Hậu Quả Pháp Lý Của Hợp Đồng Dân Sự Vô Hiệu

sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình" (Điều 132, Bộ luật dân sự năm 2005).

Vấn đề là: không phải bất cứ sự đe dọa nào cũng đủ uy lực để buộc bên bị đe dọa giao kết hợp đồng. Vì vậy, phải xem xét mức độ, tính chất của đe dọa. Pháp luật xác định chỉ bảo vệ các bên trong những trường hợp giới hạn ở yêu cầu thứ hai đó là bên bị đe dọa phải nhằm mục đích tránh thiệt hại cho mình hoặc cho người thân của mình. Điều này nhằm hạn chế việc các bên đưa ra lý do bị dọa trong giao kết để vô hiệu hợp đồng và hướng tới việc bảo vệ cho bên bị đe dọa không bị thiệt hại về tính mạng, tài sản…

Tuy nhiên, theo chúng tôi cách tiếp cận như trên về đe dọa với tư cách là một yếu tố có thể đưa đến sự vô hiệu của hợp đồng của luật dân sự Việt Nam là chưa chặt chẽ. Việc xác định hành vi của một bên giao kết và mục đích của việc thực hiện hành vi của họ sẽ hợp lý hơn rất nhiều so với việc đi tìm mục đích nhằm ngăn ngừa một thiệt hại chưa biết của người khác.

* Hợp đồng giao kết giả tạo.

Hợp đồng giả tạo là hợp đồng được xác lập nhằm che giấu việc thực hiện một hợp đồng khác mà các bên thực sự mong muốn thực hiện. Nói cách khác, hợp đồng giả tạo là hợp đồng mang tính hình thức, các bên hợp đồng không có ý định xác lập quyền và nghĩa vụ pháp lý thông qua hợp đồng này. Trên thực tế các bên giao kết hợp đồng không có ý định xác lập quyền, nghĩa vụ pháp lý qua hợp đồng này. Thông thường các hợp đồng này được thiết lập để trốn tránh nghĩa vụ đối với một người khác, đối với xã hội hoặc để che giấu một hành vi nào đó, có thể là hành vi bất hợp pháp như tẩu tán tài sản do tham nhũng hoặc nhận hối lộ mà có. Những hợp đồng vi phạm pháp luật như vậy sẽ không có hiệu lực pháp luật.

Pháp luật của các nước đều coi một hợp đồng được giao kết do giả tạo là vô hiệu. Tuy nhiên, không phải sự thể hiện ý chí giả tạo nào cũng đưa đến sự vô hiệu của hợp đồng. Chỉ những giao dịch mà ở đó ý chí giả tạo tồn tại ở

cả hai bên giao kết trước khi ký kết hợp đồng mới đưa đến hợp đồng vô hiệu. Nói cách khác, ở đây phải có sự thông đồng của các chủ thể khi giao kết hợp đồng giả tạo. Điều 129, Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu".

e. Hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc đạo đức xã hội.

Mặc dù sự tự do thể hiện ý chí của các chủ thể giao dịch là nguyên tắc chủ yếu trong giao kết hợp đồng. Song vì lợi ích công cộng, Nhà nước có thể đưa ra một số hạn chế đối với quyền tự do giao kết các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Pháp luật của các nước đều thừa nhận các giao dịch mà trong đó nội dung của chúng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội tốt đẹp đều vô hiệu.

Việc giao kết hợp đồng phải tuân thủ nguyên tắc tự do giao kết nhưng không trái pháp luật. Điều này có nghĩa là một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật. Các thỏa thuận trái pháp luật ở đây được hiểu là các thỏa thuận mà nội dung của chúng vi phạm các quy định bắt buộc của pháp luật, thông lệ, tập quán - mọi giao dịch này đều vô hiệu. Điều 128, Bộ luật dân sự quy định: "Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu".

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

1.3. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU


Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - 6

Hậu quả theo nghĩa thông thường là kết quả không hay xảy ra từ một quá trình, một việc làm trước đó [41, tr. 792]. Như vậy, hậu quả trước hết phải là một kết quả và kết quả đó phải xảy ra từ một sự kiện, một hành vi nào đó, tức là hành vi, sự kiện và kết quả phải có mối quan hệ nhân quả với nhau. Theo quan điểm

triết học Mác - Lênin thì hành vi hay sự kiện với tính cách là nguyên nhân phải xẩy ra trước kết quả theo một trình tự thời gian và trong một không gian xác định. Nói cách khác, hậu quả phải xuất hiện sau nguyên nhân. Tuy nhiên, không phải tất cả kết quả đều là hậu quả, mà ở đây chỉ có kết quả không hay mới được coi là hậu quả. Có thể có các hậu quả khác nhau trong những môi trường khác nhau như hậu quả về mặt xã hội - ảnh hưởng xấu đến xã hội, hậu quả kinh tế - những mất mát về vật chất, hậu quả pháp lý - những biện pháp xử lý do pháp luật quy định… trong đó hậu quả pháp lý là kết quả xấu được hình thành từ sự trái pháp luật của mỗi hành vi, mỗi quá trình, mỗi sự kiện. Trong các lĩnh vực khác nhau thì hậu quả pháp lý cũng được hiểu khác nhau.

Ví dụ: hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác với hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự, kinh tế…, và ngay trong một lĩnh vực pháp luật thì hậu quả pháp lý của mỗi vi phạm khác nhau cũng không giống nhau, chẳng hạn hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu khác với hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng.

Trong khoa học pháp lý chỉ những hành vi, sự kiện (mà nguyên nhân cũng là do hành vi của con người) gây ra bất lợi cho cá nhân, tổ chức… và họ phải chịu hậu quả pháp lý nhất định nhưng phải được các nhà làm luật xác định hay dự liệu mới làm phát sinh hậu quả pháp lý. Hậu quả pháp lý phụ thuộc vào từng giai đoạn lịch sử nhất định và cũng phụ thuộc vào chế độ chính trị - xã hội nhất định. Pháp luật trong mọi thời đại về bản chất là một hiện tượng mang tính giai cấp sâu sắc. Nên có những trường hợp cùng một sự kiện hay một hành vi, nếu xẩy ra ở thời điểm này thì hậu quả xảy ra không coi là hậu quả pháp lý, nhưng ở thời điểm khác coi là hậu quả pháp lý hoặc với cùng một sự kiện gây ra hậu quả như nhau ở nơi này coi là hậu quả pháp lý, nhưng ở nơi khác lại không coi là hậu quả pháp lý…

Ví dụ: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất xác lập năm 1988, thì bị vô hiệu, hậu quả pháp lý các bên quay lại tình trạng ban đầu, hoàn lại

cho nhau những gì đã nhận. Vì hành vi này vi phạm Điều 5 Luật đất đai năm 1987:"Nhà nước nghiêm cấm mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất…", nhưng sau đó có Luật đất đai 1993 thì Nhà nước lại cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tuân thủ điều kiện do pháp luật quy định không bị vô hiệu.

Mặc dù khái niệm hậu quả pháp lý được sử dụng một cách rộng rãi trong khoa học pháp lý, nhưng hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra một khái niệm cụ thể nào, các nhà lập pháp cũng chỉ đi sâu vào quy định nội dung của nó bao hàm những yếu tố nào hơn là tìm cách đưa ra một định nghĩa. Về nguyên tắc, hậu quả pháp lý của giao dịch, hợp đồng dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự đối với các bên từ thời điểm xác lập: "Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập" (khoản 1 Điều 137, Bộ luật dân sự). Những thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng dân sự chỉ trở thành quyền, nghĩa vụ dân sự và được pháp luật bảo vệ khi và chỉ khi hợp đồng được các bên xác lập có hiệu lực. Hợp đồng vô hiệu không phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, chính là khôi phục lại tình trạng ban đầu trước thời điểm xác lập hợp đồng. Việc không phát sinh quyền và nghĩa vụ khi hợp đồng vô hiệu chỉ là cách thức quy định của nhà làm luật (xác định tính nguyên tắc), còn trong thực tế khi Tòa án giải quyết vụ kiện xin tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì thường là trường hợp các bên đã thực hiện toàn bộ hoặc một phần những gì họ đã thỏa thuận với nhau. Do vậy, trong thực tế rất ít khi gặp các trường hợp khi Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu lại có thể khắc phục lại hậu quả đúng như nhà làm luật quy định. Nhiều trường hợp hợp đồng dân sự bị tuyên bố vô hiệu với đối tượng giao dịch là vật đổi vật… phần nào bị tiêu hao. Về phương diện lý thuyết khi các bên tham gia hợp đồng dân sự nhầm thiết lập một quan hệ dân sự, mà ở đó mỗi bên đều đạt được một mục đích nhất định. Mục đích này có thể thỏa mãn về vật chất hoặc tinh thần cho mỗi bên. Từ mục đích đó các bên

tham gia hợp đồng sẵn sàng gánh chịu những trách nhiệm và được hưởng những quyền lợi nhất định, nhưng vì hợp đồng đó vô hiệu nên nếu các bên chưa thực hiện thì các bên không thực hiện; nếu đang thực hiện, các bên không được tiếp tục thực hiện và giải quyết hậu quả pháp lý; kể cả trường hợp các bên đã thực hiện xong những gì đã thỏa thuận thì giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu. Giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu là "…các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường". Do đó, hợp đồng vô hiệu chỉ có thể làm phát sinh hậu quả về trách nhiệm dân sự hoặc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng [12, tr. 168-169]. Đây cũng chính là tính chất đặc trưng của chế tài trong quan hệ pháp luật dân sự. Như vậy, nếu so với thời điểm ban đầu rõ ràng các bên tham gia hợp đồng dân sự mà hợp đồng đó bị vô hiệu đã không thực hiện được mục đích của mình mà phải quay lại tình trạng như trước lúc các bên giao dịch với nhau.

