Vấn Đề Lý Luận Về Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự

nhận. Trên thế giới hiện nay, phần lớn các nhà lập pháp không đưa ra các khái niệm chung về hợp đồng, giao dịch vô hiệu mà chủ yếu đi sâu quy định các tiêu chí để xác định một giao dịch vô hiệu.

Ví dụ, tại Điều 113, Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan quy định: "Một hành vi pháp lý bị coi vô hiệu nếu mục tiêu của nó rõ ràng bị pháp luật ngăn cấm hoặc không thể thực hiện được hoặc trái với trật tự công cộng hoặc trái với đạo đức". Ở Việt Nam, để xác định hợp đồng vô hiệu thì căn cứ vào Điều 122 và Điều 127, Bộ luật dân sự (giao dịch không có một trong các điều kiện theo quy định Điều 122 thì vô hiệu). Vô hiệu theo nghĩa thông thường là "không có hiệu lực, không có hiệu quả" [40, tr. 1083]. Như vậy, có thể suy ra là hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không tồn tại theo quy định của pháp luật, không có hiệu lực pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng không được pháp luật dân sự công nhận và bảo vệ.

Một hợp đồng không đảm bảo các điều kiện quy định của pháp luật sẽ không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên giao kết hợp đồng. Thời điểm xác định sự vô hiệu của hợp đồng được tính từ thời điểm hình thành hợp đồng. Khi đã tuyên bố vô hiệu, hợp đồng đã ký sẽ không có giá trị bắt buộc thực hiện và việc thực hiện vì thế bị chấm dứt, quay lại tình trạng ban đầu, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Khi xem xét hợp đồng, giao dịch vô hiệu, thông thường, các nhà khoa học căn cứ vào tính trái pháp luật dẫn đến hợp đồng vô hiệu để phân ra thành vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối. Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là những hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật nên trong thực tế Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền không cho phép khắc phục cho dù ý chí của các bên mong muốn được khắc phục. Hợp đồng này không có hiệu lực ngay từ thời điểm ký kết, cho dù nó có bị Tòa án tuyên bố vô hiệu hay không [37, tr. 27-28]. Còn đối với hợp đồng vô hiệu tương đối là loại hợp đồng có khả năng khắc phục, nó được coi là hợp đồng có thể có hiệu lực nhưng có thể bị vô hiệu theo sự lựa chọn của một trong các bên tham gia hợp đồng. Hợp đồng này thông thường không xâm

phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội và chỉ có thể bị vô hiệu đối với bên có lỗi mà không bị vô hiệu đối với bên không có lỗi.

Khi xác định hợp đồng vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên đã thỏa thuận đều không có giá trị pháp lý, còn trong trường hợp hợp đồng đó được thừa nhận sau khi đã khắc phục thì đương nhiên quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ được pháp luật bảo hộ, bảo vệ theo sự cam kết của các bên, hợp đồng khắc phục được coi là hợp đồng mới. Sự phân loại hợp đồng vô hiệu tương đối và vô hiệu tuyệt đối là dựa trên các tiêu chí nhất định, đối với hợp đồng dân sự vô hiệu tuyệt đối tất cả những người liên quan đến hợp đồng đều có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, còn đối với hợp đồng vô hiệu tương đối thì chỉ có người nào được pháp luật bảo vệ mới có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Để hiểu rõ hơn về hợp đồng vô hiệu, cần phải có sự phân biệt sự khác nhau giữa hợp đồng hợp đồng vô hiệu và hợp đồng mất hiệu lực. Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không có hiệu lực ở ngay thời điểm giao kết. Hợp đồng bị mất hiệu lực là hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm ký kết, nhưng hợp đồng bị chấm dứt hiệu lực là do rơi vào tình trạng không thể thực hiện được. Như vậy, sự mất hiệu lực của hợp đồng xảy ra không phải ngay từ khi giao kết hợp đồng.

Ví dụ: Một hợp đồng được xác lập tại thời điểm giao kết là hoàn toàn hợp pháp, nhưng sau thời điểm đó lại có quy định cấm kinh doanh đối với loại đối tượng của hợp đồng, trong trường hợp này, hợp đồng đương nhiên không còn hiệu lực. Một hợp đồng bị chấm dứt hiệu lực có thể xảy ra khi hai bên trong quá trình thực hiện đã thỏa thuận chấm dứt do không thể thực hiện tiếp tục ví dụ như trường hợp một bên chủ thể chuyển giao nhiệm vụ kinh doanh sang một chủ thể khác. Trong trường hợp này, các hợp đồng đã kí cũng được chuyển giao cho chủ thể mới, song nếu chủ thể mới không có khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng thì các bên có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng đã kí. Hoặc một ví dụ khác như trường hợp một bên bị chấm dứt tư cách chủ thể thì hợp đồng đã kí cũng bị chấm dứt hiệu lực.

Nhìn chung, hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng dân sự mà các chủ thể tham gia hợp đồng không tuân thủ theo các điều kiện mà pháp luật quy định đối với hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Đối với hợp đồng vô hiệu thì cho dù các bên tham gia giao kết đã thực hiện hoặc thực hiện một phần của hợp đồng theo cam kết của các bên… thì vẫn không được công nhận về mặt pháp lý và mọi cam kết không có giá trị bắt buộc đối với các bên từ thời điểm các bên xác lập hợp đồng đó. Tùy theo hệ thống pháp luật các quốc gia khác nhau thì có những quy định khác nhau về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Nhìn chung, pháp luật các quốc gia đều hướng tới quy định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng liên quan đến các yếu tố cơ bản của hợp đồng như chủ thể hợp đồng, ý chí của các chủ thể khi giao kết (sự tự nguyện), hình thức của hợp đồng.

1.2.2. Vấn đề lý luận về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

Về mặt lý luận, hợp đồng là những giao dịch pháp lý song phương hoặc đa phương của hai hay nhiều bên, mà qua đó thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên với những mong muốn, chủ đích đạt được những hệ quả pháp lý nhất định và pháp luật bảo hộ cũng như tạo điều kiện cho mục đích đó trở thành hiện thực. Để được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, thì người tham gia hợp đồng phải tuân theo các điều kiện mà pháp luật quy định. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia hợp đồng cũng như việc bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Chừng nào những điều kiện như vậy theo quy định của pháp luật không được thỏa mãn, có nghĩa là sự thỏa thuận của các bên chứa đựng những khiếm khuyết nhất định và do vậy hợp đồng bị coi là vô hiệu; quyền và nghĩa vụ của các bên không được pháp luật bảo vệ. Những hợp đồng này bị coi là vi phạm các quy định của pháp luật cần được tiêu hủy và xử lý theo những trình tự pháp lý nhất định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Bản chất của việc quy định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là để đảm bảo cho hợp đồng không bị vô hiệu, tức là hợp đồng không bị rơi vào các tình trạng sau:

a. Trái hoặc xâm hại trật tự pháp lý, lợi ích công cộng hoặc xã hội được pháp luật bảo vệ (trong trường hợp vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội không có căn nguyên hoặc có đối tượng giả tạo) và do đó hợp đồng hoàn toàn không có hiệu lực pháp luật (vô hiệu tuyệt đối).

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - 4

Tự do thể hiện ý chí là một trong các nguyên tắc chủ yếu trong giao kết hợp đồng. Theo nguyên tắc này các bên được quyền tự do kết lập hợp đồng theo ý chí của mình, như tự do quyết định nội dung của hợp đồng, tự do trong việc lựa chọn đối tác, tự do lựa chọn hình thức giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, sự tự do đó không mang tính tuyệt đối mà còn bị chi phối bởi những hạn chế nhất định của pháp luật, trong đó có sự giới hạn về cả chủ thể giao kết hợp đồng.

Hạn chế thứ nhất là mọi thỏa thuận phải không trái pháp luật. Nếu trong hợp đồng có những thỏa thuận trái pháp luật thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực. Khoa học pháp lý cũng như pháp luật dân sự Việt Nam đều thừa nhận điều này như một nguyên tắc trong giao kết hợp đồng. Tiêu chí xác định một hợp đồng bất hợp pháp hoặc trái đạo đức xã hội được nhìn nhận khác nhau trong các hệ thống pháp luật khác nhau và ở mỗi hệ thống pháp luật vào những thời kỳ khác nhau, vấn đề này cũng được nhìn nhận không giống nhau (ví dụ: ở Việt Nam không thừa nhận việc bán dâm còn ở Thái Lan, Hà Lan thì không bị coi là vi phạm pháp luật).

Hạn chế thứ hai là mọi thỏa thuận không trái đạo đức xã hội. Các hợp đồng mặc dù không vi phạm điều cấm của pháp luật nhưng vẫn bị coi là vô hiệu khi vi phạm đạo đức xã hội. Pháp luật về hợp đồng của nhiều nước đã đưa ra hạn chế này. Mọi giao dịch trái đạo đức xã hội đều vô hiệu.

Pháp luật nước ta ghi nhận hạn chế này trong giao kết dân sự, song lại không làm rõ khái niệm đạo đức xã hội và khi nào được coi là vi phạm, vì vậy đã gây không ít khó khăn cho việc áp dụng chúng. Ở nước ta việc xác định các nội dung cụ thể của khái niệm đạo đức xã hội thường được xem xét trong

mối liên hệ với án lệ và khoa học pháp lý trong sự thay đổi không ngừng của hệ tư tưởng xã hội và giá trị đạo đức.

Hạn chế thứ ba là về người giao kết hợp đồng. Pháp luật của nhiều nước quy định những người không có năng lực giao kết hợp đồng như người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được giao kết hợp đồng độc lập. Người mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được mình cũng bị hạn chế giao kết hợp đồng. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác... không có quyền giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do nhu cầu thiết yếu, những chủ thể này vẫn cần phải tham gia giao kết hợp đồng. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho những chủ thể này khi giam gia hợp đồng, pháp luật quy định chế độ giám hộ (từ Điều 58 đến Điều 73, Bộ luật dân sự). Những hợp đồng được giao kết mà chủ thể là những người không có năng lực hành vi, người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì bị vô hiệu nếu không có sự đồng ý của người giám hộ. Pháp luật dân sự nước ta cũng có cách tiếp cận tương tự.

Sự tự nguyện giao kết hợp đồng là yếu tố cơ bản để các bên xác lập quan hệ hợp đồng. Điều này đòi hỏi các bên giao kết hợp đồng phải thể hiện ý chí đích thực của mình. Mọi thỏa thuận không phản ánh đúng ý chí của các bên hoặc một bên ký kết hợp đồng đều có thể dẫn đến vô hiệu. Pháp luật của phần lớn các nước đều đòi hỏi sự thể hiện ý chí phải là đích thực. Hợp đồng chỉ vô hiệu trong trường hợp cả hai bên đều biết trước sự sai lệch giữa ý muốn đích thực và những gì mà các bên cam kết hoặc buộc phải biết theo quy định của pháp luật. Các yếu tố như gây nhầm lẫn, lừa dối hoặc đe doạ đều có thể đưa đến sự vô hiệu hợp đồng. Tự nguyện giao kết hợp đồng cũng là tiêu chí quan trọng để xác định hiệu lực của một hợp đồng.

b. Không tuân thủ quy định về mặt hình thức của hợp đồng.

Mặc dù, một trong những nguyên tắc quan trọng trong giao kết hợp đồng dân sự là tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Điều này có nghĩa là các bên được phép lựa chọn hình thức thích hợp. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn pháp lý trong các giao dịch hợp đồng giữa các bên cũng như để bảo vệ trật tự pháp luật và lợi ích công cộng, có những hợp đồng phải tuân theo những hình thức do luật định, nếu không chúng sẽ vô hiệu.

Hình thức của hợp đồng được hiểu không chỉ là hình thức thể hiện nội dung của hợp đồng mà còn là những thủ tục mà pháp luật quy định bắt buộc các bên giao kết hợp đồng phải tuân thủ khi giao kết một số loại hợp đồng như phải có xác nhận của công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép…

Một trong các vấn đề mà các nhà khoa học pháp lý cũng như các nhà lập pháp quan tâm đó là hình thức hợp đồng có ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng như thế nào, đó có phải là điều kiện để xác định hiệu lực của hợp đồng hay không. Một hợp đồng được giao kết không tuân thủ hình thức luật định có thể bị vô hiệu không. Về vấn đề này, không chỉ pháp luật của các nước có những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau mà ngay cả pháp luật Việt Nam cũng có những quy định khác nhau. Nếu như quy định của Bộ luật dân sự 1995, hình thức của hợp đồng là một trong bốn điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (Điều 131 khoản 4, Bộ luật dân sự 1995) thì Bộ luật dân sự 2005 lại quy định hình thức chỉ là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nếu có quy định của pháp luật bắt buộc về hình thức của hợp đồng đó (Điều 122 khoản 2, Bộ luật dân sự 2005).

Tuy Bộ luật dân sự năm 2005 đã có những bổ sung sửa đổi, nhưng thực tế áp dụng vẫn còn những vướng mắc. Khoản 1, Điều 122, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định rõ:" 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện".

Và về hình thức, khoản 2 Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định rõ: "Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định".

