Acid Salicylic : Do Thuốc Kích Ứng Mạnh Các Tổ Chức Nên Không Dùng Để Uống. Dùng Ngoài Da, Dung Dịch 10% Để Chữa Chai Chân, Hột Cơm, Nấm Da...

Trẻ < 6 tuổi uống 10 - 20mg/kg/ngày chia 2 lần

Điều trị đau dây thần kinh tam thoa uống 100mg/lần, 2 lần/ngày, khi giảm đau sẽ giảm liều

Viên nén: 100mg, 200mg Viên nhai: 100mg, 200mg


2.5. Valproic acid Thuốc được dùng từ thập kỷ 70

Tác dụng

+ Tác dụng trên mọi loại động kinh

+ Rất ít tác dụng an thần và tác dụng không mong muốn

Dược động học: hấp thu nhanh và hoàn toàn qua niêm mạc tiêu hoá. Nồng độ trong dịch não tuỷ tương đương trong huyết tương. Chất chuyển hoá qua gan còn tác dụng như chất mẹ, t/2 khoảng 15 giờ.

Tác dụng không mong muốn: rối loạn tiêu hoá, đau thượng vị, viêm gan cấp,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 405 trang tài liệu này.

viêm tuỵ, an thần, run, hói, giảm prothrombin.

Áp dụng lâm sàng

Dược lý học - 13

+ Chỉ định: động kinh các loại ( đặc biệt là thể không có cơn co giật).

+ Liều lượng: liều đầu 15mg/kg/ngày chia 2 lần, tăng dần mỗi tuần 5 - 10mg/kg cho tới 60mg/kg.

Viên nang mềm 250mg Siro 5ml = 250mg

Viên bao tan ở ruột: 150mg, 200mg, 300mg, 500mg


2.6. Dẫn xuất succinimid: “Ethosuximid”

Tác dụng trên động kinh không có cơn co giật (cơ chế chưa hoàn toàn biết rõ).

Hấp thu hoàn toàn qua niêm mạc tiêu hoá, phân phối đều trong cơ thể. t/2 ở người lớn là 40 – 50 giờ, ở trẻ em là 30 giờ.

Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, nôn, nấc, ngủ gà, nhức đầu, mất điều hoà động tác, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, suy tuỷ.

Liều lượng: người lớn uống lúc đầu 250mg/lần, ngày 2 lần tăng dần mỗi tuần 250mg. Tối đa 1,5g/ngày chia 2 lần. Trẻ em uống 15mg/kg/ngày chia 2 lần, tăng dần mỗi 250mg mỗi tuần, tối đa 1g/ngày.

Viên nang: 250mg Xiro 5ml = 250mg


2.7. Benzodiazepin: clonazepam và clorazepat

Clonazepam (rivotril, klonopin): tác dụng với mọi loại động kinh, dễ gây quen

thuốc sau 1 – 6 tháng điều trị, gây an thần và nhược cơ.

Liều ban đầu 1,5mg/ngày, tăng 0,5 – 1mg/ngày cách 30 ngày. Tối đa ≤ 10mg/ngày. Viên 0,5g, 1g, 2g.

Clorazepat (tranxen): thường phối hợp với thuốc khác để điều trị động kinh cục bộ. Khởi đầu người lớn 22,5mg/ngày, trẻ em 15mg/ngày chia 2 – 3 lần. Tăng dần cho tới liều tối đa 90mg (người lớn) và 60mg ( trẻ em)

Viên nén hoặc nang: 3,75mg, 7,5mg, 15mg


2.8. Các thuốc khác Gabapentin Lamotrigin Acetazolamid


3. Nguyên tắc dùng thuốc

Chỉ dùng thuốc khi đã có chẩn đoán lâm sàng chắc chắn

Lúc đầu chỉ dùng 1 thuốc

Dùng liều thấp tăng dần, thích ứng với các cơn động kinh

Không ngừng thuốc đột ngột

Uống thuốc đều, không được quên thuốc

Cấm uống rượu khi đang dùng thuốc

Chờ đợi đủ thời hạn để đánh giá hiệu quả của điều trị: Vài ngày với ethosuximid, vài tuần với phenytoin…

Hiểu rõ tác dụng không mong muốn của từng thuốc để theo dõi kịp thời.

Kiểm tra nồng độ thuốc trong máu nếu có điều kiện


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày cơ chế tác dụng của thuốc chống động kinh ?

2. Tác dụng, chỉ định, chống chỉ định và liều lượng của các thuốc chữa động kinh trong bài ?

THUỐC HẠ SỐT - GIẢM ĐAU - CHỐNG VIÊM


Mục tiêu:

1. Trình bày các tác dụng chính và cơ chế của thuốc hạ sốt- giảm đau- chống viêm.

2. Trình bày tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, cách dùng và liều lượng của thuốc đại diện trong nhóm.

3. Trình bày sự tương tác thuốc và nguyên tắc sử dụng thuốc hạ sốt - giảm đau - chống viêm.


Các thuốc trong nhóm đều có tác dụng hạ sốt, giảm đau và trừ dẫn xuất anilin, các thuốc còn có tác dụng chống viêm. Thuốc hạ sốt - giảm đau - chống viêm còn được gọi là thuốc chống viêm phi steroid (CVPS) để phân biệt với thuốc chống viêm steroid.


1. Tác dụng chính và cơ chế

1.1. Tác dụng giảm đau

Thuốc tác dụng với các chứng đau nhẹ và khu trú. Đặc biệt tác dụng tốt với chứng đau do viêm (viêm khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh, viêm quanh răng). Không có tác dụng giảm đau nội tạng, không gây ngủ và không gây nghiện.

Cơ chế giảm đau: Theo Moncada và Vane (1978), do làm giảm tổng hợp prostaglandin F2(PGF2), nên thuốc làm giảm tính cảm thụ của các ngọn dây cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như: bradykinin, histamin, serotonin.


1.2. Tác dụng hạ sốt

Với liều điều trị, thuốc hạ nhiệt trên người đang sốt do các nguyên nhân (không tác dụng trên người bình thường). Thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, nên sau khi thuốc thải trừ, sẽ sốt trở lại (thời gian tác dụng là 4 giờ).

Cơ chế gây sốt và tác dụng hạ sốt của thuốc CVPS

+ Vi khuẩn, độc tố, nấm...(các chất gây sốt ngoại lai) xâm nhập và cơ thể sẽ kích thích bạch cầu sản xuất các chất gây sốt nội tại. Các chất này hoạt hoá prostaglandin synthetase, làm tăng tổng hợp PG (đặc biệt là PGE1, PGE2) từ acid arachidonic của vùng dưới đồi và gây sốt do làm tăng quá trình tạo nhiệt (rung cơ, tăng hô hấp, tăng chuyển hoá) và giảm quá trình mất nhiệt (co mạch da).

+ Thuốc CVPS ức chế prostaglandin synthetase, làm giảm tổng hợp PG (PGE1, PG E2), nên làm hạ sốt do làm tăng quá trình thải nhiệt (giãn mạch ngoại biên, ra mồ hôi), lập lại thăng bằng cho trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi



THu ố c h ạ số t



Chất gây sốt ngoạ i

lai


(+)


Bạ ch cầu

(-)


Vù ng dư ớ i đồi


PG(E1,E2)


PG


(+)


TKTW


Rung cơ tă ng hô hấp



Sè t

(VK, độc tố)

Chất gây sốt nội tạ i

(+)

syn thetase


Acid arachidonic


TKTV


Co mạ ch, tă ng chuyển

hoá


Cơ chế gây sốt và tác dụng của thuốc hạ sốt


1.3. Tác dụng chống viêm

Thuốc có tác dụng chống viêm do mọi nguyên nhân theo các cơ chế sau:

Ức chế cyclooxygenase (COX), làm giảm tổng hợp PGE2 và PG F1, là những trung gian hoá học của phản ứng viêm.

Do làm vững bền màng lysosom (thể tiêu bào), thuốc ngăn cản giải phóng các enzym phân giải (hydrolase, aldolase, phosphatase...), nên ức chế quá trình viêm.

Ngoài ra, thuốc còn đối kháng với các chất trung gian hoá học của viêm, ức chế di chuyển bạch cầu và ức chế phản ứng kháng nguyên - kháng thể.

