Dưỡng sinh xoa bóp bấm huyệt - Trường Tây Sài Gòn - 12

o Day kẽ các xương đốt bàn ngón: Dùng đầu ngón cái day kẽ các xương đốt bàn ngón.

Tìm điểm đau và day điểm đau ở bàn tay: chú ý cự án hay thiện án..

Ấn day huyệt; Hợp cốc, Dương khê, Dương trì, Đại lăng, Thái uyên, lao cung….

Vận động khớp cổ tay: (quay, gập, duỗi, nghiên trụ, nghiên quay) cổ tay.

o Quay cổ tay: 1 bàn tay của thầy thuốc đan các ngón tay vào ngón tay bệnh nhân, tay kia giữ cổ tay người bệnh di chuyển theo chiều xuôi và / hoặc ngược với kim đồng hồ.

o Gập cổ tay: 1 bàn tay của thầy thuốc đan các ngón tay vào ngón tay bệnh nhân, tay kia giữ cổ tay người bệnh di chuyển theo hướng về phía lòng bàn tay

o Duỗi cổ tay: 1 bàn tay của thầy thuốc đan các ngón tay vào ngón tay bệnh nhân, tay kia giữ cổ tay người bệnh di chuyển theo hướng về phía lưng bàn tay

o Nghiên trụ: 1 bàn tay của thầy thuốc đan các ngón tay vào ngón tay bệnh nhân, tay kia giữ cổ tay người bệnh di chuyển theo hướng về phía xương trụ (ngón 5) bàn tay

o Nghiên quay: 1 bàn tay của thầy thuốc đan các ngón tay vào ngón tay bệnh nhân, tay kia giữ cổ tay người bệnh di chuyển theo hướng về phía xương quay (ngón 1) bàn tay

Xoa bóp Cẳng tay:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Bóp nắn cơ theo nhóm ở cẳng tay: Tay người được xoa bóp đặt trên giường thoải mái, cơ mềm.. thầy thuốc bóp nắn cơ theo từng nhóm cơ ở cẳng tay mặt trong và mặt ngoài.

Nhào cơ: Nhào cơ theo vùng và nhóm cơ cẳng tay .

Dưỡng sinh xoa bóp bấm huyệt - Trường Tây Sài Gòn - 12

Day mặt trước cẳng tay: Dùng ngón cái day mặt trước cẳng tay theo hai đường trong, ngoài.

Day mặt sau cẳng tay: Dùng ngón cái day mặt sau cẳng tay theo hai đường trong, ngoài.

Day cơ cánh tay- quay: Dùng hai ngón day cơ cánh tay - quay (mặt ngoài cẳng tay).

Tìm điểm đau và day điểm đau.

Ấn day huyệt: Khúc trì, Thủ tam lý, Thiên lịch, Nội quan, Thông lý, Thần môn, Ngoại quan, …

Vận động khớp khủy tay: 1 bàn tay của thầy thuốc giữ bàn tay của người bệnh sao cho ngón cái bàn tay thầy thuốc để ở lưng bàn tay người bệnh và ngón 2 và 3 thầy thuốc kẹp ngón cái người bệnh ở giữa tay kia thầy thuốc giữ phía dưới khủy tay người bệnh cố định khủy tay và di chuyển cẳng tay theo hướng gập, dưỡi, sấp ngữa cẳng tay.

Xoa bóp Cánh tay.

Day cơ nhị đầu cánh tay: Dùng lòng bàn tay nắm day cơ nhị đầu cánh tay (mặt trước cánh tay).

Day cơ tam đầu cánh tay: Dùng lòng bàn tay nắm day cơ tam đầu cánh tay (mặt sau cánh tay).

Bóp nắn: Cơ nhị đầu, tam đầu quạ cánh tay, cánh tay trước, cơ den ta .

Nhào cơ: Các cơ trên thầy thuốc dùng một tay nhào các cơ vùng cánh tay .

Day cơ: Dùng ngón cái hay gốc bàn tay day cơ den-ta (cơ tam giác) theo 3 đường: giữa, trước, sau.

Ấn day điểm đau: Dùng ngón tay day điểm đau chú ý cự án, thiện án.

Ấn các huyệt: Kiên tĩnh, Kiên ngung, Tý nhu….

Rung toàn bộ chi: Thầy thuốc áp sát bàn gón tay rung với tần số cao từ gốc chi đến ngọn chi .

Vận động khớp vai: (quay vòng nhỏ, quay vòng rộng ra trước, ấn dãn vai, quay vòng rộng ra rau ) ở tư thế nằm ngữa.

o Quay vòng nhỏ: Thầy thuốc 1 tay để ở vai, 1 tay để ở khủy tay bệnh nhân, di chuyển khớp vai nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ theo vòng nhỏ, chủ yếu là thăm dò biên độ vận động của khớp, sau đó quay ngược lại bằng số vòng đã quay trước đó..

o Quay vòng rộng ra trước: Thầy thuốc 1 tay để ở vai, 1 tay để ở khủy tay bệnh nhân, di chuyển khớp vai nhẹ nhàng mở rộng biên độ của khớp vai về phí trước theo chiều kim đồng hồ, sau đó quay ngược lại bằng số vòng đã quay trước đó.

o Ấn dãn vai: Thầy thuốc 1 tay để ở vai, 1 tay để ở khủy tay bệnh nhân, di chuyển khớp vai nhẹ nhàng bằng cách nâng khớp khủy lên ngang vai hoăc cao hơn tùy theo sức chịu đựng bệnh nhân.

o Quay vòng rộng ra sau: Thầy thuốc 1 tay để ở vai, 1 tay để ở khủy tay bệnh nhân, di chuyển khớp vai nhẹ nhàng mở rộng biên độ của khớp vai về phí sau theo chiều kim đồng hồ, sau đó quay ngược lại bằng số vòng đã quay trước đó. Kết thúc động tác có thể để cổ tay bệnh nhân ra sau.

Xoa bóp Toàn chi trên: chuẩn bị kết thúc.

Vuốt chi: Dùng hai lòng bàn tay vuốt luân phiên chi trên từ khớp vai đến khớp cổ tay.

Áp chi: Dùng hai lòng bàn tay áp chi trên tư khớp vai đến khớp cổ tay.

Kéo và rung lắc chi: Dùng 2 lòng bàn tay nâng, kéo và rung lắc chi trên.

Day lăn chi: Dùng hai lòng bàn tay day lăn chi trên từ khớp vai đến khớp cổ tay.

Xoa xát lại kết thúc. Khi xoa bóp chi trên cần thực hiện theo thứ tự các động tác.

Chi định: phòng và chữa bệnh ở chi trên (tay)

Đau đám rối thần kinh cánh tay.

Đau và co rút các cơ ở tay.

Hạn chế tầm hoạt động của khớp do co rút gân cơ dây chằng khớp ở tay.

Mệt mỏi các cơ sau lao động, thể dục thể thao, ….

Tụ máu sau chấn thương ở tay.

Đau quanh khớp vai, bong gân khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay; công năng chi trên kém.

Chống chỉ định

Nhiễm khuẩn da ở tay.

Bệnh ưa chảy máu .

Giãn tĩnh mạch động tĩnh mạch ở tay.

U và ung thư da, cơ, xương, các tổ chức liên kết ở tay.

Các bệnh lý đau chi trên:

Yếu liệt chi trên: xoa bóp toàn bộ chi trên kết hợp vận động khớp: vai, khủy, cổ, ngón tay và bấm huyệt vùng tay thời gian 30 phút.

Đau khớp vai: Xoa bóp chi trên chủ yếu vùng vai và vận động khớp vai

o Ở giai đoạn đầu bệnh: ấn day trực tiếp các điểm đau (A thị), chú ý các huyệt Thiên tông, Kiên tỉnh, Vân môn… Thủ thuật dùng mạnh, nhanh ngay chỗ đau.

o Ở giai đoạn sau của bệnh: (có vận động bị hạn chế): vận động khớp vai, phạm vi vận động tăng dần, không nên cưỡng bức khớp vai vận động theo ý muốn chủ quan của thầy thuốc.

o Những động tác tự tập trên đây cần được tập luyện thêm ở nhà, ngày làm từ 1-2 lần tùy theo sức chịu đựng và tiến bộ của bệnh có thể tăng số lần tập ở mỗi động tác. Tập như vậy cho đến khi nào khỏi thì thôi.

Bệnh lý khớp khủy: xoa bóp, vận động, kết hợp bấm huyệt vùng khủy tay,

Bệnh lý Cổ tay: xoa bóp, vận động, kết hợp bấm huyệt vùng cổ tay

Bệnh lý ngón tay: xoa bóp, vận động: vệ, bóp nắn kết hợp bấm huyệt vùng ngón tay

5.Xoa bóp chi dưới:

Xoa bóp vùng chi dưới: Tư thế bệnh nhân nằm ngửa, thấy thuốc đứng cạnh bên:

Xoa vuốt toàn chi: Hai tay áp sát từ đầu các ngón chân của bệnh nhân đưa thẳng lên tới mắt cá thì vòng tay qua đưa thẳng tay lên 2 ngón cái 2 bên của xương chày, các ngón tay khác áp sát vào vùng cơ cẳng chân Tới khớp gối chụm tay lại vòng qua khớp rồi đưa thẳng lên đùi rồi kéo tay lại .

Vùng bàn ngón chân:

Bóp nắn cơ khớp ngón chân. Dùng đầu ngón tay thầy thuốc xoa, bóp nắn từ đầu ngón chân đến gốc ngón chân người bệnh.

Day kéo các ngón: Dùng hai ngón tay thầy thuốc day kéo các ngón chân người bệnh.

Vê ngón chân: dùng 2 ngón tay thầy thuốc đặt vào khớp đốt ngón chân di chuyển theo theo 2 chiều ngược nhau.

Vờn: 2 bàn taythầy thuốc ôm lấy ngón chân di chuyển theo chiều ngược nhau

Vận động khớp ngón chân: (quay, dang,khép, gập, duỗi, kéo dãn) ngón chân.

o Quay ngón tay: dùng ngón 1 và 2 của tay trái thầy thuốc giữ đốt bàn ngón chân cần được quay, ngón 1 và 2 của bàn tay phải giữ đầu ngón chân cần được quay, sau đó quay theo xuôi và ngược chiều kim đồng hồ.

o Dang ngón chân: lấy ngón 2 của bàn chân bệnh nhân làm chuẩn, các ngón từ gần ngón 2 đưa ra xa là dang ngón tay.

o Khép ngón chân: lấy ngón 2 của bàn chân bệnh nhân làm chuẩn, các ngón từ xa đưa lại gần ngón 2 là khép ngón chân.

o Gập ngón chân (gập lòng): là các ngón chân co hướng vào lòng bàn chân.

o Duỗi ngón chân (gập lưng): Các ngón chân duỗi thẳng ra hướng vào lưng bàn chân.

o Kéo dãn ngón chân: dùng 2 ngón tay cua thầy thuốc kẹp ngón chân bệnh nhân ở giữa, kéo mạnh xuôi theo ngón, có thể nghe tiếng kêu.

Vùng bàn chân:

Chà sát: Dùng một tay ở mu chân, một tay ở gan bàn chân. Chà sát mu chân và gan chân như động tác mài dao .

Miết cơ: Dùng đầu ngón tay miết vào những kẽ xương bàn của ngón chân.

Bóp nắn gân: Bóp nắn gân Asin mềm ra = bóp Côn lôn, Thái khê.

Tìm điểm đau và day điểm đau.

Day ấn huyệt vùng bàn ngón chân: Giải khê, Xung dương, Thái bạch, Dũng tuyền, Thái khê, Côn lôn, Kinh cốt, Công tôn….

Vận động khớp cổ chân:

o Quay cổ chân: bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc đứng bên cạnh gần cẳng chân; một tay giữ gót chân người bệnh, tay kia nắm phía đầu bàn chân; quay cổ chân người bệnh 2-3 lần; rồi đẩy bàn chân vào ống chân (co tối đa) sau đó duỗi bàn chân đến cực độ.

o Lắc cổ chân: thầy thuốc đứng phía dưới, hai tay ôm cổ chân người bệnh, hai ngón cái để trên mắt cá trong và mắt cá ngoài, dùng gốc bàn tay đẩy đưa gót chân người bệnh vào trong, ra ngoài 2-3 lần.

o Kéo dãn cổ chân: bệnh nhân vẫn nằm thẳng, thầy thuốc đứng bên cạnh, một tay giữ gót chân, tay kia nắm bàn chân, cùng một lúc kéo hai tay về phía dưới để cổ chân dãn ra, kéo vài lần. Đổi bên.

Vùng cẳng chân

Vuốt cẳng chân: Dùng 2 tay ép sát vào khôi cơ của cẳng chân khi thực hiện 2 bàn tay làm luân phiên nhau.

Bóp nắn cơ vùng cẳng chân: Để chân chống cẳng chân làm với đùi 1 góc 120 độ thầy thuốc dùng tay bóp nắn cơ vùng sau cẳng chân .

Nhào cơ: Dùng 2 tay vặn chéo cơ các nhóm cơ mặt sau,trước cẳng chân .

Tách cơ: Dùng các ngón tay ấn vào khe của cơ tam đầu cẳng chân 2 ngón tay ở mặt trước cẳng chân .

Lắc cơ: Bàn tay áp sát vào khối cơ lắc qua lắc lại .

Vuốt cơ: Dùng bàn tay áp sát cơ vùng cẳng chân vuốt các cơ vùng khoeo và gối.

Tìm điểm đau và day điểm đau.

Day ấn huyệt vùng cẳng chân: Túc tam lý, Phong long, Âm lăng tuyền, Tam âm giao, Phi dương, Dương lăng tuyền, Quang minh,Tất nhãn ..

Vùng khoeo gối

Đấm vùng khoeo: Hai bàn tay nắm hờ, khi thực hiện kỹ thuật 2 bàn tay làm xoay tròn liên tục 10-20 lần .

Miết quanh khớp gối : Dùng 2 bàn tay áp sát vào trên dưới xương bánh chè khi chân dưỡi ra quanh xương bánh chè và khớp gối .

Lay xương bánh chè : Dùng tay lay xương bánh chè khi chân ở vị trí tư thế duỗi theo hướng lên xuống, qua lại..

o Vận động khớp gối: thầy thuốc đứng bên cạnh; để bắp chân người bệnh trên cẳng tay, tay kia thầy thuốc để vào đầu gối người bệnh; làm động tác co duỗi vài lần; rồi đột nhiên khi duỗi chân, ấn mạnh đầu gối để duỗi mạnh ra (có thể phát ra tiếng kêu); làm 1 đến 2 lần.

Vùng đùi .

Bóp nắn cơ: Bóp nắn cơ khu vực đùi cơ tứ đầu đùi, cơ may, cơ tam đầu, lưu ý không bóp cơ vùng mặt trong 1/3 trên của đùi vì có nhiều tổ chức bạch huyết .

Nhào cơ đùi: Dùngg 2 bàn tay nhào các cơ tứ đầu đùi, tam đầu vùng đùi .

Day cơ: Dùng mô ngón cái và mô ngón út day các cơ vùng đùi.

Vuốt cơ: Các đầu ngón tay áp sát da vùng đùi vuốt các cơ vùng đùi .

Tìm điểm đau và day điểm đau.

Day ấn huyệt vùng cẳng chân: Phong thị, lương khâu, Huyết hải, Hoàn khiêu, phục thố….,

Vận động khớp háng:

o Ngả đùi: bệnh nhân nằm ngửa, để bàn chân này lên đầu gối chân kia, rồi ngả đùi xuống; thầy thuốc đứng bên cạnh, một tay giữ hông, một tay ấn đầu gối chạm giường hai đến ba lần; đổi bên.

o Khép đùi: bệnh nhân nằm ngửa, co gối, hai bàn chân dang rộng, thầy thuốc đứng bên cạnh, giữ hai đầu gối bệnh nhân rồi luân phiên khép đùi vào bên trong, đầu gối chạm giường từng bên một, làm hai đến bốn lần.

o Co đùi: bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc đứng bên cạnh; để bệnh nhân co gối, thầy thuốc giữ đầu gối rồi gấp đùi vào bụng, làm từng chân hai đến ba lần. Đổi chân.

Rung cơ toàn bộ chi :

o Áp sát bàn tay từ đùi rung cơ toàn bộ chân với tần số nhanh từ đùi đến ngọn chi

Xoa bóp vùng chi dưới: Tư thế bệnh nhân nằm sấp, thấy thuốc đứng cạnh bên:

Xoa, day: vùng thắt lưng, từ mông đến bàn chân

Phát chi dưới: từ mông đến bàn chân

Lăn mông và chân:. từ mông đến bàn chân

Tìm điểm đau và day điểm đau.

Điểm huyệt Hoàn khiêu: bằng khủyu tay.

Ấn huyệt: Thừa phù, Uy trung, Thừa sơn, Phong long.

Vận đông các khớp ở tư thế nằm sấp:

o Vận đông các khớp háng: Dang đùi: bệnh nhân ở tư thế nằm sấp, thầy thuốc đứng phía dưới chân, cầm hai cổ chân người bệnh, rồi dang chân ra khép chân vào, vài lần.

o Vận đông các khớp gối:Nằm sấp: thầy thuốc đứng bên cạnh, gấp chân người bệnh để đưa gót chân ép vào mông hai đến ba lần.

Bóp và vờn chi dưới: từ mông đến bàn chân

Phát Mệnh môn: 3 cái

Xoa bóp chi dưới cần chú ý làm từng phần, đủ và đúng kỹ thuật . Mỗi kỹ thuật tuỳ thời gian cho phép có thể làm từ 5-10 lần

Trong khi làm luôn chú ý quan sát người bệnh, về độ mạnh nhẹ của kỹ thuật để điều chỉnh thao tác cho sát hợp vơi người được xoa bóp .

Chỉ định : phòng và chữa bệnh ở chân.

Đau cơ, co cứng cơ, teo cơ, co rút cơ ở chân.

Viêm khớp co rút dây chằng ở chi dưới .

Tụ máu sau chấn thương.

Các bệnh lý sưng nề do ứ trệ tuần hoàn.

Đau chân, đau khớp chi dưới, khớp hoạt động hạn chế, đau thần kinh tọa.

Chống chỉ định :

Các viêm da, mụn nhọt vùng chi .

Viêm xương u xương chân .

Loét giãn tĩnh mạch ở chi dưới.

Chống chỉ định toàn thân cũng giống như phần chung .

Bệnh lý vùng chân:

Yếu liệt chi dưới: xoa bóp vùng chi dưới tư thế nằm ngữa, vận động khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân và bấm huyệt vùng chân. Thời gian khoảng 30 phút.

Đau thần kinh tọa: xoa bóp vùng chi dưới tư thế nằm sấp, vận động khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân tư thế nằm sấp và bấm huyệt vùng chân. Thời gian khoảng 30 phút.

o Đau theo kinh bàng quang: Bấm huyệt Thừa phù, Ủy trung, Thừa sơn, phi dương, côn lôn,….

o Đau theo kinh đởm: Bấm huyệt Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền,…

Đau khớp háng: xoa bóp và vận động khớp háng kết hợp bấm huyệt vùng khớp háng: A thi huyệt, Phong thi, Thừa phù, Hoàn khiêu,…

Đau khớp gối: xoa bóp, vận động khớp gối kết hợp bấm huyệt; Độc tỵ, Lương khâu, Huyết hải, a thị…

Đau khớp cổ chân: xoa bóp, vận động khớp cổ chân kết hợp bấm huyệt: Thái khê, Côn lôn, Giải khê….

