2008, ngành du lịch đã tổ chức nhiều buổi giới thiệu với các công ty du lịch lữ hành ở Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu... về các điểm đến của du lịch di tích Bình Dương và được đánh giá cao. Bên cạnh đó, gia đình chủ sở hữu của 2 ngôi nhà cổ cũng luôn sẵn sàng để đầu tư, xây dựng, thậm chí làm người hướng dẫn viên để thuyết trình cho khách tham quan hiểu về ngôi nhà cổ của mình. Thế nhưng, tiềm năng du lịch của 2 nhà cổ này vẫn chưa được phát huy xứng tầm và không thu hút nhiều khách tham quan như mong đợi. Lượng khách đến đây phần đông là các nhà báo, nhà nghiên cứu sử học, các đoàn du lịch công vụ…với số lượng nhỏ lẻ, không tạo được hiệu ứng đám đông vốn rất cần trong du lịch. Việc thống kê số lượt khách đến tham quan cũng chưa được tiến hành thường xuyên và chính xác do chưa có đội ngũ quản lý chuyên trách. Song song đó, việc tham quan của du khách cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu đội ngũ hướng dẫn, thuyết minh chuyên nghiệp để làm sống lại những giá trị cổ vật tạo được sự hứng thú, tò mò đến những khám phá, bất ngờ, thú vị cho du khách. Các dịch vụ giải trí, vui chơi, ăn uống, mua sắm quà lưu niệm... cũng chưa có nên doanh thu từ việc khai thác du lịch của 2 nhà cổ này gần như không có.
Ngoài những khó khăn trong việc khai thác du lịch chung của nhà cổ như trên, nhà cổ Trần Công Vàng còn gặp một trở ngại lớn trong việc đảm bảo cơ sở hạ tầng đó là vấn đề giao thông. Từ lâu, con đường vào ngôi nhà cổ Trần Công Vàng tồn tại cảnh bán buôn chen lấn của các tiểu thương gây không ít khó khăn cho hoạt động du lịch. Ông Nguyễn Văn Thủy - Trưởng ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh cho biết: trong các tour đến tham quan nhà tù Phú Lợi, rất nhiều đoàn du khách đề nghị đến tham quan nhà cổ nhưng do nhà cổ đang trong quá trình hoàn chỉnh đường sá, quang cảnh nên chưa đưa khách vào.
2.3.3. Hiện trạng khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch các điểm tôn giáo và lễ hội
2.3.3.1. Chùa Hội Khánh
* Khái quát về Chùa Hội Khánh
Chùa toạ lạc tại số 35 đường Yersin, phường Phú Cường, Thành phố Thủ dầu một, tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh 25km về phía nam. Chùa được
Thiền sư Đại Ngạn (dòng Lâm Tế) khai sơn năm 1741, đời Lê Hiển Tông, ở trên một ngọn đồi cao. Năm 1868, đời Tự Đức, do chùa bị hư hỏng nặng, Hòa thượng Chánh Đắc cho xây dựng chùa mới dưới chân đồi. Năm 1861 chùa đã bị giặc Pháp thiêu hủy. Đến năm 1868, chùa được xây dựng lại ở vị trí hiện nay với diện tích xây dựng 1.211m2. Chùa đã được Bộ VHTT&DL công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia ngày 07/01/1993, theo quyết định số 43 VH/QĐ.
Chùa có kiến trúc theo truyền thống chùa cổ xứ Nam Kỳ và là công trình mang dấu ấn những bàn tay tài nghệ độc đáo của lớp thợ xứ Thủ ở cuối thế kỉ XIX.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bình Dương
- Tình Hình Phát Triển Cơ Sở Kinh Doanh Dịch Vụ Lưu Trú Bình Dương Giai Đoạn 2007 – 2011
- Số Khách Du Lịch Đến Tham Quan Nhà Tù Phú Lợi Giai Đoạn 2009 - 2011
- Hiện Trạng Khai Thác Và Bảo Tồn Tài Nguyên Du Lịch Ở Các Điểm Danh Lam, Thắng Cảnh
- Đối Với Việc Giữ Gìn Và Phát Huy Các Giá Trị Văn Hóa
- Định Hướng Và Giải Pháp Nhằm Bảo Tồn Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Ở Tỉnh Bình Dương Phục Vụ Du Lịch
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
Trong những năm 1923 -1926, chùa Hội Khánh Thủ Dầu Một còn là nơi ẩn náu qui tụ các nhân sĩ: nhà nho, nhà sư yêu nước cùng lập ra “Hội danh dự” với sự tham gia của chính hoà thượng Từ Văn, Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Thân phụ của Bác Hồ), cụ Tú Cúc… Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, chùa Hội Khánh là trụ sở Hội Phật giáo cứu quốc tỉnh Thủ Dầu Một, đã góp nhiều công sức tâm huyết kể cả xương máu của các nhà tu, Phật tử nhà chùa. Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân địa phương từ 1953, chùa là trụ sở Phật giáo yêu nước tỉnh Bình Dương và đến 1983 chùa Hội Khánh là trụ sở của tỉnh Hội Phật giáo Bình Dương. Năm 1995, nơi đây Tỉnh hội xây dựng Trường cơ bản Phật học tỉnh Sông Bé (Bình Dương).
* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch
Là ngôi chùa có hơn 200 năm tuổi, từ khi xây dựng đến nay, chùa Hội Khánh là ngôi chùa nổi tiếng nhất Bình Dương và được xem là trung tâm văn hóa Phật giáo Việt Nam của tỉnh. Vì lẽ đó, hàng năm khách hành hương và khách du lịch các vùng lân cận thường đến chiêm bái, tham quan vào các dịp lễ tết, ngày rằm và Phật Đản. Theo trụ trì của chùa, ngoài lượng tăng ni, phật tử trong và ngoài tỉnh về học đạo, hàng năm ước tính có gần 10.000 lượt khách đến tham quan, nghiên cứu, cúng bái. Nhất là trong các dịp lễ lớn như tết Nguyên Đán, rằm tháng giêng, rằm tháng bảy... lượng khách tham quan đến cả ngàn người mỗi ngày.
Năm 2010, chùa Hội Khánh tổ chức Đại lễ khánh thành Trung tâm Văn hóa Phật giáo Bình Dương và công trình Phật nhập Niết bàn dài 52m, cao 12m (cách
mặt đất 24m), được xác lập kỷ lục Guiness tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam. Sự kiện này đã thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan trong các ngày trước và sau lễ khánh thành. Từ đó đến nay, lượng khách đến chùa không ngừng tăng lên. Với vị trí nằm gần chùa Bà, chùa Hội Khánh đã thu hút thêm lượng khách vốn trước đây chỉ viếng chùa Bà vào dịp rằm tháng giêng. Ước tính hàng năm có trên 1.000.000 lượt khách tham quan chùa Bà, do vậy lượng khách đến tham quan chùa Hội Khánh cũng tăng vọt lên vài chục ngàn người.
Trong thời gian tới, khi các đề án về phát triển du lịch Bình Dương được thực hiện hoàn chỉnh, chùa Hội Khánh sẽ thu hút thêm hàng trăm nghìn du khách trong và ngoài tỉnh, xứng đáng với tiềm năng du lịch của một Di tích văn hóa - lịch sử cấp Quốc gia.
2.3.3.2. Chùa Bà Thiên Hậu
* Khái quát về Chùa Bà Thiên Hậu
Miếu bà Thiên Hậu “Thiên Hậu Cung” mà người dân quen gọi là Chùa Bà - một cơ sở tín ngưỡng dân gian quan trọng của đồng bào người Hoa trên đất Thủ Dầu Một, Bình Dương. Miếu Bà hiện nay tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, Thành phố Thủ dầu một, cạnh bùng binh ngã Sáu. Miếu do các ban người Hoa tạo lập để thờ vị nữ thần hiệu là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Đầu tiên không biết chùa được xây cất năm nào, chỉ biết lúc đầu chùa tọa lạc tại con rạch Hương Chủ Hiếu (nay đã xây dựng lại ngôi miếu trên vị trí ban đầu của xưa kia). Đến năm 1923, bốn Bang người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ) chung sức tái tạo ngôi chùa ở vị trí như ngày nay.
Ngày lễ hội miếu Bà ở Thủ Dầu Một – Bình Dương, được diễn ra ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch hàng năm và được chuẩn bị chu đáo của ban tổ chức, lại được sự bảo vệ của các cơ quan chức năng. Ngày lễ hội gồm có các phần: “Thỉnh Lộc Bà” (vào sáng 14 tháng Giêng), rước kiệu Bà và đấu giá lồng đèn làm từ thiện (vào sáng 15 tháng Giêng). Trong đó, rước kiệu Bà là cuộc hội đồng đông đảo và vui nhộn nhất. Ý nghĩa cuộc rước kiệu là để bà thăm viếng dân tình và để bá tánh chiếm bái, cầu phúc.
Ngoài lễ hội chùa Bà vào ngày rằm tháng Giêng, Ban tổ chức còn tổ chức lễ vía Bà rất linh đình vào ngày 25 tháng 3 âm lịch. Ngày ấy chỉ có cúng lễ tế, lễ bái mà không có cuộc rước lễ, diễu hành, đặc biệt là ở các cuộc lễ của người Hoa ở miếu bà không có đọc sớ hoặc văn tế thần như các cuộc cúng đình của người việt.
* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch
Ngoài những người đi chùa vì tín ngưỡng, có nhiều người đi viếng cảnh chùa, du xuân đầu năm là chủ yếu.
Từ năm 2000 đến nay, chùa Bà nói chung và lễ hội chùa Bà nói riêng luôn thu hút khách thập phương. Hằng năm, từ những ngày cuối năm đến sau dịp Tết Nguyên đán là du khách từ nhiều nơi lại đổ về thăm viếng chùa Bà. Ước tính mỗi ngày có khoảng 10.000 lượt người trong và ngoài tỉnh cùng bà con Việt kiều đến thăm viếng và chiêm bái. Bên cạnh đó, đến hẹn lại lên, cứ dịp Rằm tháng Giêng, người dân, du khách khắp nơi đổ về Bình Dương để đi lễ hội chùa Bà, khấn nguyện, cầu xin bổng lộc cho một năm mới may mắn, phát đạt. Trong 2 ngày 14 và 15 tháng giêng, số người xem rước kiệu Bà có lúc lên đến hơn 100.000 người. Sau lễ hội, những người chưa dâng lễ tạ ơn Bà hoặc chưa thắp hương được trong ngày lễ chính, còn ở lại vài ngày để cúng bái, thể hiện lòng thành kính đối với Bà.
Cùng với sự gia tăng về số khách du lịch, doanh thu du lịch từ lễ hội chùa Bà cũng tăng lên đáng kể, đóng góp ngày càng nhiều vào tổng doanh thu du lịch của Bình Dương. Do đặc thù là điểm du lịch về tôn giáo, không thu vé tham quan nên doanh thu từ lễ hội chính là sự tiêu dùng của du khách vào các dịch vụ như lưu trú, giữ xe, mua nhang đèn, hoa quả cúng bái...Theo ước tính của Ban quản lý chùa Bà, trong giai đoạn 2000 – 2011, doanh thu của các đơn vị, cá nhân trong dịp lễ hội tăng từ 6 đến 9 lần, chủ yếu do sự gia tăng lượng khách và biến động của giá cả thị trường.
Theo số liệu của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2002 – 2011, số khách đến viếng chùa Bà và tham gia lễ hội chùa Bà đã tăng lên đáng kể. Điều này được thể hiện rõ rệt qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3: Số khách du lịch tham quan Chùa Bà giai đoạn 2002 - 2011
2500
20522000
2000
15451500
1500
1000
853 800
425 400
500
0
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Số khách du lịch cả năm (Nghìn người)
Số khách du lịch trong lễ hội (Nghìn người)
2.3.4. Hiện trạng khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch các làng nghề truyền thống
* Khái quát về các làng nghề
Bình Dương là một tỉnh miền Đông Nam Bộ có nhiều làng nghề thủ công truyền thống từ khá lâu đời. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, đến nay toàn tỉnh có 32 làng nghề với 9 nghề truyền thống, trong đó nổi bật nhất là các ngành nghề như sơn mài, gốm sứ, điêu khắc gỗ. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Bình Dương có nhiều chủng loại, mẫu mã phong phú, đa dạng; đặc biệt có một số sản phẩm đạt chất lượng cao mang đậm tính văn hoá truyền thống Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.
a. Làng nghề sơn mài: Sơn mài Bình Dương nổi tiếng được khách hàng ưa chuộng, bởi từ nguyên liệu gỗ đến khâu cuối cùng của sản phẩm phải trải qua quá trình 25 công đoạn, mỗi công đoạn đòi hỏi một nghệ thuật riêng tỷ mỉ và công phu. Một qui trình sơn mỗi sản phẩm phải mất từ 3 đến 6 tháng mới đảm bảo yêu cầu chất lượng.
Làng nghề sơn mài được biết đến nhiều và tiêu biểu nhất ở Bình Dương, là làng sơn mài Tương Bình Hiệp. Làng sơn mài Tương Bình Hiệp thuộc xã Tương Bình Hiệp, Thành phố Thủ dầu một, cách trung tâm thành phố 7km về phía bắc.
Đến đây, du khách được tận mắt nhìn thấy từng công đoạn của nghề truyền thống độc đáo này. Tùy theo quy mô lớn nhỏ của từng gia đình, mỗi gia đình có thể đảm nhận một khâu hoặc tất cả các khâu để hoàn thành một sản phẩm. Với hàng trăm hộ làm sơn mài, làng Tương Bình Hiệp có thể xem như một xí nghiệp thủ công. Nhiều sản phẩm sơn mài của làng nghề Tương Bình Hiệp đã đứng chân ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Hiện nay, cùng với xu hướng phát triển của du lịch nhân văn, làng nghề Tương Bình Hiệp đang tham gia mạnh mẽ vào hoạt động du lịch. Điều này đã góp phần đáng kể trong việc đưa sản phẩm truyền thống đến gần người tiêu dùng hơn, qua đó phát triển và bảo tồn nghề thủ công quý báu của Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung.
b.Làng nghề điêu khắc gỗ: nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ đã có từ lâu ở vùng Thủ Dầu Một, Lái Thiêu mà ngày nay một số tác phẩm vẫn còn được trưng bày trong các đình chùa, nhà dân. Với quy trình theo hướng chuyên môn hoá cao (mỗi công đoạn điêu khắc gỗ được một nhóm thợ thực hiện như khắc chạm, đánh bóng, mài giũa, phun sơn…) nên có thể đáp ứng ngay những nhu cầu của thị trường. Các sản phẩm của ngành điêu khắc gỗ Bình Dương có mẫu mã khá đa dạng do các nghệ nhân sáng tạo hoặc bảo lưu các phong cách cổ của nhiều nền văn hoá khác nhau. Ngoài cung cấp cho thị trường trong nước, các sản phẩm này còn xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao.
Hiện nay, các cơ sở sản xuất điêu khắc của tỉnh phân bố tập trung ở phường Phú Thọ và Chánh Nghĩa. Ở phường Phú Thọ có hơn 200 hộ làm nghề chạm mộc. Các cơ sở có đông công nhân là: Xí nghiệp Tư doanh Hậu Tín và phân xưởng của Xí nghiệp mỹ nghệ Kim Hưng, Công ty Thanh Lễ...
c.Làng nghề gốm sứ: trên đất Bình Dương hiện nay có ba làng nghề sản xuất gốm sứ khá tập trung là: Tân Phước Khánh (Tân Uyên), Lái Thiêu (Thuận An) và Chánh Nghĩa (Thành phố Thủ dầu một) với hàng trăm cơ sở sản xuất. Ba làng nghề gốm ở Bình Dương có một nét chung là cùng xuất hiện vào khoảng giữa thế 19, chủ nhân cùng là những lưu dân người Hoa từ miền duyên hải Trung Hoa sang Việt
Nam định cư, sinh sống (hiện nay cũng có khoảng vài chục lò gốm có chủ là người Việt, nhưng đa số chủ lò gốm vẫn là người Việt gốc Hoa).
* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch
Các làng nghề tại Bình Dương có tiềm năng khai thác du lịch lớn, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển, du lịch tỉnh trong tương lai. Trong những năm gần đây, Bình Dương đã bắt đầu chú ý đến việc phát triển du lịch làng nghề. Bởi thông qua đó, ngành du lịch tỉnh nhà sẽ có thêm nhiều sản phẩm phù hợp với đa dạng đối tượng du khách, đồng thời còn giúp cho các làng nghề có thêm nhiều cơ hội trong việc quảng bá, kinh doanh sản phẩm truyền thống. Thế nhưng, bên cạnh những thuận lợi sẵn có, cũng giống như các làng nghề khác trên cả nước, du lịch làng nghề Bình Dương vẫn có nhiều khó khăn, trăn trở khiến việc khai thác chưa thực hiện được hết tiềm năng.
Trên thực tế trong thời gian qua, hiệu quả hoạt động của du lịch làng nghề vẫn chưa cao, do còn nhiều bất cập chưa được tháo gỡ. Trong đó sự yếu kém nội tại của các làng nghề chính là nguyên nhân hàng đầu. Hiện tại, hầu hết các làng nghề đều có cơ sở hạ tầng khó khăn, quy mô nhỏ lẻ nên rất khó khai thác du lịch. Tại không ít điểm du lịch làng nghề, du khách phải lắc đầu ngán ngẩm về sự đơn điệu của nó. Các sản phẩm du lịch có nhiều sự trùng lắp giữa các làng nghề. Khách tham quan đi đến làng nghề nào cũng thấy những sản phẩm giống hệt nhau. Đặc biệt, điều thất vọng hơn đối với du khách là khâu thuyết minh ở nhiều làng nghề là gần như không có. Cá biệt, có không ít tour du lịch làng nghề còn thiếu ngay cả cái tối thiểu nhất là cung cấp cho du khách một bản thuyết minh tường tận về lịch sử làng nghề và đặc thù của những sản phẩm trong làng nghề ấy. Bên cạnh đó, tình trạng người dân ở các làng nghề thiếu kiến thức về du lịch và không biết ngoại ngữ cũng là một vấn đề nan giải. Người dân không có hiểu biết về tiếp thị, không được học cách tiếp khách du lịch. Kết quả là khách du lịch đến tham quan nhưng không biết phải tham quan cái gì, không hiểu gì về văn hóa cũng như tập quán sản xuất của nơi tham quan vì không có cơ hội tiếp xúc với người dân và công việc của họ. Vì lẽ đó, số khách du lịch đến với các làng nghề còn nhỏ lẻ, không đáng kể. Ước tính hàng năm, lượng du
khách đến tham quan các làng nghề tại Bình Dương chỉ dao động trên dưới vài nghìn người.
Bên cạnh đó, việc kết nối giữa du lịch với các làng nghề hiện nay vẫn còn lỏng lẻo. Trong những năm qua, cũng đã có một số công ty du lịch lữ hành tiến hành khảo sát và đưa các làng nghề trên địa bàn tỉnh vào tour du lịch (như làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, làng gốm sứ Tân Phước Khánh...). Tuy nhiên, theo đánh giá của các đơn vị du lịch này, hiện các điểm đến chưa thật sự hấp dẫn. Đa phần các điểm đến vẫn chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sản phẩm đặc trưng của làng nghề mà chưa tạo được dấu ấn riêng trong lòng du khách. Do đó nên có nơi cả tháng mới có du khách ghé thăm. Khách đến một lần rồi không bao giờ trở lại. Ngoài phí tham quan do đơn vị lữ hành chi trả, làng nghề không thu thêm được bất kỳ khoản nào từ hầu bao của khách hoặc nếu có thì cũng rất ít... điều này làm cho doanh thu từ hoạt động du lịch làng nghề không đáng kể.
Tại các cơ sở sản xuất sơn mài của làng nghề Tương Bình Hiệp, việc tham quan gặp nhiều khó khăn khi khu sản xuất sản phẩm nằm một nơi trong khi phòng trưng bày các sản phẩm hoàn chỉnh lại nằm một nẻo. Trong trường hợp nếu như có du khách nào muốn mua sản phẩm mình ưng ý thì buộc phải đi ngược trở ra đến hơn 1km.
Tại các cơ sở sản xuất gốm của làng gốm Tân Phước Khánh, Lái Thiêu... các sản phẩm có giá trị thẩm mỹ và tính nghệ thuật cao không được giới thiệu, quảng bá tường tận đến khách tham quan do thiếu đội ngũ thuyết minh và kinh nghiệm hướng dẫn du lịch. Khách đến tham quan thích xem gì thì xem, muốn mở mang hiểu biết thì hỏi người quản lý, muốn xem các công đoạn làm gốm thì lúc được lúc không tùy thuộc vào thời điểm đó có sản xuất hay không.
Sự thiếu chuyên nghiệp trong tổ chức du lịch làng nghề ở Bình Dương đã không phát triển được tiềm năng to lớn vốn có của nó. Khách tham quan dù có tăng theo xu hướng du lịch làng nghề của xã hội nhưng doanh thu không tăng hoặc tăng không đáng kể. Trong tương lai, để du lịch làng nghề thật sự trở thành thế mạnh và đóng góp to lớn vào ngành du lịch thì cần phải có sự phối hợp, gắn kết từ nhiều phía.