Việc Áp Dụng Pháp Luật Về Điều Kiện Kinh Doanh Du Lịch Lữ Hành Ở Quảng Ninh


Đối tượng hoạt động kinh doanh du lịch là các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bản tỉnh. Các đối tượng này hoạt động trên tất cả mọi lĩnh vực thuộc ngành dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, có sự phân chia thị phần, lĩnh vực khá rõ rệt và bền vững trong hoạt động kinh doanh của cả hai đối tượng này do yếu tố tiềm lực, quy mô và năng lực chi phối: Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch luôn là những nhân tố tiên phong, mang nhiều lợi thế về tài chính, nhân sự để có thể tạo ra những đột biến trong ngành Du lịch của tỉnh.

Với sự tham gia của đông đảo các đối tượng kinh doanh du lịch và sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chính quyền, cho nên hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh những năm qua cũng khá nề nếp, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho địa phương.

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể, nhưng vẫn còn tồn tại hạn chế trong hoạt động quản lý kinh doanh du lịch tại tỉnh Quảng Ninh, đó là thiếu sản phẩm du lịch chất lượng cao, thiếu cơ sở lưu trú cao cấp. Điều này cũng làm giảm doanh thu, cũng như không khai thác được nhu cầu về dịch vụ cao cấp của một lượng lớn khách du lịch.

Nguyên nhân của hạn chế trên là do việc ưu đãi cho các doanh nghiệp có dịch vụ tốt, cho các nhà đầu tư cam kết lâu dài, đầu tư lớn chưa có hoặc có nhưng chưa tạo ra hiệu ứng rõ nét để thu hút. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức chưa có ý thức tuân thủ pháp luật, cũng như tôn trọng du khách và nghĩ đến phương thức làm ăn lâu dài, bền vững; vẫn còn tình trạng làm ăn chụp giật, lừa đảo khiến cho một số khách du lịch không muốn quay lại.

+ Thực trạng quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, với chủ trương dành nguồn lực thỏa đáng từ ngân sách và huy động các nguồn lực ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, những năm gần đây, các cấp lãnh đạo tỉnh Quảng


Ninh đã quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai đầu tư hàng loạt các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng du lịch, trong đó có các dự án quan trọng đã hoàn thành đem lại hiệu quả thiết thực như: Cải tạo nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long; đưa điện lưới ra đảo Cô Tô và các xã đảo huyện Vân Đồn; hạ tầng kỹ thuật viễn thông thực hiện phủ sóng di động và internet đến tất cả các điểm du lịch. Bên cạnh đó, một số dự án chiến lược đã đi vào hoạt động, như: Đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng; Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn; Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn; Đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái tiếp tục được đầu tư xây dựng sẽ kết nối tỉnh Quảng Ninh với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc và các nước ASEAN; Cảng tàu biển quốc tế Hạ Long hoàn thành cũng tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi tham quan vịnh Hạ Long, Bái Tử Long trên du thuyền 5 sao mà không phải chuyển tải như trước đây. Đặc biệt, sau khi có Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút một loạt các dự án chiến lược, có nhiều nhà đầu tư tầm cỡ tìm đến như: BIM Group, Vingroup, Sun Group, MyWay, Tuần Châu, FLC v.v [7].

Các dự án đầu tư mới đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị và các trung tâm du lịch của Quảng Ninh, thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, tăng cường khả năng cạnh tranh, tạo ấn tượng mới cho thương hiệu du lịch Hạ Long - Quảng Ninh. Việc thu hút đầu tư phát triển du lịch có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ, khai thác có hiệu quả các trung tâm du lịch trọng điểm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong nước và quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Mặc dù có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng du lịch, tuy nhiên Quảng Ninh vẫn đang thiếu các dự án du lịch quy mô lớn. Đó là các dự án có vốn lớn, có sự tham gia của các đơn vị quốc tế, hướng tới phát triển ổn định và lâu dài nhằm nâng cao chất lượng cho ngành Du lịch tỉnh. Các dự án du lịch quy mô


Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 8

lớn muốn đầu tư cũng chưa có cơ chế thu hút, đãi ngộ và ưu tiên phù hợp. Những hạn chế trên đã và đang tạo ra thách thức không nhỏ đối với ngành Du lịch Quảng Ninh.

2.2.3. Việc áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành ở Quảng Ninh

Việc áp dụng pháp luật về kinh doanh du lịch lữ hành của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được thực hiện đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực du lịch. Quảng Ninh là tỉnh tiếp giáp biên giới Trung Quốc, do đó hoạt động kinh doanh lữ hành đón khách du lịch Trung Quốc tại địa bàn cũng được quan tâm quản lý tương đối tốt. Tuy nhiên, công tác tổ chức kinh doanh và quản lý đối với hoạt động này vẫn còn tồn tại, như: Việc buông lỏng quản lý hoạt động của các Chi nhánh, Văn phòng đại diện của các Doanh nghiệp dẫn đến hoạt động đón khách có nhiều lộn xộn, cạnh tranh thiếu lành mạnh; Giá tour thấp, dẫn đến chất lượng phục vụ rất thấp; Thiếu hướng dẫn viên, hướng dẫn viên chưa chuyên nghiệp; Các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, chưa thực sự xây dựng hình ảnh thương hiệu, chất lượng dịch vụ uy tín để giới thiệu cho du khách; Một số doanh nghiệp trong và ngoài ngành du lịch không có chức năng và các điều kiện kinh doanh lữ hành nhưng vẫn chào bán và tiếp thị các chương trình du lịch; Cạnh tranh giá cả giữa các doanh nghiệp do bị phía Trung Quốc ép giá, dẫn đến các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nhận khách với mức giá thấp, thậm chí có những chương trình du lịch với giá “0” đồng. Các doanh nghiệp lữ hành nhận khách của Việt Nam buộc phải đưa khách đến các địa điểm bán hàng lưu niệm; ép khách mua thêm các tour du lịch với giá cao, gây bức xúc cho du khách và ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Quảng Ninh…

Nhận thức được những mối nguy hại từ hoạt động này, trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành một số quy định nhằm ngăn chặn tình trạng


trên, cụ thể như: Ban hành quy định mức giá sàn tối thiểu cho các doanh nghiệp lữ hành đón khách Trung Quốc làm cơ sở cho việc kiểm soát giá tour và tính thuế đối với các doanh nghiệp; Quy định về mức giá dịch vụ tối thiểu đối với du khách để kiểm soát chất lượng dịch vụ; Các bảng thông báo giá dịch vụ, khuyến cáo dành cho khách du lịch để khách biết, tránh tình trạng bị các doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên lừa gạt mua thêm dịch vụ với giá cao, mua bán tại các cửa hàng “chặt chém” du khách. Đồng thời, tổ chức buổi làm việc với cơ quan quản lý du lịch của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc để phối hơp xử lý, ngăn chặn hoạt động kinh doanh lữ hành chất lượng kém. Các ngành chức năng triển khai chiến dịch cao điểm làm sạch môi trường kinh doanh du lịch bằng các cuộc thanh tra, kiểm tra gắt gao, quyết liệt đối với hoạt động kinh doanh lữ hành, các khách sạn, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ, điểm tham quan, mua sắm...; Xử lý nghiêm các vi phạm với mức cao nhất, đặc biệt là các điểm bán hàng cho khách du lịch Trung Quốc.

Tỉnh Quảng Ninh cũng tăng cường quản lý chặt chẽ mục đích nhập cảnh của người nước ngoài và các cá nhân người nước ngoài nhập cảnh hoạt động du lịch trái pháp luật; tiến hành điều tra, xác minh những doanh nghiệp vi phạm, tiến hành xử lý nghiêm, làm điểm đối với những trường hợp vi phạm. Cùng với đó, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt động phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh, trong đó có quy định các tiêu chí bắt buộc phải thực hiện đối với các cơ sở bán hàng phục vụ khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch Trung Quốc.


Tiểu kết chương 2

Nghiên cứu tổng kết và đánh giá thực hiện áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh để thấy được những khó khăn, hạn chế. Hoạt động kinh doanh dịch


vụ du lịch lữ hành ngày càng được phát triển và mở rộng, sự phát triển này cũng tạo nên nhiều bất cập trong công tác quản lý nhà nước; Bên cạnh đó cùng với hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO cũng như các cam kết trong thực hiện Hiệp định CPTPP, thì Luật Du lịch 2017 bắt đầu có những hạn chế, bất cập. Từ đó, cho thấy sự cần thiết phải có những quy định cụ thể, rò ràng hơn đối với các điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành.

Bởi các lý do nêu trên, tại Chương này, tác giả đã tập trung phân tích làm rõ các vấn đề sau:

- Phân tích thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành tại Việt Nam, trong đó phân tích cụ thể thực trạng về các điều kiện trong kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành,như: Điều kiện đối với người điều hành doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, điều kiện về ký quỹ, điều kiện về cấp thẻ và hành nghề hướng dẫn viên; đồng thời cũng phân tích rõ thực trạng thực hiện các cam kết của Việt Nam khi tham gia WTO về phát triển dịch vụ du lịch.

- Từ phân tích thực trạng chung, tác giả đã làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành tại Quảng Ninh, trong đó nêu được những hạn chế của pháp luật cũng như những bất cập trên thực tế của Quảng Ninh trong thi hành và áp dụng điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành.

Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn tại Chương II, tác giả đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu và hoàn thiện, đồng thời đưa các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành tại Chương III Luận văn.


Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH LỮ HÀNH

3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành

3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước

3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế gia tăng, Việt Nam là thành viên WTO, đang hội nhập sâu, toàn diện và chịu tác động mạnh mẽ những tác động và xu hướng chung toàn cầu. Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh và lớn nhất trên thế giới. Các nước phát triển đang khai thác lợi thế quốc gia về tài nguyên độc đáo, bản sắc dân tộc để phát triển du lịch, du lịch trở thành công cụ hữu hiệu xóa đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực năng động và thu hút du lịch mạnh mẽ, trong đó có Việt Nam nổi lên là điểm đến với những giá trị đặc sắc, hấp dẫn mới.

Tuy nhiên, diễn biến khủng hoảng kinh tế, bất ổn an ninh, chính trị ở nhiều nơi trên thế giới, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… tác động khó lường tới hoạt động kinh doanh du lịch.

Nhu cầu du lịch thay đổi hướng tới những giá trị truyền thống, giá trị tự nhiên và giá trị sáng tạo. Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch hướng về nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Kinh tế tri thức và ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động du lịch đang trở thành xu hướng toàn cầu. Những xu hướng đó đòi hỏi ngành du lịch mỗi quốc gia cần có những chính sách pháp luật tương ứng. Với những


xu hướng đó thì ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Quảng Ninh nói riêng cần có những chiến lược và chính sách mới.

3.1.1.2. Bối cảnh trong nước

Điều kiện chính trị ổn định, ngoại giao mở rộng, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch cùng với thành tựu phát triển du lịch giai đoạn vừa qua tạo đà quan trọng cho du lịch phát triển lên tầm cao mới. các Nghị quyết của Đảng qua các kỳ Đại hội đã xác định du lịch là ngành kinh tế dịch vụ quan trọng cần thúc đẩy phát triển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Luật du lịch đã đi vào cuộc sống; Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2010 – 2020, Quy hoạch tổng thể du lịch 2010 – 2020, Chương tình hành động quốc gia về du lịch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, Chương trình hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch và các đề án phát triển dịch đã mang lại kết quả tăng trưởng đáng kích lệ. Năm 2018, được coi là năm thành công của du lịch Việt Nam, đón trên 15,6 triệu lượt khách quốc tế (tăng 2,7 triệu lượt với năm 2017), 80 lượt khách nội địa (tăng 6,8 triệu lượt khách so với năm 2017), tổng thu nhập du lịch đạt trên 620.000 tỷ đồng, trong đó Quảng Ninh đón 12,5 triệu lượt khách, thu nhập du lịch 24.000 tỷ đồng. Đầu tư du lịch được đẩy mạnh, kết câu hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch được cải thiện nâng cấp từng bước hiện đại; sản phẩm du lịch mở rộng loại hình và chất lượng được nâng dần; xúc tiến quảng bá du lịch được quan tâm; quản lý nhà nước về du lịch được đổi mới; nhận thức du lịch ngày càng cải thiện.

Tuy nhiên, kết quả tăng trưởng trên chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của đất nước. Khung pháp lý, chính sách phát triển du lịch và nhận thức du lịch thiếu đồng bộ; nhân lực du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và chưa đáp ứng cả về cơ cấu và chất lượng; quản lý còn lỏng lẻo; quy hoạch, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch còn nhiều bất cập. Những hạn chế, yếu


kém đó dịch vụ du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, hệ thống pháp luật quản lý về du lịch còn mâu thuẫn, chồng chéo.

Mặt khác, khó khăn chung của nền kinh tế, lạm phát gia tăng, thiên tai, dịch bệnh, pháp luật chưa nghiêm, tệ nạn xã hội, an toàn giao thông… đang là trở ngại không nhỏ đối với ngành du lịch. Do đó, đòi hỏi phải có chiến lược để xác định quan điểm, mục tiêu, những định hướng và giải pháp để nhằm tạo bước đột phá về tính chuyên nghiệp trong phát triển và quản lý du lịch.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành

- Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như gia nhập WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN, ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA), Hiệp đinh đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CT TTP)… ngành Du lịch Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh; Một trong những cách tiếp cận để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch là nghiên cứu xu hướng nhu cầu của du khách để tạo ra những sản phẩm mới, hấp dẫn, đáp ứng đúng nguyện vọng và mang đến sự hài lòng cho du khách. Do đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tiến hành rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch, từ đó tham mưu trình cấp có thẩm quyền loại bỏ những quy định không phù hợp, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, việc đặt ra các quy định về điều kiện kinh doanh là hết sức cần thiết, tuy nhiên chỉ nên quy định những ngành, nghề kinh doanh khi thực hiện mà có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, thuần phong mỹ tục của dân tộc thì mới quy định về điều kiện kinh doanh. Bên cạnh đó, việc xây dựng các điều kiện kinh

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 13/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí