HC, cortison, prednisolon, prednison
Lượng K+ phải đủ, nếu cần bổ sung hoặc dùng chế độ ăn giàu K+
Lượng Ca++ khoảng 1 g / ngày kết hợp 400 đơn vị vitamin D là bắt buộc nếu điều trị kéo dài. Không nên dùng liều cao Ca++ và vitamin D vì sẽ tăng nguy cơ sỏi thận hoặc tăng Ca++ / máu
9. CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ CÁCH NGÀY
Mục đích:
Giảm hiện tượng ức chế HPA
Giảm khả năng gây chậm lớn ở trẻ
Giảm hiện tượng suy thượng thận đột ngột sau khi ngừng thuốc
Thích hợp với những bệnh phải dùng corticoid kéo dài từ vài tuần trở lên như bệnh viêm loét ruột kết, ghép thận, viêm da mạn tính, nhược cơ nặng, hen…
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Thuốc Dùng Cho Phụ Nữ Có Thai Đối Với Trẻ Sau Khi Sinh
- Khả Năng Gây Độc Với Thận Của Một Số Kháng Sinh
- Kháng Sinh Nào Sau Đây Là Kháng Sinh Thuộc Nhóm Diệt Khuẩn
- Dược lâm sàng trường CĐ phương đông Đà Nẵng - 11
- Dược lâm sàng trường CĐ phương đông Đà Nẵng - 12
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
10. SỬ DỤNG CORTICOID BÔI NGOÀI
Chỉ định
Viêm da do các nguồn gốc khác nhau như eczema tiếp xúc, viêm da dị ứng, lichen… Cũng có thể bôi vào vết côn trùng cắn
Tác dụng phụ tại chỗ
o Teo da
o Da ửng đỏ hoặc có nhiều vết lằn
o Mất sắc tố da từng phần
o Chậm liền sẹo
o Đục thủy tinh thể, glaucom…
Khi bôi thuốc diện rộng, kéo dài hoặc băng ép sau khi bôi thì khả năng thấm thuốc vào vòng tuần hoàn rất lớn, gây tác dụng toàn thân, cần lýu ý cho trẻ sõ sinh và trẻ nhỏ để tránh tác dụng cường thượng thận (Cushing) gây chậm lớn
Các biện pháp giảm tác dụng phụ trong trường hợp này là:
- Không được nhỏ mắt các chế phẩm chứa GC khi nhiễm virus hoặc nấm.
- Hạn chế bôi kéo dài và khám kỹ bệnh nhân trước khi kê đơn.
- Súc miệng sau khi xông họng bằng corticoid để tránh nhiễm nấm miệng.
- Không tự ý dùng thuốc là biện pháp tốt nhất để giảm tác dụng phụ này.
Chống chỉ định
o Viêm da do virus, nấm
o Tổn thương có loét
o Viêm da mặt có rối loạn vận mạch hoặc viêm nang lông
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
Trả lởi ngắn:
1. Kể 5 cách (A), (B), (C), (D) và (E) khắc phục tác dụng phụ trên sự tăng trưởng trẻ em của Glucorticoid (GC)
2. Kể 4 cơ chế (A), (B), (C), (D) gây xốp xương của glucocorticoid
3. Kể 2 cách (A), (B) khắc phục tác dụng phụ gây xốp xương của glucocorticoid
4. Kể 3 cách (A), (B), (C) khắc phục tác dụng phụ gây loét dạ dày tá tràng của glucocorticoid
Chọn câu đúng:
5. Bệnh nào không được sử dụng glucocorticoid: A.Hen D. Nhiễm nấm B.Dị ứng
C.Sốc quá mẫn
6. Tác dụng phụ của glucocorticoid, ngoại trừ:
A. Gây loét dạ dày tá tràng
B. Chậm liền sẹo vết thương
C. Tăng khả năng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm
D. Tăng sức đề kháng của cơ thể
7. Sử dụng glucocorticoid một liều duy nhất vào buổi sáng với mục đích
A. Giảm tác dụng phụ loét dạ dày tá tràng
B. Giảm gây xốp xương
C. Giảm tác dụng phụ trên sự tăng trưởng trẻ em
D. Giảm hiện tượng ức chế HPA
Trả lời đúng sai
8. Hydrocortison, prednisolon là các glucocorticoid có t1/2 ngắn
9. Những bệnh nhân dùng glucocorticoid kéo dài chỉ cần giám sát hiện tượng ức chế HPA trong thời gian điều trị
10. Đối với Cushing tự phát thì HC và ACTH trong máu đều tăng
Bài 11
SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU CHỈNH RỐI LOẠN HÔ HẤP AN TOÀN VÀ HỢP LÝ
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Giúp học sinh hiểu được đặc điểm các bệnh thường gặp ởđường hô hấp, từđó vận dụng tốt việc dùng thuốc trong điều trị các bệnh ởđường hô hấp.
NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Các bệnh đường hô hấp thường gặp Hen, suyễn
Ho, ho có đàm
Các bệnh Tai – Mũi – Họng
A. ĐẶC ĐIỂM BỆNH HEN SUYỄN
Đây là một bệnh phổ biến và mãn tính đặc trưng bởi sự nhạy cảm với các yếu tố kích thích và biểu hiện bằng những cơn khó thở kéo dài từ 5 – 10 phút, có khi hàng giờ hay cả ngày không dứt. Sau đó cơn khó thở sẽ giảm dần và kết thúc là một trận ho và khạc đàm trắng dính.
Phân loại hen suyễn:
Hen suyễn ngoại sinh: còn gọi là hen suyễn dị ứng hay thường gặp ở trẻ em. Hen suyễn nội sinh: thường đến chậm và hay gặp ở người trưởng thành.
Hen suyễn nghề nghiệp: do tiếp xúc một số chất trong môi trường làm việc. Điều đáng chú ý leucotrien được xem là yếu tố quan trọng trong bệnh chứng
hen.
B. ĐẶC ĐIỂM BỆNH HO – TĂNG TIẾT ĐÀM
Ho là phản xạ tự vệ của cơ thể nhằm tống các dị vật và dịch tiết phế quản (đàm)
ra khỏi đường hô hấp, tuy nhiên cơn ho kéo dài sẽ gây khó chịu, mệt mỏi. Trong trường hợp đó cần thiết phải dùng các thuốc làm giảm cơn ho.
Cơ chế của phản xạ ho gồm 3 thành phần: Trung tâm ho.
Dây thần kinh vận động đi đến cơ liên sườn và cơ hoành.
Sự co thắt đột ngột của cơ hô hấp làm tăng áp lực ngực, do đó tống không khí ra ngoài.
C. ĐẶC ĐIỂM BỆNH TAI-MŨI-HỌNG
Các bệnh Tai-Mũi-Họng thường gặp nhất là nhiễm khuẩn và dịứng
Nhiễm khuẩn hô hấp trên
Chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh học TMH, các bệnh thường gặp:
Viêm amidan : xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.
Viêm V.A : thường gặp ở trẻ.
Viêm mũi xoang : thường gặp ở người lớn và trẻ em. Viêm thanh quản: thường gặp ở người lớn và trẻ em. Chảy mủ tai : thường gặp ở trẻ.
Dị ứng
Viêm mũi dịứng: gặp mọi lứa tuổi và xu hướng ngày càng tăng.
Viêm mũi họng cấp: trẻ từ 6 tháng tuổi đã hết ảnh hưởng miễn dịch của mẹ.
II. THUỐC DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
A. THUỐC TRỊ HEN SUYỄN Nguyên tắc
Dựa vào 2 nguyên tắc chính Trị liệu kháng viêm.
Trị liệu bằng cách làm giãn phế quản.
Thuốc trị hen suyễn
Thuốc giãn phế quản
Thuốc cường adrenergic: như salbutamol, terbutalin…. Theophylin: dạng dùng chích, uống, khí dung. Quá liều gây co giật. Salbutamol: dạng dùng chích, uống, khí dung.
Chất liệt đối giao cảm: ipratropium (Atrovent®): có khoảng an toàn rộng có thể dùng phối hợp với salbutamol dạng khí dung khi bệnh nhân không đáp ứng với salbutamol
Kháng viêm corticosteroid Cơ chế
Ức chế phospholipase A2để ngăn cản sự tạo thành leucotrien. Ức chế tạo kháng thể, ngăn phản ứng miễn dịch.
Corticoid cho tác dụng toàn thân: hydrocortison, prednison, prednisolon, methylprednisolon.
*Lưu ý: dùng corticosteroid toàn thân kéo dài, nếu muốn ngưng thuốc phải giảm dần trong nhiều tuần trước. Do nhiều độc tính, corticosteroid được chỉđịnh trong các trường hợp hen suyễn không ổn định, khó điều trị.
Corticosteroid dùng đường xông hít: beclomethason, triamcinolon, budesomid, fluticason, flunisolid ở dạng khí dung hay bột để xông hít.
Một số thuốc khác
Cromolyn (Lomudal®): ức chế sự phóng thích các chất trung gian hóa học gây viêm, hen dùngđể dự phòng cơn hen, dạng khí dung, đây là chất trị hen suyễn xem như an toàn nhất.
Ketotifen (Zaditen®): ngăn cản sự phóng thích các chất trung gian hóa học như leucotrien, histamin được dùng trong hen cấp tính với mục đích dự phòng. Thời gian trị liệu kéo dài trong nhiều tháng vì hiệu lực dự phòng của thuốc đến chậm (sau vài tuần). Tương tác thuốc trị tiểu đường dùng đường uống gây suy giảm tiểu cầu.
B. THUỐC TRỊ HO – LONG ĐÀM
I.1.2.1.1. Thuốc trị ho
Thuốc làm giảm sự hoạt hóa của các “ thụ thể ho” ở ngoại biên
Eucalyptin
Giảm ho nhẹ và sát trùng.
Thường phối hợp codein để tăng hiệu quả trị ho. Chỉđịnh cơn ho do kích ứng, ho khan.
Trên 15 tuổi mới dùng 2 – 3 nang mềm/ngày, trẻem dùng sirop. Chống chỉđịnh: suy hô hấp, hen suyễn.
Thuốc ức chế trung tâm ho
Codein: Neo – codein, Terpin gonnon, Acodin. Dextromethorphan: Atussin, Decosin.
Pholcodin: Biocalyptol, Hexaneumin.
Pholcodinlà 1 alkaloid thuốc phiện nhưng không có tác dụng giảm đau, không gây nghiện và ít gây suy hô hấp.
Liều dùng: từ 60 – 120mg/ngày cho người lớn và từ 5 – 45mg/ngày cho trẻ em.
I.1.2.1.2. Thuốc long đàm – tiêu đàm
Thuốc long đàm
Thuốc làm tăng độ lỏng của dịch tiết niêm mạc đường hô hấp do đó giúp cho việc loại trừđàm dễ dàng hơn và giảm các kích thích ho.
Các thuốc có tác dụng long đàm:
Guaiacol, guaifenesin: Pulmoserin, Atussin, Biolypcatol, Codepect.
Guaicol, guaifenesin thường dùng ở dạng uống và phối hợp các thuốc ho. Tuy nhiên hiệu quảđiều trị của các thuốc này không cao.
Thuốc tiêu đàm
Làm giảm độ sánh của dịch tiết niêm mạc với cơ chế tác động là cắt đứt cầu nối disulfid trong các phân tử glycoprotein làm cho dịch nhầy loãng ra. Tuy nhiên các thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, viêm dạ dày.
Thuốc có tác dụng tiêu đàm:
Acetylcystein: Mucomyst, Exomuc, Acemuc. Bromhexin HCl: Bisolvon, Flemnil.
Ambroxol HCl: Roxobronc, Bronchopront, Mucosolvan, Musol.
Ambroxol HCl thận trọng dùng kéo dài gây độc tính trên thận liều 75- 100mg/ngày.
C. THUỐC DÙNG TRONG TAI- MŨI-HỌNG
Tai-mũi-họng là các hốc thông với bên ngoài, lót bằng niêm mạc nên phương pháp điều trị tại chỗ thường được sử dụng và có tác dụng quan trọng.
Các phương pháp đưa thuốc tại chỗ và các thuốc thường dùng trong điều trị bao
gồm:
a) Thuốc nhỏ mũi
Cách nhỏ mũi
Trước khi nhỏ mũi cần xì hay hút hết chất dịch nhầy, mủứđọng trong hốc mũi. Khi nhỏ mũi tốt nhất là để tư thế nằm ngửa.
Sau khi nhỏ, hít nhẹ hoặc day nhẹ trên cánh mũi để thuốc vào được sâu trong
hốc mũi.
Các thuốc nhỏ mũi
Thuốc co mạch: ephedrin 1% - 3%, với trẻ sơ sinh dùng NaCl 0,9%. Không nhỏ thuốc co mạch nhiều lần/ngày, hoặc liên tục có thể gây viêm mũi thứ phát.
Thuốc sát khuẩn: argyrol 1% - 3%
Thuốc kháng viêm: thường dùng corticosteroid, nếu viêm kèm mủ thì nhỏ bằng các loại corticosteroid phối hợp kháng sinh.
b) Thuốc nhỏ tai
Cách nhỏtai
Trước khi nhỏ tai cần lau, rửa, hút sạch chất đọng trong tai. Khi nhỏ tai, nghiêng đầu, hướng tai bị bệnh lên trên.
Thuốc nhỏ tai
Nhằm sát khuẩn, chống viêm, chống xuất tiết, săn niêm mạc.
Cồn boric 2% - 5%, glycerinborat 2% - 5%: sát khuẩn, chống xuất tiết Kháng sinh: nhóm aminosid, tetracyclin
Corticoid: hydrocortison, dexamethason
Lưu ý: H2O2 6 – 10 V là nước rửa tai
c) Thuốc súc họng
Súc họng không những có tác dụng tốt trong điều trị mà còn đề phòng chống viêm họng, amidan cấp và mạn.
Cách súc họng
Ngậm 1 ngụm dung dịch súc họng, rồi ngửa cổ súc họng làm như vậy vài ba lần rồi nhổđi.
Không nên ngậm rồi nhổ ra ngay, nên cố gắng ngậm tối đa, súc vài lần không chỉđể sạch các nhầy, mủ trong họng mà còn đảm bảo tác dụng sát khuẩn, thay đổi pH niêm mạc họng.
Thuốc súc họng
Orafar.
K clorat 1% - 3%.
NaCl: 5g NaCl pha trong 1 ly nước ấm.
d) Thuốc xịt mũi họng
Khi bấm nút, thuốc sẽ được phun ra dưới dạng những hạt nhỏ li ti kích thước
>15µm và <100µm
Cách dùng
Trước khi dùng nên súc họng hay xì sạch mũi để thuốc tới được niêm mạc. Để đầu xịt hướng vào lỗ mũi hay xoang họng tuỳtheo mục đích điều trị.
Bấm nút xịt để luồng thuốc phun ra khi hít vào. Thở đều chừng 0,5 phút sau đó xịt lần 2.
e) Thuốc xông họng mũi
Nguyên tắc
Tinh dầu hoặc các thuốc bay hơi ở nhiệt độ thấp khi cho vào bình nước ấm (50
– 70°C) thuốc sẽ bay hơi cùng hơi nước, hứng luồng hơi nước đó vào họng – mũi để sát khuẩn, giảm đau.
Cách dùng
Dùng bình xông hơi chuyên dụng: bình được đun nóng bằng điện và giữ ở nhiệt độ cố định 50 – 60°C. Nhỏ vào bình vài giọt tinh dầu hay dung dịch thuốc. Úp mũi – họng vào miệng phễu mà đầu lọc dưới úp trên mặt bình, thở hít sâu đểđưa hơi nước có thuốc vào mũi – họng.Mỗi lần xông trong 10 phút.
f) Khí dung (Aerosol)
Dùng khí dung là phương pháp điều trị rất hiệu quả với các bệnh viêm cấp và mãn ở mũi – xoang – họng – thanh quản.
Nguyên tắc
Ở dạng khí dung, thuốc được phân tán thành những tiểu phân rất nhỏ thể rắn hoặc thể lỏng trong không khí. Các hạt khí này theo chuyển động brown có thểđi sâu tới các khe ngách của mũi – xoang – họng – thanh quản.
Cách khí dung
Khí dung họng – thanh quản: ngậm đầu ống khí dung, mím môi, thở hít bằng mũi, thở hít đủ sâu ngưng sau mỗi lần thở.
Khí dung mũi – xoang: đưa hai đầu ống khí dung vào hai lỗ mũi, thở hít đủ
mạnh.
Thuốc khí dung thường dùng
Thuốc co mạch: naphtazolin, ephedrin Corticoid : hydrocortison
Kháng sinh
Lượng dung dịch thuốc cho mỗi lần khí dung 2 – 3ml.
LƯỢNG GIÁ
Trả lời ngắn các câu hỏi từ 1 đến 6
1. Kể 2 nguyên tắc trị liệu hen
2. Cơ chế trị hen suyễn của corticoide
3. Kể tên 2 thuốc hen có tác dụng giãn phế quản
4. Cơ chế tác dụng trị ho của Eucalyptin
5. Nguyên tắc hoạt động của thuốc xông họng, mũi
6. Nguyên tắc hoạt động của thuốc khí dung
Chọn câu trả lời đúng nhất các câu hỏi từ 7 đến 10
7. Thuốc nào sau đây không có tác dụng bẻ gãy cầu nối disulfid của các phân tử glycoprotein
A. Guaicol
B. Acetylcystein
C. Bromhexin
D. Ambroxol
E. Một thuốc khác
8. Thuốc dùng kéo dài gây độc tính trên thận:
A. Guaicol
B. Acetylcystein
C. Bromhexin
D. Ambroxol
E. Một thuốc khác
9. Các thuốc sau đều ức chế phóng thích leucotrien, ngoại trừ:
A. Dexamethason
B. Cromolyn
C. Ketotifen
D. Acetylcystein
E. Hydrocortison
10. Thuốc tiêu đàm là:
A. Dexamethason
B. Cromolyn
C. Ketotifen
D. Acetylcystein
E. Hydrocortison
BÀI 12
SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU CHỈNH RỐI LOẠN ĐƯỜNG TIÊU HÓA AN TOÀN HỢP LÝ
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1) Trình bày được nguyên tắc điều trị táo bón và tiêu chảy.
2) Trình bày được cách sử dụng hợp lý các thuốc điều trị táo bón-tiêu chảy.
3) Vận dụng kiến thức đã học phát hiện và ngăn chặn những tác dụng không mong muốn của thuốc.
NỘI DUNG MỞ ĐẦU
Táo bón và tiêu chảy là những rối loạn tiêu hóa mà hầu hết mỗi người trong cuộc đời đều có lúc mắc phải. Thông thường, các triệu chứng này tự hết, tuy nhiên đôi khi cũng cần sử dụng thuốc để điều chỉnh những rối loạn này. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc để điều trị triệu chứng táo bón và tiêu chảy, và lời khuyên của các dược sĩ trong sử dụng các thuốc này là quan trọng để đảm bảo việc sử dụng thuốc hợp lý cho bệnh nhân.
1. TÁO BÓN
1.1 Vài nét về bệnh
Táo bón là hiện tượng đi ngoài ít hơn 3 lần một tuần và hoặc lượng phân trung bình ít hơn 30g/ngày (bình thường là 150g/ngày đối với người lớn).
Người cao tuổi là đối tượng dễ bị táo bón nhất, ngoài ra cần kể đến trẻ em, phụ nữ có thai, bệnh nhân bị bệnh phải nằm lâu.
1.1.1 Nguyên nhân gây táo bón
- Do cung cấp không đủ thành phần chất xơ trong thức ăn.
- Các trường hợp mất nước (uống ít, ra quá nhiều mồ hôi).
- Ít vận động (người già, bị bệnh nằm lâu).
- Người có thói quen không đi đại tiện đúng giờ hoặc quên đại tiện.
- Có thể là thứ phát do một số bệnh lý ở đường tiêu hóa hay toàn thân.
- Do thuốc chẹn kênh calci, chống trầm cảm 3 vòng…
1.1.2 Triệu chứng của táo bón
Đại tiện khó khăn, nhiều ngày mới đi cầu một lần, đi ngoài đau hay đi ngoài không hết, phân rắn, lổn nhổn, có thể có đau bụng, cứng bụng, đau đầu và chán ăn nhẹ.
1.2 Điều trị
1.2.1 Nguyên tắc điều trị
Mục đích điều trị là làm tăng thành phần nước trong phân, nhờ đó làm mềm và tăng khối lượng phân và kích thích tăng cường nhu động ruột.
Táo bón dù do bất kỳ nguyên nhân nào cũng bắt đầu điều trị bằng biện pháp không dùng thuốc nên thay đổi chế độ ăn và lối sống.