Định Hướng Và Giải Pháp Nhằm Bảo Tồn Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Ở Tỉnh Bình Dương Phục Vụ Du Lịch



8

Nhà cổ họ Trần

Di tích cấp

quốc gia

Giữ gìn:

Phát huy:

9

Chùa Hội Khánh

Di tích cấp

quốc gia

Giữ gìn:

Phát huy:

10

Chùa Bà


Giữ gìn:

Phát huy:

11

Các làng nghề truyền

thống


Giữ gìn:

Phát huy:

12

Khu du lịch Lạc cảnh Đại

Nam Văn hiến


Giữ gìn:

Phát huy:

13

Khu du lịch Phương Nam


Giữ gìn:

Phát huy:

14

Khu du lịch Dìn Kí


Giữ gìn:

Phát huy:

15

Green eye resort


Giữ gìn:

Phát huy:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch - 12

Các kí hiệu trong bảng: : Cao

: Trung bình

: Thấp


Qua bảng trên, có thể phân các điểm du lịch thành các nhóm sau:

+ Nhóm 1: các điểm du lịch chưa được đưa vào khai thác, các tài nguyên vẫn còn ở dạng tiềm năng. Hiệu quả kinh tế - môi trường - chính trị thấp. Hiệu quả xã hội về chất lượng cuộc sống cộng đồng địa phương thấp, về giữ gìn các giá trị truyền thống cao nhưng phát huy thấp.

Nhóm này gồm: Địa đạo Tam giác sắt, Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh, Chiến khu Đ.

+ Nhóm 2: các điểm du lịch mới được đưa vào khai thác, tài nguyên chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng. Hiệu quả kinh tế - môi trường - chính trị thấp. Hiệu quả xã hội về chất lượng cuộc sống cộng đồng địa phương thấp, về giữ gìn các giá trị truyền thống cao nhưng phát huy thấp.

Nhóm này gồm: các làng nghề truyền thống

+ Nhóm 3: các điểm du lịch mới được đưa vào khai thác có hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường - chính trị trung bình đến cao.

Nhóm này gồm: khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến, Dìn Ký, Phương Nam, Green eye.

+ Nhóm 4: các điểm đã đưa vào khai thác khá lâu nhưng do không thu phí nên hiệu quả kinh tế chưa cao, tài nguyên chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng. Hiệu quả kinh tế trung bình, hiệu quả xã hội trung bình đến cao, hiệu quả môi trường thấp, hiệu quả chính trị cao.

Nhóm này gồm: chùa Thới Sơn, chùa núi Châu Thới, chùa Hội Khánh, chùa Bà, nhà cổ họ Trần, nhà tù Phú Lợi, chợ Thủ Dầu Một.


Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC VỤ DU LỊCH


3.1. Hiện trạng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn

3.1.1. Hiện trạng bảo tồn các điểm di tích lịch sử

* Địa đạo Tam giác sắt

Do chưa được khai thác nhiều vào phục vụ du lịch, nên di tích Địa đạo Tam giác sắt chưa bị xuống cấp. Ngược lại, để đưa tài nguyên này thực sự trở thành địa điểm du lịch có tầm vóc, công tác tôn tạo và bảo tồn đã và đang được sự quan tâm đầu tư của nhà nước và các ban ngành có liên quan của tỉnh Bình Dương.

Theo Quyết định số 81/2007/QĐ - TTg ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, Khu trung tâm quần thể tượng đài thuộc di tích lịch sử địa đạo Tam Giác Sắt nằm trong Danh mục các chương trình dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư. Theo đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đã ra Quyết định 3708/UBND ngày 14/8/2009 đầu tư xây dựng khu di tích Địa đạo Tam Giác Sắt trên diện tích 17,7ha đất (so với diện tích cũ của di tích là 23ha) với tổng vốn hơn 225 tỷ đồng.

Công trình gồm 3 phần chính là xây dựng dân dụng; hạ tầng kỹ thuật và mỹ thuật, trong đó phần kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật gồm 21 hạng mục do Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Kiến trúc Miền Nam (ACSA) thiết kế.

Phần mỹ thuật gồm 3 tượng đài: tượng đài bà mẹ (bằng đá) và anh du kích (bằng đồng) của Nhà điêu khắc Nguyễn Quốc Thắng cùng cao 5,5 mét và biểu tượng Tam Giác Sắt (bằng đá) cao 9 mét của Nhà điêu khắc Phan Thị Gia Hương với tổng giá trị hơn 8,3 tỉ đồng.

Phần kiến trúc gồm hàng rào xung quanh, 3 hạng mục cổng vào khu di tích và hạng mục giao thông sân bãi.

Để đảm bảo tiến độ xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo giao dự án "Đầu tư, trùng tu, tôn tạo Khu trung tâm quần thể tượng đài thuộc Khu di tích lịch sử Địa đạo Tam Giác Sắt" cho Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tập trung hoàn thiện những hạng mục công trình. Đến nay, khối lượng thực hiện đạt gần 48,5 tỷ,


bằng 28,5% giá trị khối lượng so kế hoạch. Hiện các đơn vị tư vấn đang tiếp tục lập thiết kế kỹ thuật và dự toán các hạng mục còn lại của công trình để triển khai công tác đấu thầu. Dự kiến các công trình sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 2014.

* Núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng

Do nằm trên núi cao và có ban quản lý nên hoạt động du lịch ở chùa Thái Sơn không gây thiệt hại nhiều cho kiến trúc cũng như ý nghĩa tâm linh của việc viếng chùa.

Theo báo cáo “Công tác quản lý nhà nước về du lịch ước thực hiện năm 2008 phương hướng nhiệm vụ năm 2009” của Sở VHTT&DL tỉnh Bình Dương, vào cuối năm 2007, tỉnh đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng đường giao thông trong khu du lịch hồ Núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng, dài 9.248 m bằng nguồn vốn ngân sách địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mời gọi đầu tư. Tuy nhiên, việc mời gọi các đối tác trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các khu quy hoạch còn chậm, đã có các nhà đầu tư đến khảo sát và có ý định đầu tư nhưng hầu hết các nhà đầu tư không chứng minh được năng lực tài chính so với quy mô của khu quy hoạch.

Ngày 15/8/2011, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2303/QĐ- UBND phê duyệt "Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Văn bản đã xác định, khu du lịch núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng sẽ là một trong những khu du lịch hấp dẫn nhất của tỉnh theo quy mô hướng Tây Bắc.

Như vậy, tính đến nay, di tích – danh thắng Núi Cậu - Lòng hồ Dầu Tiếng vẫn chưa có nhà đầu tư chính thức và kinh doanh du lịch chuyên nghiệp. Hoạt động du lịch còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của du khách, chưa thật sự hấp dẫn được khách du lịch quốc tế. Trong tương lai, để phát triển và bảo tồn các giá trị nhân văn, tại di tích – danh thắng này, ngoài việc tôn tạo, đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật cần chú ý nhiều đến việc giữ gìn các đặc điểm về kiến trúc, giá trị lịch sử để không làm mai một ý nghĩa lịch sử tồn tại hàng chục năm đã được người dân địa phương gìn giữ.


* Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh

Từ khi được xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đến nay, di tích Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn chưa được khai thác phục vụ du lịch nên các dấu vết về hố bom, hầm hào vốn khá mờ nhạt không bị xâm hại bởi hoạt động du lịch. Ngược lại, để khơi dậy tiềm năng du lịch cho di tích này, cần đầu tư trùng tu các dấu vết của lán trại, nơi sinh hoạt của các chiến sĩ, bộ đội... nhằm tái hiện lại một căn cứ cách mạng có ý nghĩa lịch sử to lớn. Song song đó, cần đầu tư về cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật đồng bộ để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, nhất là du khách nước ngoài.

Theo đề án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh thắng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Sở chỉ huy Tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh là một trong 4 di tích đang được lập dự án đầu tư và tiếp tục triển khai trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của di tích này, huyện Dầu Tiếng đã bố trí ngân sách trùng tu, tôn tạo. Nguồn kinh phí đến nay chưa có số liệu chính thức do đang kêu gọi từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, trong thời gian tới, chắc chắn di tích này sẽ được tôn tạo và phát huy xứng tầm với tiềm năng to lớn hiện có.

* Chiến khu Đ

Để tôn vinh di tích lịch sử này cùng với truyền thống cách mạng cho các thế hệ con cháu tìm hiểu về mảnh đất và con người tại Chiến khu Đ trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng thời tạo sức bật mới cho ngành du lịch Bình Dương trong thời kỳ mới; ngày 20-5-2011, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình khu trung tâm và hạ tầng kỹ thuật tổng thể Khu tưởng niệm Chiến khu Đ với quy mô 39,8 ha. Địa điểm xây dựng thuộc xã Đất Cuốc, huyện Tân Uyên với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng.

Để đảm bảo tiến độ xây dựng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh chỉ đạo giao dự án "Khu tưởng niệm Chiến khu Đ" cho Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng tỉnh quản lý thực hiện. Đơn vị tư vấn đã tiến hành lập thiết kế - tổng dự toán công trình và


tháng 9-2012, dự án sẽ khởi công xây dựng, dự kiến công trình sẽ hoàn thành trong năm 2014.

* Chùa núi Châu Thới

Chùa núi Châu Thới là một tài nguyên du lịch không chỉ có ý nghĩa về lịch sử, kiến trúc mà còn là một địa danh mang giá trị tâm linh lớn đối với người dân trong và ngoài tỉnh. Việc bảo tồn di tích này bao gồm cả bảo tồn các giá trị vật chất hiện có trong chùa và bảo tồn ý nghĩa tốt đẹp về tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian của người dân địa phương nói riêng và việt nam nói chung.

Về bảo tồn giá trị vật chất: từ khi xây dựng đến nay, dù trải qua hơn 300 năm, chùa vẫn giữ được nét cổ kính, nguyên bản như xưa. Trong giai đoạn 2000 – 2011, chùa không ngừng được trùng tu và tôn tạo bởi các công trình mỹ thuật và hạ tầng kiên cố, đồng bộ, góp phần làm cho ngôi chùa thêm trang nghiêm và có tầm vóc hoành tráng xứng với danh hiệu Di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh cấp quốc gia.

Trong đề án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Dương đến năm 2020”, Chùa núi Châu Thới là một trong những di tích cấp quốc gia được đầu tư kinh phí lớn để trùng tu và tôn tạo.

Về bảo tồn giá trị văn hóa tâm linh và môi trường: Chùa núi Châu Thới là một trong những di tích bị xâm hại nhiều nhất do sự phát triển của hoạt động du lịch. Hiện nay, với lượng khách thập phương đến viếng chùa đông, cộng với việc khai thác đá xung quanh núi đang làm cho Chùa núi Châu Thới phải “kêu cứu” trước nguy cơ ô nhiễm và thu hẹp dần.

Trong một thời gian dài ngôi chùa này đã và đang bị bủa vây bởi đội quân ăn xin. Khách vừa đặt chân tới chân núi là đội quân này năn nỉ, xin xỏ, trong số họ đa số là những người còn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, suốt đoạn đường từ chân núi còn đến đỉnh núi có tới 7 - 8 thầy bói, lợi dụng sự tò mò của du khách, các thầy bói giở đủ trò để lừa gạt, kiếm cớ móc túi du khách. Tình trạng này làm cho cảnh quan viếng chùa trở nên lộn xộn, nhếch nhác, làm mất đi không khí tôn nghiêm của chùa, đồng thời làm móp méo, biến dạng nét đẹp lễ chùa vốn có của người dân Việt Nam.


Theo ông Đào Văn Tiến, phụ trách xây dựng – bảo vệ Châu Thới Sơn Tự thì từ những năm 1995 - 1997, số người ăn xin, hành nghề mê tín dị đoan, bán nhang, bán vé số dạo tại đây đã rất đông. Tuy chính quyền địa phương đã có một số biện pháp giải quyết tình trạng này nhưng sau một thời gian vấn nạn này lại tái diễn gây rất nhiều khó khăn cho Ban quản lý chùa cũng như chính quyền.

Ngoài những vấn đề bất cập trên, khách tới thăm Châu Thới Sơn Tự còn bị bóp chẹt bởi một số nhà giữ xe dưới chân núi với giá cao ngất ngưởng. Vào các ngày lễ, giá giữ xe tăng cao gấp đôi, gấp ba so với ngày thường. Cùng với đó là các hàng quán mọc lên ngổn ngang, lộn xộn như một... cái chợ. Những người bán hàng ngồi khắp cổng chùa. Tình trạng xả rác bừa bãi của du khách sau khi tham quan khu di tích, các loại túi ni lông, vỏ bánh, kẹo, giấy... tràn ngập từ trong cổng chùa cho tới khuôn viên, bồn hoa khiến cho môi trường bị ô nhiễm.

Trước những vấn đề nan giải này, Sở VHTT&DL tỉnh Bình Dương, cùng các ban ngành có liên quan, chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp tình thế và lâu dài nhằm chấn chỉnh lại trật tự quanh và trong khu vực chùa. Tuy nhiên, ý thức của du khách trong việc tôn tạo, bảo vệ là một trong những nhân tố khó tác động và cải thiện bởi văn hóa ứng xử nơi công cộng của một bộ phận không nhỏ người dân còn thấp. Trong tương lai, cần có những giải pháp đồng bộ và có tính pháp lý để thật sự đưa các hoạt động dịch vụ du lịch tại Chùa núi Châu Thới vào nền nếp, góp phần vào việc phát triển bền vững du lịch nhân văn của Bình Dương.

* Nhà tù Phú Lợi

Năm 1995, di tích đã được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ trương đầu tư công trình biên soạn lược sử và trùng tu, tôn tạo khu di tích vào đúng dịp kỷ niệm 37 năm ngày đoàn kết, bất khuất đấu tranh chống vụ đầu độc tù nhân Phú Lợi. Một bức tượng bằng đồng cao 3,5m của cố tác giả điêu khắc Diệp Minh Châu, thể hiện sự đau thương trong ngày xảy ra vụ đầu độc, tái diễn lại lịch sử nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất của tù nhân Phú Lợi năm xưa.


Từ 1995 đến nay, khu di tích nhà tù Phú Lợi đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh đầu tư trùng tu, tu bổ và tôn tạo qua nhiều năm nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử cách mạng.

Để tiếp tục phát huy giá trị của di tích lịch sử này, góp phần làm phong phú hơn về tư liệu lịch sử và hình thức trưng bày, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử cách mạng của địa phương và ngày càng phục vụ tốt hơn cho khách tham quan trong và ngoài nước. Ngày 22/11/2011, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 3623/QĐ- UBND phê duyệt dự án công trình trùng tu, tôn tạo di tích Nhà tù Phú Lợi với tổng mức đầu tư gần 47 tỷ đồng (theo đó, chi phí xây lắp là hơn 24 tỷ đồng; chi phí thiết bị gần 15,5 tỷ đồng; chi phí tư vấn đầu tư, quản lý dự án và dự phòng phí là 7,4 tỷ triệu đồng, bằng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh) trên diện tích sử dụng đất là 7,7 ha, do Sở VHTT&DL làm chủ đầu tư, thời gian thi công từ năm 2011 đến năm 2013.

Theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, phần trùng tu và tôn tạo lại các di tích gốc theo nguyên trạng ban đầu gồm: hàng rào di tích gốc, cổng di tích gốc, lô cốt trung tâm, lô cốt góc, nhà giam C, nhà kỷ luật, sàn nằm nhà giam A và B, sân nền tượng đại với diện tích 600m2; bên cạnh là phần xây dựng mới các hạng mục quản lý và phục vụ như: nhà văn bia, cổng chào khu di tích, khối nhà làm việc, nhà trưng bày, chiếu phim, sân sinh hoạt cộng đồng, nhà hàng phục vụ khách tham quan...

Sáng ngày 01/12/2011, Lễ khởi công công trình trùng tu, tôn tạo Khu di tích nhà tù Phú Lợi đã diễn ra, chính thức đánh dấu bước đầu tư trùng tu, bảo tồn lớn nhất từ trước đến nay. Để đảm bảo tiến độ xây dựng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo giao Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tập trung hoàn thiện những hạng mục công trình. Khi việc thẩm định hoàn tất, chủ đầu tư phải cân đối bố trí vốn cho phù hợp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình để sớm hoàn thành đưa vào họat động.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023