Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 10


hợp để phát triển loại hình này, đem lại nguồn thu cho quốc gia. Việc công nhận du lịch chữa bệnh là một hoạt động du lịch sẽ tạo cầu nối giữa hai ngành du lịch và y tế của Việt Nam có những bước đi thống nhất, có chính sách hỗ trợ phù hợp để phát triển du lịch chữa bệnh. Ví dụ: như chính sách về thị thực khi đi du lịch chữa bệnh, các khách du lịch có thể được cấp thị thực dài hơn theo thời gian chữa bệnh. Loại hình du lịch chữa bệnh được công nhận sẽ tạo thêm cơ hội phát triển du lịch Việt Nam cũng như nền y học của Việt Nam, tạo nguồn thu cho xã hội và đất nước, sớm đưa du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu và làm rõ các lý luận về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành của Chương 1; Thực trạng nghiên cứu của Chương 2 trong đó đã phân tích rõ thực trạng áp dụng pháp luật chung và thực tế thi hành về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành tại Quảng Ninh.

Tại Chương 3, tác giả tập trung vào việc đưa ra các phương hướng, giải pháp để hoàn thiện công tác thực thi điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành của Quảng Ninh, từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với ngành Du lịch trong thời gian tới. Cụ thể đã đưa ra những phương hướng và giải pháp sau:.

- Xác định bối cảnh quốc tế và trong nước để đề ra các phương hướng hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành.

- Qua đó, bám sát vào các quy định, phương hướng, mục tiêu, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh để đưa ra các giải pháp cụ thể, như: Giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật; giải pháp về công nghệ; Giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh… Từ các giải pháp đưa ra các kiến nghị để góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh du lịch lữ hành.


KẾT LUẬN

Du lịch đang dần được khẳng định vị thế của mình là một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung, là ngành thu hút một lực lượng lao động đáng kể. Quá trình phát triển, du lịch đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên cơ chế chính sách, pháp luật để quản lý cũng như chính sách ưu đãi để thu hút, phát triển du lịch còn nhiều bất cập, khó khăn và hạn chế dẫn đến hiệu quả chưa cao, nguy cơ tiềm ẩn vẫn tồn tại. Chính vì vậy chưa tạo được khả năng cạnh tranh về du lịch trong khu vực và quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Luật Du lịch 2017 đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, qua đó giúp ngành du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn. Bên cạnh những thành tựu đạt được, pháp luật về kinh doanh du lịch lữ hành vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thực sự phù hợp thực tiễn. Từ thực tiễn của Quảng Ninh về áp dụng pháp luật trong kinh doanh du lịch lữ hành cho thấy bên cạnh việc điều chỉnh hoàn thiện chính sách pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc lợi ích quốc gia, đảm bảo tự do kinh doanh, bảo vệ an toàn cho khách du lịch và phát triển du lịch bền vững. Pháp luật về kinh doanh du lịch lữ hành cần được nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện phù hợp thực tế, bảo đảm quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cũng như khách du lịch. Để đáp ứng được yêu cầu trên, tác giả Luận văn này đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh lữ hành nói chung và giải pháp kiến nghị về kinh doanh du lịch lữ hành ở tỉnh Quảng Ninh nói riêng.


Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Đình Bút (2005), “Luật Du lịch: Tư duy và quan điểm chiến lược mới”, Nghiên cứu lập pháp, 1 (48), tr. 91.

2. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Quan điểm, mục tiêu, II (1), tr. 2.

3. Chính phủ (2017), Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch .

4. Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội, tr. 20, tr.217.

5. Hà Nội (2007), Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN, tr.4, tr.7.

6. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2018), Nghị quyết số 150/NQ- HĐND ngày 07/12/2018 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

7. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2014). Nghị quyết số 142/NQ- HĐND ngày 30/5/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

8. Nguyễn Trùng Khánh (2011), Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, tr. 1, tr 102.

9. Nguyễn Văn Mạnh – Phạm Hồng Chương (2009), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại Học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 46, tr.48, tr.53.

10. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/11/2013.


11. Quốc hội (2015), Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015.

12. Quốc hội (2005), Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/06/2005.

13. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014.

14. Quốc hội (2017), Luật Du lịch số 90/2017/QH14 ngày 19/06/2017.

15. Mai Hồng Quỳ (2012), Tự do kinh doanh và vấn đề bảo đảm quyền con người tại Việt Nam, NXB Lao Động, Hà Nội, tr. 131.

16. Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh (2017), Báo cáo số 2030/BC-SDL ngày 29/12/2017: Kết quả công tác quản lý lưu trú và dịch vụ du lịch năm 2017, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018.

17. Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI (2019), Báo cáo nghiên cứu tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam, tr. 69.

18. TCVN ISO 9000:2000, mục 3.4.2.

19. Ủy ban Di sản Thế giới (1994), kỳ họp ngày 17/12/1994 tại Phuket, Thái Lan: Công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục Di ản Thiên nhiên Thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mỹ theo tiêu chí (vii) của Công ước Quốc tế về bảo vệ di sản tự nhiên và văn hóa của thế giới.

Ủy ban Di sản Thế giới (2000), kỳ họp ngày 02/12/2000 tại Cairns Queensland, Australia: Công nhận vịnh Hạ Long là Di sản Thiên nhiên Thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn (viii) về giá trị địa chất – địa mạo.

20. Vụ hợp tác quốc tế – Tổng cục du lịch (2019), Du lịch chữa bệnh tại Singapore”, truy cập ngày 15/05/2019.

21. Nguyễn Như Ý (1999), Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr. 1067.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2023