Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 25


hướng và các giải pháp để phát triển KTCK và KKTCK cần phải chú trọng tới các giải pháp củng cố an ninh quốc phòng ở các KKTCK:

Tích cực tham gia xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở các xã khu vực biên giới bằng nhiều hình thức thích hợp như xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng, đưa dân cư ra biên giới…Thực hiện tốt kế hoạch phân giới cắm mốc, rà phá bom mìn ở khu vực biên giới.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng: Biên phòng, Công an trong lĩnh vực bảo vệ an ninh biên giới, phòng chống tội phạm qua biên giới, buôn bán vận chuyển hàng hoá trái phép, chống xâm nhập qua biên giới. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Biên phòng, Công an, Hải quan của hai nước có chung biên giới để ngăn chặn các đối tượng vượt biên trái phép, tội phạm hình sự chốn qua biên giới, buôn lậu qua biên giới, buôn bán vận chuyển ma tuý, buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới theo các Hiệp định ký kết về công tác phòng tội phạm, phòng chống vận chuyển buôn bán trái phép chất ma tuý, phòng chống buôn lâu qua biên giới. Tập trung đầu tư xây dựng các đồn biên phòng, các công trình phòng thủ, các đường tuần tra, vành đai biên giới. Tăng cường khả năng cơ động, xây dựng lực lượng quân đội, công an phản ứng nhanh để có thể ứng phó tình trạng khẩn cấp.

Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, thường xuyên tiến hành công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng dọc biên giới về ý thức dân tộc, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể triển khai các chương trình phối hợp hành động để đấu tranh với các loại tội phạm, bảo vệ chủ quyền biên giới.

Quy hoạch bố trí lại các đồn, trạm biên phòng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng khu vực. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 100% số đồn, trạm được cải tạo, đầu tư kiên cố theo thiết kế mẫu đã duyệt. Hoàn thành xây dựng hệ thống đường tuần tra biên giới chuyên dụng phục vụ trực tiếp công tác


quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.

3.3.8. Nâng cao nhận thức, tăng cường thực hiện phân công, phân cấp và phối hợp trong quản lý nhà nước đối với các khu kinh tế cửa khẩu

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của biên giới nói chung, biên giới Việt Nam – Trung Quốc nói riêng để từ đó có sự thống nhất về chủ trương và chính sách đầu tư phát triển các KKTCK cho đúng mức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Tiếp tục thực hiện phân cấp mạnh hơn cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh. Việc phân cấp quản lý cần theo hướng: phân cấp thu thuế xuất nhập khẩu của Hải quan cho các xã có quan hệ trao đổi hàng hoá nhưng chưa có lực lượng Hải quan, cũng như trong các quan hệ đàm phán với phía bạn.

Quán triệt và làm tốt việc kết hợp tốt giữa các bộ, ngành trung ương với Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong việc tổ chức chỉ đạo.

Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 25

Theo đó, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo lĩnh vực được giao đối với KKTCK. Đồng thời làm tốt hơn công tác phối hợp giữa các bộ để tạo điều kiện cho các tỉnh chủ động hơn trong việc thực hiện các chính sách mới.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh có KKTCK cần chủ động xây dựng kế hoạch phát triển KKTCK, nâng cao nhận thức của cán bộ phụ trách, tổ chức tốt công tác quản lý nhà nước, thực hiện tốt sự điều hoà, phối hợp giữa các cơ quan đối với mọi hoạt động của KKTCK.

Tiểu kết chương 3

Phân tích bối cảnh, những cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tại các


KKTCK, luận án đã đề xuất quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế tại các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc những năm tới.

Đồng thời luận án đã đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế tại các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc những năm tới. Liên quan đến các biện pháp này, luận án đề xuất cần hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển các KKTCK, tiếp tục hoàn thiện chính sách XNK, XNC, xây dựng và nâng cấp chất lượng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong các KKTCK, tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư vào KKTCK, đa dạng hóa nguồn đầu tư, nâng cao tính chủ động, cải tiến ứng dụng tiến bộ công nghệ và tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, tăng cường phát triển nguồn nhân lực, phát triển KH&CN, bảo vệ môi trường, tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, phân công phân cấp và phối hợp chặt chẽ hơn trong quản lý nhà nước đối với các KKTCK biên giới.


KẾT LUẬN


Phát triển kinh tế tại các KKTCK biên giới là vấn đề mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, ngày càng thể hiện được vị trí tầm quan trọng mang tính chiến lược trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia có đường biên giới với các nước làng giềng. Tuy nhiên, đến nay nhiều vấn đề lý luận vẫn còn rất mới mẻ.

Ở nước ta, tiếp giáp với Trung Quốc, có 7 tỉnh (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên) với 18 cửa khẩu quốc tế, quốc gia và hiện đã có 8 KKTCK được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập. Các KKTCK này đã trở thành vùng kinh tế động lực đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của cả nước nói chung và các


tỉnh biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc nói riêng, song mới chỉ là kết quả ban đầu, hiện vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém, nhiều vấn đề đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay khi mà nước ta đã gia nhập WTO. Vì thế, việc lựa chọn đề tài luận án "Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.

Đề tài đã góp phần khái quát những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn các nước về phát triển KKTCK biên giới; phân tích quá trình hình thành, phát triển các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của sự phát triển KKTCK. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc những năm tới.

Tư tưởng chung của luận án là phát triển KKTCK không chỉ dừng lại ở phát triển thương mại XNK, XNC mà phải biến các KKTCK thành các đô thị vùng biên giới để vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, tổ chức giao lưu thương mại, phát triển du lịch, xúc tiến và thúc đẩy đầu tư, từng bước phát triển công nghiệp tại các tỉnh biên giới, vừa phát triển xã hội tại các vùng biên, biến các cửa khẩu biên giới thành các vùng động lực, thành các tụ điểm dân cư đô thị của khu vực biên giới để bảo vệ biên cương, củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị của đất nước.


CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho phát triển ở Lào Cai. Tạp chí Công nghiệp số tháng 3 năm 2008.

2. Vấn đề đào tạo nghề cho người lao động giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến 2020 tỉnh Lào Cai. Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 129 tháng 3 năm 2008.

3. Một số giải pháp đẩy nhanh phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai giai đoạn 2008-2010, tầm nhìn 2020. Tạp chí Thương mại số 6 năm 2008.

4. Xây dựng khu hợp tác kinh tế biên giới, giải pháp quan trọng nhằm phát triển các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Kinh tế & Phát triển số kỳ 2, tháng 10 năm 2009.

5. Những bất cập đối với quá trình phát triển các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Kinh tế & Phát triển số chuyên san, tháng 3 năm 2011.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt Nam

1. Vũ Đình Ánh, Nguyễn Lê Hằng (2006) An ninh kinh tế biên mậu Việt Trung. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006.

2. Nguyễn Bá Ân (2007). Đẩy mạnh hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng - giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung”. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 12 năm 2007.

3. Nguyễn Kim Bảo (2005). Xây dựng hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng thúc đẩy hợp tác khu vực phát triển. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 11 năm 2005.

4. Ngô Xuân Bình (2005). Hợp tác kinh tế tiểu vùng Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế Đông Á. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 11 năm 2005.

5. Bộ Công Thương. Tham luận của Vụ Thương mại miền núi tại Hội thảo giới thiệu về thị trường Trung Quốc. Hà Nội tháng 7 năm 2009.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008). Báo cáo tổng hợp đề án Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội tháng 1 năm 2008.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006). Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Quảng Ninh trong


chương trình hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đến năm 2020. Hà Nội tháng 7 năm 2006.

8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004). Kinh tế Trung Quốc hơn 20 năm cải cách mở cửa, những vấn đề phương pháp luận và bài học đối với Việt Nam. Hà Nội tháng 3 năm 2004.

9. Bộ Thương mại (2005). Các giải pháp thúc đẩy pháp triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc). Hà Nội tháng 6 năm 2005.

10. Bộ Thương mại (2004). Nghiên cứu phát triển thương mại khu vực hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh trong bối cảnh hình thành khu vực mậu dịch tự do Asean – Trung Quốc. Hà Nội tháng 9 năm 2004.

11. Bộ Xây Dựng (1996). Đề án xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu phía Bắc. Hà Nội năm 1996.

12. Chính phủ (2009). Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02 tháng 3 năm 2009 về việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu.

13. Chính phủ (2009). Quyết định số 100/2009/ QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.

14. Chính phủ (2008). Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

15. Chính phủ (2008). Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về “phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020”.


16. Chính phủ (2005). Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới.

17. Chính phủ (2003). Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ Về quản lý buôn bán hàng hóa qua biên giới với các nước có chung biên giới.

18. Chính phủ (2001). Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới.

19. Hồ Châu, Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (2006). Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung quốc. NXB Lý luận chính trị, Hà Nội năm 2006.

20. Tô Xuân Dân (1999). Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu và các chính sách hỗ trợ khác nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Đề tài KH&CN cấp bộ. Mã số B99-38-13.

21. LuDing (1997). Phát triển xí nghiệp hương chấn của Trung Quốc. Kỷ yếu hội thảo phát triển kinh tế nông thôn. Hà Nội năm 1997.

22. Nguyễn Thị Kim Dung (1999) Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng cơ chế chính sách và các biện pháp quản lý kinh tế đặc thù đối với khu vực cửa khẩu trên bộ phía Bắc Việt Nam. Viện Quản lý kinh tế Trung ương. Đề tài KH&CN cấp bộ. Hà Nội năm 1999.

23. Lê Ngọc Dương, Nguyễn Công Nhuần (2005). Vấn đề an ninh quốc phòng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí