Giá Trị Sản Xuất Của Các Ngành Kinh Tế Thị Xã Quảng Yên


Tình hình phát triển kinh tế của thị xã Quảng Yên giai đoạn 2015 - 2019 được thể hiện ở bảng 2.4. Giá trị gia tăng của các ngành sản xuất được thể hiện tại biểu đồ 3.1


1000

900

800

700

600

500

400

300

200

100

0

2015 2017 2019



Ngành NLT Sản Ngành CN, XDCB Ngành Dịch vụ


Biểu đồ 2.1. Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế thị xã Quảng Yên

Qua biểu đồ 2.1 cho thấy trong giai đoạn 2015 -2019, cơ cấu kinh tế thị xã có sự chuyển dịch, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ tăng dần, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm dần. Trong khi đó, giá trị gia tăng của ngành nông lâm thủy sản chiếm cao nhất 39,36%, thấp nhất là ngành dịch vụ thương mại 28,85%, nhưng xét về tốc độ gia tăng thì ngành dịch vụ thương mại tăng cao nhất bình quân là 47,22%, tăng thấp nhất là ngành nông lâm thuỷ sản 22,12%, ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng tương đối cao 46,39%. Nhìn chung tốc độ gia tăng của các ngành kinh tế tương đối cao. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng: Nông, lâm, thủy sản chiếm 39,4%; công nghiệp, xây dựng chiếm 31,8%; dịch vụ du lịch chiếm: 28,8% (năm 2019), chính vì vậy vai trò của các mô hình kinh tế trang trại cũng tương đối quan trọng với sự phát triển của thị xã.


Thu, chi ngân sách: Theo số liệu thống kê năm 2019, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 65,52 tỷ đồng, đạt 142% dự toán tỉnh giao, bằng 106% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu thu vượt cao so với kế hoạch là: thu xí nghiệp quốc doanh Trung ương, thu ngoài quốc doanh, lệ phí trước bạ, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế phi nông nghiệp, tiền cho thuê đất.

Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2019 ước thực hiện 384,5 tỷ đồng, đạt 131% dự toán tỉnh giao, bằng 77% so với cùng kỳ. Trong đó chi đầu tư phát triển 68,25 tỷ đồng, bằng 2.275% dự toán tỉnh giao; chi thường xuyên 316,3 tỷ đồng, bằng 111,4 5% dự toán tỉnh giao.

Hoạt động tín dụng trên địa bàn duy trì tốt, đáp ứng nhu cầu vốn vay cho các đối tượng phát triển sản xuất. Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng năm 2019: 878 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2018; dư nợ cho vay trên 450 tỷ, tăng 9% so với năm 2018; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 1,13%, tại Ngân hàng chính sách- xã hội huyện là 4,6%. Nợ xấu tập trung chủ yếu ở chương trình cho vay hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn (các dự án nuôi cá lồng bè vay vốn giải quyết việc làm từ năm 2005).

2.4.3. Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn của thị xã Quảng Yên trong phát triển kinh tế - xã hội và kinh tế trang trại

Thuận lợi

* Đối với phát triển kinh tế - xã hội:

Thị xã Quảng Yên có vị trí địa lý rất thuận lợi về giao thông, gần với trung tâm văn hoá, chính trị của tỉnh nên sẽ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển nhanh hướng theo thị trường.

Khả năng khai thác thuỷ sản các loại có thể đạt hơn 10 nghìn tấn/năm, trong đó riêng vùng triều có thể khai thác được 3.000 tấn. Ngoài ra Quảng Yên còn có điều kiện vươn ra để khai thác ở các ngư trường thuộc Vịnh Bắc Bộ như Cô Tô, Bạch Long Vĩ... là những ngư trường lớn, với khả năng khai


thác từ 40.000-50.000tấn/năm.

Diện tích bãi triều, đầm phá rộng lớn trên 12.000 ha tập trung ở khu vực cửa sông Bạch Đằng như Đầm Nhà Mạc, Cái Tráp, Đầm Soài và các khu vực Hà An, Hoàng Tân... tạo điều kiện rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản hình thành các khu vực tập trung, hiện nay mới khai thác gần 8 nghìn ha nhưng chủ yếu ở dạng quảng canh nên tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp còn rất lớn.

Đặc biệt khu vực cửa Nam Triệu, trong đó có khu Lạch Huyện nằm ngoài cửa sông Bạch Đằng, có độ mở ra vịnh lớn và thông thoáng; luồng lạch sâu và ít bị bồi tích hơn bên trong khu vực cảng Hải Phòng hiện nay; mực nước sâu bình quân 6 mét, sâu nhất đến 10 mét; sóng nhỏ dưới 1 mét, luồng lạch rộng đáp ứng được yêu cầu vào - ra của các tàu có trọng tải lớn trên

30.000 DWT. Mặt bằng không gian rộng rãi với diện tích hàng nghìn ha, thuận tiện cho xây dựng cảng bến bãi, kho hàng và các khu công nghiệp, dịch vụ. Đây là khu vực có tiềm năng lợi thế rất lớn của Quảng Yên để xây dựng cảng nước sâu kết hợp với phát triển KCN và hình thành khu kinh tế tổng hợp của thị xã cũng như của cả Tỉnh.

Quan trọng nhất là dòng chính của sông Bạch Đằng chảy ở phía Tây ngăn cách Quảng Yên với Hải Phòng và các chi lưu chảy vào huyện là sông Chanh, sông Nam, các sông này đều đổ ra biển ở khu cửa Nam Triệu - Lạch Huyện. Phần phía Đông huyện còn có một số sông nhỏ khác như sông Hốt, sông Bến Giang và sông Bình Hương nhưng các sông này đều ngắn, diện tích lưu vực nhỏ, chủ yếu trong phạm vi thị xã.

Nguồn nước ngầm khá phong phú, mạch nước ngầm thường nằm ở độ sâu 5 - 6 mét, khu vực Hà Nam và ven biển nước bị nhiễm mặn ít sử dụng được, khu vực Hà Bắc nước ngọt đủ để khai thác sử dụng cho sinh hoạt.

Thuận lợi lớn nhất về thủy văn của Quảng Yên là có hồ Yên Lập, là hồ thuỷ lợi lớn của tỉnh có dung tích thường xuyên 127,5 triệu m3, dung tích hữu


ích 113,2 triệu m3 với kênh chính dẫn nước cho huyện dài 28,4 km. Nguồn cấp nước từ hồ Yên Lập dồi dào và hiện là nguồn nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong huyện.

* Đối với phát triển kinh tế trang trại

Đất đai là yếu tố quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp. Dù bất cứ hình thức sản xuất nào, chủ trang trại đều phải phát triển trên một diện tích nhất định. Quy mô đất đai là diện tích cần thiết để tạo ra một khối lượng sản phẩm nhất định. Nói chung, quy mô đất sản xuất rộng lớn là một điều kiện thuận lợi cơ bản cho trang trại. Thị xã Quảng Yên Đất đồi núi có diện tích 6100 ha chiếm 18,3% diện tích, phân bố ở khu vực phía Bắc huyện tập trung ở các địa phương Minh Thành, Đông Mai và một phần ở Sông Khoai, Cộng Hòa, Tân An, Tiền An, Hoàng Tân. Đất bao gồm chủ yếu là các loại đất feralit vàng đỏ trên đá macma axit và đất feralit nâu vàng, xám vàng trên các đá trầm tích phiến thạch, sa thạch, đá vôi. Đất có tầng dày trung bình 60 - 80 cm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, độ PH từ 4 - 4,5; hiện chủ yếu là đất rừng và đất trồng cây ăn quả.

Đất đồng bằng có diện tích gần 13.528 ha chiếm 44,% diện tích đất đai, gồm chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm trong đê, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện nhưng tập trung ở khu vực Hà Nam. Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, độ PH dưới 4,5 hàm lượng mùn trung bình. Một số điểm nội đồng đất trũng bị ngập nước mùa mưa nên glây mạnh, đất chua hàm lượng mùn thấp.

Đất bãi bồi cửa sông, ven biển gồm các loại đất mặn và đất cát có diện tích gần 12.300 ha chiếm 37,1% diện tích, phân bố ở các khu vực ven biển và cửa sông, tập trung nhiều các khu đầm Nhà Mạc, đầm Soài, Cái Tráp, Yên Giang. Phần lớn đất đang được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, phần còn lại là đất rừng ngập mặn sú, vẹt và đất hoang hóa. có quỹ đất dồi dào với 611.081,3 ha, trong đó 75,370 ha đất nông nghiệp đang được sử dụng,


146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần ha có thể trồng cây ăn quả. Thông thường trang trại phát triển trên vùng đất đai rộng lớn thì khả năng phát đạt nhanh, nhưng thực tế vẫn có những trang trại nhỏ bé nhưng hiệu quả kinh tế vẫn cao, vấn đề là chủ trang trại biết và vận dụng khoa học kỹ thuật , sử dụng máy móc để tiến hành thâm canh, chuyên canh hiệu quả, nhất là trong điều kiện đất đai ngày càng trở nên khan hiếm như hiện nay.

Khó khăn

* Đối với phát triển kinh tế - xã hội:

Hệ thống kết cấu hạ tầng đã được đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng và củng cố, nhưng vẫn còn chưa hiện đại và đồng bộ. Hạ tầng thông tin - truyền thông còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, phát triển công nghiệp, du lịch dịch vụ và quản lý nhà nước.

Đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu. Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng còn thấp, trình độ tay nghề chưa đáp ứng ngay được yêu cầu của các doanh nghiệp. Trình độ dân trí chưa cao, chưa sẵn sàng tiếp nhận các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động hằng ngày

* Đối với phát triển kinh tế trang trại

Nguồn tài nguyên đất dồi dào nhưng phần lớn đất đai vẫn đang ở trong tình trang manh mún, phân tán làm cản trở quá trình sản xuất hàng hoá tập trung chuyên môn hoá. Đặc biệt diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá và phát triển các khu công nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế trang trại của thị xã Quảng Yên.

Tuy cơ sở hạ tầng đã được chú ý và nâng cấp song hệ thống giao thông và thuỷ lợi, điện ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn yếu kém, chưa đồng bộ.

Đa số các xã trong thị xã là xã nghèo nên rất thiếu vốn đầu tư cho việc phát triển mô hình kinh tế trang trại, đặc biệt là phát triển các trang trại NTTS. Những xã có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản lớn thì người dân lại nghèo không có khả năng đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản, ngược lại những xã giàu


hơn thì lại thiếu diện tích nuôi.

Kinh tế trang trại phát triển ở mức độ chậm, với điểm xuất phát thấp. Năng lực sản xuất ngành nông lâm nghiệp còn yếu và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên

Qua việc báo cáo tìm hiểu sơ bộ tình hình nông hộ ở thị xã Quảng Yên cho thấy có 3 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế của hộ nông dân: thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, thiếu cơ cấu giống thích hợp, chưa có công thức canh tác hợp lý để hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy trong thời gian tới phải có những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho cộng đồng, tăng nhận thức, đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân nhất là các hộ vùng sâu, vùng cao.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại thị xã Quảng Yên

3.1.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu loại hình trang trại

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm để xoá đói giảm nghèo, thực hiện CNH-HĐH nông thôn. Nền sản xuất nông nghiệp nói chung và các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, quy mô của các trang trại ngày càng không ngừng tăng lên. Người dân ý thức được hiệu quả thấp của sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, trình độ thấp. Do vậy các mô hình kinh tế trang trại đã có cơ hội phát huy được tiềm năng của nó. Năm 2019 toàn huyện có 52 trang trại với 3 loại hình chủ yếu: Chăn nuôi, Nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp; nhưng chủ yếu là hoạt động Nuôi trồng thủy sản (chiếm gần 90% tổng số loại hình trang trại) (bảng 3.5)

Bảng 3.1. Loại hình và cơ cấu trang trại của thị xã trong giai đoạn 2017-2019‌


Loại hình trang trại

2017

2018

2019

Số lượng (T.trại)

Cơ cấu (%)

Số lượng (T.trại)

Cơ cấu (%)

Số lượng (T.trại)

Cơ cấu (%)

1. Chăn nuôi

2

5.00

2

4.25

2

3.85

2. Nuôi trồng thuỷ sản

35

87.50

41

87.23

45

86.53

3. TT tổng hợp

3

7.50

4

8.52

5

9.61

Tông số

40

100.00

47

100.00

52

100.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 9

(Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Quảng Yên)

Nuôi trồng thủy sản ở thị xã Quảng Yên trong thời gian qua được khẳng định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn và ven biển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều thành


phần kinh tế trong và ngoài nước. Mặt khác do đặc điểm địa hình của thị xã có diện tích mặt biển, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế trang trại NTTS.

Cụ thể qua bảng 3.1 cho thấy, nhìn chung số lượng trang trại trên địa bàn huyện có xu hướng tăng nhẹ qua 3 năm 2017-2019. Đặc trưng chủ yếu của trang trại tại thị xã Quảng Yên là trang trại nuôi trồng thủy sản (NTTS) với tổng số lượng trang trại năm 2017 là 35 trang trại chiếm 87.5% tổng số trang trại, đến năm 2019 là 45 trang trại chiếm 86.5% tổng số trang trại trên toàn thị xã. Như vây, số lượng trang trại NTTS có xu hướng tăng nhưng cơ cấu có xu hướng giảm 0.97% so với năm 2017. Điều này cho thấy đã có sự gia tăng về số lượng và cơ cấu của các trang trại tổng hợp. Cụ thể, năm 2017, có 03 trang trại tổng hợp và chỉ chiếm 7.5% tổng số trang trại. Đến năm 2018 và 2019, số lượng trang trại tổng hợp tăng lên và ổn định là 05 trang trại chiếm gần 10% tổng số trang trại trên toàn thị xã. Loại hình trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ thấp nhất với ổn định 02 trang trại từ năm 2017 đến năm 2019 và chỉ chiếm hơn 3% tổng số trang trại trên toàn thị xã. Điều này cho thấy sự chênh lệch lớn về số lượng và loại hình trang trại trên địa bàn toàn thị xã.

Bảng 3.2. Các loại hình trang trại của thị xã phân bố theo các đơn vị hành chính năm 2019‌

Loại hình TT

Chăn nuôi

NT Thủy sản

TT Tổng hợp

Tổng cộng (T.Trại)

Tỷ lệ (%)

Xã, phường






Thị trấn Quảng Yên

0

32

1

33

63.46

Phường Cộng Hòa

1

3

0

4

7.70

Phường Đông Mai

0

1

2

3

5.80

Phường Phong Cốc

0

3

0

3

5.80

Phường Minh Thành

0

3

0

3

5.80

Xã Hoàng Tân

1

3

0

4

7.70

Xã Tiền An

0

0

2

2

3.84

Tông cộng TT theo loại hình

2

45

5

52

100.00

Tỷ lệ (%)

3.84

86.54

9.62

100.00


(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện thị xã Quảng Yên)

Xét riêng trong năm 2019, số liệu trong bảng 3.2 cho thấy, sự phân bố các trang trại trên địa bàn thị xã không đồng đều. Thị trấn Quảng Yên có số trang trại tập trung nhiều nhất (với 33 trang trại, chiếm 63,46%), đây là trung

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022