Co r t i c o i d



(+)

phospholipid màng

(-)


Phospholipase A2



Lipooxygenase (LOX)


(+)

Acid arachidonic


(+)

CVPS

(-)

Cyclooxygenase cox

Cá c leucotrien c prostaglandin

(PGE, PGF, thromboxan, prostacyclin)


Co phếquản, tă ng xuất tiết, tă ng tính thấm thành mạ ch, tă ng thực bào

Gây viêm

chống ngư ng kết tiểu cầu


Cơ chế chống viêm của thuốc CVPS


1.4. Tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu

Ngoài tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm, một số thuốc trong nhóm còn có tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu ( điển hình là Aspirin).

Cơ chế chống ngưng kết tiểu cầu:

+ Bình thường màng tiểu cầu chứa thromboxan synthetase - xúc tác cho tổng hợp thromboxan A2 – chất làm đông vón tiểu cầu. Song nội mạc mạch rất nhiều prostacyclin synthetasa – xúc tác tổng hợp prostacyclin (PG I2) – chất có tác dụng đối kháng với thromboxan A2. Vì vậy, tiểu cầu chảy trong mạch bình thường không bị đông vón.

+ Khi nội mạc mạch bị tổn thương PGI2 giảm. Đồng thời khi tiểu cầu tiếp xúc với thành mạch tổn thương, ngoài giải phóng ra thromboxan A2, còn giải phóng ra các “giả túc” làm dính các tiểu cầu với nhau và với thành mạch dẫn đến hiện tượng ngưng kết tiểu cầu.

+ Các thuốc CVPS ức chế thromboxan synthetase, làm giảm tổng hợp thromboxan A2 của tiểu cầu nên có tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu.

Aspirin


(-)



Thr. synth tiểu cầu

Cyclooxygenase

Thromboxan A2



(+)

Acid arachidonic PG G2 / H2

đối lập


prost. synth nội mạ c

Prostacyclin (PGI2)


Tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu của aspirin


2. Các dẫn xuất

2.1. Dẫn xuất acid salicylic

2.1.1. Acid acetyl salicylic

TK: Aspirin

BD: Acesal, acetysal, acylpycin, rhodine...

Đặc điểm tác dụng

+ Liều điều trị (500mg/lần) có tác dụng hạ sốt và giảm đau trong vòng 1 - 4 giờ.

Không gây hạ thân nhiệt.

+ Liều cao ( > 3g/ngày) có tác dụng chống viêm.

+ Trên thải trừ acid uric: liều thấp (1 - 2g/ngày) làm giảm thải trừ acid uric qua nước tiểu. Liều cao (2 - 5g/ngày) làm tăng thải trừ acid này.

+ Trên tiểu cầu và đông máu:

Liều thấp (40 - 325mg/ngày) làm giảm tổng hợp throboxan A2 nên làm giảm đông vón tiểu cầu. Liều cao hơn làm giảm tổng hợp PG I2 gây tác dụng ngược lại.

Liều cao aspirin làm giảm tổng hợp prothrombin, nên có tác dụng chống đông máu.

+ Trên tiêu hoá: Tại niêm mạc dạ dày - ruột luôn sản xuất ra PG, đặc biệt là PG E2 có tác dụng bảo vệ niêm mạc tiêu hoá. Aspirin và các thuốc chống viêm phi steroid làm giảm tổng hợp PG E2, tạo điều kiện cho HCH và pepsin của dịch vị gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Dược động học

+ Hấp thu nhanh qua niêm mạc dạ dày.

+ Gắn 50 - 80% với protein, bị chuyển hoá ở gan, t/2 khoảng 6 giờ. Thải qua

nước tiểu 50% trong 24 giờ dưới dạng tự do và dạng chuyển hoá.

+ Nếu PH nước tiểu base sẽ làm thuốc tăng thải trừ.

Độc tính

+ Dùng lâu có thể gây “hội chứng salicyle”: buồn nôn, ù tai, điếc, nhức đầu, lú lẫn.

+ Đặc ứng: phù, mày đay, mẩn ngứa, phù Quincke, hen

+ Xuất huyết dạ dày thể ẩn hoặc nặng (nhẹ:có hồng cầu trong phân, nặng: nôn ra máu).

+ Ngộ độc với liều > 10g

+ Liều chết với người lớn khoảng 20g

Chỉ định

+ Dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim ở những người có tiền sử bệnh.

+ Giảm các cơn đau nhẹ và vừa

+ Hạ sốt (do có tỷ lệ cao về tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hoá, nên nay được thay bằng paracetamol).

+ Điều trị chứng viêm cấp và mạn: viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm thần kinh, viêm đốt sống dạng thấp...

Cách dùng và liều lượng: thường dùng đường uống và uống trong hoặc ngay sau ăn

+ Người lớn:

Giảm đau và hạ sốt uống 0,5 - 2g/ngày chia 3 - 4 lần. Chống viêm uống 3 - 5g/ngày chia nhiều lần

Dự phòng huyết khối uống 100 - 150mg/ngày, đợt dùng 8 - 10 ngày

+ Trẻ em:

Chống viêm khớp dạng thấp thiếu niên uống 80 - 100mg/kg/ngày, chia nhiều lần (4 - 6 lần/ ngày)

Viên nén: 500mg

Viên bao tan trong ruột (aspirin PH 8): 500mg, Viên bao phin: 500mg

Gói thuốc bột: 100mg

2.1.2. Methyl salicylat (dọc)

Dung dịch không màu, mùi hắc. Chỉ dùng xoa bóp để giảm đau tại chỗ: giảm đau trong viêm khớp, đau cơ (vì thuốc ngấm qua da).

Kem hoặc gel bôi 2,5%

2.1.3. Acid salicylic : Do thuốc kích ứng mạnh các tổ chức nên không dùng để uống. Dùng ngoài da, dung dịch 10% để chữa chai chân, hột cơm, nấm da...


2.2. Dẫn xuất pyrazolon

Nay chỉ còn dùng phenylbutazon song cũng ít. Các dẫn xuất khác như phenazon, (antipyrin), aminophenazon (pyramidon), metamizol (analgin) không dùng nữa vì có nhiều độc tính (giảm bạch cầu, suy tuỷ, đái albumin, viêm ống thận cấp, vô niệu…).

“Phenylbutazon”

BD: Butazon, azolid, merizon...

Đặc điểm tác dụng

+ Tác dụng hạ sốt và giảm đau kém salicylat.

+ Tác dụng chống viêm rất mạnh nên được dùng điều trị các bệnh khớp.

+ Làm tăng thải trừ acid uric qua nước tiểu

Dược động học

+ Hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Gắn 98% với protein huyết tương, t/2 là 72 giờ.

+ Chuyển hoá hoàn toàn ở gan cho chất chuyển hoá là oxyphenbutazon còn đầy

đủ tác dụng như chất mẹ.

Độc tính

+ Gây loét dạ dày - tá tràng (dùng đường tiêm vẫn bị)

+ Phù và tăng huyết áp do tích luỹ natri

+ Dị ứng, chấm chảy máu (do giảm prothrombin)

+ Nặng nhất là giảm bạch cầu đa nhân và suy tuỷ (xảy ra bất kể lúc nào khi dùng thuốc).

Chỉ định

+ Viêm cứng khớp, viêm đa khớp mạn tính tiến triển, thấp khớp, vẩy nến…

+ Chỉ dùng khi các thuốc CVPS khác không có tác dụng và phải theo dõi chặt chẽ tác dụng không mong muốn

Chống chỉ định: loét dạ dày, bệnh tim, bệnh thận, tăng huyết áp.

Cách dùng và liều lượng

Ngày đầu uống 200mg chia 2 lần (trong hoặc sau ăn), tăng dần tới 600mg/ngày, duy trì 4 - 5 ngày tuỳ người bệnh, sau đó giảm liều và duy trì 100 - 200mg/ngày, một đợt không quá 15 ngày. Muốn dùng đợt khác phải nghỉ 4 - 5 ngày.

Phenylbutazon viên: 50mg, 100mg Oxyphenbutazon (tandery) viên 100mg

Hiện nay nhiều nước đã hạn chế hoặc bỏ thuốc này

2.3. Dẫn xuất indol

2.3.1. Indometacin

BD: Argun, bonidon, calmocin, chibro...

Đặc điểm tác dụng

Xem tất cả 405 trang.

Ngày đăng: 17/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí