Định Hướng Phát Triển Hệ Thống Siêu Thị Việt Nam


Tóm lại, việc mở cửa thị trường phân phối đặc biệt là thị trường bán lẻ là rất cần thiết nhưng cũng phải tính đến các biện pháp can thiệp của Nhà nước, tránh việc mở cửa một cách quá nhanh chóng và tuỳ tiện dẫn đến việc Nhà nước không thể kiểm soát được thị trường. Vấn đề mấu chốt là phải tạo ra được môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà phân phối cả trong và ngoài nước, bảo đảm các nhà đầu tư nước ngoài không có cảm giác rằng mình bị phân biệt đối xử nhưng cũng phải tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tự hoàn thiện mình, đứng vững trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài. Trước thực trạng trên, không chỉ có Nhà nước cần đưa ra các biện pháp để hệ thống siêu thị Việt Nam có thể tồn tại, phát triển và cạnh tranh được với các siêu thị nước ngoài mà bản thân các doanh nghiệp cũng cần tự ý thức tầm quan trọng và tính cấp thiết khi Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ. Các biện pháp cụ thể từ phía Nhà nước và doanh nghiệp sẽ được để cập ở chương 3.


CHƯƠNG 3‌‌

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO DỊCH VỤ BÁN LẺ CỦA CÁC SIÊU THỊ VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

I. Định hướng phát triển hệ thống siêu thị Việt Nam


1. Định hướng phát triển thương mại đến năm 2020


Các loại hình tổ chức thương mại trong nước được hình thành và phát triển theo hai cách chủ yếu sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

1. Tạo ra các không gian kinh tế, các không gian giao dịch mua bán hàng hoá và trên cơ sở đó tổ chức các loại hình thương mại phù hợp, gắn với các địa bàn thị trường, bao gồm

1.1 Khu vực thành thị:

Dịch vụ bán lẻ của các siêu thị Việt Nam – cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhậP WTO - 10


a, Tại các thành phố loại I, thành phố trực thuộc Trung ương:


- Phát triển nhanh hệ thống phân phối hiện đại gồm các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị, các cửa hàng bán hàng tiến bộ (cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh) thuộc nhiều loại hình doanh nghiệp phân phối với qui mô tương đối lớn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp phân phối phát triển hệ thống và liên kết theo chuỗi (chuỗi siêu thị, chuỗi trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi). Từng bước thu hút, lôi kéo các tiệm, các cửa hàng độc lập và truyền thống, các hộ kinh doanh cá thể vào hệ thống chuỗi cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh; kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại.

- Từng bước xây dựng hệ thống logistics gồm các trung tâm kho vận, kho bán buôn, các trung tâm phân phối với công nghệ và kỹ thuật hiện đại làm tổng phát luồng phân phối cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung


tâm thương mại và cho mạng lưới bán lẻ khác trong các thành phố và vùng phụ cận tiến tới cho cả khu vực nông thôn.

- Hạn chế xây dựng mới các chợ ở nội thành; nâng cấp, cải tạo các chợ hiện có thành một số trung tâm của thành phố, xếp sắp lại các chợ dân sinh (phường, liên phường) trong mối tương quan với các loại hình phân phối hiện đại. Từng bước chuyển hoá các chợ dân sinh nhỏ thành các siêu thị, cửa hàng tiện lợi (trong bán lẻ), thành các kho hàng, trung tâm phân phối (trong bán buôn), kết hợp với việc di dời ra ngoại thành để xây mới các chợ đầu mối bán buôn lớn.

- Từng bước xây dựng ở ngoại thành các đại siêu thị, trung tâm mua sắm lớn, chợ đầu mối và tổng kho bán buôn, sàn giao dịch, trung tâm đấu giá. Biến nơi đây thành các khu thương mại tập trung rộng lớn và hiện đại.

- Phát triển thí điểm một số mô hình tổ chức giao dịch, mua bán qua Internet (nhà phân phối trung gian, “siêu thị ảo”, “chợ ảo”) với các phương thức B2B, B2C và C2C; tiếp cận từng bước để dần hình thành các loại hình tổ chức mua bán hàng hoá dựa trên cơ sở của thương mại điện tử hoạt động theo mô hình Amazon.com và e.Bay trong một tương lai gần.

b, Tại các thành phố từ loại II trở xuống và các thị xã trực thuộc tỉnh, các khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế lớn, khu thương mại tự do, khu kinh tế cửa khẩu, các cửa khẩu quốc gia và quốc tế:

- Phát triển hệ thống phân phối hiện đại gồm các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị, các cửa hàng tự chọn, kho hàng, trung tâm logistics với qui mô phù hợp (chủ yếu là qui mô vừa và trung bình), trong đó có cả các loại hình là chuỗi kéo dài hoặc công ty “con” của chính các nhà phân phối lớn tại các thành phố loại I, thành phố trực thuộc Trung ương.


- Cải tạo và xây dựng mới mạng lưới chợ với các cấp độ, qui mô, tính chất và trình độ khác nhau để đan xen giữa thương mại hiện đại với thương mại truyền thống. Tương tự như tại các thành phố loại I, mạng lưới chợ trên địa bàn này phát triển và chuyển hoá theo 3 hướng: nâng cấp thành các chợ trung tâm khang trang và tương đối hiện đại, phù hợp với quần thể kiến trúc các loại hình thương mại chung quanh (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi); chuyển hóa thành các siêu thị, cửa hàng tự chọn (trong bán lẻ), kho hàng, trung tâm phân phối (trong bán buôn) và di chuyển, xây mới các chợ đầu mối bán buôn ở khu vực ngoại vi. Thu hút các cửa hàng bán lẻ độc lập và truyền thống, các hộ kinh doanh cá thể vào chuỗi cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh.

- Triển khai bước đầu các loại hình giao dịch thương mại điện tử ở khu vực này với qui mô và trình độ trung bình, tạo tiề đề để phát triển nhanh hơn và cao hơn ở các giai đoạn tiếp theo.

1.2 Khu vực nông thôn từ huyện trở xuống, các thị trấn, thị tứ và cửa khẩu địa phương:

a, Đối với nông thôn đồng bằng:


- Hệ thống chợ, mạng lưới cửa hàng mua bán truyền thống và đại lý vẫn là kênh lưu thông hàng hoá chủ yếu của khu vực này trong suốt cả thời kỳ2006 2020. Thực hiện đồng bộ chương trình phát triển các loại hình chợ nông thôn: cải tạo, nâng cấp, di dời và xây mới để đảm bảo có đủ chợ dân sinh ở các xã và cụm xã phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống hàng của nhân dân; nâng cấp, xây mới các chợ thị tứ và chợ trung tâm huyện; hình thành các chợ đầu mối bán buôn tại những nơi có sản xuất hàng hoá tập trung, ổn định và đủ lớn, có vị trí và điều kiện giao thông thuận lợi, gần các trung tâm tiêu thụ hoặc ở ngoại vi thành phố, thị xã (mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) có từ 1 đến 3 chợ đầu mối bán buôn cấp tỉnh, cả


nước có 5 chợ đầu mối bán buôn lớn cấp vùng). Trong số các chợ đầu mối bán buôn này, lựa chọn để tiếp tục đầu tư phát triển thành một số sàn giao dịch, một số trung tâm đấu giá hoạt động theo hướng ứng dụng các phương thức giao dịch, mua bán hiện đại.

- Từng bước liên kết một số cửa hàng bán lẻ độc lập và truyền thống, thu hút các hộ kinh doanh cá thể ở các thị trấn, thị tứ vào chuỗi kéo dài các cửa hàng tiện lợi từ các khu vực thành thị có tầm ảnh hưởng lớn. Tuỳ thuộc vào qui mô, tốc độ phát triển của lưu thông hàng hoá, của nhu cầu bán buôn và bán lẻ trong và ngoài khu vực để xây dựng các kho hàng, các trung tâm phân phối cho phù hợp.

- Vào các năm cuối của giai đoạn 2006 – 2010, bên cạnh việc phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi, có thể xây dựng một số trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp qui mô nhỏ tại những thị trấn, thị tứ thuộc các vùng kinh tế phát triển.

b, Đối với khu vực nông thôn miền núi:


Trên địa bàn thị trường này, hệ thống chợ, mạng lưới cửa hàng truyền thống và đại lý cũng vẫn là kênh phân phối hàng hoá chủ yếu. Trong quá trình xây dựng và khai thác chợ cần chú ý kết hợp yếu tố kinh tế với tập quán sinh hoạt vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc để chợ thực sự có hiệu quả kinh tế và xã hội.

Tại các trung tâm xã hoặc cụm xã, bên cạnh chợ cần qui tụ và bố trí các cửa hàng mua bán, hợp tác xã thương mại dịch vụ, các đại lý và hộ kinh doanh cá thể…

+ Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi: Phát triển mạnh các loại hình này tại các khu vực thành thị; trong đó qui mô và trình độ tổ chức giảm dần từ hạng I đến hạng II và hạng III tương ứng theo thứ tự từ đô


thị loại I trở xuống đến các thị xã, các khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế lớn, khu đô thị mới, khu dân cư tập trung, các cửa khẩu và các thị trấn, thị tứ. Trong mỗi loại hình, từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng văn minh và hiện đại, liên kết thành các hệ thống, các chuỗi phân phối; lập ra và quản lý các trung tâm logistics nội bộ, ứng dụng rộng rãi phương thức nhượng quyền thương mại.

+ Trung tâm logistics, trung tâm (kho) bán buôn: Xây dựng một số trung tâm logistics, trung tâm (kho) bán buôn (gồm cả hàng hoá chuyên ngành và hàng hoá tổng hợp) dưới 2 dạng: trung tâm như một đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức kinh doanh của tổng công ty, tập đoàn thương mại lớn và trung tâm hoạt động độc lập tại một số địa bàn thị trường lớn. Thông qua phương thức hợp đồng và đơn hàng, các trung tâm này là các nhà phân phối trung gian chuyên nghiệp, đảm nhận các khâu và các công đoạn trong quá trình đưa hàng từ nhà cung ứng (nhà sản xuất, nhà nhập khẩu) đến nhà bán lẻ.

+ Siêu thị ảo, chợ ảo, nhà mua bán trung gian trên mạng internet: Hình thành và phát triển một số siêu thị ảo và chợ ảo, một số nhà mua bán trung gian ảo trên mạng internet, trước hết là tại các đô thị lớn, trong các trung tâm thương mại, tổng công ty và tập đoàn thương mại lớn, vừa mang tính chất thí điểm vừa tạo ra tiền đề cho quá trình tiếp cận và phát triển mạnh thương mại điện tử theo mô hình Amazon.com và eBay trong một tương lai gần.

+ Khu mua sắm, thương mại – dịch vụ tập trung: Tại vùng ngoại vi (từ vành đai 2 trở ra) của các đô thị lớn, hình thành và phát triển các khu mua sắm, khu thương mại – dịch vụ tập trung trên cơ sở liên kết và hội tụ các trung tâm thương mại lớn, các đại siêu thị, các trung tâm cung ứng dịch vụ cùng với cá công trình văn hoá, thể thao vui chơi giải trí, tạo ra một không gian rộng lớn phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo cư dân đô thị và khách du lịch, nhất là vào những ngày nghỉ cuối tuần.


Vốn đầu tư xây dựng của các loại hình trung tâm mua sắm, khu thương mại – dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các loại hình thương mại điện tử được huy động từ các nguồn khác nhau trong xã hội, trong đó chủ yếu là vốn đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở (mặt bằng, nền, kè, đường đi, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, tường rào bao quanh) đối với loại hình trung tâm (kho) bán buôn, trung tâm logistics, trung tâm hội chợ - triển lãm.

2. Tạo ra các mối liên kết kinh tế và trên cơ sở đó tổ chức các loại hình thương mại phù hợp, gắn sản xuất với lưu thông và tiêu dùng, gắn các khâu, các công đoạn trong quá trình lưu thông với nhau, bao gồm:

2.1 Hình thành và phát triển các loại hình tổng công ty, công ty kinh doanh hàng hoá chuyên ngành hoặc tổng hợp liên kết theo chiều dọc hoặc liên kết theo chiều ngang. Theo đó, định hướng tổ chức các loại hình chủ yếu như sau:

- Hình thành và phát triển các tổng công ty kinh doanh hàng hoá chuyên ngành, trong đó có các ngành hàng thuộc diện quan trọng hoặc đặc thù (như xi măng, sắt thép, xăng dầu, phân bón, lương thực, mía đường, dệt may, thuốc lá, rượu - bia, vật liệu nổ), hoạt động theo mô hình tập đoàn tổng công ty mẹ - con. Tạo lập và phát triển các mối liên kết dọc bằng cách hình thành nên một công ty thương mại (công ty thành viên) hoặc công ty mẹ trực tiếp đảm nhận chức năng tổng phát luồng phân phối chung cho toàn bộ hệ thống phân phối trực thuộc được lập ra (gồm trung tâm logistics, kho hàng, công ty, chi nhánh, xí nghiệp, trạm, cửa hàng). Mở rộng các kênh phân phối ngoài hệ thống trực thuộc theo các phương thức đại lý, nhượng quyền thương mại (trong bán lẻ), theo hợp đồng cung ứng hoặc theo đơn hàng (trong bán buôn) với các chủ thể kinh doanh khác trên cơ sở phân chia thị trường theo


các khu vực địa lý, bảo đảm hài hoà lợi ích của cả chuỗi phân phối. Các mối liên kết trong và ngoài hệ thống, đặc biệt là giữa tổng công ty, công ty với các cửa hàng trực thuộc, các đại lý phải được xác lập ổn định, lâu dài và bền vững. Các cửa hàng trực thuộc, các đại lý phải trở thành các “cứ điểm” kinh doanh, bám sát sản xuất và tiêu dùng, tạo sức mạnh cạnh tranh cho toàn hệ thống, trở thành phương cách cơ bản để mở rộng lưu thông, làm công cụ kinh tế để thực hiện quá trình điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường, giá cả.

- Hình thành và phát triển các tổng công ty thương mại kinh doanh hàng hoá tổng hợp hoạt động theo mô hình tập đoàn hoặc công ty mẹ - con (như Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Công ty XNK Intimex, Công ty Thực phẩm miền Bắc). Tạo lập và phát triển các mối liên kết ngang bằng cách xây dựng và quản lý các loại hình tổ chức và hoạt động phân phối khác nhau trên cùng một địa bàn thị trường (các công ty bán buôn với các kho hàng, trung tâm logistics, chợ đầu mối; các công ty bán lẻ với các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi; các cơ sở sản xuất chế biến phụ trợ) kinh doanh hàng hoá tổng hợp nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống.

2.2 Hình thành và phát triển các tổng công ty, công ty thương mại chuyên kinh doanh bán lẻ hàng hoá tổng hợp quản lý các hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi (như Liên hiệp HTX thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống siêu thị Co.op Mart và hệ thống cửa hàng tiện lợi, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ An Phong với hệ thống siêu thị Citimart); liên kết với các đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng, các công ty kinh doanh nhập khẩu (thực phẩm chế biến, hàng công nghiệp tiêu dùng), các gia trại, trang trại, các HTX, các chợ đầu mối (hàng thực phẩm tươi sống, rau - củ - quả) thông qua hợp đồng mua bán và đơn đặt hàng để tạo nguồn hàng ổn định lâu dài, với khối lượng lớn, trung chuyển về

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí