BÀI 13: XOA BÓP 7 VÙNG CƠ THỂ VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ LIÊN QUAN
1.Xoa bóp vùng đầu mặt cổ:
Tư thế bệnh nhân nằm ngữa là tốt nhất, thầy thuốc ngồi về phía sau đầu người bệnh.
1.1.Xoa bóp vùng mặt
1.1.1.Xoa bóp vùng trán:
- Xoa xát day vùng mặt: Hai tay áp sát vào cằm người được xoa bóp, kéo tay đưa thẳng lên vùng thái dương thì day bằng các đầu ngón tay vào huyệt thái dương rồi bàn tay ngón tay để phía trán rồi kéo tay về phía đầu .
- Miết kiểu phân hợp vùng trán: Hai ngón tay đặt song song trán kéo tay về phía thái dương và day huyệt thái dương. Kỹ thuật làm theo hình rẻ quạt.
- Day vùng trán: dùng 1-2 ngón tay day khắp vùng trán.
- Tìm điểm đau và day điểm đau: chú ý cự án hay thiện án.
- Day và ấn huyêt: Đầu duy, Thái dương, Ấn đường, Dương bạch….
Có thể bạn quan tâm!
- Nghỉ Ngơi, Thư Giãn, Dinh Dưỡng Đạm Và Sinh Tố.
- Tác Dụng Tới Hệ Thần Kinh Ngoại Biên Được Thực Hiện Qua Cung Phản Xạ Của Tiết Đoạn Thần Kinh .
- Vận Động Khớp Khuỷu: Bệnh Nhân Ngồi Hay Nằm. Thầy Thuốc Một Tay Giữ Phía Trên Khớp Khuỷu, Tay Kia Nắm Cổ Tay Người Bệnh, Rồi Làm Động Tác Gấp,
- Dưỡng sinh xoa bóp bấm huyệt - Trường Tây Sài Gòn - 12
- Dưỡng sinh xoa bóp bấm huyệt - Trường Tây Sài Gòn - 13
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
1.1.2.Xoa bóp vùngMắt:
- Xoa vùng mắt: Dùng hai ngón tay trỏ và giữa của hai bàn tay đặt lên phía trong cung lông mày, xoa vòng tròn từ phía trong đến phía ngoài lông mày đi xuống phía đưới qua gò má rồi đi vào phía trong mũi, vòng lên trong mũi lên trán, phía trong lông mày.
- Bấm huyệt dọc cung lông mày: dùng ngón tay bấm huyệt dọc cung lông mày từ phía trong ra phía ngoài.
- Nhào bờ lông mày : Dùng ngón cái và đầu ngón tay, nhào từ bờ lông mày này sang bờ lông mày kia.
- Miết bờ cong lông mày: Dùng ngón tay cái đặt ở trên, ngón trỏ ở phía dưới lông mày, sử dụng và kéo ngón trỏ về phía đuôi mắt miết bờ cong lông mày, ngón cái cố định.
- Vuốt nhãn cầu: dùng 2 ngón tay, ngón 2 đặt mi mắt trên, ngón 3 đặt mi mắt dưới, vuốt từ trong ra ngoài. vừa sức chịu đựng của mắt.
- Day mi mắt: dùng 1 ngón tay day mí mắt trên và mí mắt dưới từ trong ra ngoài.
- Day và ấn huyệt dọc xung quanh mắt: Tinh minh, Ngư yêu, Ty trúc không, Ấn đường, Toán trúc, Thừa khấp, …
1.1.3.Xoa bóp vùng Má:
- Xoa má: Dùng vân ngón tay xoa vòng tròn má từ phía dưới lên cằm vòng lên má 2 bên.
- Day má: Dùng các đầu ngón tay day từ cằm đến tai theo 3 đường: môi dưới, môi trên, 2 bên cách mũi đến tai,.
- Bóp nắn cơ má: Bàn tay áp sát vào má bóp nắn cơ má từ cằm đến tai theo 3 đường: môi dưới, môi trên, 2 bên cách mũi đến tai,.
