có được những kết quả này là do những chiến lược kinh doanh và marketing hiệu quả của Ngân hàng.
Để phát triển mạnh mẽ, hơn bao giờ hết Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Bắc Ninh cần phải hoàn thiện các hoạt động marketing ngân hàng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cao học với mong muốn đóng góp một phần công sức vào sự nghiệp phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Bắc Ninh.
2. Tình hình nghiên cứu
Do tầm quan trọng của hoạt động marketing đối với doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng, vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu phân tích trong nhiều bài nghiên cứu khoa học, luận văn, bài viết. Cụ thể:
Nghiên cứu “Hoạt động Marketing của các Ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” – Luận án tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh của tác giả Dương Hồng Anh (2010) đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động marketing của ngân hàng thương mại và quản trị marketing của ngân hàng thương mại. Nghiên cứu phân tích và so sánh hoạt động marketing của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trên cơ sở những phân tích, đánh giá đó, tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động marketing của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Dương” – Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh của tác giả Đào Hùng Trọng (2015) đã làm rõ các vấn đề liên quan đến hoạt động marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ như khái niệm, đặc điểm, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Nghiên cứu cũng phân tích những thành tựu và hạn chế trong hoạt động marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Dương
3
và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng.
Nghiên cứu “Hoàn thiện chính sách marketing tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Định” của tác giả Nguyễn Tấn Dũng (2013) – Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Đà Nẵng đã hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến hoạt động marketing của ngân hàng thương mại và quy trình hoạt động marketing của ngân hàng thương mại. Nghiên cứu cũng phân tích quy trình hoạt động marketing của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Định thông qua phân tích môi trường hoạt động, phân đoạn thị trường, các chính sách marketing và việc thực hiện các chính sách marketing của Ngân hàng. Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Định.
Nghiên cứu “Đẩy mạnh hoạt động marketing tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hải Dương” của tác giả Nguyễn Thị Huyền (2016) – Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Thăng Long đã làm rõ các vấn đề lý luận về hoạt động marketing của ngân hàng thương mại như khái niệm, đặc điểm, vai trò và công cụ marketing của ngân hàng thương mại. Nghiên cứu cũng phân tích và đánh giá thực trạng các công cụ marketing của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hải Dương. Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hải Dương trong thời gian tới.
Kết luận: Các công trình nghiên cứu được xem xét ở trên mỗi nhà nghiên cứu lại có những quan điểm, ý kiến đánh giá và hướng tiếp cận khác nhau, tuy nhiên các nghiên cứu đều có liên quan đến vấn đề hoạt động marketing của các ngân hàng thương mại và có một số kết quả nghiên cứu đồng nhất với nhau. Hơn thế nữa, ở nước ta hiện nay chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu về vấn đề này nhưng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh trong bối cảnh kinh doanh mới của ngân hàng như hiện nay. Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh”. Với đề tài này
4
tác giả sẽ kế thừa những kết quả kết quả nghiên cứu trước đó và phát triển linh hoạt sao cho phù hợp với nội dung bài luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
– Chi nhánh Bắc Ninh và cụ thể là hoạt động huy động vốn tại ngân hàng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, những nhiệm vụ chính của nghiên
cứu là:
- Khái quát các vấn đề về marketing và hoạt động marketing trong kinh
doanh ngân hàng và cụ thể là hoạt động huy động vốn tại ngân hàng.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh và cụ thể là hoạt động huy động vốn tại ngân hàng.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh và cụ thể là hoạt động huy động vốn tại ngân hàng.
4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu về thực trạng hoạt động marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh được thu thập trong giai đoạn 5 năm 2015 – 2019. Các giải pháp đề
xuất hoàn thiện hoạt động marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh được đề xuất cho giai đoạn 2020 – 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về dịch vụ ngân hàng và hoạt động marketing ngân hàng nhằm làm rõ các khái niệm, vai trò, nội dung của hoạt động marketing ngân hàng.
Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian 05 năm từ năm 2015 đến năm 2019.
Phương pháp phân tích, phương p háp diễn giải được sử dụng trong Chương
3 khi nghiên cứu để lập luận cho các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian tới (2020 – 2025).
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động marketing ngân hàng
Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING NGÂN HÀNG
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của ngân hàng thương mại (NHTM)
NHTM đã hình thành và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động lớn tới quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại, kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.
Cho đến thời điểm hiện nay đã có rất nhiều khái niệm về NHTM
Ở Mỹ, NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
Ở Việt Nam, theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Từ những nhận định trên có thể thấy bản thân ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, thu phí của khách hàng, được xét thuộc nhóm ngành dịch vụ hoạt động ngân hàng không trực tiếp tạo ra sản phẩm cụ thể, nhưng với việc đáp ứng các nhu cầu về tiền tệ, về vốn, về thanh toán cho khách hàng, ngân hàng đã gián tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ trong nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại có một số đặc điểm sau:
- Là một định chế tài chính trung gian.
- Hoạt động đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ, dịch vụ.
- Thu hút nguồn vốn trước hết bằng huy động tiền gửi, phát hành kì phiếu, trái phiếu, sau đó sử dụng nguồn vốn này thực hiện cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác: thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh, ủy thác,…
1.1.2. Phân loại ngân hàng thương mại
- Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào hình thức sở hữu
Dựa vào hình thức sở hữu, các Ngân hàng thương mại được chia ra thành các loại gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng tư nhân.
Ngân hàng thương mại quốc doanh: là ngân hàng được thành lập từ vốn thuộc Ngân sách Nhà nước. Ở Việt Nam, ban đầu những ngân hàng này là những ngân hàng chuyên doanh, đến năm 1992 thì đổi tên và trở thành ngân hàng kinh doanh đa năng.
Ngân hàng thương mại cổ phẩn (TMCP): là ngân hàng được thành lập từ vốn góp của các cổ đông, kinh doanh đa năng. Hệ thống ngân hàng TMCP bao gồm hai loại: ngân hàng TMCP đô thị và ngân hàng TMCP nông thôn. Hiện nay, tất cả các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam đều là ngân hàng TMCP, có thể kể đến một số ngân hàng như TMCP SeaBank, Ngân hàng TMCP ACB, ngân hàng TMCP SacomBank, ngân hàng TMCP Techcombank.
Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng do các bên liên doanh góp vốn, tỷ lệ đóng góp của các đối tác nước ngoài không quá 50% vốn điều lệ. Ví dụ: Ngân hàng liên doanh ShinhanVina, Ngân hàng liên doanh Indovina, Ngân hàng liên doanh Viet Lao, Ngân hàng liên doanh Viet Nga
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: là ngân hàng được thành lập theo pháp luật Việt Nam do chủ sở hữu nước ngoài cấp 100% vốn; được quyền cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng cho thị trường Việt Nam; thời gian hoạt động không vượt quá 99 năm. Ví dụ: ngân hàng ANZ Việt Nam, Ngân hàng HSBC Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam…