Định Luật Bảo Tồn Năng Lượng Ứng Dụng Vào Vấn Đề Ăn Uống.

Thí dụ 2: “ Động tác bắt tréo hai tay ra sau lưng”. Một bên thuận làm tương đối dễ; bên kia rất khó. Phải luồn tay ra đằng sau, giúp kéo cùi chỏ tay khó làm vào gần cột sống, rồi lần lần cố gắng đưa bàn tay lên phía trên vai, nắm được bàn tay kia là hoàn thành động tác.

Hai thí dụ trên cho ta thấy, động tác nào khó cách mấy, ta cũng có cách tập để làm cho được, trừ các động tác quá khó thì đành bỏ qua, cố làm quá sức sẽ nguy hiểm.

Tóm lại, tập một cách biện chứng là ta phải theo quy luật “lượng đổi chất đổi”, phải tích lũy lượng tập cho đủ lượng thì mới thay đổi chất của cơ thể, nâng nó lên một mức cao hơn.

Bí quyết để tập dưỡng sinh thành công là: Quyết tâm, kiên trì, liên tục tập luyện một cách chính xác, khoa học, biện chứng và sáng tạo. Tập đều đặn, vừa sức, từ dễ đến khó, bảo đảm an toàn tuyệt đối.

5. KẾT LUẬN

- Việc tập các động tác dưỡng sinh rất cần cho giữ gìn sức khỏe và phòng bệnh; phòng chống thoái hoá giác quan và quá trình xơ hóa.

- Tự xoa bóp rất tiện dụng và có lợi cho sức khỏe người thực hiện.

- Mỗi động tác dưỡng sinh phải kết hợp 3 yếu tố: tập trung tinh thần, thở 4 thời đều tối đa, và động tác dẻo hết sức của người tập.

- Để tập dưỡng sinh thành công cần phải: Quyết tâm, kiên trì, liên tục tập luyện một cách chính xác, khoa học, biện chứng và sáng tạo. Tập đều đặn, vừa sức, từ dễ đến khó, bảo đảm an toàn tuyệt đối.

BÀI 3 : VẤN ĐỀ ĂN UỐNG VÀ SỬ DỤNG CHẤT KÍCH THÍCH

Mục tiêu: sau khi học xong học viên phải:

1. Trình bày được các loại thức ăn chứa chất bột (glucid), chất đạm (protid), chất béo (lipid).

2. Trình bày được số calo cần thiết cho một người lao động trí óc trong một ngày và tỷ lệ các chất trong một bữa ăn.

3. Trình bày được những vấn đề cần để ý đối với thức ăn của người lớn tuổi

4. Trình bày được những vấn đề cần chú ý đeÅ tiêu hóa và hấp thu tốt.

5. Trình bày được quan điểm của dưỡng sinh đối với thuốc lá và rượu. NỘI DUNG

1. ĐẠI CƯƠNG:

Kinh Upanishad của Aán độ, khi bàn về thực phẩm có viết: “Mọi sinh vật sinh ra từ thực phẩm, sống nhờ thực phẩm, chết đi lại quay về thực phẩm. Chính thực phẩm là cội rễ của sinh vật. Chính thực phẩm là thuốc chữa bách bệnh.”

Trong dân gian cũng có câu “tham thực cực thân”, “bệnh tòng khẩu nhập”, “Bách bệnh giai do ẩm thực”.

Nguyên tắc dưỡng sinh để sống thọ trong quyển Đạo đức kinh của Lão Tử là: “Đừng đãi mình quá hậu.”.

Các câu trên nói lên nhận thức của người xưa về sự quan trọng trong vấn đề ăn uống. Người ta có thể không tập luyện gì cả trong một ngày, một tuần, thậm chí tháng một năm cũng chưa phát ra triệu chứng trầm trọng nào; nhưng mỗi ngày phải ăn 3 đến 4 bữa. Do đó ăn cái gì, ăn bao nhiêu, ăn như thế nào để giữ sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh có khi còn quan trọng hơn tập luyện.

Các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, xơ mỡ động mạch … và hầu hết các bệnh đều phải có một chế độ ăn uống phù hợp để phòng và trị bệnh.

Trong phương pháp dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng có nêu những nguyên tắc căn bản về vấn đề ăn uống.

2. ĐỊNH LUẬT BẢO TỒN NĂNG LƯỢNG ỨNG DỤNG VÀO VẤN ĐỀ ĂN UỐNG.

Năng lượng đưa vào cơ thể dưới hình thức là oxy và thức ăn, sẽ bằng năng lượng để cơ thể hoạt động, dự trữ năng lượng và phát triển, cộng với năng lượng nằm trong chất thải của nước tiểu, mồ hôi, phân... Định luật này bảo ta phải ăn cho đủ, và bộ tiêu hóa phải hoạt động tốt mới hấp thu được thức ăn.


Năng lượng

=

Năng lượng

+

Năng lượng

Thức ăn


Hoạt động


Phân

Oxy


Dự trữ


Nước tiểu



Phát triển





Đề kháng...



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

3. CÁC LOẠI THỨC ĂN CHỨA CHẤT BỘT (GLUCID), CHẤT ĐẠM (PROTID), CHẤT BÉO (LIPID)

Ngoài cơm ra, chất bột còn được cung cấp bởi nhiều loại ngũ cốc và các chế phẩm của nó như khoai, bắp, các loại đậu, lúa mì, các chế phẩûm như bánh mì, bún...

100g gạo chứa khoảng 76g gluxit, 7,6g protit.

Ngoài thịt ra, chất đạm còn được cung cấp bởi trứng, sữa, cá, tôm, cua, ếch, lươn, mực... Đạm thực vật như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành... nấm rau ngót...Nhu cầu về protit của một người trong mỗi ngày là 1g protit cho mỗi Kg cân năng.

100g thịt chứa khoảng 20g protit.

Về chất béo, ngoài các lọai mỡ ra, chất béo còn có trong dầu thực vật như dầu mè, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu phọng, dầu olive, dầu cá...

4. SỐ CALO CẦN THIẾT CHO MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC TRONG MỘT NGÀY; VÀ TỶ LỆ CÂN ĐỐI GIỮA CÁC CHẤT CẦN THIẾT

Số calo cần thiết cho một người lao động thường trong một ngày bằng: 30 kcalo x cân nặng(kg);

Tỷ lệ các chất trong một bữa ăn cân đối là: 1g protit tương ứng với 0.6g lipit và 6g gluxit

5. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý ĐẾN THỨC ĂN CỦA NGƯỜI LỚN TUỔI Người lớn tuổi phải ăn ít lại; đói mười ăn bảy; Vì chuyển hoá cơ sở giảm đi trong quá trình tích tuổi.

Người lớn tuổi nên dùng cá (mỗi tuần 5-7 lần cá, mực, tôm, cua... ) hơn dùng thịt (mỗi tuần 1 lần thịt đỏ –bò, trâu-) vì dễ hấp thu hơn; người dùng đạm thực vật thường bền sức hơn người dùng đạm động vật.

Nên dùng dầu hơn mỡ, hoặc theo tỷ lệ 5/5.

Giảm đường, giảm muối; tăng xơ, vitamin, khóang tố (rau quả mỗi ngày 2 lần). Nên dùng sữa chua (yaourt, mỗi ngày 1-3 hũ), dưa chua.

6. NHỮNG VẤN ĐỀ CẤN CHÚ Ý ĐỂ TIÊU HÓA VÀ HẤP THU TỐT

- An đúng giờ.

- Kỹ thuật nấu ngon, thơm, đẹp mắt, không cần đắt tiền, cầu kỳ.

- An chậm nhai kỹ.

- Bầu không khí ăn thoải mái.

- Không ăn quá no.

- Vận động và thở tốt.

7. QUAN ĐIỂM CỦA DS ĐỐI VỚI THUỐC LÁ VÀ RƯỢU

Đối với thuốc lá, nên bỏ vì có nhiều cái hại về sau này: bệnh ung thư (nhất là ung thư phổi, ung thư vòm họng...), viêm phế quản mạn tính; nguy cơ tai biến mạch máu não gấp 4 lần người không hút thuốc. Những bệnh nhân có bệnh mạn tính (tim mạch, viêm thận, viêm gan, …) nhất thiết phải bỏ thuốc lá.

Còn đối với rượu chỉ nên dùng để khai vị, làm thuốc, liên hoan; Cũng không nên ghiền vì rất có hại cho gan, não, tinh hoàn... từ đó ảnh hưởng đến kỹ năng lao động, nhân cách.

8. KẾT LUẬN: Định luật bảo toàn năng lượng bảo ta phải ăn cho đủ, và bộ tiêu hóa phải hoạt động tốt mới hấp thu được thức ăn. Những biến đổi về mặt dinh dưỡng ở người lớn tuổi:

1. Nhu cầu về năng lượng của cơ thể giảm dần theo tuổi.

2. Ở người có tuổi, mức chịu đựng Glucid giảm: dễ mắc bệnh đái tháo đường.

3. Ở người có tuổi, sự chuyển hóa các chất béo - dầu, mỡ - kém hoàn chỉnh so với lúc trẻ: Dễ có xu hướng thừa mỡ trong máu

4. Cơ thể người người có tuổi dễ bị thiếu đạm, protéines:

5. Chuyển hóa nước ở cơ thể người có tuổi cần được lưu ý: giảm cảm giác khát, dễ bị thiếu nước.

6. Người có tuổi dễ bị thiếu vitamin, thiếu kalium va magnésium nội tế bào.

7. Biến đổi trong hoạt động tiêu hóa: khó khăn về sức nhai, về nuốt, hoặc rối loạn cảm giác đói, dễ trở nên ăn nhiều, dẫn đến thừa cân.

8. Biến đổi trong cân bằng Antioxydant-gốc tự do: dễ bị tăng gốc tự do.

Nhu cầu về 3 loại thức ăn cơ bản: 1g protit/kg tương ứng với 0.6g lipit và 6g gluxit Muốn hấp thu và tiêu hóa tốt cần chú ý đến: cách nấu, bầu không khí lúc ăn, vận động và thở tốt.

Người già cần:

- Ăn ít lại. Uống đủ nước.

- Giảm đường, mỡ, muối.

- Bảo đảm đủ đạm (1g Protêin / kg): dùng cá, đậu nhiều hơn thịt.

- Dùng dầu thực vật. Tăng xơ, tăng rau trái, uống đủ nước.

- Tăng thức ăn chứa antioxydant: mầm non thực vật: giá sống, rau non, đậu hạt, vitamin E, A, C.

- Thuốc lá: nên bỏ

- Rượu: chỉ dùng để khai vị, làm thuốc.

BÀI 4: THÁI ĐỘ TÂM THẦN TRONG CUỘC SỐNG

Mục tiêu: sau khi học xong học viên phải:

1. Trình bày được các đặc điểm của con người tiến bộ trong việc phấn đấu để thỏa mãn những nhu cầu của mình.

2. Trình bày được các trạng thái tinh thần, và tác động của nó lên cơ thể.

3. Trình bày được cách thức để chủ động đối với những nguyên nhân có thể đưa đến cảm xúc qúa đáng.

4. Trình bày được đặc điểm tâm thần của các cụ trường thọ. NỘI DUNG

1. ĐẠI CƯƠNG :

Thái độ tâm thần trong cuộc sống là một vấn đề khó. Không thể có một khuôn mẫu chung làm mẫu mực cho mọi ứng xử; người bảy mươi tuổi vẫn có thể nhận thức một sự việc chưa thật chính xác, đưa đến suy nghĩ và hành động thiếu phù hợp. Việc ứng xử tùy thuộc vào trình độ bản lãnh của từng người; tùy thuộc vào nhân sinh quan, vũ trụ quan, hoàn cảnh giáo dục, môi trường sống của mỗi người...

Nhưng vẫn có thể phác họa ra những đặc điểm cơ bản về thái độ tâm thần để giúp chúng ta định hướng trong xử thế.

Loài vật có bản năng sinh tồn và bản năng sinh sản; thể hiện ra ở những tính đấu tranh sinh tồn, tham sống sợ chết, ham muốn mọi sự sung sướng khoái lạc.

Loài người cũng là một sinh vật nên cũng có những bản năng đó; cũng tham sống sợ chết, ham muốn mọi sự sung sướng khoái lạc. Nhưng con người còn có lý trí, biết tư duy, có nghệ thuật, đạo đức, lý tưởng, có ý thức về cái tôi. Do đó có nhu cầu hiểu biết, có tính sáng tạo, vô cùng vô tận...

Theo những nhà tâm lý thực hành, có thể tóm tắt con người muốn những điều sau đây

: - Sức khỏe và sanh mạng. - Aên. - Ngủ. - Tiền của. - Để tiếng lại đời sau. - Thỏa mãn những điều nhục dục. - Con cái được mọi sự đầy đủ. - Được người khác coi là quan trọng.

Đây là vấn đề nhận thức và tư tưởng rất rộng lớn và phứcù tạp, liên quan đến triết học và đạo đức học. Đứng về góc độ tập luyện, để nâng cao sức khỏe theo nghĩa toàn diện (thể xác, tinh thần, xã hội), chúng tôi chỉ đề cập đến một số điểm rất phổ biến và cần thiết. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy những người về hưu mà không có hoạt động gì chóng chết hơn những người còn có việc làm. Lối sống tích cực, có hoạt động không những kéo dài tuổi thọ mà còn cho cuộc sống vui tươi, đáng sống.

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI TIẾN BỘ TRONG VIỆC PHẤN ĐẤU ĐỂ THỎA MÃN NHỮNG NHU CẦU CỦA MÌNH

Loài vật có hai bản năng căn bản: bản năng sinh tồn và bản năng sinh sản.

Để thỏa mãn những nhu cầu của mình con người tiến bộ phấn đấu bằng lao động chân chính, không bóc lột, không chiếm đoạt chèn ép người khác; Khi cần thiết dám hy sinh cái riêng của mình vì việc lớn, việc chung.

Con người cũng có những bản năng đó. Ngoài ra còn biết tư duy, đạo đức, nghệ thuật, lý tưởng, ý thức về cái tôi. Do đó có nhu cầu hiểu biết, sáng tạo, vô cùng vô tận...

Có thể tóm tắt con người muốn những điều sau đây: - Sức khỏe và sanh mạng. - Aên. - Ngủ. - Tiền của. - Để tiếng lại đời sau. - Thỏa mãn những điều nhục dục. - Con cái được mọi sự đầy đủ. - Được người khác coi là quan trọng.

3. CÁC TRẠNG THÁI TINH THẦN, VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG LÊN CƠ THỂ

Có 2 trạng thái tinh thần:

- Trạng thái tích cực như phấn khởi, lạc quan, vui mừng, tin tưởng có tác dụng động viên cơ thể, làm cơ thể trẻ lại, và nếu có bệnh thì cũng mau hết.

- Trạng thái tiêu cực như buồn rầu, lo lắng, giận, ghét, sợ hãi...thì thường gây bệnh cho cơ thể.

Nhưng cả hai trạng thái này nếu mạnh quá, hoặc đột ngột quá đều có thể gây nguy hiểm, có hại.

4. CHỦ ĐỘNG ĐỐI VỚI NHỮNG NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ ĐƯA ĐẾN CẢM XÚC QÚA ĐÁNG

Những nguyên nhân có thể dẫn đến những cảm xúc qúa đáng thí dụ như, người thân (cha hay mẹ...) mất, thấy người yêu đi chơi với người khác, nghe người khác nói không tốt về mình, một đứa trẻ không được ba mua cho một món quà vì đắt quá, thi rớt...; làm cho người ta đau khổ, tức giận, thất vọng, hoang mang, bi quan, nghi ngờ... có thể giảm năng lực học tập, công tác, hoặc dẫn đến những bệnh lý tai biến...

Trước những nguyên nhân có thể dẫn đến những cảm xúc qúa đáng ta có thể làm chủ được tinh thần bằng 2 cách, trước mắt và lâu dài.

Giải pháp trước mắt: nên bình tĩnh xem xét vấn đề, và phân tích theo quy luật, theo bản chất sự việc. Cụ thể có thể theo từng bước:

- Đặt tên cho sự việc, đây là vấn đề gì?

- Rồi phân tích tìm hiểu nguyên nhân, tại sao lại xảy ra như vậy.

- Tìm cách giải quyết, thí dụ những giải pháp như chấp nhận, thay thế, thuyết phục...

Giải pháp cơ bản, lâu dài: Không ngừng nâng cao bản lãnh cá nhân, bằng những cách như tự học, đọc gương danh nhân, đọc sách, tiếp xúc với người từng trải, xây dựng quan niệm và lối sống.

Thí dụ – Phương pháp suy nghĩ tích cực, tăng cường sức mạnh tinh thần:

Hãy nhìn thấy phần còn, phần được trong một sực việc thay vì chỉ nhìn thấy phần mất, phần hết, phần thiếu. (Hãy nhìn thấy nửa ly nước còn thay vì chỉ thấy nửa ly nước thiếu)

- Hãy tập trung vào những gì mình có thể ảnh hưởng được, thay đổi được; đó là tinh thần của mình, phản ứng của mình, sự việc hiện tại.

- Hãy chịu khó suy nghĩ, tìm ra những ý tưởng lợi cho mình và lợi cho người; thí dụ sự tha thứ, sự yêu thượng, sự kiên nhẫn, sự trung thực … (tránh hai loại suy nghĩ không tốt là: - suy nghĩ lãng phí (nuối tiếc, thắc mắc, ganh tị, mơ mộng …) – suy nghĩ tiêu cực, có hại cho mình và/hoặc có hại cho người (nóng giận, bi quan, giả dối …)

- Suy nghĩ có kế hoạch, có chương trình, theo quy luật.

- Suy nghĩ cao thượng.

5. ĐẶC ĐIỂM TÂM THẦN CỦA CÁC CỤ TRƯỜNG THỌ

Các cụ thường lạc quan yêu đời; Không có những biến động lớn trong nghề nghiệp, tình cảm; Đời sống vợ chồng thường chung thủy; Tránh xa những căng thẳng vô ích và ít nói.

6. KẾT LUẬN

- Để thỏa mãn những nhu cầu của mình con người tiến bộ phấn đấu bằng lao động chân chính,

- Trạng thái tinh thần tích cực làm cơ thể trẻ lại, và nếu có bệnh thì cũng mau hết; Trạng thái tinh thần thì thường gây bệnh cho cơ thể.

- Để có thể hạn chế những cảm xúc quá đáng do những nguyên nhân làm chấn thương tâm lý, ta có thể áp dụng vài cách đối phó trước mắt như thư giãn, phân tích vấn đề; đồng thời xây dựng những cách cơ bản lâu dài như tự học, xây dựng lối sống tích cực, không ngừng nâng cao bản lĩnh cá nhân.

- Đặc điểm tâm thần ở các cụ trường thọ: Thường điềm đạm, nhân hậu lạc quan yêu đời; Không có những biến động lớn trong nghề nghiệp, tình cảm; Đời sống vợ chồng thường chung thủy; Tránh xa những căng thẳng vô ích và ít nói.


Mục tiêu:

BÀI 5: 40 ĐỘNG TÁC DƯỠNG SINH CƠ BẢN

1. Mô tả đúng cách làm 40 động tác dưỡng sinh.

2. Trình bày được tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của 40 động tác dưỡng sinh.

3. Thực hiện đúng thao tác 40 động tác dưỡng sinh.

1. Động tác 1: Thư giãn


Trước khi tập để 2-3 phút làm thư giãn cho cơ thẻ làm chủ lấy mình, điều khiển thư giãn để cho cơ thể luôn luôn trở về thư giãn sau mỗi động tác, vì có thư giãn cơ thể mới lấy lại được sức lực, lấy lại được quân bình trong cơ thể. Phải tự kiểm tra mỗi ngày về thư giãn bằng cach đưa tay thẳng lên (hưng phấn) rồi buông xụi cho nó rớt xuống theo quy luật sức nặng (ức chế).

Chuẩn bị: Nằm che mắt nơi yên tĩnh.

Động tác:

- Bước 1: Ức chế ngũ quan.

- Bước 2: Tự nhủ cho cơ thể mềm ra, giãn ra; từng nhóm cơ, từ trên mặt xuống dần đến ngón chân, một cách từ từ rắn chắc. Toàn thân nặng xuống ấm lên.

- Bước 3: Theo dõi hơi thở 10 lần, thở thật êm, nhẹ, đều, nông.

Tác dụng: Luyện quá trình ức chế của hệ thần kinh, luyện nghỉ ngơi chủ động. Tốt cho trạng thái căng thẳng thần kinh, cơ bắp; Các hội chứng tâm thể; Mất ngủ; Các bệnh ngoại cảm, nội thương cần nghỉ ngơi.

Chỉ định: Trạng thái căng thẳng thần kinh, cơ bắp; Các hội chứng tâm thể; Mất ngủ; Các bệnh ngoại cảm, nội thương cần nghỉ ngơi.

Chống chỉ định: Hôn mê, rối loạn ý thức.


H 1 Động tác Thư giãn 2 Động tác 2 thở 4 thời có kê mông và giơ chân Động 1


H.1: Động tác Thư giãn

2. Động tác 2: thở 4 thời có kê mông và giơ chân

Động tác này chủ yếu là tập hưng phấn và ức chế, đồng thời cũng tập hít vô tối đa, giữ hơi, tuyệt đối không đóng thanh quản, làm cho khí huyết lưu thông, xong thở ra và nghỉ trong trạng thái thư giãn hoàn toàn.

Chuẩn bị: Nằm ngửa thẳng, kê một gối ở mông, cao khoảng 5-8 cm vừa sức, tay trái để trên bụng, tay phải để trên ngực; nhắm mắt, chú ý vào việc tập thở.

Động tác:

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2024