tháng 04 năm 1975, xã Minh Thạnh. Đến ngày 20/8/1990, Bảo Tàng Quân Khu 7 xây dựng bia khác cách tấm bia cũ khoảng 3m, có chiều cao 15m, chiều ngang 1,5m, bia cũng được làm bằng chất liệu bê tông cốt thép. Đến năm 2005 được trùng tu lại bằng đá hoa cương cho đến nay.
* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch
Theo chiều dài lịch sử của Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh, ta thấy, di tích này có từ năm 1975 nhưng mãi đến năm 1987 mới được xác định lại vị trí và xây cột mốc khi đại tướng Văn Tiến Dũng về thăm, đến năm 2005 được trùng tu lại bằng đá hoa cương và năm 2010 mới được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Trong suốt khoảng thời gian đó, di tích này hầu như không được khai thác du lịch do không có nhà đầu tư, đường vào khu di tích khó khăn do rừng cao su bạt ngàn bao quanh... Các đoàn tham quan đến di tích này hầu hết là các cơ quan, đoàn thể, chính quyền làm công tác công vụ. Do vậy, số liệu về khách du lịch, doanh thu du lịch hoàn toàn không có trong báo cáo tổng kết năm của Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch của huyện Dầu Tiếng nói riêng và Sở VHTT&DL tỉnh Bình Dương nói chung.
2.3.1.4. Chiến khu Đ
* Khái quát về Chiến khu Đ
Khu di tích lịch sử Chiến khu Đ là di tích cấp quốc gia đã được Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch công nhận ngày 11/5/2010. Địa danh “Chiến Khu Đ” chỉ vùng căn cứ ra đời vào cuối tháng 2/1946, chủ yếu từ hạt nhân 5 xã: Tân Hòa, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An thuộc quận Tân Uyên tỉnh Biên Hòa – Nay thuộc tỉnh Bình Dương.
Chiến khu Đ là căn cứ địa của chiến khu 7 – một tổ chức hành chính – quân sự của các tỉnh Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Bà Rịa và thành phố Sài Gòn, do Trung tướng Nguyễn Bình được chỉ định làm Khu trưởng và Trần Xuân Độ làm chính trị ủy viên khu. Ban đầu, Đ là mật danh chỉ tổng hành dinh của khu 7 nằm trong hệ thống các vị trí căn cứ của khu. Dần dần về sau, mật danh Đ
được dùng để chỉ luôn cả vùng chiến khu rộng lớn ngày càng phát triển ở miền Đông Nam Bộ.
Thời kỳ 9 năm chống Pháp, Chiến Khu Đ được hình thành khởi đầu vào tháng 2/1946, chủ yếu từ hạt nhân 5 xã: Tân Hòa, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An thuộc quận Tân Uyên tỉnh Biên Hòa – nay thuộc tỉnh Bình Dương. Từ năm 1948, trở đi, Chiến Khu Đ được mở rộng ra, phát triển mãi lên phía Bắc và Đông Bắc.
Sang thời kỳ chống Mỹ, do đặc điểm về quy mô của cuộc chiến tranh, từ phạm vi chiến khu cũ (chủ yếu nằm trên địa bàn Tân Uyên), trung tâm căn cứ chuyển dần lên phía đông bắc. Đến đầu năm 1975, căn cứ được xây dựng hoàn chỉnh, phạm vi phát triển đến mức cao nhất. Toàn bộ căn cứ địa nằm ở phía bắc sông Đồng Nai, phía tây giáp địa giới hai tỉnh Bình Long và Phước Long cũ, phía bắc giáp biên giới Việt Nam – Căm-Pu-Chia và phía đông giáp địa giới ba tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đắc Lắc; hiện nay, kéo về rừng Cát Tiên phía thượng nguồn sông Đồng Nai bên hữu ngạn.
* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch
Hiện nay, phần lõi của Chiến khu Đ được khai thác phục vụ du lịch thuộc địa phận xã Đất Cuốc, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Ở Chiến khu Đ thuộc địa phận Đồng Nai, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng khu di tích lịch sử và Khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Chiến khu Đ. Sau một thời gian triển khai, đến cuối năm 2002, khu di tích đã hoàn thành một số công trình như trùng tu di tích địa đạo Suối Linh, các cơ sở sinh hoạt và chiến đấu trong căn cứ Khu ủy, tượng đài chiến thắng Chiến khu Đ… Song song đó, tỉnh còn xúc tiến dự án Trung tâm sinh thái - văn hóa - lịch sử Chiến khu Đ với tổng kinh phí đầu tư là trên 61 tỷ đồng.
