Văn Hóa Vật Chất Của Làng Dệt Phương La Hiện Nay


2.2. Văn hóa vật chất của làng dệt Phương La hiện nay

2.2.1. Không gian, cảnh quan làng

Sự phát triển của nghề dệt dẫn theo sự phát triển về kinh tế ở làng nghề Phương La. Đây là làng nghề sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp khép kín tại các hộ gia đình. Các doanh nghiệp, tổ hợp sản xuất lần lượt ra đời để phát triển nghề. Người trong làng đã không ngần ngại lấp ao, san vườn làm nhà xưởng sản xuất. Các công ty doanh nghiệp, tổ hợp thì tập trung tại cụm công nghiệp dệt của làng với 10,2 ha ruộng, ao, hồ được san lấp. Mặt bằng các nhà xưởng sản xuất tăng lên đã làm cho lượng cây xanh trong làng và ngoài đường làng ít đi, không gian công cộng cũng bị thu hẹp (thể hiện ở Bảng 2.5).

Bảng 2.5: Đánh giá về một số khía cạnh của làng nghề hiện nay so với trước 1996

Đơn vị tính: %

Khía cạnh đánh giá

Mức độ

Tỷ lệ

Về cây xanh

Nhiều hơn

0,0

Không thay đổi

15,8

Ít hơn

84,62

Khó đánh giá

0,0

Về không gian công cộng

Nhiều hơn

0,0

Không thay đổi

92,31

Ít hơn

7,69

Khó đánh giá

0,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 10

[Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra (Phụ lục 7)].

Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy có tới 84.62 % số người trả lời lượng cây xanh ở làng nghề hiện nay ít đi so với trước 1996. Về không gian công cộng, số người trả lời không thay đổi là 92.31%, tuy nhiên có 7.69% số người trả lời là ít đi so với trước năm 1996.

Hệ thống cống rãnh được khai mở nhiều hơn để thoát nước sinh hoạt hoặc nước mưa cũng là nhằm thay thế cho các ao hồ trước đây là nơi chứa nước mưa, nước thải, nay đã bị san lấp làm sơ sở sản xuất. Trước kia, khung cảnh làng xóm chỉ đông đúc, náo nhiệt vào những dịp mùa vụ căng thẳng với cảnh người, trâu bò đổ dồn ra đồng, còn những ngày tháng nông nhàn, xóm làng, đồng ruộng “trầm lắng”


hẳn. Ngày thường, đường làng ngõ xóm phong quang, thấp thoáng các đống rạ, đống rơm trong vườn hay sân nhà dành để làm chất đốt sử dụng từ vụ này đến tận vụ mùa sau, giờ cũng không còn nữa. Giờ đây, bất kể mùa nào, cứ 7 h sáng (mùa đông muộn hơn chút ít), từng đoàn công nhân với đủ các sắc màu quần áo, từ trong các ngõ xóm, trong làng, từ làng bên dồn về các cơ sở sản xuất. Buổi chiều, 5 giờ (mùa đông sớm hơn 30 phút), người từ các cơ sở sản xuất lại ùa ra, hối hả trở về nhà sau một ngày làm việc. Khu vực đầu làng dù đã được mở rộng vẫn chật chội. Vào thời điểm trước khi làm việc, trục đường chính dẫn vào làng người đông tấp nập, thậm chí tắc đường do đường xưa chỉ phù hợp với quy mô của một làng có trên 1000 dân, điều kiện sản xuất, sinh hoạt còn nhỏ lẻ, manh mún. Lượng dân số ngày nay đã tăng nhiều lần; cộng thêm các loại phương tiện cơ giới: xe trọng tải lớn, xe bán tải, xe vận chuyển mới được hình thành (“xe lôi”, “xe chó”), càng tăng thêm sự khẩn trương, hối hả, tấp nập cho làng nghề. Người Phương La từ nhiều năm nay đã phải quen với tình trạng tắc đường vào các giờ cao điểm và khái niệm “giờ cao điểm” đã thật sự hình thành và ăn sâu trong suy nghĩ, cách ứng phó của mỗi người thuộc các lớp tuổi, nghề nghiệp khác nhau; từ đó hình thành một thế ứng xử chung: phải tính toán để tránh giờ cao điểm mỗi khi phải đi ra hoặc về làng. Khi hỏi về cảnh quan chung của làng nghề, chúng tôi thu được kết quả như Bảng 2.6.

Bảng 2.6: Đánh giá về mức độ sạch đẹp của cảnh quan làng nghề so với trước năm 1996

Đơn vị tính: %

Ý kiến đánh giá về cảnh quan làng

Hiện nay

Trước 1996

Rất sạch đẹp

15,38

0,0

Sạch đẹp

84,62

15,38

Chưa sạch đẹp

0,0

84,62

Không sạch đẹp

0,0

0,0

Khó trả lời

0,0

0,0

[Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu điều tra (Phụ lục 7)]


Bảng trên cho thấy, cảnh quan làng nghề hiện nay được người dân đánh giá là sạch đẹp hơn so với trước năm 1996; chưa sạch đẹp đã không còn. Như vậy, về cơ bản, người dân đều nhận thấy sự thay đổi về cảnh quan của làng đã theo chiều


hướng tích cực hơn. Người dân được hưởng thụ thành quả đó, góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người làng nghề. Do kinh tế phát triển, thu nhập của các hộ gia đình trong làng không ngừng tăng vì thế đường làng, ngõ xóm được đầu tư nâng cấp khang trang, bền đẹp, cũng là để tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và chở hàng thành phẩm của người trong xóm, trong làng tới các doanh nghiệp. Vì thế, Phương La nhà cửa san sát nhau, đường ngang ngõ dọc không khác thành phố là mấy. Bờ rào, bờ dậu, vườn ao đã được thay thế bằng nhà xưởng, sân nền bê tông. Nhà nào cũng kín cổng, cao tường, có chăng thì có một mảnh sân lớn để giao dịch, vận chuyển hàng hóa, sản phẩm dệt. Điều này, thể hiện sự riêng tư, độc lập của các gia đình, không còn cảnh chung dậu, chung ao, cổng bỏ ngỏ như xưa nữa. Đây chính là biểu hiện lối sống đô thị độc lập, đề cao sở hữu cá nhân và sự riêng tư của không gian sinh sống ở mỗi gia đình. Qua tìm hiểu các gia đình và doanh nghiệp, chúng tôi thấy mỗi gia đình đều có không gian khép kín, riêng biệt, chỉ có bạn hàng ra vào chứ hầu như không thấy hàng xóm sang nhà nhau chơi. Đặc biệt, một số người trả lời rằng, ở đây cũng chả khác gì thành phố, "nhà nào biết nhà nấy thôi". Bảng 2.7 cho biết việc đánh giá về hạ tầng cơ sở làng nghề cùa người dân Phương La hiện nay so với trước năm 1996.

Bảng 2.7: Đánh giá về hạ tầng làng nghề hiện nay so với trước năm 1996

Đơn vị tính: %

Đường giao thông

Mức độ đánh giá

Tỷ lệ


Tốt hơn nhiều

23,08

Đường giao thông

Tốt hơn

69,23

Không thay đổi

7,69

Kém hơn

0,0

Điện sinh hoạt, sản xuất

Tốt hơn nhiều

23,08

Tốt hơn

76,92

Không thay đổi

0,0

Kém hơn

0,0

Nước sinh hoạt

Tốt hơn nhiều

23,08

Tốt hơn

76,92

Không thay đổi

0,0

Kém hơn

0,0

[Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (Phụ lục 7)].


Chúng tôi tìm hiểu và được biết, hàng hóa không chỉ bán ở chợ mà còn được bày bán ở dọc đường trục chính cạnh chợ và nhiều địa điểm ngã ba, ngã tư khác trong làng; các cửa hàng bán đồ ăn sẵn tương đối nhiều, đáp ứng tốt cho nhịp sống của người làng nghề thời hiện đại. Ngoài chợ, các hoạt động thương nghiệp, dịch vụ của làng Mẹo cũng phong phú, hàng hóa nhiều. Bước chân tới đầu làng, các cửa hàng, cửa hiệu hiện ra với đầy đủ các loại mặt hàng, người mua bán đông vui, điều này được thể hiện ở Bảng 2.8.

Bảng 2.8: Sơ đồ các của hàng dịch vụ trên một đoạn trục đường chính gần chợ Mẹo



1a

2a

3a

4a

5a

6a

7a

8a

9a

10a

11a

12a

13a

14a


1b

2b

3b

4b

5b

6b

7b

8b

9b

10b

11b

12b

13b

14b

Chú thích:


1a: Khu đền thờ họ Trần 2a: Quán sửa xe

3a: Cửa hàng bán tạp hóa 4a: Cửa hàng bán tạp hóa 5a: Cửa hàng bán thuốc Tây 6a: Cửa hàng bán tạp hóa 7a: Cửa hàng bán tạp hóa 8a: Cửa hàng bán tạp hóa 9a: Tiệm hớt tóc

10a: Tiệm hớt tóc

11a: Cửa hàng đồ điện, sửa chữa điện tử 12a: Dịch vụ váy cưới, trang điểm cô dâu 13a: Cửa hàng điện dân dụng

14a: Cửa hàng tạp hóa

1b: Đài tưởng niệm, biểu tượng làng 2b: Cửa hàng bán tạp hóa

3b: Quỹ tín dụng xã Thái Phương 4b: Đại lý bia, rượu

5b: Cửa hàng bán tạp hóa

6b: Cửa hàng văn phòng phẩm 7b: Cửa hàng bán tạp hóa

8b: Cửa hàng bán giầy dép 9b: Cửa hàng bán thuốc Tây 10b: Cửa hàng bán mỹ phẩm 11b: Cửa hàng may


12b: Cửa hàng tổng hợp 13b: Cửa hàng ăn đơn giản 14b: Cửa hàng cắt tóc.

[Nguồn: Kết quả thực địa của NCS (năm 2014)].


Hàng hóa bán tràn khắp mọi đường làng, bán ở tất cả những chỗ có người đi qua lại hay gần nơi có nhiều công nhân làm…

Như vậy, thông qua kết quả điều tra ở Bảng 2.6, 2.7, 2.8 chúng tôi có kết luận: mặc dù môi trường cảnh quan của làng nghề tuy có khang trang, sạch đẹp hơn; cơ sở hạ tầng thuận tiện, tốt hơn đáp ứng nhu cầu của người dân song thực tế môi trường vẫn bị ô nhiễm trầm trọng bởi rác thải công nghiệp, nước tẩy nhuộm của các doanh nghiệp, bụi của bông vải, sợi… Khi vào làng Phương La, khách rất ngột ngạt bởi sự ô nhiễm này. Người dân mới chỉ nhìn thấy sự hiện đại, sạch đẹp hơn của đường làng ngõ xóm mà chưa chú trọng đến chiều sâu, những yếu tố gây nguy hiểm đến sức khỏe của họ, đó là nguồn nước thải đem ngòm vẫn hàng ngày chảy ra làm ô nhiễm khắp làng; thường xuyên phải hít thở bụi của bông vải, sợi…

2.2.2. Việc phục dựng, tu bổ các di tích

Trong Chương 1, Luận án đã chỉ rõ làng dệt Phương La có một hệ thống các di tích tôn giáo, tín ngưỡng, gồm đình Đông, chùa Ứng Mão, sáu ngôi đền thờ các vị thần. Đó là kết quả của quá trình các thế hệ dân làng chung sức, đóng góp xây dựng, tu bổ và bảo vệ. Tuy nhiên, từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945, do nhiều nguyên nhân, các di tích trên không được quan tâm tu bổ, nên có di tích (đình Đoài) đã không còn, nay không thể phục hồi vì khuôn viên của nó đã bị biến thành khu nhà ở. Các di tích khác bị xuống cấp, hoặc bị hủy hoại, song may mắn còn giữ được khuôn viên.

Quan niệm của người dân vùng châu thổ Bắc Bộ nói chung, người Phương La nói riêng, di tích là phần hồn - phần văn hóa tâm linh đặc biệt quan trọng. Đó chính là không gian linh thiêng nhưng cũng rất riêng của làng “chuông làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Di tích là nơi tôn thờ những người có công với làng, với nước,… để con cháu đời đời ghi nhớ công ơn. Đặc biệt, với làng nghề, đó còn là nơi thờ cúng các tổ nghề, các phong tục, lễ nghi, hội hè liên quan đến nghề thủ công truyền thống. Việc tôn thờ gợi lại những công tích của các vị được thờ trong quá khứ, là sự liên kết của quá khứ với hiện tại, biểu dương những điểm mạnh của quá khứ. Chính vì vậy, khi cầu nguyện các vị thần thánh sẽ phù hộ cho. Người Phương La coi di tích cũng là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh


chung của làng, nơi cố kết cộng đồng, tôn vinh những giá trị của đời sống tâm linh, giá trị văn hóa.

Nhờ kinh tế phát triển cùng sự đổi mới nhận thức của Đảng ta về vai trò của văn hóa, nhất là văn hóa truyền thống, vì vậy đã tạo điều kiện cho làng Phương La phục hồi, giữ gìn các di tích văn hóa truyền thống đứng trước nguy cơ mai một.

Một trong những nguyên nhân sâu xa để các di tích luôn được tu bổ đó là, cư dân nơi đây giàu có, rất có điều kiện để công đức tu bổ các di tích; họ cũng muốn khẳng định mình, vai trò của mình với dòng họ, với làng xã. Trong công đức, các doanh nghiệp người làng đóng góp thường xuyên, lớn nhất và quan trọng. Có doanh nghiệp góp tới cả nhiều trăm triệu, thậm chí nhiều chục tỉ đồng để tu bổ, phục dựng di tích.

Chính vì vậy, việc tu bổ các di tích ở Phương La rất thuận lợi, các di tích thường xuyên được tôn tạo, tu bổ nên khang trang và bề thế. Sự thay đổi này diễn ra mạnh mẽ trong khoảng mười năm trở lại đây.

Việc tu bổ, tôn tạo di tích được tiến hành theo quy trình sau: Chính quyền cấp xã chỉ đạo thành lập Ban Khánh tiết để tiến hành xây dựng, tôn tạo di tích và Ban Khánh tiết chuyển thành Ban quản lý khi di tích xây dựng, tôn tạo xong. Ban quản lý di tích làng Phương La chủ yếu là người cao tuổi (cả cụ ông, cụ bà) và đại diện cấp uỷ, Ban quản lý của 4 thôn; gồm 10 người, trưởng Ban hiện nay là cụ Trần Văn Quyền, sinh năm 1926, thôn Phương La 2.

Ban Khánh tiết (Ban Tu bổ di tích) họp bàn bạc công khai với đại diện các tổ chức đoàn thể, các dòng họ để thống nhất về qui mô, hình thức tu sửa, thống nhất về huy động nguồn kinh phí. Ban Tu bổ di tích lập tờ trình, dự toán thiết kế gửi các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt. Sau khi được chấp nhận, Ban Tu bổ di tích ấn định ngày khởi công và thông báo rộng rãi tới toàn thể nhân dân. Tiếp đến, tiểu ban vận động quyên góp tổ chức triển khai hoạt động, gửi thư kêu gọi tài trợ và vận động nhân dân tham gia đóng góp.

Kinh phí để tu bổ di tích dựa trên cơ sở xã hội hóa, từ dân làng, tài trợ của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp của người địa phương đóng trên địa


bàn, người làng xa quê hương, tiền công đức hàng năm, kinh phí từ thu hoa lợi trên đất di tích.

Trong quá trình tôn tạo di tích, tiểu ban giám sát cùng đại diện các tổ chức, các Hội của thôn giám sát hoạt động tu bổ. Với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm và để khuyến khích dân đóng góp tu bổ di tích, Ban quản lý di tích các thôn lập danh sách công đức.

- Đình Đông, được tu sửa vào năm 1994 với tổng kinh phí lên tới một tỷ đồng; năm 2012, dân làng quyên góp 800 triệu đồng để tiếp tục tu sửa. Qua nhiều lần tu sửa, đình Đông trông bề thế, khang trang; cổng và đình đều được quét sơn lại rất mới.

- Chùa Ứng Mão (chùa Mẹo): từ năm 1994 đến 2009, với sự đóng góp của các dòng họ, các doanh nghiệp trong làng, chùa lần lượt được tu bổ chỉnh sửa nhiều lần. Năm 1996, dân làng quyên góp 300 triệu đồng; năm 1998 là 400 triệu đồng và năm 2001 là 200 triệu đồng để tu bổ chùa. Hai doanh nghiệp của làng còn bỏ tiền ra mua thêm 354 m2 đất để mở rộng sân chùa và vườn chùa. Các cá nhân, tập thể đã góp hàng chục cây vàng tu bổ Phật điện, Nhà tổ, Nhà mẫu. Phật Điện, nhà tổ, nhà

mẫu được trùng tu tôn tạo, khiến cho cảnh chùa trở lên sáng đẹp. Danh sách các tập thể, cá nhân công đức tu bổ chùa Mẹo năm 1995 - 1996 được thể hiện ở Bảng 5.2 (Phụ lục 5). Đền Mẫu được tu bổ vào năm 2011, số tiền công đức của các cá nhân, doanh nghiệp tu bổ được thể hiện ở Bảng 5.3 (Phụ lục 5).

- Đền Trung Quân thờ thần Thiên Quân, được xây dựng mới vào năm 1989; năm 2009, đền được khôi phục lại theo kiến trúc hiện đại, tường gạch, mái ngói với tổng kinh phí khoảng 200 triệu.

- Đền Sơn Du thờ thần Sơn Du là người thứ tư trong số sáu anh em họ Trần, được xây dựng vào năm 1995 và cũng được tu sửa lại vào năm 2009 với kinh phí khoảng 200 triệu đồng. Danh sách các doanh nghiệp, cá nhân công đức tu bổ đền Sơn Du năm 2009 - 2013 được thể hiện ở Bảng 5.1 (Phụ lục 5).

- Miếu Đống Lựa thờ Thần Đông Cương, nằm trên một gò đất cao ở giữa cánh đồng. Miếu cổ đã không còn nữa. Năm 2001, cụ Lê Văn Mặc người thôn Phương La 3 bỏ tiền, bỏ công vượt thổ, mua vật liệu để xây dựng lại.


- Đền Thiên Quan thờ Thần Thiên Quan - vị thần út thứ sáu có nhiều công lao nhất trong số sáu vị thần. Đền tọa lạc trên địa phận thôn Phương La 4. Đền được xây dựng mới vào năm 2002, cũng theo kiểu hiện đại với tổng kinh phí đầu tư khoảng 200 triệu đồng.

- Miếu Đông Cương Tôn Thần, được xây dựng mới và khánh thành vào ngày 27 tháng 9 năm 2012. Kiến trúc miếu cũng theo lối hiện đại. Đại gia đình, anh em con cháu ông bà Lê Minh Quang cung tiến trên 100 triệu đồng. Gia đình ông bà Trần Hương Sen cung tiến toàn bộ gạch ngói xây đền và trên 18 triệu đồng tiền hiện vật. Gia đình ông bà Lê Minh Hiệu tài trợ toàn bộ cửa ngõa đằng trước và sơn trang trí toàn bộ cửa ngõa và một số đồ tế khí. Tổng số tiền để xây đền và đồ tế khí cúng tiến của các gia đình cũng lên tới trên 400 triệu đồng.

Các di tích đều được quan tâm, đầu tư nên nhìn vào chúng ta thấy có sự biến đổi mạnh mẽ theo xu hướng được tu bổ, phục dựng và xây mới từ 1994 trở lại đây. Cùng với trùng tu, tôn tạo, người Phương La còn quan tâm sưu tầm và dịch lại các tư liệu, thần tích, sắc phong có liên quan đến di tích, đến các vị thần được thờ như các Sắc phong thần tại Đình Đông…

Việc quan tâm phục hồi các di tích góp phần giữ gìn, bảo lưu và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương; khơi dậy lòng tự hào, tinh thần cố kết cộng đồng, nhớ về cội nguồn của người dân. Các di tích Phương La đẹp, đồng thời được bổ sung thêm tư liệu quý, hiện vật quý làm cho các di tích thêm linh thiêng. Dân làng càng thêm tôn kính các vị thần, từ đó chủ động thực hành lễ nghi chu đáo hơn ở các khía cạnh tham dự và tham gia công đức. Đình Phương La, không chỉ có ngày hội dân làng mới đến lễ mà họ đến lễ thường xuyên hơn, cả khi vui, lúc buồn, nhất là mồng một hay ngày rằm. Tuy nhiên, việc tu bổ, tôn tạo các di tích còn nhiều bất cập:

Các di tích được đầu tư tu bổ nên khang trang, bề thế; phong quang, sạch đẹp. Tuy nhiên, việc xây mới hay tu bổ không giữ được nguyên trạng, khiến các di tích có phần thiếu đồng nhất. Đền miếu ở Phương La hầu như được xây dựng mới

Ngày đăng: 22/01/2024