Dưỡng sinh xoa bóp bấm huyệt - Trường Tây Sài Gòn - 1

TRƯỜNG TÂY SÀI GÒN  GIÁO TRÌNH MÔN DƯỠNG SINH XOA BÓP BẤM HUYỆT  1TRƯỜNG TÂY SÀI GÒN




GIÁO TRÌNH MÔN

DƯỠNG SINH XOA BÓP BẤM HUYỆT




Lưu hành nội bộ

MỤC LỤC

BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

BÀI 2: CÁC NGUYÊN TẮC LỚN ĐỂ TẬP 6

THỂ DỤC DƯỠNG SINH 6

Dưỡng sinh xoa bóp bấm huyệt - Trường Tây Sài Gòn - 1

BÀI 3 : VẤN ĐỀ ĂN UỐNG VÀ SỬ DỤNG CHẤT KÍCH THÍCH 17

BÀI 4: THÁI ĐỘ TÂM THẦN TRONG CUỘC SỐNG 20

BÀI 5: 40 ĐỘNG TÁC DƯỠNG SINH CƠ BẢN 23

BÀI 6: ỨNG DỤNG DƯỠNG SINH TRONG CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM CĂN SUY NHƯỢC 46

BÀI 7: ỨNG DỤNG DƯỠNG SINH TRONG CHĂM SÓC PHỤC HỒI TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO 50

BÀI 8: ỨNG DỤNG DƯỠNG SINH TRONG CHĂM SÓC ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP 56

BÀI 9: ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔN XOA BÓP 59

BÀI 10: TÁC DỤNG CỦA XOA BÓP THEO LÝ LUẬN Y HỌC CỔ TRUYỀN 62

BÀI 11: CƠ SỞ LÝ LUẬN TÁC DỤNG CỦA XOA BÓP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI. 63

BÀI 12: 30 THỦ THUẬT XOA BÓP 68

BÀI 13: XOA BÓP 7 VÙNG CƠ THỂ VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ LIÊN QUAN ..80 TÓM TẮT CÁC THỦ THUẬT XOA BÓP-BẤM HUYỆT VÀ CÁC HUYỆT CƠ BẢN.98 TÓM TẮT QUI TRÌNH XOA BÓP–BẤM HUYỆT CƠ BẢN 99

BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH

Mục tiêu: sau khi học xong học viên phải:

1. Trình bày được vài nét chính về tác giả và nguồn gốc cuả phương pháp dưỡng sinh.

2. Trình bày được định nghĩa và mục đích của PPDS.

3. Giải thích được câu thơ của Tuệ-Tĩnh, nội dung của PPDS.

4. Kể được các nội dung chính của PPDS.

NỘI DUNG

1. ĐẠI CƯƠNG:

Từ ngàn xưa, sách Nội kinh Trung quốc đã nêu ra những nguyên lý dưỡng sinh để giữ gìn sức khỏe sống lâu; ở Aán độ có phương pháp tập luyện Yoga nổi tiếng thế giới để tăng cường sức khỏe và tuổi thọ; Tuệ Tĩnh, Lãn Oâng – các danh y cổ truyền Việt nam – cũng đã viết sách hướng dẫn dưỡng sinh để bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh.

BS Nguyễn Văn Hưởng – nguyên bộ trưởng y tế vào những năm 1970 - bị tai biến mạch máu não trong lúc đang công tác; nhờ kết hợp các phương pháp tập luyện cổ truyền và hiện đại với dùng thuốc, bác sĩ đã phục hồi coi như hoàn toàn; sau đó, ông tiếp tục nghiên cứu ứng dụng trên hàng chục ngàn người cao tuổi, người bệnh mạn tính liên tục suốt hơn 20 năm; bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng đã xây dựng khởi đầu phương pháp dưỡng sinh, Phương pháp dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng được Bộ y tế cho phép giảng ở các trường đại học, trung học y tế, và đang được nhiều giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, nhân dân tiếp tục nghiên cứu phát triển.

2. VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH BỆNH TẬT VÀ CHỐNG BỆNH TẬT CỦA TÁC GIẢ, BS NGUYỄN-VĂN-HƯỞNG.

BS Nguyễn-Văn Hưởng sanh năm 1906, bị tai biến mạch máu não vào năm 64 tuổi, đang lúc là bộ trưởng bộ y tế; ông đã bị á khẩu, liệt nửa người. Phối hợp với thuốc, bác sĩ đã tự luyện tập để phục hồi, và xây dựng phương pháp dưỡng sinh; năm 1986 ông được phong Anh hùng lao động. Năm 1995 đã tái bản sách phương pháp dưỡng sinh lần thứ 8. Tháng 9 năm 1996 được trao giải thưởng Hồ chí Minh cao quí. Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng mất ngày 06 tháng 8 năm 1998.

Bác sĩ đã để lại cho hậu thế một phương pháp dưỡng sinh được nhiều nhà nghiên cứu coi là hoàn chỉnh; Phương pháp đã đề cập từ vấn đề tập luyện để khí huyết lưu thông, đến cách ăn uống cho hợp lý, đến thái độ tâm thần trong cuộc sống, đến vệ sinh, nghỉ ngơi … thể hiện được sự kết hợp khéo léo, nhuần nhuyễn y học cổ truyền và y học hiện đại; đã kế thừa những tinh hoa phương pháp tập luyện của nước bạn, của người xưa, đồng thời kết hợp với những kiến thức y học hiện đại; xây dựng thành công một PPDS mang tính khoa học, dân tộc và đại chúng.

3. VÀI PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE VÀ CHỐNG BỆNH TẬT TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC.

Vài phương pháp tập luyện để bảo vệ sức khỏe và chống bệnh tật nổi tiếng trên thế giới như Yoga ở Aán độ; Khí công, Thái cực quyền ở Trung quốc; Thể dục thể thao, điền kinh, aerobic của Châu âu, Châu Mỹ; các môn võ thuật Judo, Aikido,... Trong nước cũng có các môn trên du nhập từ lâu; ở nước ta, cách đây hàng trăm năm đã có những nhà dưỡng sinh tiền phong như Tuệ Tĩnh, Hải thượng Lãn Oââng; và hiện nay đã xuất hiện nhiều nhà dưỡng sinh cả nước biết đến như BS Nguyễn Khắc Viện, GS Tô Như Khuê, GS Ngô Ga Hy, GS Đỗ Đình Hồ …

4. ĐỊNH NGHĨA SỨC KHỎE.

Tháng 9 năm 1978, tại Alma Ata, thủ đô của nước Cadắcstan, Tổ chức y tế thế giới (OMS) với sự tham gia của 134 nước, 67 tổ chức quốc tế, đã thông qua định nghĩa: Sức khỏe là tình trạng sảng khoái toàn diện, về thể xác, tinh thần và xã hội; không chỉ là không có bệnh và tật.

Định nghĩa này cho thấy sức khỏe không những liên quan đến y tế mà còn liên quan đến yếu tố Văn Hóa, nhân sinh quan, thái độ tâm lý, sự rèn luyện cá nhân, điều kiện xã hội …

5. ĐỊNH NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH CỦA PPDS.

Phương pháp dưỡng sinh là một phương pháp tự luyện tập gồm có 4 mục đích:

Bồi dưỡng sức khỏe.

Phòng bệnh.

Từng bước chữa bệnh mạn tính.

Tiến tới sống lâu và sống có ích.

Bốn mục đích này quan hệ hữu cơ với nhau. Sức khỏe được tăng lên thì phòng bệnh tốt hơn; Ít bị thêm bệnh nữa, mà sức lại tăng lên, đồng thời có phối hợp với thuốc khi cần thiết thì bệnh mạn tính từng bước sẽ được đẩy lùi; Từ đó có nhiều khả năng sống lâu, sống có ích hơn.

6. BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG TRONG VIỆC CHỐNG BỆNH MẠN TÍNH.

Bệnh mạn tính là những bệnh khó chữa khỏi; Ngưng thuốc thì bệnh sẽ tái phát và ngày càng nặng hơn; thí dụ như cao huyết áp, viêm đa khớp, hội chứng dạ dày tá tràng, suyễn, tiểu đường, …

Do đó thời gian chữa bệnh thường lâu dài; đòi hỏi phải có sự hợp lực giữa các thành viên liên quan đến bệnh nhân: lực lượng thầy thuốc, bệnh viện giữ vai trò hướng dẫn, giải thích cho bệnh nhân hiểu nguyên nhân bệnh, cách dùng thuốc, cách ăn uống, cách luyện tập, cách kiêng cữ … ; Thân nhân, bạn bè, cơ quan giữ vai trò hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thời gian, tiền bạc, tinh thần; Còn bệnh nhân giữ vai trò quyết định, phải tự mình kiêng cữ, luyện tập, dùng thuốc, ăn uống đúng cách.

7. GIẢI THÍCH CÂU THƠ CỦA TUỆ-TĨNH, NỘI DUNG CỦA PPDS

Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình

Bế tinh: Tinh có hai nghĩa; nghĩa thứ nhất là tinh hoa của thức ăn; y học cổ truyền gọi là tinh hậu thiên do thức ăn cung cấp qua tỳ vị.

- Nghĩa thứ hai là tinh sinh dục, tinh tiên thiên do cha mẹ truyền cho, tàng trữ ở thận, và không ngừng được bổ sung bởi tinh hậu thiên.

- Bế tinh theo nghĩa đen có nghĩa là đóng lại, không cho xuất tinh. Điều này chỉ áp dụng cho một số nhà tu hành thoát tục.

- Ta nên hiểu là giữ gìn tinh sinh dục; tránh phóng túng, lạm dụng.

Dưỡng khí: Khí là nguồn gốc, là động lực của mọi hoạt động của cơ thể.

- Khí có hai nguồn gốc: Khí trời (trong đó có dưỡng khí) qua tạng Phế vào cơ thể kết hợp với tinh hoa của thức ăn ở Tỳ Vị để thành Khí hậu thiên, từ đó lưu thông đến các tạng phủ khác và là động lực để các tạng phủ hoạt động; Khí tiên thiên do cha mẹ truyền cho, tàng tại Thận, và không ngừng được bổ sung bởi khí hậu thiên.

- Dưỡng khí là luyện thở, và hít thở khí trong sạch; cũng còn có nghĩa là khéo léo gìn giữ và bồi dưỡng khí lực của mình.

Tồn thần: Thần là hình thức năng lượng cao cấp mà các động vật cũng có, nhưng mức cao nhất chỉ có ở con người, do bộ thần kinh tạo ra. Nhờ nó mà con người biết tư duy, có ý chí, có tình cảm, có khoa học và nghệ thuật..

- Theo y học cổ truyền Tâm là cơ quan quân chủ, thần minh từ đó mà sinh ra.

Tâm tàng thần.

- Năm tạng sáu phủ, tâm đứng làm chủ, quân chủ có minh (huyết mạch chạy đều) thời mười hai cơ quan đều điều hòa không rối loạn..., theo lẽ đó dưỡng sinh thời lo gì không sống lâu.

- Tinh-Khí-Thần là biểu hiện quá trình chuyển hóa vật chất (tinh thức ăn, huyết, tinh sinh dục) thành năng lượng (khí) mà hình thức cao nhất là thần, thần trở lại điều khiển khí và tinh, toàn bộ cơ thể.

- Khí lực cũng giúp thức ăn được tiêu hóa biến thành tinh hoa dinh dưỡng, huyết và tinh sinh dục. Sự chuyển hóa này xảy ra trong cơ thể một cách liên tục, nếu

có rối loạn thì sẽ sinh bệnh, nếu ngưng lại thì chết. Luyện khí sẽ giúp cho quá trình chuyển hóa tinh biến thành khí, khí biến thành thần được tốt đẹp thêm. Tinh đầy đủ, khí dồi dào, thần mới có cơ sở để vững mạnh.

- Tồn thần là giữ gìn tinh thần, tránh hao tổn. Muốn thế phải thanh tâm, qủa dục, thủ chân.

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.

- Thanh tâm là giữ cho lòng trong sạch. Cách tốt nhất là không vi phạm những quy định của pháp luật và những quy ước xã hội về các mối quan hệ giữa người với người

- Qủa dục là hạn chế lòng ham muốn qúa đáng. Những ước muốn chính đáng như nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; học thêm một kỹ năng mới; giúp được người khác mà vô vụ lợi … vẫn luôn là động lực cao đẹp giúp con người ngày càng hoàn thiện.

- Thủ chân là giữ gìn chân khí; cũng có thể hiểu thêm một nghĩa nữa là giữ gìn chân lý, lẽ phải.

- Luyện hình là luyện tập thân thể, làm khí huyết lưu thông, gân cốt mạnh mẽ, cơ khớp linh hoạt …

8. ĐIỀU KIỆN ĐỂ TIẾP THU VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHO CÓ KẾT QỦA.

Điều kiện để tiếp thu và áp dụng phương pháp cho có kết qủa là: Quyết tâm, kiên trì, và liên tục áp dụng phương pháp một cách chính xác, biện chứng, và sáng tạo.

Phương pháp dưỡng sinh khi tập đúng rất mau có hiệu quả. Thí dụ bài tập thư giãn có tác dụng nhanh chóng chống căng thẳng, bảo vệ hoạt động của hệ thần kinh trung ương; Bài tập khí công làm khí huyết lưu thông gây ấm áp cơ thể, xoa bóp nội tạng, chống ứ trệ, táo bón do giảm trương lực cơ …

BÀI 2: CÁC NGUYÊN TẮC LỚN ĐỂ TẬP THỂ DỤC DƯỠNG SINH

Mục tiêu: sau khi học xong học sinh phải:

1. Trình bày được sự cần thiết của việc tập các động tác dưỡng sinh.

2. Trình bày được đặc điểm của xoa bóp trong dưỡng sinh.

3. Trình bày được các đặc điểm khi tập mỗi động tác Dưỡng sinh

4. Trình bày được các điểm trọng tâm cần chú ý luyện tập

5. Trình bày được một số nguyên tắc cần chú ý để thành công khi luyện tập phương pháp dưỡng sinh.

NỘI DUNG

1. ĐẠI CƯƠNG

Vận động là sức sống, bất động đồng nghĩa với sự chết. Từ ngàn xưa, tổ tiên ta đã có những môn võ thuật, bài quyền để rèn luyện cơ khớp xương, chống thói quen ngồi lâu bất động đưa đến khớp xương trở nên xơ cứng, đi đứng lọng cọng, thịt gân teo nhão. Ơû Trung quốc cũng có các môn võ, Thái cực quyền; ở Aán độ có các bài tập Yoga chủ yếu là luyện cơ xương khớp, đặc biệt nhất là các khớp cột sống, giữ cho cột sống dẻo dai linh hoạt, bảo đảm cho sự dẫn truyền thần kinh trong tủy sống (cấu tạo bởi các bó, giây thần kinh, nối tạng phủ tứ chi với thần kinh trung ương); đồng thời người xưa cũng có phương pháp tự xoa bóp ngũ quan; Làm khí huyết lưu thông đến các giác quan như mắt, mũi, lợi răng … làm cho các giác quan này chậm thoái hóa, sinh ra các tật bệnh ở người lớn tuổi.

Đối với mọi lứa tuổi, bề trái của thời đại cơ giới hóa, tự động hóa, là nguy cơ thiếu vận động thể lực, không những đối với những cán bộ quản lý, điều hành, nghiên cứu khoa học, mà đối với cả những công nhân kỹ thuật.

Trong sinh học, có một quy luật lớn: cơ quan nào làm việc tích cực, nhưng vừa sức, có nghỉ ngơi, thì cơ quan đó lâu già, và khi già thì già ít, già chậm hơn những cơ quan không hoạt động, nghỉ hoàn toàn. Vận động bảo đảm cho sự ổn định, phát triển và tồn tại, còn bất động thì dẫn đến thoái hóa, xói mòn và tiêu tan: đây là một quy luật không có ngoại lệ. Khi vi phạm quy luật này, người có tuổi phải trả giá đắt hơn, vì ở lứa tuổi này khả năng bù trừ, tái tạo rất khiêm tốn: mất đi thì rất dễ, rất nhanh, nhưng phục hồi thì rất khó, rất chậm. [6]

Các bài tập trong phương pháp dưỡng sinh bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng nhằm giúp cho người bệnh, người yếu sức, người già phục hồi sức khỏe, góp phần phòng chữa bệnh mạn tính; do đó gồm các động tác dễ làm, vừa sức, sắp xếp từ dễ đến khó hơn và có hiệu quả; không nhằm mục đích biểu diễn, trở thành những vận động viên, thành nghệ sĩ xiếc.

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TẬP CÁC ĐỘNG TÁC DƯỠNG SINH.

Về phương diện luyện tập, để chữa bệnh mạn tính và giữ gìn sức khỏe, ngoài cách luyện thở (khí công), ta cần kết hợp với các cách tập tác động lên cơ khớp, cột sống, như xoa bóp, thể dục, dưỡng sinh. Như vậy mới tác động đến toàn bộ cơ thể từ thần kinh, hô háp, tuần hoàn, tạng phủ đến các giác quan, cơ xương khớp.

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA XOA BÓP TRONG DƯỠNG SINH

2.1. Tự xoa bóp

Tự xoa bóp có tính chất rất đặc biệt; giúp xoa bóp cơ, tạng phủ bên trong, cả ngũ quan (tai, mắt, lưỡi, mũi, da) và cả tay chân bên ngoài. Nói chung, nó vận động không sót một bộ phận nào, cả sau lưng tới đáy chậu mà người ta ngại đụng tới, tất cả các bộ phận của cơ thể, để chuyển vận khí huyết khắp nơi.

2.2. Xoa bóp phải làm cho có ảnh hưởng ít nhiều đến các bộ phận sâu ở mỗi vùng.

Do đó phải xoa bóp trong tư thế phù hợp, với tay nắm lại hoặc bàn tay ngay ra, các ngón tay khít lại hay xòe ra, ấn mạnh hay ấn nhẹ tùy vùng, không làm tổn thương bên trong hoặc quá phớt nhẹ ở ngoài, mà phải xoa cho đúng mức. Thí dụ khi xoa mắt dùng lực vừa đủ thôi, tránh gây đau; hoặc nhẹ quá thì không tác dụng.

Ở đây chúng ta theo một phương pháp xoa bóp của Trung quốc là phương pháp Cốc Đại Phong có cải tiến, vì phương pháp này có kinh nghiệm thực tế từ lâu đời để đảm bảo sức khỏe.

2.3. Vấn đề “lực động và lực phản động trong xoa bóp”. Tự xoa bóp.

Nếu người khác xoa bóp cho ta thì ta chỉ chịu sức động của người xoa bóp, cơ thể ta không có sức phản đôïng nào chống lại, ta chỉ thụ động. Mặt khác, người xoa bóp không thể xoa bóp cho ta thích hợp ở những nơi khó như lợi, răng...mà ta cũng không thể nhờ người khác xoa bóp cho mình mỗi ngày được.

Nếu ta tự xoa bóp, tay của ta là sức động ; bộ phận ta xoa bóp có một sức chống lại, sức phản động, như thế có lợi hơn gấp bội, tích cực hơn và hoạt động hơn.

Thí dụ, ta xoa bóp mặt và đầu trong tư thế ngồi. Tay ta ấn vào mặt với động lực Đ thì cái mặt phải có phản động lực Đ’ bằng Đ thì tay mới xoa bóp được cái mặt. Động lực Đ do bắp thịt ở cánh tay và bàn tay phát ra, phản động lực Đ’ ở mặt thì nhờ các cơ ở mặt và cổ phát ra. Như thế tự xoa bóp có lợi hơn rất nhiều. Kết quả chẳng những khí huyết lưu thông ở vùng mình xoa bóp mà còn có lợi cho tay và cánh tay cũng như ở cổ.

2.4. Cơ sở thực nghiệm của xoa bóp.

Tiêm ở 2 đùi thỏ mỗi bên 1cc dung dịch mực tàu (chế với bột than rất mịn). Điểm A làm chứng, điểm B ta tiến hành xoa và bóp, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút theo nguyên tắc từ ngoài vào trong theo hướng của tĩnh mạch đưa máu vào trái tim. Đủ 7 ngày, ta mổ thỏ, lấy 2 đùi A và B và làm sinh thiết chỗ tiêm mực tàu và xem kính hiển vi: ở B nơi có xoa bóp, còn rất ít hay không còn hạt than, bên A, nơi không có xoa bóp, còn rất nhiều hạt than.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2024