Tuy nhiên, trong thực tiễn không hoàn toàn như vậy, vì quy định của pháp luật nhiều khi không rõ ràng hoặc không phù hợp với điều kiện thực tế hoặc do trình độ bất cập của những người áp dụng pháp luật nêu nhiều khi giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu dẫn đến có lợi cho một phía. Thậm chí có trường hợp khi Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhưng lại buộc các bên thực hiện các thỏa thuận giống như thực hiện quyền và nghĩa vụ của một hợp đồng có hiệu lực.

Tóm lại, hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu có những đặc điểm chung sau đây:

a. Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập. Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không có giá trị pháp lý tại thời điểm ký kết do đó không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của

các bên. Vấn đề đặt ra là một hợp đồng bao gồm nhiều điều khoản và một hợp đồng có thể bị vô hiệu do một hoặc một vài điều khoản trái luật còn các điều khoản khác vẫn hợp lệ. Trong những trường hợp này thì toàn bộ nội dung của hợp đồng có bị vô hiệu không? Pháp luật của nhiều nước cho rằng các điều khoản mang tính chất quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến ý chí của hợp đồng thì làm vô hiệu toàn bộ hợp đồng (vô hiệu tuyệt đối). Trường hợp một hoặc một số điều khoản của hợp đồng vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các điều khoản khác thì chỉ những điều khoản trái quy định của pháp luật mới vô hiệu (Điều 135, Bộ luật dân sự quy định về vô hiệu từng phần).

Một hợp đồng bất luận là vô hiệu là vô hiệu từng phần, vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu tuyệt đối, khi bị tuyên bố vô hiệu cũng coi như chưa hề được xác lập và không có hiệu lực pháp luật từ thời điểm giao kết. Việc sửa chữa những khiếm khuyết của hợp đồng (nếu có và nếu các bên làm như vậy) được coi như là một hành vi giao kết hợp đồng mới có nội dung tương tự với hợp đồng đã giao kết song bị vô hiệu. Với các hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thì vấn đề hoàn toàn khác. Dù có bị tuyên bố vô hiệu hay không thì bản thân nó luôn không có hiệu lực kể từ thời điểm được xác lập. Điều này có nghĩa là những hợp đồng đã được ký kết trên thực tế bị coi là những hợp đồng không có giá trị kể từ khi giao kết để buộc các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như khi chưa ký hợp đồng.

b. Khi hợp đồng vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Tùy từng trường hợp, xét theo tích chất của hợp đồng vô hiệu tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi tức thu được có thể bị tịch thu sung công quỹ theo quy định của pháp luật. Nhưng, chế tài tịch thu sung công quỹ hiện nay quy định rất hạn chế trong Bộ luật dân sự năm 2005, vì đây là vấn đề rất nhạy cảm và thiếu tính khả thi trong các quan hệ dân sự.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Từ nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận về hợp đồng và điều hiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, tác giả rút ra một số kết luận sau:

1. Bản chất của hợp đồng dân sự là sự tự do cam kết, thỏa thuận giữa các bên nhằm thiết lập quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ dân sự cụ thể. Hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dẫn đến việc hợp đồng dân sự bị vô hiệu. Bản chất của các hợp đồng bị vô hiệu do không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thường không đảm bảo nguyên tắc cơ bản, mục đích của các chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự:

- Không có sự tự nguyện trong giao kết hợp đồng của các bên. Sự tự nguyện giao kết hợp đồng là yếu tố cơ bản để xác lập quan hệ hợp đồng. Điều này đòi hỏi các bên giao kết hợp đồng phải thể hiện ý chí trung thực của mình. Mọi thỏa thuận không phản ánh đúng ý chí của các bên hoặc một bên kí kết hợp đồng đều có thể vô hiệu.

- Chủ thể tham gia hợp đồng không có năng lực hành vi cần thiết để giao kết hợp đồng: Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi người ký kết hợp đồng có đủ năng lực pháp lý để thành lập hợp đồng. Chủ thể của hợp đồng có thể là pháp nhân hay cá nhân, đảm bảo các điều kiện mà pháp luật quy định cho từng loại chủ thể. Người ký kết hợp đồng có thể tự mình đứng ra ký kết hợp đồng hoặc thông qua người đại diện (đại diện đương nhiên hoặc đại diện theo ủy quyền).

- Nội dung và mục đích của hợp đồng không trái pháp luật: Nội dung của các thỏa thuận phải không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Những hợp đồng được giao kết trái với pháp luật, trái đạo đức xã hội, gây thiệt hại cho Nhà nước, cho lợi ích chung của xã hội đều không có hiệu lực.

- Hình thức của hợp đồng phù hợp quy định của pháp luật: Hình thức của hợp đồng là phương thức biểu hiện nội dung của hợp đồng. Đối với từng loại hợp đồng khác nhau pháp luật có thể quy định những hình thức kí kết hợp đồng thích ứng.

2. Trên cơ sở lý vận dụng các quan điểm của phép duy vật biện chứng, sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh, phân tích… luận văn đã làm rõ được các vấn đề lý luận thuộc phạm vi nghiên cứu như: phân tích đánh giá các vấn đề lý luận về hợp đồng dân sự cũng như các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, hậu quả pháp lý của hợp đồng không tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng - hợp đồng vô hiệu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022