Đổi mới sự quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


---*---


NGÔ TUẤN ANH


ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


HÀ NỘI, 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


---*---


NGÔ TUẤN ANH


ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Kinh tế, Quản lý và Kế hoạch hoá KTQD Mã số: 5.02.05


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học: 1: PGS.TS Đồng Xuân Ninh 2: GS.TS Đàm Văn Nhuệ


HÀ NỘI, 2007


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi, tất cả các nội dung tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ từ các nguồn tài liệu cụ thể. Các kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Người cam đoan


Ngô Tuấn Anh


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BIỂU

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI 9

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại 9

1.2 Bối cảnh và những nhân tố tác động tới quản lý nhà nước về thương mại trong giai đoạn hiện nay....................................................................................................................

1.3 Sự cần thiết phải phát triển thương mại và đổi mới quản lý nhà nước về thương mại 53

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 68

2.1 Thực trạng phát triển thương mại Hà Nội giai đoạn 1986-2006 68

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại của Hà Nội trong giai đoạn 1986-2006 93

2.3 Bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước về thương mại.. 111

CHƯƠNG 3: ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................

129

3.1 Định hướng phát triển thương mại Hà Nội trong thời gian tới (2006-2010) 129

3.2 Mục tiêu đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại Hà Nội 143

3.3 Các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại Hà Nội 159

KẾT LUẬN 213

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 218

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 219

PHỤ LỤC.................................................................................................................................


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


1. Từ viết tắt tiếng Anh

AFTA (ASEAN Free Trade Area ): Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN (Association of South - East Asian Nations) : Hiệp hội các nước Đông Nam Á BTA (The US - Vietnam Bilateral Trade Agreement): Hiệp định thương mại Việt - Mỹ B2B (Business to Business): Hình thức thương mại điện tử giữa

doanh nghiệp với doanh nghiệp

B2C (Business to Customer): Hình thức thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với khách hàng

B2G (Business to Goverment): Hình thức thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ

EU (Europe Nations): Liên minh Châu Âu

GATS (General Agreement on Trade in Services): Hiệp định chung về thương mại và

dịch vụ

GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội

PCI(Provincial competitiveness Index): Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development):

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

UNDP (United nations development Program): Chương trình phát triển của Liên

hợp quốc

WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới


2. Từ viết tắt tiếng Việt

CNH-HĐH: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ĐTNN: Đầu tư nước ngoài

TTHC: Thủ tục hành chính

KTNN: Kinh tế nhà nước

UBND: Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BIỂU


Biểu 1.1:

Biểu 1.2:

Kim ngạch xuất khẩu một số dịch vụ của cả nước

Giá trị xuất nhập khẩu của các nước ASEAN giai đoạn

Tr. 53

Tr. 60


1966 - 1980


Biểu 2.1:

Xuất khẩu dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội giai

Tr. 76


đoạn 2001-2005


Biểu 2.2:

Thống kê du lịch Hà Nội giai đoạn 2001 - 2005

Tr. 78

Biểu 2.3:

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính của Hà Nội và cả

Tr. 79


nước


Biểu 2.4:

Số liệu xuất khẩu của Hà Nội giai đoạn 2001- 2005

Tr. 81

Biểu 2.5:

So sánh kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội

Tr. 82

Biểu 2.6:

Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội chia theo

Tr. 83


thành phần kinh tế


Biểu 2.7:

Các thị trường chủ yếu của Hà Nội giai đoạn 2001- 2005

Tr. 84

Biểu 2.8:

Số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn Hà Nội

Tr. 89

Biểu 2.9:

Số lượng hội chợ - triển lãm được cấp phép trên địa bàn giai

Tr. 91


đoạn 2001-2005


Biểu 2.10:

Kim ngạch xuất khẩu một số dịch vụ của cả nước

Tr. 123

Biểu 3.1:

Định hướng một số mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Hà Nội

Tr. 135


giai đoạn 2006-2015


Biểu 3.2:

Định hướng sản phẩm và thị trường xuất khẩu

Tr. 136

Biểu 3.3:

Dự báo xuất khẩu dịch vụ Hà Nội đến 2010

Tr. 138

Biểu 3.4:

Mục tiêu cơ bản để phát triển xuất khẩu của Hà Nội giai đoạn

Tr. 141


2001-2010


Biểu 3.5:

Các chỉ tiêu thương mại địa bàn Hà Nội kế hoạch 2006 - 2010

Tr. 161

Biểu 3.6:

Trọng số của các chỉ số thành phần tính PCI

Tr. 166

Biểu 3.7:

Dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu của Hà Nội và cả nước theo

Tr. 192


các khu vực đến năm 2010 và 2015


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Đổi mới sự quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội - 1


Danh mục các biểu đồ


Biểu đồ 2.1:

Biểu đồ 2.2:

Biểu đồ 2.3:

Kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội 2001 - 2006

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 của Hà Nội

Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu của Hà Nội

Tr. 72

Tr. 80

Tr. 85


giai đoạn 2001 - 2005


Biểu đồ 2.4:

Tốc độ lưu chuyển hàng hóa của Hà Nội giai đoạn 2001-2010

Tr. 86

Biểu đồ 2.5:

Tốc độ lưu chuyển hàng hóa bán lẻ của Hà Nội giai đoạn

Tr. 87


2001 – 2006


Biểu đồ 3.1:

Dự báo kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu Hà Nội

Tr. 137


giai đoạn 2005-2010


Biểu đồ 3.2:

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003 của các tỉnh trong

vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (theo giá cố định)

Tr. 167


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 1.1:

‘Khối kim cương’ các yếu tố xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia

Tr. 40

Hình 1.2:

Các bước phát triển của Internet

Tr. 41

Hình 1.3:

Những tác động của Internet

Tr. 42

Hình 1.4:

Sơ đồ tăng trưởng Đông Á

Tr. 58

Hình 2.1:

Sơ đồ tổ chức bộ máy của Sở Thương mại Hà Nội

Tr. 106


PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong 20 năm đổi mới vừa qua (1986-2006), thương mại Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế của Hà Nội và cả nước. Trong giai đoạn 2001- 2005, cơ cấu kinh tế Hà Nội chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, cơ cấu kinh tế “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp” đã hình thành rõ nét và thu được những kết quả đáng khâm phục. Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP Hà Nội giai đoạn 2001-2005 là: dịch vụ 57,5%, công nghiệp 40,5%; công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng nhanh. Hàng hóa của Hà Nội đã được xuất khẩu tới 187 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15,4%/năm (tăng từ 1.402 triệu USD năm 2000 lên 2.866 triệu USD năm 2005); thương mại nội địa cũng có những kết quả rất đáng tự hào, đóng góp xứng đáng vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của Hà Nội [9]. Do đó, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội từ “công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ” sang “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp”, thương mại Hà Nội giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

Tuy nhiên, vì nền kinh tế của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quá lâu, quản lý nhà nước về thương mại của Hà Nội còn nhiều yếu kém, bất cập, vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi cơ chế và tư duy quản lý cũ. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng đã bước sang một trang mới, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đòi hỏi đổi mới càng cao, phù hợp với cơ chế thị trường cũng như với luật pháp và thông lệ quốc tế, và các tác động của bối cảnh quốc tế đến phát triển kinh tế Việt Nam sẽ tác động trực tiếp và sâu sắc tới Hà Nội – là thủ đô của cả nước. Hơn nữa, nền kinh tế thị trường của Việt Nam đã phát triển lên một mức cao hơn, do đó quản lý nhà nước cũng phải thay đổi và đổi mới toàn diện. Kinh tế thị trường với tư cách là một phương thức sản xuất và không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, trong suốt lịch sử phát triển, kinh tế thị trường cũng bộc lộ rất nhiều khiếm khuyết, nguy cơ bất ổn của xã hội, và một

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 06/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí