Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN NGỌC TÚ LOAN


ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ


luận văn thạc sĩ luật học


Hà nội - 2009

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN NGỌC TÚ LOAN


ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ


Chuyên ngành : Luật dân sự

Mã số : 60 38 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Văn Thanh


Hà nội - 2009

Môc lôc


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục từ viết tắt


mở Đầu 1

Chương 1: cơ sở lý luận của điều kiện có hiệu lực của 6

hợp đồng dân sự và hậu quả pháp lý của nó

1.1. Hợp đồng dân sự và những đặc thù của nó trong hệ thống 6

pháp luật dân sự

1.1.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc điều chỉnh hợp đồng 6

bằng pháp luật

1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng dân sự trong Bộ luật dân sự 14

1.1.2.1. Khái niệm hợp đồng dân sự 14

1.1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng dân sự 15

1.2. Vấn đề lý luận về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 18

1.2.1. Nhận thức chung về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 18

1.2.2. Vấn đề lý luận về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 21

dân sự

1.3. Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vụ hiệu 36

Chương 2: điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự 43

theo quy định của pháp luật dân sự việt nam và thực tiễn áp dụng

2.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo pháp luật 43



Việt Nam hiện hành


2.1.1.

Người tham gia giao kết hợp đồng có năng lực hành vi

43


dân sự


2.1.2.

Mục đích và nội dung của hợp đồng dân sự không trái

54


pháp luật, đạo đức xã hội


2.1.3.

Người tham gia giao kết hợp đồng hoàn toàn tự nguyện

60

2.2.

Hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực trong

63


trường hợp pháp luật có quy định


2.3.

Nhận xét đối với quy định của pháp luật về điều kiện có

67


hiệu lực của hợp đồng dân sự và thực tiễn áp dụng


2.3.1.

Một số nhận xét đối với quy định của pháp luật về điều

67


kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự


2.3.2.

Một số vấn đề từ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp

73


luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự cần



nghiên cứu giải quyết


2.3.2.1.

Hạn chế sự vô hiệu hóa các quan hệ hợp đồng dân sự

73

2.3.2.2.

Hạn chế sự thiếu rõ ràng của quy định pháp luật về hợp

73


đồng dân sự vô hiệu


2.3.2.3.

Cần phải có quy định rõ ràng, cụ thể trong việc xử lý hợp đồng vô hiệu

74

2.3.2.4.

Về quy định thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng, giao dịch vô hiệu (Điều 136, Bộ luật dân sự)

74


Chương 3: thực trạng áp dụng các quy định của pháp

78


luật để giảI quyết các tranh chấp về hợp



đồng vi phạm các điều kiện có hiệu lực



của hợp đồng và phương hướng hoàn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - 1

thiện

3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh 78

chấp về hợp đồng vi phạm các điều kiện có hiệu lực

3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện các quy định 80

của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo Bộ luật dân sự

3.3. Những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện quy định của pháp 82

luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

3.3.1. Hoàn thiện lý luận về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 82 dân sự và hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp

đồng dân sự


3.3.1.1. Về khái niệm hợp đồng vô hiệu 82

3.3.1.2. Về hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu 82

3.3.1.3. Về phân loại hợp đồng vô hiệu 83

3.3.1.4. Về biện pháp xử lý với hợp đồng không tuân thủ quy 84

định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

3.3.1.5. Về quy định hình thức của hợp đồng giao dịch là điều 84

kiện để có hiệu lực của hợp đồng

3.3.2. Những đề xuất cụ thể trong việc hoàn thiện pháp luật về 85

điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự


Kết luận 92

Danh mục tài liệu tham khảo 95


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao UBND : Ủy ban nhân dân

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Hợp đồng là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự của bất kỳ một quốc gia nào. Bởi vì dường như cuộc sống được cấu thành nên từ vô vàn "hợp đồng", có thể nói bất kỳ hành động nào của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày cũng đều tạo ra các giao dịch dân sự - mà trong đó phần lớn là các hợp đồng dân sự. Chính vì sự phổ biến của hợp đồng trong cuộc sống hàng ngày, để đảm bảo cho sự ổn định của xã hội, đảm bảo lợi ích chung của phần đông cộng đồng, Nhà nước đã lập ra hành lang pháp lý để cho các "hợp đồng" có hiệu lực và đưa ra các biện pháp cưỡng chế nhà nước nếu có sự vi phạm quyền và nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng. Chính vì vậy, các quy định về điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực ra đời.

Nghiên cứu về hợp đồng dân sự không thể không nghiên cứu đến các vấn đề về điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực. Đây cũng là một yếu tố quan trọng mà các bên tham gia giao kết hợp đồng phải lưu tâm vì một lẽ, nếu hợp đồng nào vi phạm vào một trong những nội dung theo quy định của luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự thì sẽ vô hiệu. Việc vô hiệu này có thể vô hiệu về hình thức, vô hiệu về nội dung, vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần. Tuy nhiên, cho dù trong trường hợp vô hiệu nào đi chăng nữa thì ý chí mong muốn giao kết hoặc thực hiện hợp đồng giữa các bên sẽ bị cản trở. Trong những trường hợp này quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng sẽ không được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Vấn đề điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là một vấn đề lý luận quan trọng đối với bất kỳ một luật gia nào khi nghiên cứu về hợp đồng. Bên cạnh đó, do đặc thù công tác trong một cơ quan áp dụng pháp luật, có điều kiện được tiếp xúc với nhiều hợp đồng dân sự, chúng tôi thấy rằng tồn tại rất nhiều trường hợp hợp đồng giao dịch vô hiệu, không đảm bảo quyền và

nghĩa vụ của các bên cũng như ý chí mong muốn của các bên khi tham giao kết hợp đồng. Hiện nay trong đời sống xã hội vẫn diễn ra nhiều hợp đồng mua bán nhà được giao kết bằng văn bản viết tay không có chứng nhận, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bất động sản đó chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng... Như vậy, phải chăng giữa cuộc sống và các quy định của pháp luật vẫn còn một khoảng cách không phải là nhỏ. Với tư cách là một người nghiên cứu pháp luật chúng tôi thấy rằng cần nghiên cứu một cách nghiêm túc vấn đề điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự để từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm rút ngắn khoảng cách thực tế và quy định pháp luật, nhằm làm giảm việc giao kết hợp đồng vi phạm quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, dẫn đến vô hiệu hợp đồng trong thực tế; đảm bảo quyền lợi cho người dân khi tham gia giao dịch dân sự.

Vấn đề mà tác giả đề cập trong luận văn này cũng đã được nghiên cứu trong một số công trình khoa học trước đây. Tuy nhiên, tác giả cũng mong đưa đến được một cách tiếp cận mới đối với vấn đề "Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự" (theo nghĩa hẹp) theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, giao dịch và việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng, giao dịch dân sự vô hiệu đã được nhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm trong các thời kỳ dưới những góc độ khác nhau. Nhìn chung, vấn đề về hiệu lực hợp đồng và việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng giao dịch dân sự vô hiệu được đề cập trong các bài giảng trong giáo trình trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Cao đẳng Kiểm sát.

Các vấn đề liên quan đến hiệu lực của hợp đồng còn được đề cập trong một số ấn phẩm như: sách Bình luận Bộ luật dân sự của Bộ Tư pháp;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022