- Nhào cơ má: Hai bàn tay áp sát vào má nhào cơ má từ cằm đến tai theo 3 đường: môi dưới, môi trên, 2 bên cách mũi đến tai,.
- Xoa má: Dùng mô ngón cái và mô út của bàn tay xoa má .
- Rung má: Hai tay áp sát vào má rung với tần số nhanh các cơ vùng má.
- Tìm điểm đau và day điểm đau.
- Ấn và day huyệt: Địa thương, Nhân trung, Thừa tương, Nghinh hương, Quyền liêu, Giáp xa, Hạ quan….
1.2.Vùng đầu
- Ấn day chân tóc: Dùng đầu ngón tay thực hiện kỹ thuật ấn theo hình lò xo.
- Chải đầu: dung các ngón tay chải đầu, theo hướng chải thẳng và chải ngang, vùa chải vừa kéo nhẹ chân tóc.
- Vỗ đầu: dùng đầu các ngón tay vỗ quanh đầu, theo hai hướng ngược chiều nhau, vỗ hai vòng.
- Gõ đầu: dùng thủ thuật chặt bằng ngón tay: 2 bàn tay chập lại tác động vùng đầu.
- Bóp đầu:ngón cái 1 bên các ngón tay còn lại 1 bên và thực hiện bóp, hai bàn tay bóp đầu theo hướng từ dưới lên trên.
- Tìm điểm đau (a thị huyệt) và day điểm đau: tùy điểm đau cự án hay thiện án mà day cho thích hợp.
- Ấn day huyệt: Đầu duy, Bách hội, Phong phủ, Phong trì. Tứ thần thông, Thái dương,Ế phong, Tùy vị trí mà sử dụng huyệt hợp lý
- Rung: Hai tay ôm lấy đầu và thực hiện kỹ thuật rung với tần số nhanh.
1.3. Xoa bóp vùng cổ gáy tư thế nằm ngữa
- Ấn day huyệt phong trì, dùng đầu các ngón tay day tròn với áp lực vừa để kích thích huyệt .
- Bóp nắn cơ thang và cơ ức đòn chũm đi từ phía đầu xuống phía vai .
- Bóp gáy từng bên sau đó bóp 2 bên cân đối.
- Vuốt vai: dùng ngón cái vuốt từ cổ đến vai.
- Rung cơ: Dùng tay áp sát các vùng cơ cổ rung từ phía vai kéo về phía gáy.
1.4.Chỉ định: Phòng và chữa bệnh đầu mặt cổ gáy
- Thần kinh :
o Đau các dây thần kinh V,VII
o Đau các rễ thần kinh và dây thần kinh, đám rối cơ, liệt mặt
- Cơ: Teo cơ, co rút các cơ vùng đầu mặt cổ .
- Mạch máu các thiểu năng tuần hoàn khu vực cổ, não, cao huyết áp
- Đau đầu do thời tiết, lao động hay ngoại cảm
- Mất ngủ
- Váng đầu, nặng đầu, đau đầu do nội thương hay.
1.5.Chống chỉ định:
Sốt cao, ung thư, lao cột sống cổ .
Các nhiễm trùng tại chỗ vùng hàm mặt .
1.6. Các bệnh lý vùng đầu mặt cổ:
Bệnh lý vùng đấu: Xoa bóp vùng đầu gia thêm:
- Đau vùng trán nửa đầu phía trước bấm Bách hội, Ấn đường, Nội đình.
- Đau vùng gáy, nửa đầu phía sau bấm Bách hội, Phong trì, Côn lôn, Hậu khê.
- Đau vùng thái dương, một nửa đầu bấm Thái dương, Túc lâm khấp, Phong trì, Bách hội.
- Đau đỉnh đầu bấm Bách hội, Tứ thần thông, Thái xung.
- Đau đầu kèm gai rét, sốt nhẹ, đau người, ngạt mũi bấm thêm Hợp cốc, Phong trì, Ủy trung.
- Nếu kèm theo hoa mắt, miệng đắng, đau tức hai bên sườn bấm Kỳ môn, Túc lâm khấp, Thái xung.
- Nếu đau đầu từng lúc, đau nhiều khi suy nghĩ, mệt mỏi, lười nói, ngại hoạt động bấm Quan nguyên, Khí hải, Thái bạch.
- Nếu kèm theo đầy bụng ợ chua buồn nôn bấm Trung quản, Túc tam lý, Phong long.
- Nếu kèm theo hoa mắt, chóng mặt, tai ù, lưng đau khó ngủ hồi hợp, đánh trống ngực bấm Can du, Túc tam lý, Thiếu hải, Nội quan.
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên: chủ yếu là xoa bóp vùng mặt bên liệt, chú ý phục hời vận động cơ mặt bị liệt bằng các huyệt vùng mặt bên liệt và đông tác hợp là chính.
Rối loạn chức năng vùng đầu mặt cổ:
Viêm mũi dị ứng: xoa mặt kết hợp xoa vùng mũi:
- Dùng hai ngón trỏ và giữa xoa thân mũi từ dưới lên và từ trên xuống.
- Để ngón tay trỏ ấn vào chỗ giáp giới giữa xương và sụn ở thân mũi: day.
- Day huyệt nghinh hương 10 lần.
- Dùng ngón tay trỏ và giữa xoa chân cánh mũi bên kia.
- Bẻ rồi vuốt đầu mũi qua lại 5-10 lần.
- Tay phải ngón cái miết ngược từ Ấn đường về phía chân tóc 9 – 12 cái cho tới khi da vùng đó đỏ lên.
- Tiếp sau day bấm huyệt Phong trì, Khúc trì, Hợp cốc.
Mất ngủ: Xoa bóp vùng đầu cổ gáy gia thêm
- Bấm nhẹ các huyệt Ấn đường, Thái dương, Phong trì, Thần môn,an miên.
- Nếu kèm đau lưng, di tinh, liệt dương, chân tay lạnh bấm Thận du, Mệnh môn, Quan nguyên.
- Nếu hay cáu gắt hay quên, váng đầu, hoa mắt, ù tai từng lúc bấm Thái xung, Âm lăng tuyền.
- Nếu ăn uống kém, da xanh, mệt mỏi nhiều bấm Công tôn, Túc tam lý, Huyết hải.
Cảm cúm: Xoa bóp vùng đầu cổ gáy: để cải thiện các chứng nhức đầu, đau lưng, đau mình..
- cảm phong hàn, thủ thuật nên mềm mại, chậm, thấm xuống da, để gây ấm, phát tán phong hàn: Xoa đầu cổ gáy kết hợp xoavuốt sống lưng từ trên xuống và từ dưới lên. Nếu ngạt mũi, sổ mũi: day thêm Ân đường, Nghinh hương để thông mũi.
- Nếu cảm phong nhiệt thì thủ thuật cần nhanh, mạnh, để mau đạt tác dụng phát hãn, hạ nhiệt; sốt cao: điểm Hợp cốc, Khúc trì để hạ sốt.
Các động tác kể trên làm từ 15-20 lần mỗi động tác. Các huyệt bấm và day từ 1-2 phút.
2.Xoa bóp vùng cổ gáy
Tư thế người được xoa bóp: Ngồi trên ghế hai tay để ngang ngực, tỳ trên ghế để các cơ ngực,cơ thang, cơ vai cổ thư giãn .
Tư thế người xoa bóp (thầy thuốc): Đứng phía sau bệnh nhân để thực hiện kỹ thuật
.
Kỹ thuật thao tác:
- Xoa xát vùng vai : Hai tay áp sát cổ đưa qua vai úp bàn tay hất lên suốt từ cổ đến vai. Có thể xoa xát với bột talc hay dầu bôi trơn.
- Miết: Dùng các đầu ngón tay miết từ mỏm vai lên cổ và miết cạnh hai bên cột sống
- Bóp nắn cơ: Dùng tay bóp nắn cơ, cơ thang, cơ denta, cơ ức đòn chũm, các cơ quanh cột sống cổ .
- Nhào cơ: Dùng 2 tay véo cơ lên và nhào các cơ lớn như cơ thang, cơ denta, cơ ức đòn chũm .
- Day cơ: Dùng gốc bàn tay day các cơ trên vai, động tác nhe, dịu dàng.
- Lăn: vùng tam giác Phong trì, Đại chùy, Kiên tĩnh.
- Ấn day điểm đau nhất: tìm và day ấn điểm đau, chú ý cự án hay thiện án mày day ấn day từ nhẹ đến nặng thích hợp.
- Day ấn huyệt: Phong phủ, Phế du, Đốc du. Phong trì, Đại chùy, Kiên tĩnh,…
- Vận động khớp cổ: quay cô, nghiên cổ, ngữa cổ, tổng hợp các động tác…
- Bóp vai: bóp huyệt phong trì, bóp gáy, bóp vai, vờn vai.
- Sát cơ: Dùng 2 bàn tay mô ngón út và ngón cái sát các cơ trên vùng vai đến gáy và ngược lại .
- Rung cơ: Dùng tay áp sát vào cổ rung với tần số cao từ cổ đến vai 2 bên
Chỉ định : phòng và chữa bệnh lý cổ gáy, vai.
- Thần kinh Đau các dây, rễ thần kinh đám rối thần kinh cổ .
- Đau cơ, co rút các cơ vùng cổ, đặc biệt là cơ ức đòn chủm cơ thang, cơ denta các cơ quanh cổ gáy khác .
- Cột sống bệnh lý khác như: Thoái hoá cột sống, viêm khớp cột sống cổ dạng thấp .
- Khớp vai : Viêm quanh khớp vai.
- Đau cổ gáy do lạnh, do tư thế.
Chống chỉ định :
- Các nhiễm trùng da cơ vùng vai, cổ vai.
- Viêm hạch vùng cổ, lao hạch .
- Lymphosarcom, bệnh hogkin.
- Lao xương ung, thư xương cột sống và những chống chỉ định chung như đã trình bày ở các phần trước .
Thường dùng trong bệnh lý đau cổ gáy do tư thế, do lạnh: xoa bóp vùng cổ gáy và day ấn huyệt Phong trì, Kiên tỉnh, Kiên ngung, a thị huyệt kết hợp bật, day đốc du,
3.Xoa bóp vùng lưng
Tư thế người được xoa bóp: Nằm sấp, hai tay đặt xuôi theo người, thở đều và thư giãn .
Tư thế nhân viên xoa bóp: Đứng xoa bóp hoặc ngồi bên cạnh bệnh nhân.
Kỹ thuật xoa bóp
- Xoa xát vùng lưng: Hai tay áp sát từ cổ đưa qua vai qua cơ den ta đưa vòng vào xương vai kéo thẳng tay xuống xương cùng cụt vòng tay qua xương chậu rồi hất tiếp bàn tay lên phía lưng. Tạo thành một vòng trở về cổ.
- Đuổi tay trên cơ: Hai bàn tay áp sát vào da người được xoa bóp khi thực hiện kỹ thuật 2 tay vuông góc với nhau di chuyển trên lưng..
- Miết cơ: Dùng các đầu ngón tay của hai bàn tay miết :
Miết cơ hai bên cạnh cột sống: dùng các vân ngón tay ấn chặt vào da bệnh nhân và di chuyển cạnh cột sống lưng.
Miết cơ hai bên xương chậu: dùng các vân ngón tay ấn chặt vào da bệnh nhân và hai bên xương chậu.
Miết cơ hai bên kẽ sườn: dùng các vân ngón tay ấn chặt vào da bệnh nhân và di chuyển hai bên kẽ sườn
Bóp nắn cơ: Dùng tay thực hiện trên cơ lưng của bệnh nhân .
Nhào cơ: Hai bàn tay bắt cơ lên vặn chéo nhau dọc theo chiều dài cơ lưng
.
Đấm chặt cơ: năm hờ bàn tay, tác động cạnh của hai bàn tay ô mô ngón út để thực hiện kỹ thuật đấm chặt trên cơ lưng.
Lăn cơ: Hai bàn tay nắm vào, hai ngón cái đan vào nhau khi thực hiện kỹ thuật bàn tay úp sấp, lắc cổ tay lăn cơ trên từ vùng mông đến tận cổ trên cơ lưng hoặc lăn theo kiểu dùng đốt bàn ngón: 3,4,5 đi chuyển trên lưng.
Trượt bò cơ (véo cơ cạnh cột sống): Dùng hai ngón cái và các đầu ngón tay để thực hiện kỹ thuật bằng cách véo da lên trượt cơ ngang dọc trên vùng lưng .
Vuốt cơ : Bàn tay áp sát vào da người được xoa bóp, vuốt từ cổ và bả vai xuống tận mông, có thể vuốt thẳng, ngang hoặc vuốt chữ chi
Tìm điểm đau ở lưng và cột sống: day từ nhẹ đến nặng theo cự án hay thiện án.
Ấn các huyệt : Đại chùy, Đại Trữ, Phế Du, Cách Du, Thận Du. Mệnh môn, Tâm du, Cách du, Can du, Đởm du, Tỳ du,Vị du, Thận du, Đại trường du, Tiểu trường du, Bàng quang du.
Rung cơ: Áp sát tay vào lưng rung cơ từ cổ và vai xuống tận vùng thắt lưng
.
Sát cơ: Dùng cạnh của 2 bàn tay phía mô ngón út và ngón út sát ngược chiều nhau dọc cơ lưng đi từ mông đến cổ và ngược lại .
Ưỡn cột sống 3 lần: dùng 1 tay lòn xuống để ở 2 gối, và 1 tay để ở thắt lưng, di chuyển tay ở gối nâng lên hạ xuông vài lần.
Phát mệnh môn ba cái: bàn tay chụm lại hơi khum phát vào mệnh môn 3 cái.
Vặn cột sống hai bên: Bệnh nhân nằm nghiên. Thầy thuốc đứng phía sau lưng, 1 tay để ở vai 1 tay để ở gai chậu trước trên di chuyển đôt ngột theo chiều trước sau. Đổi bên.
Vùng mông: Ấn day cơ: Dùng đầu ngón tay của hai bàn tay thực hiện ấn day cơ vùng mông .
o Bóp nắn cơ: Dùng hai bàn tay bóp nắn cơ vùng mông.
o Nhào cơ: Dùng hai bàn tay bắt chéo cơ vùng mông .
o Rung cơ: Dùng hai bàn tay áp sát vào cơ rung với tần số nhanh .
Chú ý khi xoa bóp vùng lưng mông :
Tuỳ thời gian có thể làm từ 5-15 lần mỗi động tác .
Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từng vùng
Khi thao tác thầy thuốc đứng, khoan thai thoải mái khi làm thủ thuật.
Luôn hỏi người được xoa bóp về mức độ mạnh nhẹ của động tác để điều chỉnh kỹ thuật
Chỉ định:
Người bị đau lưng, co rút cơ năng .
Người bị tăng trương lực cơ lưng
Đau cột sống dẫn đến đau lưng
Đau các rễ thần kinh hoặc dây thần kinh làm teo cơ .
Vẹo cong cột sống
Mệt mỏi do lao động, đi lại, tập luyện.
Đau lưng do các nguyên nhân khác nhau về cơ, khớp, dây chằng, hoặc do phủ tạng gây nên; Suy nhược thần kinh, ( bệnh ruột, hội chứng dạ dày tá tràng bệnh bộ phận sinh dục, tiết niệu...) thường ấn đau ở các du huyệt tương ứng.
Chống chỉ định:
Các nhiễm trùng cấp tính ở da , cơ khớp và vùng lưng .
Các khối u, lao xương, ung thư xương, khớp ở vùng lưng .
Sốt cao.
Bệnh máu, ưa chảy máu ..v…v…
Các bệnh lý vùng lưng: đau lưng: Xoa bóp vùng lưng kết hợp với động tác ưỡn lưng, vặn lưng.
Bấm chỗ bám tận đầu và đuôi của đoạn cơ co (nới giãn cơ).
Bật gân: nếu người bệnh đau quá không nằm sấp được, dùng ngón tay cái bật mạnh một nhánh thần kinh đi từ cổ ra vai ở hố trên đòn. Bật 1-2 lần, sau đó day huyệt này 1 phút. Tiếp đó, bật gân ở sống lưng vùng đau rồi day chỗ bật gân một phút. Làm xong người bệnh sẽ cúi hoặc ngồi xổm dễ dàng.
Nếu cúi còn cảm giác căng ở cơ mông; để người nằm sấp, bật gân ở chổ nổi 1/3 ngoài và 2/3 trong của mào chậu, sau đó day một phút.
Cuối cùng vặn lưng.
4.Xoa bóp chi trên
Người bệnh ngồi, thầy thuốc đứng sau lưng người bệnh phía bên cân xoa bóp.
Hoặc người bệnh nằm, thầy thuốc ngồi hoặc đứng cạnh bên tay cần xoa bóp.
Xoa vuốt toàn bộ chi trên: Một tay của thầy thuốc cầm bàn tay của người được xoa bóp. Tay kia các đầu ngón của thầy thuốc áp vào tay & đầu ngón được xoa bóp đi từ mặt lòng đưa thẳng lên mặt trong của cẳng tay tới khuỷu ta, vòng bàn tay qua khuỷu lên nhóm cơ tam đầu cánh tay rồi kéo lướt tay trở về .Bàn tay ép sát các
ngón tay từ mặt mu đưa thẳng lên tới khớp khuỷu vòng ngón tay, bàn tay ôm sát cơ nhị đàu rồi kéo tay trở về. luân phiên như thê.
Xoa bóp Ngón tay:
Bóp nắn cơ khớp ngón tay. Dùng đầu ngón tay thầy thuốc xoa, bóp nắn từ đầu ngón tay đến gốc ngón tay người bệnh .
Day kéo các ngón: Dùng hai ngón day kéo các ngón.
Vê ngón tay: dùng 2 ngón tay đặt vào khớp đốt ngón tay di chuyển theo theo 2 chiều ngược nhau.
Vờn: 2 tay ôm lấy ngón tay di chuyển theo chiều ngược nhau
Vận động khớp ngón tay: (quay, dang,khép, gập, duỗi, kéo dãn) ngón tay.
o Quay ngón tay: dùng ngón 1 và 2 của tay trái thầy thuốc giữ đốt bàn ngón tay cần được quay, ngón 1 và 2 của bàn tay phải giữ đầu ngón tay cần được quay, sau đó quay theo xuôi và ngược chiều kim đồng hồ.
o Dang ngón tay: lấy ngón 3 bàn tay bệnh nhân làm chuẩn, các ngón từ gần ngón 3 đưa ra xa là dang ngón tay.
o Khép ngón tay: lấy ngón 3 bàn tay bệnh nhân làm chuẩn, các ngón từ xa đưa lại gần ngón 3 là khép ngón tay.
o Gập ngón tay: Các ngón tay càng xa tư thế 0 là gập, nghĩa là các ngón tay co hướng vào lòng bàn tay.
o Duỗi ngón tay: Các ngón tay càng gần tư thế 0 là duỗi, nghĩa là các ngón tay thẳng ra hướng vào lưng bàn tay
o Kéo dãn ngón tay: dùng 2 ngón tay cua thầy thuốc kẹp ngón tay bệnh nhân ở giữa, kéo mạnh xuôi theo ngón, có thể nghe tiếng kêu.
Xoa bóp Bàn tay:
Lòng bàn tay:
o Xoa lòng bàn tay: Để bàn tay người được xoa bóp ở giữa hai bàn tay thầy thuốc: và xoa lòng bàn tay .
o Ấn lòng bàn tay: Dùng hai ngón cái luân phiên ấn lòng bàn tay.
o Day lòng bàn tay: Dùng mô ngón cái, út của thầy thuốc để day lòng bàn tay
o Miết các kẽ xương lòng bàn tay: Dùng 2 ngón cái miết vào các kẽ xương luân phiên nhau.
Mu bàn tay:
o Xoa lưng bàn tay: Để bàn tay người được xoa bóp ở giữa hai bàn tay thầy thuốc: và xoa lưng bàn tay .
o Miết các kẽ xương lưng bàn tay: Dùng ngón cái miết vào các kẽ xương luân phiên nhau ở kẽ xương bàn của ngón tay..