Trái ngược với Chiến khu Đ của Đồng Nai đã và đang được khai thác phục vụ du lịch, Chiến khu Đ của Tân Uyên, Bình Dương vẫn còn là một tài nguyên ở dạng tiềm năng. Tại đây, chưa có ban quản lý di tích, công trình mỹ thuật cũng như kỹ
thuật, hạ tầng nào phục vụ du khách tham quan. Do vậy, các số liệu về số khách và doanh thu du lịch gần như không có.
2.3.1.5. Chùa núi Châu Thới
* Khái quát về Chùa núi Châu Thới
Chùa núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất của Bình Dương, hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ (ở nửa sau thế kỷ XVII), có kiến trúc hoành tráng, một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của đất Gia Định xưa được giữ gìn, tôn tạo và phát triển cho đến ngày nay. Chùa được xây trên ngọn núi Châu Thới cao 82m ở xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương nên có tên chùa núi Châu Thới. Chùa núi này cách thành phố Biên Hòa 4km, Thành phố Thủ dầu một 20km, Tp. Hồ Chí Minh 24km và đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 451VH-QĐ ngày 21/4/1989.
Cổng chùa bằng đá dưới chân núi có đề tên chùa bằng chữ Hán “Châu Thới Sơn Tự”, bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cổng tam quan có ba mái cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi - Hỷ xả”.
Đến nay, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu và xây dựng, ngôi chùa hiện nay được xây dựng vào năm 1954, cổng tam quan được xây dựng năm 1970. Ngôi chùa mang nét kiến trúc đặc trưng của phương Đông.
Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía. Ngoài việc có niên đại hình thành khá sớm cách đây trên 300 năm, chùa còn có nhiều giá trị về đặc điểm cấu trúc cũng như về nghệ thuật thao tác tạo hình như đúc, nung, điêu khắc, chạm trổ qua các tranh tượng vật dụng, tự khí bằng đồng, gỗ, đất nung.
* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch
Với những vẻ đẹp cổ kính, huyền bí, nhẹ nhàng, từ khi được xây dựng đến nay, Chùa núi Châu Thới đã thu hút nhiều du khách thập phương đến viếng chùa, lễ Phật. Những ngày đầu năm mới, du khách các tỉnh đến chùa bắt đầu đông dần từ tháng chạp năm trước đến hết tháng giêng, ngoài ra vào những ngày rằm tháng 4,
rằm tháng 7 (Lễ Vu Lan) lượng khách đến chùa cũng tăng mạnh, ước tính có thể lên đến vài ngàn người. Bình quân hàng năm có vài trăm nghìn lượt người đến tham quan và chiêm bái.
Về doanh thu, do đặc thù của chùa là không bán vé tham quan và mở các dịch vụ ăn uống, lưu trú...nên không có doanh thu cụ thể. Khách tham quan đến dâng hương thường góp công đức để làm kinh phí hoạt động cho chùa. Con số này cũng không thể xem là doanh thu. Về thực chất, hiệu quả khai thác du lịch từ điểm du lịch này chính là lợi nhuận của các dịch vụ ăn uống, bán lẻ hàng hóa, lưu trú... của một bộ phận người dân địa phương. Vào các dịp lễ, tết, ngày rằm, khi hàng ngàn du khách đến chùa tham quan, cầu an, hoạt động dịch vụ ăn theo lại nở rộ, góp phần đáng kể vào việc tăng thêm thu nhập cho cộng đồng địa phương.
2.3.1.6. Nhà tù Phú Lợi
* Khái quát về Nhà tù Phú Lợi
Nhà tù Phú Lợi là một trong những nhà tù lớn của Mỹ - Diệm ở miền Nam được dựng lên năm 1957 để giam cầm và tra tấn các chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước lúc bấy giờ, và tồn tại suốt tám năm (1957-1964). Nhà tù Phú Lợi được xây dựng từ giữa năm 1957, bố trí ngay bên khu căn cứ quân sự với tổng diện tích khoảng 12 ha. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng hàng đầu của tỉnh, được công nhận là là Di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 92VH-QĐ ngày 10/07/1980.
Chế độ khắc nghiệt của Nhà tù Phú Lợi cũng không khác ở nhiều nhà tù khác lúc bấy giờ, ăn gạo mục cá ươn, muối hạt, nước mắm có dòi, sống bẩn thiểu, thiếu nước, nằm xà lim, chuồng cọp, lao động khổ sai bệnh tật không thuốc chữa trị và những đòn điều tra đánh đập dã man.
Năm 1958, sự kiện thảm sát Phú Lợi đã gây chấn động dư luận cả nước. Đó là vụ đầu độc vào ngày chủ nhật 30/11/1958 với bánh mì và các thức ăn khác. Vụ đầu độc này đã khiến hàng loạt tù nhân bệnh nặng và tử vong.
Với tinh thần kiên cường bất khuất, Đảng ủy trại giam quyết định đấu tranh công khai trực tiếp, các tù nhân Phú Lợi đã đoàn kết anh dũng đấu tranh như: tung
nóc nhà giam, phát loa phóng thanh kêu cứu trong ngày bi thảm 01/12/1958. Nhanh như chớp, tin địch đầu độc tù nhân đã được lan truyền khắp nơi trong cả nước, làm dấy lên phong trào hướng về Phú Lợi.
Nhà tù Phú Lợi là một bằng chứng về tội ác của Mỹ – Ngụy tại miền Nam Việt Nam, nơi đây là biểu tượng cho lòng dũng cảm của cán bộ đảng viên, các đồng chí cách mạng và đồng bào yêu nước đã ngã xuống trong nhà tù vì độc lập, tự do, hoà bình, hạnh phúc cho quê hương đất nước.
* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch
Hiện nay nay khu di tích Nhà tù Phú Lợi là di tích được chọn làm nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Di tích thường xuyên mở cửa và có nhân viên thuyết minh túc trực để đón khách đến tham quan, tìm hiểu vào các ngày trong tuần. Nhiều ban ngành đoàn thể,trường học, đơn vị, cựu chiến binh... trên địa bàn tỉnh và các địa bàn lân cận đã chọn nơi đây làm điểm để tổ chức các chương trình về nguồn, cắm trại, sinh hoạt truyền thống. Vào các ngày lễ lớn của dân tộc nhất là ngày 01-12 hàng năm - ngày truyền thống “Phú Lợi căm thù” tưởng nhớ những người đã hy sinh tại Nhà tù Phú Lợi, lượng khách tham quan lại tăng mạnh.
Được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1980, Nhà tù Phú Lợi thu hút hàng ngàn du khách tham quan mỗi năm. Trong giai đoạn 2000 – 2011 cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động văn hóa về nguồn và xu hướng du lịch nhân văn trong và ngoài tỉnh, di tích Nhà tù Phú Lợi đã thu hút ngày càng đông đảo khách tham quan thuộc mọi tầng lớp, trong đó, đông đảo nhất vẫn là học sinh, sinh viên. Giai đoạn 2009 – 2011, số khách đến đây đã tăng lên đáng kể, cụ thể như sau:
Bảng 2.6: Số khách du lịch đến tham quan Nhà tù Phú Lợi giai đoạn 2009 - 2011
2009 | 2010 | 2011 | |
Số khách du lịch (Nghìn lượt người) | 35 | 37,7 | 42 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiện Trạng Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Ở Bình Dương
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bình Dương
- Tình Hình Phát Triển Cơ Sở Kinh Doanh Dịch Vụ Lưu Trú Bình Dương Giai Đoạn 2007 – 2011
- Hiện Trạng Khai Thác Và Bảo Tồn Tài Nguyên Du Lịch Các Điểm Tôn Giáo Và Lễ Hội
- Hiện Trạng Khai Thác Và Bảo Tồn Tài Nguyên Du Lịch Ở Các Điểm Danh Lam, Thắng Cảnh
- Đối Với Việc Giữ Gìn Và Phát Huy Các Giá Trị Văn Hóa
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở VHTT&DL)
Về doanh thu, do di tích Nhà tù Phú Lợi mở cửa miễn phí, không bán vé tham quan và không có dịch vụ kinh doanh đáng kể nên doanh gần như không đáng kể.
2.3.2. Hiện trạng khai thác các điểm di tích văn hóa nghệ thuật
2.3.2.1. Chợ Thủ Dầu Một
* Khái quát về Chợ Thủ Dầu Một
Chợ Thủ Dầu Một lúc khởi nguồn được gọi là chợ Phú Cường, tọa lạc trên một vị trí tương đối bằng phẳng, nằm sát sông Gài Gòn và các con đường bao quanh chợ; phía Bắc giáp với đường Nguyễn Thái Học, phía Nam giáp đường Bạch Đằng, phía Tây giáp đường Đoàn Trần Nghiệp, Đông giáp đường Trần Hưng Đạo. Chợ là trung tâm có vị trí khá thuận lợi cho việc trao đổi và buôn bán.
Chợ do người Pháp xây dựng từ năm 1935 trên cơ sở phục hồi và biến đổi hoàn toàn chợ Phú Cường mô phỏng theo kiểu các ngôi chợ xưa ở Pháp có cấu trúc gần giống chợ Nam Vang (Campuchia) và chợ Bến Thành (Sài Gòn). Điểm đặc biệt của mô hình trên là họ vẫn tôn trọng, giữ nguyên vị trí cũ. Năm 1938, chợ Thủ được khánh thành với mô hình mới, kiến trúc phóng khoáng, trang nhã, vào thời đó và có lợi thế hơn nhiều nơi khác.
Chợ được phân thành bảy khu lớn nhỏ (khu Thương Xá, khu ăn uống, khu chợ Đồng Hồ...) và được xây dựng theo kiểu hình chữ nhật gồm ba căn nhà tách biệt nhau. Phía ngoài chợ là Tháp Đồng hồ - biểu tượng nổi tiếng của vùng đất Thủ. Tháp Đồng hồ được xây dựng theo kiểu hình lục giác gắn liền với nhà dãy chợ, có chiều cao 23.72m, gồm bốn lầu. Trên đỉnh tháp được gắn 4 chiếc đồng hồ. Chính từ những chiếc đồng hồ được bố trí theo Đông - Tây - Nam - Bắc, đã tạo nên một dấu ấn đặc sắc, hình thành tình cảm quen thuộc, sâu sắc của người dân Bình Dương.
* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch
Khác với các tài nguyên du lịch nhân văn hiện có ở Bình Dương, chợ Thủ Dầu Một vừa là công trình kiến trúc cổ có tiềm năng phát triển du lịch vừa là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch của Bình Dương. Nếu những năm cuối thế kỉ XIX, Chợ Thủ Dầu Một nổi tiếng khắp Nam Kỳ lục tỉnh và đi vào câu ca dao:
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô Mượn ba chú lính đưa cô tôi về Đưa về chợ Thủ bán hũ, bán ve
Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu.
thì ngày nay, chợ Thủ Dầu Một là nơi buôn bán sầm uất, là trung tâm thương mại của tỉnh Bình Dương. Song song đó, Chợ Thủ Dầu Một còn thu hút khách du lịch vì giá trị về lòng tự hào quê hương, đây chính là biểu tượng của Bình Dương mà bất kì du khách nào khi đặt chân đến cũng ít nhất một lần ghé thăm.
Với vị trí tọa lạc tại trung tâm của Thành phố Thủ dầu một, gần các di tích tham quan nổi tiếng như Chùa Bà, nhà cổ Trần Công Vàng và Trần Văn Hổ, chùa Hội Khánh; Chợ Thủ Dầu Một là một điểm tham quan, mua sắm lý tưởng mà hầu hết du khách không thể bỏ qua. Bên cạnh đó, vào dịp lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu, rất đông khách hành hương và du khách thập phương kéo về dâng hương, chiêm bái, thường ghé Chợ Thủ Dầu Một để mua mâm quả tế lễ và tham quan.
Về số lượt khách và doanh thu du lịch, theo Ban quản lý Chợ Thủ Dầu Một, chợ là trung tâm thương mại của tỉnh, hoạt động buôn bán diễn ra phức tạp (giữa tiểu thương của chợ với dân địa phương, giữa tiểu thương của chợ với các lái buôn từ nơi khác đổ về...) song song với hoạt động tham quan của du khách nên không thể thống kê được con số cụ thể như Chợ Bến Thành của TP. HCMvốn là chợ chủ yếu phục vụ cho khách du lịch.
2.3.2.2. Nhà cổ ông Trần Văn Hổ (Tự Đẩu) và Trần Công Vàng
* Khái quát về Nhà cổ ông Trần Văn Hổ và Trần Công Vàng
Nhà cổ ông Trần Văn Hổ và Trần Công Vàng có độ tuổi hơn 100 năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn các giá trị về mặt văn hóa và nghệ thuật kiến trúc. Hai ngôi nhà cổ này đã được người dân địa phương cũng như một số tỉnh thành khác biết tiếng. Chính vì thế, nhiều người mong muốn ít nhất một lần được đến chiêm ngưỡng những tác phẩm hoàn mỹ này như một chứng nhân của thời gian về kiến trúc và cổ vật.
Nhà cổ ông Trần Văn Hổ tọa lạc tại số 18 đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, Thành phố Thủ dầu một, Bình Dương. Ông Trần Văn Hổ (Tự Đẩu) – nguyên là Đốc Phủ Sứ thời thuộc Pháp. Ngày 07/01/1993, nhà cổ Trần Văn Hổ đã
được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia theo quyết định số 43 VH/QĐ.
Căn nhà được xây dựng vào năm 1890 (hiện do Ban Quản lí di tích và danh thắng tỉnh Bình Dương trực tiếp quản lí) có lối kiến trúc theo dạng chữ “Đinh”. Vật liệu chính để làm nên ngôi nhà này phần lớn là các loại gỗ quý như cẩm lai, giáng hương, gõ, sến, mật… Nét độc đáo nổi bật của ngôi nhà có lẽ phải kể đến kĩ thuật chạm khắc rất tinh xảo trên bề mặt của các khuôn cửa. Bên cạnh đó, lối bài trí nội thất ngôi nhà bằng hệ thống hoành phi, câu đối, tràng kỉ, tủ thờ được làm theo lối cổ càng làm tôn thêm vẻ đẹp quý phái và cổ kính vốn có của ngôi nhà.
Nhà cổ Trần Công Vàng tọa lạc tại số 21, đường Ngô Tùng Châu, phường Phú Cường, Thành phố Thủ dầu một, trên một khu đất rộng 1.333m2, riêng phần chính (nhà trên) là 323m2, nhà phụ (nhà dưới) chiếm 119m2, được xây cất và hoàn thành vào khoảng năm 1889 – 1892. Ngôi nhà được công nhận Di tích cấp Quốc gia ngày 07/01/1993.
Đây là kiểu nhà chữ Đinh có cải tiến, nghĩa là có bộ phận ngăn cách nhà trên và nhà dưới bằng một nhà cầu nhỏ cắt đôi song con làm hai phần, cửa nhà dưới trổ ra đầu sân thay vì trổ đầu hồi, mới nhìn giống như một số cổng đền của người Hoa, nhưng theo chủ nhân là phỏng theo cổng đền của Ấn Độ.
Có thể nói, ngoài giá trị thẩm mĩ và kiến trúc, nhà cổ họ Trần còn phản ánh khá sâu sắc những yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội của tầng lớp thượng lưu vùng đất Thủ Dầu Một hồi thế kỉ XIX. Vì vậy, nó chính là một loại hình di sản độc đáo của vùng đất này.
* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch
Hai ngôi nhà cổ này nằm ở trung tâm của Thành phố Thủ dầu một, rất thuận lợi về địa thế nên được đánh giá mạnh về tiềm năng khai thác du lịch.
Hầu hết các tour du lịch bằng đường sông hoặc đường bộ từ các điểm du lịch như khu du lịch xanh Dìn Ký, khu du lịch sinh thái Phương Nam, các nhà hàng, khách sạn, sân golf đều có thể kết nối với di tích nhà cổ, nhà tù Phú Lợi, chùa Hội Khánh rồi đến Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến. Chính vì điều này, năm