Như vậy, theo cách hiểu thông thường, một giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng chỉ cần đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 122, Bộ luật dân sự năm 2005 được coi là đã thực hiện đầy đủ, đúng quy định của pháp luật. Trong khi Điều 127, Bộ luật dân sự năm 2005 lại quy định: "Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này (tức Bộ luật dân sự) thì vô hiệu". Với quy định này và hiện chưa có sự giải thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất nên còn có những cách hiểu và vận dụng khác nhau. Quy định về hình thức vẫn áp dụng theo tinh thần và lời văn Điều 131, Bộ luật dân sự năm 1995, nghĩa là hình thức trong mọi trường hợp vẫn là yêu cầu có tính bắt buộc.

Với nhiều nước trên thế giới, trong những trường hợp pháp luật đòi hỏi phải được thể hiện bằng hình thức nhất định, nếu vi phạm hình thức luật định thì hợp đồng đã ký sẽ vô hiệu. Vì hình thức của hợp đồng không chỉ là phương tiện ghi nhận sự thể hiện ý chí của các bên mà còn là sự tuân thủ các thủ tục bắt buộc của pháp luật như: phải có xác nhận của công chứng viên, chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền… vi phạm các quy định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự pháp luật, trật tự công cộng.

Vì vậy, chừng nào ý chí thống nhất của các bên chưa được thể hiện bằng những hình thức nhất định thì chừng đó chưa có hợp đồng. Pháp luật một số nước, trong đó đại diện là Đức coi sự vi phạm về hình thức là vi phạm lợi ích công cộng nên hợp đồng vô hiệu tuyệt đối. Pháp luật dân sự của Cộng hòa Liên bang Đức đưa ra các đòi hỏi đầu tiên là phải tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện về hình thức để nhằm bảo vệ những người không có kinh nghiệm đối mặt với những tình huống bất ngờ cũng như để hạn chế phương pháp chứng cứ. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng nếu pháp luật quy định hợp đồng

phải được thiết lập bởi những hình thức nhất định là vô hiệu tuyệt đối sẽ tạo nên một khoảng cách nhất định giữa sự thống nhất ý chí thực và hiệu lực của hợp đồng.

Do không coi hình thức là điều kiện xác định hiệu lực của hợp đồng mà pháp luật Pháp có sự phân biệt giữa một giao dịch không có hiệu lực với một giao dịch không tuân thủ theo một thủ tục nhất định mà trên thực tế dù hợp đồng có hiệu lực song lại không thể chứng minh được hoặc không đủ chứng cứ để chứng minh về sự tồn tại của hợp đồng khi có tranh chấp. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa một giao dịch không có hiệu lực và một giao dịch có hiệu lực nhưng không thể chứng minh được một cách dễ dàng thì rất khó khăn để xác định sự tồn tại của nó. Trong trường hợp này, hợp đồng chỉ có thể được xác định khi có sự thừa nhận của chủ thể. Vì vậy, trên thực tế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình các chủ thể thường ký kết các hợp đồng bằng văn bản dù pháp luật có đòi hỏi hay không. Pháp luật của Cộng hòa Pháp tuyệt đối tôn trọng quyền tự do lựa chọn của các bên giao kết hợp đồng. Ngay cả đối với một số loại hợp đồng mà pháp luật đòi hỏi phải tuân thủ hình thức văn bản thì nếu hợp đồng không được ký kết bằng văn bản cũng không bị coi là vô hiệu. Bởi vì ở Cộng hòa Pháp, các quy định đòi hỏi hình thức nhằm hướng tới vấn đề chứng cứ hơn là hiệu lực của hợp đồng. Không tuân thủ hình thức không làm mất hiệu lực của giao dịch mà chỉ làm cho việc chứng minh nó khó khăn hơn, bởi trong những trường hợp như vậy, các bên không được đưa ra nhân chứng để chứng minh.

c. Người ký hợp đồng không đúng thẩm quyền.

Năng lực chủ thể là yếu tố quyết định hiệu lực của quan hệ pháp luật hợp đồng. Năng lực pháp luật của chủ thể sẽ quyết định tư cách chủ thể, khả năng tham gia quan hệ hợp đồng, nhu cầu và mức độ đáp ứng của chủ thể khi thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng. Vì vậy, năng lực chủ thể cũng sẽ quyết định đến hiệu lực của hợp đồng. Những hợp đồng được ký kết bởi những chủ thể không có đầy đủ năng lực hành vi sẽ trở thành vô hiệu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022