6.Xoa bóp vùng ngực

Xoa bóp vùng ngực: Tư thế bệnh nhân nằm ngữa, thấy thuốc đứng cạnh bên:

Kỹ thuật xoa bóp

Xoa vuốt ngực: hai tay áp sát cổ qua vai vòng vào ngực đưa lên xương cổ kéo tay xuống tới cơ hoành hai ngón tay cái miết hai bên ..

Miết: Dùng đầu ngón tay miết dưới xương đòn, kẽ xương sườn, nếp lằn vú cơ hoành.

Bóp nắn cơ: Dùng bàn tay bóp nắn cơ ngực hai bên .

Nhào cơ: Dùng 2 bàn tay bóp nâng cơ lên và véo chéo nhau

Phân vùng ngực : dùng mô ngón út của hai tay xát dọc theo xương ức, xuống tới mũi kiếm rồi phân ra hai bên từ năm đến mười lần ( chú ý tránh chạm vào vú người bệnh nữ ).

Day cơ:Dùng đầu các ngón tay hay mô ú,mô cái day các cơ ở vùng ngực .

Rung cơ: Áp chạt bàn tay vào lồng ngực rung với tần số cao vùng ngực .

Tìm điểm đau và day điểm đau:

Ấn huyệt: Vân môn, Đản trung, Nhật nguyệt, Chương môn, Khuyết bồn. Cự khuyết, Thiên đột, Trung phủ, Kỳ môn, Kinh môn,

Phân vùng ngực: kết thúc.

Chỉ định:

Đau thần kinh liên sườn

Đau các cơ ở ngực do co thắt

Sẹo dầy dính mới phẫu thuật

Hen suyễn dẫn tới co thắt ngực

Đau ngực, tức ngực, vẹo sườn, khó thở

Chống chỉ định

Các nhiễm trùng da vùng ngực.

Các hạch to vùng nách cổ ngực .

Lao phổi, lao hạch .

Các ung thư và u xương, khớp da vùng ngực.

Các ung thư tim phổi và trung thất .

Các bệnh lý vùng ngực:

Hen, COPD: Xoa bóp vùng ngực, có thể kết hợp xoa bóp vùng lưng trên cổ gáy:

Thầy thuốc đứng cạnh bệnh, bệnh nhân nằm ngữa nếu xoa bóp vùng ngực, Sau đó bấm thêm các huyêt:

Bấm huyệt có tác dụng cắt, hoặc giảm các cơn khó thở nhẹ và trung bình: Lần lượt bấm các huyệt: Suyễn tức (cả hai bên), Phế du (cả hai bên) Khí hải, Thiên đột.

o Nếu có nhiều đờm dãi, thở khò khè, bấm thêm Phong long.

o Nếu mặt đỏ, sốt nhẹ bấm thêm Hợp cốc.

o Nếu người bệnh chân tay lạnh, sợ lạnh, trời lạnh thường lên cơn, sau khi bấm có thể dùng mồi ngãi cứu, cứu bổ tại các huyệt trên.

Thời gian bấm 20 phút.Có thể bấm trước cơn 30 phút – 60 phút (Nếu hen có quy luật thời gian hoặc dấu hiệu báo trước). Ngoài các đợt khó thở hàng ngày có thể bấm các huyệt trên, phối hợp luyện thở theo phương pháp dưỡng sinh.

7.Xoa bóp vùng bụng

Xoa bóp vùng bụng: Tư thế bệnh nhân nằm ngữa, thấy thuốc đứng cạnh bên:

Kỹ thuật xoa bóp:

Xoa vuốt vùng bụng

o Hai tay đặt ở vùng rốn tay nọ trượt lên tay kia làm theo chiều kim đồng hồ khi làm tới vùng bàng quang thì tay lướt nhẹ .

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 13/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí