Cơ Sở Pháp Lý Và Cơ Sở Khoa Học Của Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người

xét xử đúng, xác định thời hạn điều tra, truy tố, xét xử cũng như thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đối với người phạm tội nói chung, người phạm tội giết người nói riêng.

Đối lập với định tội danh đúng là trường hợp có sự sai lầm trong định tội danh đối với tội giết người.

Định tội danh sai không chỉ làm việc quyết định hình phạt không đúng, không công bằng mà còn áp dụng không có căn cứ, không công bằng hoặc không áp dụng một loạt các biện pháp pháp lý khác (quyết định hình phạt bổ sung…), áp dụng hoặc không áp dụng đại xá, miễn trách nhiệm hình sự, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tính toán không đúng thời hiệu, án tích… Cũng không kém phần có hại và bất công những trường hợp ngược lại, khi hành vi của người có lỗi cấu thành tội phạm nghiêm trọng hơn nhưng lại được định tội danh theo tội nhẹ hơn. Trong trường hợp đó, người có lỗi chịu hình phạt ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt đáng lẽ người đó phải chịu theo pháp luật, còn tội phạm lại được giảm nhẹ về đạo đức, chính trị và pháp lý một cách thiếu cơ sở. Điều đó làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh với tình hình tội phạm mà cùng lúc gây sự công phẫn hợp pháp, công bằng của nhân dân, làm nảy sinh những quan niệm không đúng về thực trạng và các biện pháp đấu tranh với tội phạm, làm giảm uy tín của các cơ quan tư pháp. Rõ ràng đó là những vi phạm nghiêm trọng các đòi hỏi của nguyên tắc công bằng, pháp chế [72, tr. 29].

Tóm lại, định tội danh đối với tội giết người là hoạt động nhận thức mang tính logic, thể hiện sự đánh giá của chủ thể định tội danh về sự phù hợp hay không phù hợp giữa hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật trong thực tế với cấu thành tội phạm tội giết người. Có thể có nhiều loại chủ thể khác nhau tham gia vào hoạt động định tội danh, trong đó có các chủ thể là các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật hiện hành. Định tội danh đối với tội giết người có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị - xã hội

và về mặt pháp lý, là một trong những phương thực để bảo vệ quyền được bảo hộ về tính mạng – một trong những quyền cơ bản của con người được pháp luật quốc gia Việt Nam và pháp luật quốc tế bảo vệ.

1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI GIẾT NGƯỜI

Định tội danh đối với tội giết người, dù là chính thức hay không chính thức cũng đều phải dựa trên những cơ sở nhất định. Do định tội danh là sự đánh giá về mặt pháp lý nên nó có cơ sở pháp lý. Mặt khác, định tội danh lại là hoạt động nhận thức mang tính logic nên nó đồng thời cũng có cơ sở khoa học. Như vậy, có hai cơ sở - cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học của định tội danh đối với tội giết người.

1.2.1. Cơ sở pháp lý của định tội danh đối với tội giết người

Cơ sở pháp lý của định tội danh đối với tội giết người là toàn bộ các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề định tội danh đối với tội phạm này. Theo quan điểm của các nhà khoa học pháp lý hình sự Việt Nam hiện nay, có thể có hai cách tiếp cận đối với vấn đề cơ sở pháp lý của định tội danh: một cách tiếp cận theo nghĩa hẹp và cách tiếp cận kia theo nghĩa rộng.

Trước hết, GS. TSKH. Lê Văn Cảm cho rằng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Về cơ bản, những căn cứ pháp lý của việc định tội danh có thể được hiểu trên hai bình diện (hoặc theo hai nghĩa) rộng và hẹp dưới đây:

- Trên bình diện rộng (hay hiểu theo nghĩa cả về nội dung và hình thức) thì những căn cứ pháp lý của việc định tội danh là hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý duy nhất (trực tiếp) cũng như hệ thống các quy phạm luật tố tụng hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý bổ trợ (gián tiếp) cho toàn bộ quá trình xác định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện là tội phạm.

Định tội danh đối với tội giết người theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng) - 4

- Trên bình diện hẹp (chỉ hiểu theo nghĩa về nội dung) thì những căn cứ pháp lý của việc định tội danh là chỉ có hệ thống các quy phạm luật hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý duy nhất (trực tiếp) cho toàn bộ quá trình xác định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện là tội phạm [8, tr. 26-27].

Trong hai cách tiếp cận nêu trên, cách tiếp cận theo nghĩa rộng thường được xem là hợp lý hơn vì nó cho phép đánh gia một cách toàn diện các quy định pháp luật làm nền tảng cho việc định tội danh đối với tội giết người trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Mặt khác, cũng cần thấy rằng: các quy định của pháp luật hình sự không thể áp dụng được nếu thiếu quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Thực tiễn đã chứng minh: các quan hệ pháp luật hình sự luôn phải được tồn tại trong những hình thức tố tụng nhất định. Do đó, định tội danh, với nghĩa là sự đánh giá về mặt pháp lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội, phải được đánh trên cả hai phương diện: pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự hiện hành. Về phương diện pháp luật hình sự, chủ thể định tội danh phải đưa ra kết luận hành vi nguy hiểm cho xã hội có thỏa mãn quy định của Điều 93 Bộ luật hình sự hay không. Về phương diện pháp luật tố tụng hình sự, cần chỉ rõ việc xác định tội danh giết người được phản ánh trong quyết định hay văn bản pháp luật tố tụng hình sự nào. Về vấn đề này, lý luận pháp luật xã hội chủ nghĩa khẳng định: luật hình sự là luật nội dung còn luật tố tụng hình sự là luật về hình thức, là cơ sở pháp lý trên phương diện hình thức trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.

* Cơ sở pháp lý về nội dung của định tội danh đối với tội giết người

Cơ sở pháp lý về nội dung của định tội danh đối với tội giết người là các văn bản pháp luật trong lĩnh vực luật hình sự, mà trước hết và chủ yếu là Bộ luật hình sự.

Theo quy định của Điều 2 và Điều 8 Bộ luật hình sự, mọi hành vi phạm tội phải được quy định trong Bộ luật hình sự. Do đó, có quan điểm cho rằng Bộ luật hình sự là nguồn duy nhất của luật hình sự Việt Nam [68, tr.32]. Trong thực tiễn định tội danh, các điều luật của Bộ luật hình sự là căn cứ pháp lý duy nhất các cơ quan tiến hành tố tụng viện dẫn trong các quyết định và văn bản tố tụng khác khi quy kết trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.

Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành được cấu trúc thành hai phần là Phần chung và Phần các tội phạm. Có thể thấy cả Phần chung và Phần các tội phạm đều là căn cứ (cơ sở) pháp lý của định tội danh đối với tội giết người.

Khi định tội danh đối với tội giết người, chủ thể định tội danh phải căn cứ

vào quy định của Điều 93 Bộ luật hình sự. Điều luật này được quy định trong Bộ luật hình sự như sau:

Điều 93. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Điều luật nêu trên là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và các chủ thể khác xác định hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra trong thực tế có cấu thành tội giết người hay không; nếu phạm tội giết người thì thuộc vào khoản 1 hay khoản cụ thể nào của điều luật đó.

Ngoài Điều 93 Bộ luật hình sự, các chủ thể định tội danh đối với tội giết người còn phải căn cứ vào các quy định trong Phần chung của Bộ luật hình sự, nhất là các quy định liên quan đến việc xác định tội phạm như chuẩn bị phạm tội (Điều 17), phạm tội chưa đạt (Điều 18), đồng phạm (Điều 20), tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 49); v.v...

Cùng với quy định của Bộ luật hình sự, quy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự cũng có ý nghĩa quan trọng trong định tội danh. Liên quan đến hoạt động định tội danh đối với tội giết người, cần phải kể đến Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/08/2000 của Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định trong phần chung Bộ luật hình sự, trong đó liên quan đến việc áp dụng Khoản 1 Điều 93...

* Cơ sở pháp lý về hình thức của định tội danh đối với tội giết người

Cơ sở pháp lý về hình thức được hiểu là các băn bản pháp luật quy định về thủ tục tố tụng làm cơ sở cho việc định tội danh và giải quyết vụ án hình sự. GS. TSKH. Lê Văn Cảm cho rằng:

Mặc dù các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự ở chừng mực nhất định có ý nghĩa gián tiếp đối với việc định tội danh nhưng chúng có ý nghĩa pháp lí quan trọng đối với việc bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong lĩnh vực pháp luật hình sự, nhất là trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay [8, tr. 30-31].

Với tính cách là cơ sở pháp lý về hình thức của việc định tội danh đối với tội giết người, các văn bản pháp luật tố tụng hình sự, đặc biệt là Bộ luật tố tụng hình sự quy định những vấn đề sau đây:

- Pháp luật tố tụng hình sự quy định thẩm quyền định tội danh chính thức về mặt nhà nước đối với tội giết người. Như đã trình bày trên, việc định tội danh đối với

tội giết người được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự, từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự đến giai đoạn xét xử. Trong từng giai đoạn này là các cơ quan và người có thẩm quyền định tội danh tương ứng. Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, thẩm quyền định tội danh được quy định cho Cơ quan điều tra. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, tội giết người thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra các cấp trong Công an nhân dân và Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, tùy thuộc vào đối tượng phạm tội cụ thể. Trong giai đoạn truy tố, thẩm quyền định tội danh định tội danh đối với tội giết người thuộc về Viện Kiểm sát. Trong giai đoạn xét xử, Tòa án (mà trực tiếp là Hội đồng xét xử) là chủ thể có thẩm quyền định tội danh đối với tội phạm nêu trên.

- Pháp luật tố tụng hình sự quy định hình thức pháp lý của định tội danh định tội danh đối với tội giết người. Hình thức pháp lý được quy định trong Bộ luật hình sự mà các chủ thể định tội danh phải tuân theo là ban hành các quyết định hoặc văn bản tố tụng. Đó có thể là các quyết định thể hiện quan điểm của chủ thể định tội danh về hướng giải quyết các vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự (như quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can, bản kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án) hoặc quyết định về các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng như quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam...

- Pháp luật tố tụng hình sự quy định về chứng cứ, về trình tự, thủ tục thu thập, kiểm tra, đánh giá, sử dụng chứng cứ chứng minh tội giết người. Định tội danh luôn đi kèm theo vấn đề chứng cứ chứng minh tội phạm. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng phải bằng các biện pháp hợp pháp thu thập và phản ánh chứng cứ thu thập được trong những nguồn mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng bởi nếu không chứng minh được sự tồn tại tội phạm giết người và người thực hiện hành vi đó thì không thể định tội danh đối với tội phạm này.

- Ngoài ra, pháp luật tố tụng hình sự còn quy định các vấn đề khác liên quan đến việc thay đổi tội danh, việc tách hoặc nhập vụ án hình sự và các vấn đề khác phục vụ cho định tội danh định tội danh đối với tội giết người.

1.2.2. Cơ sở khoa học của định tội danh đối với tội giết người

Định tội danh đối với tội giết người là hoạt động nhận thức mang tính logic. Để hoạt động nhận thức này được tiến hành một cách hiệu quả, chủ thể nhận thức không chỉ đơn giản là căn cứ vào các điều luật của Bộ luật hình sự mà còn cần phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học về mô hình pháp lý của tội phạm cụ thể mà hoạt động định tội danh hướng tới. Mô hình pháp lý về tội phạm cụ thể mà chủ thể định tội danh dựa vào được gọi là cơ sở lý luận của việc định tội danh.

Theo quy định của khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự thì: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Hành vi phạm tội giết người luôn tồn tại và diễn ra ngoài thế giới khách quan. Để mô tả và luật hóa hành vi này, khoa học luật hình sự sử dụng phương pháp điển hình hóa thông qua các dấu hiệu pháp lý đặc trưng. Tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng cho tội giết người được quy định trong Bộ luật hình sự được gọi là cấu thành tội phạm của tội giết người.

Cấu thành tội phạm được coi là khái niệm pháp lý của loại tội phạm cụ thể, là sự mô tả khái quát loại tội phạm nhất định trong luật hình sự. Quan hệ giữa tội phạm với cấu thành tội phạm là quan hệ giữa hiện tượng và khái niệm. Tội phạm là hiện tượng xã hội cụ thể, tồn tại khách quan còn cấu thành tội phạm là khái niệm pháp lý của hiện tượng đó [68, tr. 74].

Như vậy, có thể khẳng định cấu thành tội phạm của tội giết người là cơ sở lý luận để định tội danh đối với loại tội phạm này. Các dấu hiệu cấu thành tội phạm tội giết người được ghi nhận trong cả Phần chung và Phần các tội phạm Bộ luật hình sự. Qua nghiên cứu quy định của Bộ luật hình sự, có thể rút ra các dấu hiệu cấu thành của tội giết người như sau:

* Khách thể của tội giết người

Tội giết người xâm phạm quyền được sống của con người. Do đó, quyền được sống là khách thể trực tiếp của tội phạm này. Để gây thiệt hại cho quyền được sống, hành vi giết người phải tác động đến những đối tượng nhất định. Đối tượng tác động của tội giết người là thân thể con người đang sống một cách bình thường.

* Mặt khách quan của tội giết người

Hành vi khách quan của tội phạm bao gồm cả hành động và không hành động. Trường hợp hành động thường được biểu hiện như: đâm, chém, bắn, đấm đá, đốt cháy, đầu độc, bóp cổ, treo cổ, trói ném xuống vực, xuống sông, chôn sống v.v...

Trường hợp không hành động ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Ví dụ: Một Y tá cố tình không cho người bệnh uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ để người bệnh chết mặc dù người Y tá này phải có nghĩa vụ cho người bệnh uống thuốc.

Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác phải là hành vi trái pháp luật, tức là luật cấm mà cứ làm, luật bắt làm mà không làm. Như vậy, sẽ có trường hợp tước đoạt tính mạng người khác được pháp luật cho phép như: hành vi tước đoạt tính mạng của người khác trong trường hợp phòng vệ chính đáng, trong tình thế cấp thiết hoặc thi hành một mệnh lệnh hợp pháp của nhà chức trách.

Hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người, tức là có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Thực tiễn xét xử không phải bao giờ cũng dễ dàng xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chết người. Vì vậy, khi xác định mối quan hệ nhân qủa giữa hành vi và hậu quả phải xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả với những đặc điểm sau:

- Hành vi là nguyên nhân gây ra chết người phải là hành vi xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian. Ví dụ: sau khi bị bắn, nạn nhân chết. Tuy nhiên không phải bất cứ hành vi nào xảy ra trước hậu quả chết người đều là nguyên nhân mà chỉ những hành vi có mối quan hệ nội tại, tất yếu với hậu quả thì mới là nguyên nhân. Mối quan hệ nội tại tất yếu đó thể hiện ở chỗ: khi cái chết của nạn nhân có cơ sở ngay trong hành vi cả người phạm tội; hành vi của người phạm tội đã mang trong nó mầm mống sinh ra hậu quả chết người; hành vi của người phạm tội trong những điều kiện nhất định phải dẫn đến hậu quả chết người chứ không thể khác được. Ví dụ: một người dùng súng bắn vào đầu của người khác, tất yếu sẽ dẫn đến cái chết cho người này. Nếu một hành vi đã mang trong đó mầm mống dẫn đến cái chết cho nạn nhân, nhưng hành vi đó lại được thực hiện trong hoàn cảnh không có những

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022