tình cảm yêu nước, lập trường chinh trị vững vàng và khơi dậy thái độ trách nhiệm của cá nhân với quê hương, đất nước.
2. Chuẩn bị
Đối với giáo viên:
+ Ngay từ đầu năm học, giáo viên lịch sử phải lên kế hoạch và đề xuất với nhà trường về việc tổ chức tham quan ngoại khóa cho học sinh khối 11 để Ban Giám hiệu Nhà trường phê duyệt
+ Liên hệ trước với Ban quản lí Bảo tàng Quân khu IV trình bày rõ mục đích, yêu cầu của buổi tham quan là giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh qua tìm hiểu về các hiện vật
+ Giáo viên lịch sử tìm hiểu kĩ các gian trưng bày, nội dung trưng bày của Bảo tàng để chọn lọc tài liệu, hiện vật tiêu biểu nhất phục vụ cho quá trình tham quan
Đối với học sinh:
+ Tham gia với thái độ nghiêm túc, thực hiện đúng nội quy của Bảo tàng.
+ Phải nghiên cứu trước bản kế hoạch do giáo viên cung cấp để nắm được mục đích, yêu cầu cụ thể của buổi tham quan.
3. Giới thiệu về Bảo tàng Quân khu IV
Được thành lập ngày 22/12/1966, đây là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật quân sự vùng Bắc Trung Bộ. Bảo tàng Quân khu 4 có trụ sở tại 189 đường Lê Duẩn, trung tâm thành phố Vinh - Nghệ An (trên Quốc lộ 1A), nơi gắn liền với các địa danh Trường Thi, Bến Thủy trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931). Cách thành Phượng Hoàng Trung Đô 300m; nơi giao cắt của các tuyến đường đến khu di tích lịch sử Đại thi hào Nguyễn Du, khu di tích Kim Liên, khu du lịch Cửa Lò. Đặc biệt, cũng tại nơi đây ngày 15/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 4 nhân dịp Người về thăm quê sau 50 năm xa cách.
Bảo tàng Quân khu 4 được trưng bày theo cấu trúc các gian như sau:
Nhà trưng bày chính: với diện tích 1.800m2, trưng bày hơn 10.000 hiện vật, hình ảnh, tư liệu, tái hiện những sự kiện tiêu biểu của những năm tháng hào hùng đã diễn ra trên mảnh đất Quân khu 4 thông qua 6 đề mục:
+ Đảng, Nhà nước và với lực lượng vũ trang Quân khu IV.
+ Vị trí chiến lược và truyền thống vẻ vang
+ Hậu phương Thanh - Nghệ Tĩnh và chiến trường Bình Trị Thiên trong kháng chiến chống Thực dân Pháp
+ Chiến trường Quân khu 4 trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước
+ Tình đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung
+ Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phần trưng bày ngoài trời gồm có tượng đài Bác Hồ những bức phù điêu khắc họa truyền thống yêu nước và những chiến công vẻ vang của quân và dân 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế cùng với khuôn viên cây xanh, vườn hoa và những hiện vật thể khối lớn. Ngoài trời còn là nơi trưng bày những hiện vật lịch sử lớn, tiêu biểu, gắn liền với quân và dân quân khu 4 như chiếc máy bay trực thăng đã đưa Bác Hồ về thăm quê năm 1961; bệ phóng tên lửa Sam II - đã từng bắn rơi B52 của Mỹ; chiếc xe tăng Mỹ M49…
Nhà tưởng niệm và Trưng bày di vật liệt sĩ (loại hình đầu tiên ở Việt Nam). Với diện tích 320m2 công trình được thiết kế gồm hai phần: Không gian tưởng niệm và không gian trưng bày, giới thiệu hơn 2.000 di vật là những đồ dùng, trang bị, quân tư trang, vũ khí… của các liệt sỹ.
4. Tiến hành tham quan
Theo kế hoạch, chiều Chủ nhật, ngày 02.12.2018, học sinh và giáo viên sẽ tiến hành tham quan, về phía giáo viên có 02 giáo viên phụ trách và tập thể lớp 11, Trường PT Dân tộc Nội trú THPT số 2, tỉnh Nghệ An. Cụ thể:
13h30. Học sinh và giáo viên tập trung tại cổng trường
13h45. Xe ô tô đưa Đoàn học sinh và giáo viên đến bảo tàng Quân khu 4.
14h30 Đoàn bắt đầu tham quan, học sinh dưới sự hướng dẫn của Hướng dẫn viên để tiến hành tham quan từng phòng trưng bày của Bảo tàng
10h30. Chuyến tham quan kết thúc, Đoàn lên xe về Trường.
Cuối buổi trải nghiệm, giáo viên có thể hỏi học sinh cảm nhận về hoạt động ngoại khóa hôm nay và ra câu hỏi thu hoạch: Từ hoạt động ngoại khóa hôm nay, các em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với quê hương, gia đình và bản thân đồng thời có một bài kiểm tra trắc nghiệm nhanh về mức độ nhận thức các nội dung lịch sử được trình bày trong bảo tàng LLVT Quân khu IV mà có quan hệ với sự phát triển của lịch sử dân tộc.
Phụ lục 7
Phụ lục 7A. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG
“DẠ HỘI LỊCH SỬ: HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CON NGƯỜI”
(Thực nghiệm tại THPT Lê Viết Thuật, TP Vinh, tỉnh Nghệ An)
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Yêu cầu
- Nội dung phải sát với chương trình môn Lịch sử ở trường THPT rõ ràng, chính xác đúng sự kiện.
- Đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng sâu sắc, tính nghệ thuật, tính thẩm mĩ.
- Nội dung câu hỏi phải hướng tới nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhận thức, trình độ học tập của học sinh.
1.2. Mục đích
Kiến thức: Củng cố những kiến thức về những chặng đường hoạt động, vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với lịch sử dân tộc ta. Đồng thời bổ sung kiến thức, làm phong phú thêm hiểu biết của học sinh về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Kỹ năng: Phát triển tư duy cho học sinh như tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật, xác định mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, kỹ năng phân tích, đánh giá, thực hành bộ môn, kỹ năng tự học cho học sinh. tạo không gian hoạt động học tập vui vẻ, thân thiện, giao lưu giữa các em, phát huy tính tích cực, tự tin, sáng tạo, độc lập, nâng cao nhận thức, trình độ học tập của học sinh.
Thái độ: Hình thành cho học sinh niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự khâm phục đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh, tạo sự hào hứng cho việc học tập bộ môn Lịch sử.
Trên cơ sở đó, góp phần phát triển:
- Năng lực môn học: Năng lực tái hiện, tư duy, đánh giá, Vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, thực hành bộ môn,
- Hình thành các năng lực chung cho học sinh: Theo chương trình THPT mới thì 03 năng lực chung cho học sinh đó là: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Bồi dưỡng tư tưởng phẩm chất thái độ. Giúp cho các em thấy được tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó hình thành ý thức và cách suy nghĩ, hành động, niềm tự hào là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bồi dưỡng tình cảm yêu nước, lập trường chính trị vững vàng và khơi dậy thái độ trách nhiệm của cá nhân với quê hương, đất nước.
2. Chuẩn bị
Đối với giáo viên:
+ Ngay từ đầu năm học, giáo viên lịch sử phải lên kế hoạch và đề xuất với nhà trường về việc tổ chức dạ hội lịch sử để Ban Giám hiệu Nhà trường phê duyệt
+ Tổ bộ môn xác định chủ đề Dạ hội lịch sử: Hồ Chí Minh - chân dung một con người và chuẩn bị các câu hỏi cho Chương trình, hình thành các đội thi, phân công giáo viên cố vấn cho các đội thi. Chương trình sẽ có sự đan xen của Hội thi, xem phim tư liệu, trò chơi lịch sử
+ Phối hợp với các tổ chức Đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm các lớp để tiến hành công tác chuẩn bị, tổ chức như chuẩn bị phần trình chiếu, dẫn chương trình, đảm bảo an ninh trật tự cho buổi Dạ hội Lịch sử
+ Lựa chọn các câu hỏi thu hoạch dựa trên các chủ đề mà học sinh chuẩn bị
Đối với học sinh:
+ Cần nhận thức rằng, đây không phải là buổi dạ hội mang tính vui chơi, giải trí, mà là một hoạt động học tập thực sự. Vì vậy, các em phải tham gia với thái độ nghiêm túc, thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
+ Phải nghiên cứu trước bản kế hoạch do giáo viên cung cấp để nắm được mục đích, yêu cầu cụ thể của buổi Dạ hội.
+ Tiến hành lập Đội thi, tập luyện và ôn tập theo các chủ đề liên quan đến quá trình hoạt động và những công lao to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với lịch sử dân tộc
3. Tiến hành buổi dạ hội
Chương trình dự kiến sẽ tổ chức ngày …./12/2018. Nội dung chủ yếu gồm:
1. Mở đầu (07h-07h15): Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
2. Phát biểu khai mạc (07h15-07h30): Đại diện Ban Giám hiệu Nhà trường phát biểu khái quát về những đóng góp của lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với lịch sử dân tộc.
3. Nội dung buổi dạ hội gồm có các phần:
Phần 1. Chiếu phim lịch sử “Hồ Chí Minh - chân dung một con người ”: Phần này do giáo viên phụ trách, chủ yếu sử dụng các đoạn phim tài liệu về sự hình thành và chặng đường phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ. (Phim tư liệu “Hồ Chí Minh - chân dung một con người).
Phần 2. Hội thi “Hồ Chí Minh - chân dung một con người”. Nội dung Hội thi gồm có các phần thi chính:
- Chào hỏi: Giới thiệu các đội thi, thành viên các đội thi. Các đội thi sẽ giới thiệu về đội mình và các thành viên, những nét chính nhất của các thành viên tham gia.
- Khởi động: Gồm các gói câu hỏi, các đội thi sẽ lựa chọn các gói câu hỏi và sẽ phải trả lời nhanh nội dung thi chủ yếu đánh giá khả năng ghi nhớ và phản xạ trả lời nhanh, sẽ bao gồm 10 câu, mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm, trả lời sai không được tính điểm. Sau khi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi và tất cả các đáp án thì các đội thi mới được quyền trả lời. Yêu cầu các đội khi trả lời phải đọc đầy đủ hết đáp án của câu trả lời đó.
- Trò chơi ô chữ: Ban tổ chức sẽ chọn 1 ô chữ gồm 9 hàng ngang. Mỗi từ hàng ngang sẽ là một gợi ý để lật mở một từ chìa khóa gồm 9 chữ cái. Trả lời đúng một từ hàng ngang sẽ được 10 điểm. Trả lời sai không được tính điểm và quyền trả lời sẽ thuộc về một trong 2 đội chơi còn lại. Nếu đội nào nhấn chuông nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời. Các đội sẽ lần lượt mở các hàng ngang từ số 1 đến số 9. Trong khi các đội trả lời các từ hàng ngang nếu đội nào có thể trả lời đúng từ chìa khóa sẽ giành được tối đa 30 điểm. Nếu trả lời sai từ chìa khóa sẽ bị loại khỏi phần chơi này.
- Phần thi dành cho khán giả: Nghe nhạc đoán tên bài hát. Ban tổ chức sẽ chuẩn bị các bài hát có nội dung về Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó sẽ cho phát nhạc và khán giả sẽ phải trả lời câu hỏi: Bạn hãy cho biết tên đầy đủ của bài hát là gì? Bạn có thể hát hết bài hát đó được không?
- Nhận diện lịch sử: Ở phần thi này, Ban tổ chức sẽ cho chạy liên tiếp trên màn hình các hình ảnh, sự kiện Lịch sử,... trong thời gian là một phút. Nhiệm vụ của các đội thi là theo dõi lên màn hình và ghi nhớ các sự kiện,hình ảnh đó. Sau khi màn hình tắt yêu cầu mỗi đội sẽ nhớ lại và ghi tên các hình ảnh, sự kiện, nhân vật Lịch
sử,... vào bảng. Khi có tín hiệu của ban tổ chức, các đội đồng thời giơ bảng lên. Mỗi câu trả lời đúng mỗi đội sẽ nhận được 10 điểm, Trả lời sai không tính điểm.
- Hùng biện: Các đội thi sẽ bốc thăm chủ đề hùng biện, học sinh chuẩn bị bài hùng biện và có thể kết hợp minh họa bằng trình chiếu. Mỗi bài hùng biện sẽ có thời gian là 05 phút. Nội dung của bài Hùng biện là những câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và mối liên hệ với thế hệ trẻ hiện nay.
4. Tổng kết và trao giải. Căn cứ vào sự tham gia của các đội chơi, Ban Tổ chức sẽ có những giải thưởng cho các đội chơi.
Xen giữa các nội dung thi là những tiết mục văn nghệ về Đảng, Bác Hồ và về quê hương Nghệ An.
Sau buổi dạ hội, giáo viên có thể phỏng vấn học sinh và kiểm tra nhanh kiến thức của học sinh về nhận thức lịch sử
Tiến trình thời gian của buổi dạ hội được tiến hành cụ thể như bảng sau:
Nội dung | Chuẩn bị | Ghi chú | |
07h-07h15 | Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu | Bài khai mạc Danh sách đại biểu | Dẫn chương trình |
07h15-07h30 | Phát biểu Khai mạc | Bài diễn văn khai mạc của Hiệu trưởng | Ban tổ chức |
07h30-8h00 | Chiếu phim:“Hồ Chí Minh - chân dung một con người | Phim tài liệu | Máy chiếu, âm thanh |
08h-10h40 | Hội thi “Hồ Chí Minh - chân dung một con người”. | ||
Chào hỏi | Các đội thi | Trình chiếu danh sách các đội thi | |
Khởi động | Thăm bốc câu hỏi, gói câu hỏi | Trình chiếu gói câu hỏi | |
Văn nghệ | 01 tiết mục | Đoàn trường | |
Trò chơi ô chữ | Ô chữ, các câu hỏi | Trình chiếu ô chữ | |
Dành cho khán giả | Câu hỏi, phần thưởng | ||
Nhận diện lịch sử | Các hình ảnh, sự kiện | Trình chiếu | |
Văn nghệ | 01 tiết mục | Đoàn trường | |
Hùng biện | Các đội thi | Máy chiếu, âm thanh | |
10h40-10h45 | Tổng kết, trao giải | Giải thưởng, danh sách |
Có thể bạn quan tâm!
- Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An - 23
- Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An - 24
- A. Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Với Nhiệm Vụ Em Tập Làm Thuyết Minh Viên Tại Bảo Tàng Quân Khu Iv
- Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An - 27
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Phụ lục 7B. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG
“DẠ HỘI LỊCH SỬ: HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CON NGƯỜI”
(Đối chứng tại THPT Lê Viết Thuật)
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Yêu cầu
- Nội dung phải sát với chương trình môn Lịch sử ở trường THPT rõ ràng, chính xác đúng sự kiện.
- Đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng sâu sắc, tính nghệ thuật, tính thẩm mĩ.
- Nội dung câu hỏi phải hướng tới nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhận thức, trình độ học tập của học sinh.
1.2. Mục đích
Kiến thức: Củng cố những kiến thức về những chặng đường hoạt động, vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với lịch sử dân tộc ta. Đồng thời bổ sung kiến thức, làm phong phú thêm hiểu biết của học sinh về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Kỹ năng: Phát triển tư duy cho học sinh như tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật, xác định mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, tạo không gian hoạt động học tập vui vẻ, thân thiện, giao lưu giữa các em, phát huy tính tích cực, tự tin, sáng tạo, độc lập, nâng cao nhận thức, trình độ học tập của học sinh.
Thái độ: Hình thành cho học sinh niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự khâm phục đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh, tạo sự hào hứng cho việc học tập bộ môn Lịch sử.
2. Chuẩn bị
Đối với giáo viên:
+ Ngay từ đầu năm học, giáo viên lịch sử phải lên kế hoạch và đề xuất với nhà trường về việc tổ chức dạ hội lịch sử để Ban Giám hiệu Nhà trường phê duyệt
+ Tổ bộ môn xác định chủ đề Dạ hội lịch sử: Hồ Chí Minh - chân dung một con người và chuẩn bị các câu hỏi cho Chương trình, hình thành các đội thi, phân công giáo viên cố vấn cho các đội thi. Chương trình sẽ có sự đan xen của Hội thi, xem phim tư liệu, trò chơi lịch sử
+ Phối hợp với các tổ chức Đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm các lớp để tiến hành công tác chuẩn bị, tổ chức như chuẩn bị phần trình chiếu, dẫn chương trình, đảm bảo an ninh trật tự cho buổi Dạ hội Lịch sử
+ Lựa chọn các câu hỏi thu hoạch dựa trên các chủ đề mà học sinh chuẩn bị
Đối với học sinh:
+ Cần nhận thức rằng, đây không phải là buổi dạ hội mang tính vui chơi, giải trí, mà là một hoạt động học tập thực sự. Vì vậy, các em phải tham gia với thái độ nghiêm túc, thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
+ Phải nghiên cứu trước bản kế hoạch do giáo viên cung cấp để nắm được mục đích, yêu cầu cụ thể của buổi Dạ hội.
+ Tiến hành lập Đội thi, tập luyện và ôn tập theo các chủ đề liên quan đến quá trình hoạt động và những công lao to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với lịch sử dân tộc
3. Tiến hành buổi dạ hội
Chương trình dự kiến sẽ tổ chức ngày …./12/2018. Nội dung chủ yếu gồm:
1. Mở đầu (07h-07h15): Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
2. Phát biểu khai mạc (07h15-07h30): Đại diện Ban Giám hiệu Nhà trường phát biểu khái quát về những đóng góp của lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với lịch sử dân tộc.
3. Nội dung buổi dạ hội gồm có: cuộc thi “Hồ Chí Minh - chân dung một con người”. Nội dung thi gồm có các phần thi chính:
- Chào hỏi: Giới thiệu các đội thi, thành viên các đội thi. Các đội thi sẽ giới thiệu về đội mình và các thành viên, những nét chính nhất của các thành viên tham gia.
- Khởi động: Gồm các gói câu hỏi, các đội thi sẽ lựa chọn các gói câu hỏi và sẽ phải trả lời nhanh nội dung thi chủ yếu đánh giá khả năng ghi nhớ và phản xạ trả lời nhanh, sẽ bao gồm 10 câu, mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điềm, trả lời sai không được tính điểm. Sau khi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi và tất cả các đáp án thì các đội thi mới được quyền trả lời. Yêu cầu các đội khi trả lời phải đọc đầy đủ hết đáp án của câu trả lời đó.
- Trò chơi ô chữ: Ban tổ chức sẽ chọn 1 ô chữ gồm 9 hàng ngang. Mỗi từ hàng ngang sẽ là một gợi ý để lật mở một từ chìa khóa gồm 9 chữ cái. Trả lời đúng một từ hàng ngang sẽ được 10 điểm. Trả lời sai không được tính điểm và quyền trả lời sẽ thuộc về một trong 2 đội chơi còn lại. Nếu đội nào nhấn chuông nhanh nhất sẽ giành