Đặc Điểm Tự Nhiên Và Tài Nguyên Du Lịch Tự Nhiên 85087

7.5.5.6. Bờ biển Vàng

Là khu du lịch chính của Australia và là một trong những khu du lịch đẹp, nổi tiếng nhất thế giới. Dọc bãi biển có rất nhiều khách sạn, nhà hàng, quán bar, cafe và một casino lớn nhất Australia. Bờ biển Vàng như một nam châm hút khách chơi từ trung tâm Australia tới nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí.

7.6 Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Tên gọi đầy đủ là nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia lớn cả về diện tích và dân số. Lãnh thổ Trung Quốc rộng thứ 3 thế giới với

9.598.050 km2 (không tính Đài Loan), dân số 1.376.692.576 người năm 2015, đứng đầu thế giới. Thiên nhiên và văn hóa của đất nước hết sức phong phú, đa dạng, đầy huyền bí và quyến rũ. Trung Quốc đang trở thành một cường quốc về kinh tế và tất nhiên cả về du lịch.

7.6.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

Trung Quốc chiếm phần lớn lãnh thổ Đông Á. Chiều rộng từ bắc xuống nam là 3.650 km, chiều dài từ tây sang đông tới 5.700 km, đường biên giới có chiều dài hơn 21.500 km và tiếp giáp với nhiều nước châu Á khác. Phần lớn lãnh thổ nằm sâu trong lục địa. Dọc đường bờ biển dài 18.000 km có nhiều vịnh biển và bãi biển và có nhiều hải cảng.

Thiên nhiên đa dạng và có sự khác nhau giữa Đông và Tây.

Lãnh thổ rộng lớn, điều kiện tự nhiên phong phú, lịch sử hình thành phức tạp, có đủ các dạng địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng, bồn địa và hoang mạc. Nhưng núi chiếm phần chủ yếu 3/4 diện tích, trong đó gần 1/3 ở độ cao trên 3000m. Khí hậu giữa các miền cũng rất khác biệt nhau, từ ôn đới lạnh, ôn đới đến cận nhiệt và có cả khí hậu hoang mạc.

Phía Đông (kinh tuyến 105o) chủ yếu là đồng bằng và đồi ở độ cao dưới 400m. Trong đó có những đồng bằng lớn là Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam, với tổng diện tích hơn 1triệu km2. Đất đai đồng bằng phì nhiêu do phù sa các sông Tùng Hoa, Liêu Hà, Hoàng Hà, Trường Giang, Tây Giang, Châu Giang bồi đắp. Các đồng bằng nằm rải dọc ven biển từ bắc tới nam nên có khí hậu gió mùa với các các sắc thái khác nhau từ ôn đới đến cận nhiệt. Mưa chủ yếu vào mùa hạ với lượng mưa trung bình 750 - 2000 mm/năm. Nhiệt độ trung bình tháng 1 ở Quảng Châu là 13o2, Vũ Hán 3o9, Bắc Kinh -4o6, Cáp Nhĩ Tân - 21o. Mùa hạ, tháng 7 nhiệt độ trung bình ở Quảng Châu là 28o6 còn ở Cáp Nhĩ Tân là 24oC.

Phía Tây là núi, 4/5 bề mặt cao hơn 1000m, trong đó 2/3 diện tích ở độ cao trên 3000m. Nơi đây tập trung những dãy núi và cao nguyên cao lớn nhất thế giới như Côn Luân (6000-7000m), An Tai (3000m), Tây Tạng (4000m), Pa Mia (2000-3000m),... Đặc biệt, dãy Himalaya cao nhất thế giới nằm giữa biên giới tây nam giáp với Nê Pan có nhiều đỉnh cao tới 7000 - 8000m, trong đó đỉnh Chômôlungma cao nhất thế giới 8.848m. Các bồn địa có địa hình thấp hơn là Ta Rim, Tứ Xuyên, Tân Cương, Ngô Duy Nhĩ. Khí hậu lục địa, nhiệt độ chênh lệch lớn giữa ngày và đêm, giữa mùa đông và mùa hè. Nhiều nơi có lượng mưa thấp dưới 100 mm/năm, mang tính chất khí hậu sa mạc (Nội Mông).

Khí hậu phức tạp của Trung Quốc có thể được phân thành các khu vực khí hậu sau:

- Khu vực Đông Bắc: Có mùa đông lạnh, kéo dài, nhiều băng tuyết. Thời tiết lạnh giá đã tạo nên Lễ hội Băng đăng ở Cáp Nhĩ Tân đầy ấn tượng. Mùa hạ ngắn ngủi, lượng mưa 300-700 mm/năm.

- Khu vực Hoa Bắc: Có khí hậu ôn đới lục địa, nhiệt độ trung bình năm hơn 10oC, mưa hơn 500 mm/năm. Chẳng hạn như ở Bắc Kinh có khí hậu ôn hòa. Mùa đông có những đợt gió lạnh từ Xibêri thổi xuống song, không khí khô, dễ chịu với cảnh tuyết rơi thật đẹp. Mùa hè thời tiết khá nóng bức.

- Khu vực Trường Giang: Có khí hậu khá ấm áp, nhiệt độ trung bình năm 15

- 17oC, lượng mưa 1000- 2000 mm. Mùa đông thường trên 0oC. Mùa hạ 27 - 30oC

- Khu vực Lưỡng Quảng (Đông Nam): Mùa hạ kéo dài, mùa đông ngắn ngủi, nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, lượng mưa trên 1500 mm

- Khu vực Tứ Xuyên: Mùa đông ấm áp, ôn hòa, mưa 700 - 1700 mm

- Khu vực Tây Bắc (Tân Cương): Mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống tới -10 đến -20oC. Mùa hạ nóng, nhiệt độ 22 - 26oC.

- Khu vực Tây Nam: Mùa đông ấm áp, nhiệt độ trên 0oC. Khí hậu mát mẻ gần như không có mùa hạ, nhiệt độ tháng 7 khoảng 13 - 20oC, là nơi du lịch nghỉ mát rất tốt. Tây Tạng có 10 tháng băng giá.

Thời gian lí tưởng để đi du lịch Trung Quốc là dịp cuối xuân, đầu hè hoặc vào mùa thu tháng 9-10. Du lịch miền Nam thời tiết tốt nhất vào tháng 11-12.

Trung Quốc có nhiều sông lớn mà hầu hết bắt nguồn từ miền núi và cao nguyên phía tây. Vào mùa hạ các dòng sông đầy nước, mùa đông sông ít nước, các sông ở phía bắc đóng băng 5 - 6 tháng/năm. Trung Quốc có những dòng sông lớn tầm cỡ thế giới là sông Trường Giang (6300 km), Hoàng Hà (4800

km),... và những hồ nước lớn và đẹp như hồ Động Đình (2820 km2), Thái Hồ (2425 km2), hồ Phiên Dương( 3583 km2), hồ nước mặn Thanh Hải (4583 km2),...

Tài nguyên sinh vật của Trung Quốc rất phong phú, đa dạng, tuy nhiên đã bị giảm sút nhiều. Trước kia rừng bao phủ tới 50 - 60% diện tích lãnh thổ, nay chỉ còn 12%. Theo thống kê, hiện nay Trung Quốc có khoảng 2091 loài động vật có xương sống, với hơn 100 loài đặc hữu như sếu mào cong, trĩ tai to, khỉ vàng, gấu trúc, ngựa thảo nguyên, lạc đà hai bướu, cá heo sông, cá sấu Trường Giang,...

Thiên nhiên đa dạng, hùng vĩ của núi non, hang động, rừng biển đã ban tặng cho đất nước này biết bao cảnh quan thiên nhiên kì vĩ làm mê lòng người. Núi Thái Sơn (thuộc tỉnh Sơn Đông) đứng đầu trong “Ngũ nhạc” của Trung Quốc, cao 1500m được coi là “trời”, với những ngọn núi quanh năm mây phủ, cảnh sắc tráng lệ đẹp lạ thường. Nơi đây còn là thánh địa của đạo Phật và đạo Giáo, nơi khởi nguồn của nền văn minh Trung Hoa. Thạch Lâm là một cảnh quan đặc sắc của Trung Quốc, được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất kì quan”. Địa hình trên triền sông Li (Quế Lâm) như là một cảnh thiên đường với những vách đá dựng đứng, nhiều hình, nhiều vẻ rất lãng mạn như núi Vòi Voi, Vách Rồng, núi Tình yêu,... Rồi Nga Mi Sơn, Đại Phật Sơn, Thái Hồ, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Long,...

7.6.2 Đặc điểm lịch sử - văn hóa và tài nguyên du lịch nhân văn

Lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc bao gồm 21 tỉnh (không tính Đài Loan), 5 khu tự trị (Nội Mông, Choang-Quảng Tây, Hồi-Ninh Hạ, Ngô Duy Nhĩ- Tân Cương, Tây Tạng), 3 thành phố trung ương ( Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân).

Trung Quốc là nước có nền văn minh lâu đời với hơn 4000 năm lịch sử, một trong những chiếc nôi của của nền văn hóa loài người. Hiện nay còn lưu lại nhiều công trình kiến trúc, lâu dài, cung điện, cung miếu đồ sộ, nhiều tác phẩm nghệ thuật, công trình khoa học lớn có giá trị của các thời đại.

Lịch sử Trung Quốc trải qua nhiều thế kỷ và nhiều biến động phức tạp với nhiều triều đại phong kiến khác nhau, có thể tóm tắt như sau:


1. Thời nhà Hạ: TK XXI - XVI tr CN

2. Nhà Thương: TK XVI - XI tr CN

3. Nhà Chu: TK XI - III tr CN

4. Thời Xuân - Thu: 770 - 221 tr CN

5. Thời nhà Tần: 221 - 206 tr CN, bắt

10. Nhà Tấn: 265 - 420

11. Thời Nam - Bắc Triều: 420 - 589 12. Nhà Tùy: 581 - 618

13. Nhà Đường: 618 - 907

14. Thời Ngũ Đại ở miền Bắc và Thập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Địa lý du lịch Phần 2 - CĐ Du lịch Hà Nội - 7


đầu quốc gia phong kiến thống nhất.

6. Nhà Tây Hán: 206 tr CN - 8 CN

7. Triều Tân: 9 - 23

8. Nhà Đông Hán: 25 - 220

9. Thời Tam Quốc: 220 - 280

Quốc ở miền Nam: 907 - 960 15. Nhà Tống: 960 - 1279

16. Nhà Nguyên: 1271 - 1368 17. Nhà Minh: 1368 - 1644

18. Nhà Thanh: 1644 - 1911


Đến năm 1911 chấm dứt thời kỳ phong kiến hình thành sớm và kéo dài của Trung Quốc chuyển sang chế độ Trung Hoa Dân Quốc. Ngày 1/10/1949 nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.

Lịch sử thời phong kiến Trung Quốc phát triển rất rực rỡ đã đạt được những thành tựu văn hóa có giá trị, có ảnh hưởng sâu sắc đối với không chỉ cho đất nước mà còn ảnh hưởng tới văn hóa cả khu vực và thế giới.

Từ thời cổ đại, ở Trung Quốc đã xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng khác nhau, tiêu biểu là sáu phái: Nho gia, Mặc gia, Danh gia, Pháp gia, Âm dương gia, Đạo gia. Trong số các phái ấy, quan trọng là bốn phái: Nho gia, Mặc gia, Pháp gia, Đạo gia. Còn Âm dương gia không tồn tại lâu dài nhưng có ảnh hưởng lớn đến các phái khác nhất là Nho gia. Cùng các nhà tư tưởng lớn như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Trang Tử, Lão Tử, Mặc Tử, Quản Trọng,...

Văn học Trung Quốc là một nền văn học rất phong phú về nội dung, sâu sắc về tư tưởng, đa dạng, tinh tế và điêu luyện về hình thức thể hiện, phát triển linh hoạt qua mỗi thời gian, phản ánh chân thực các thời kì lịch sử, mỗi vương triều, hấp dẫn người đọc, vượt ra ngoài không gian một nước và thời gian một vương triều. Thật là một nền văn học lớn, một kho tàng lớn. Những tác phẩm tiêu biểu như Kinh Thi, Tả truyện, Chiến quốc sách, Thủy hử, Tam quốc chí diễn nghĩa, Tây du kí, Hồng lâu mộng,... Cùng các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Khuất Nguyên, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thi Nại Am, La Quán Trung, Ngô Thừa Ân,....

Về mặt khoa học kĩ thuật, thời kì này cũng đạt được những thành tựu quan trọng: về Toán học như Cửu chương toán thuật, số Pi, ...; Về Thiên văn học, từ thời nhà Tần đã phát minh ra nông lịch và ngày càng được hoàn thiện; Về Y dược, trong lịch Trung Quốc xuất hiện nhiều thầy thuốc giỏi và nhiều sách thuốc hay; Về kĩ thuật, dưới thời phong kiến, nhân dân Trung Quốc có bốn phát minh hết sức quan trọng, đó là giấy, cách in, la bàn và thuốc súng.

Di sản văn hóa có giá trị và hấp dẫn nhất về du lịch là các công trình kiến trúc vĩ đại, độc đáo còn lại đến ngày nay, hàng năm thu hút hàng chục triệu khách

du lịch khắp nơi trên đất nước và thế giới. Trong danh sách những di sản thế giới thì Trung Quốc có nhiều nhất, tiêu biểu là những di sản: Núi Thái Sơn, Vạn Lý Trường Thành, Cố Cung, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Di chỉ người vượn Bắc Kinh, Núi Hoàng Sơn, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Long, Sơn Trang và đền miếu ở Thừa Đức, Quần thể kiến trúc cổ núi Vũ Đang, Cung điện Potala, Khu vườn cổ Tô Châu, Di Hòa Viên, Thiên Đàn, Khu di tích Khổng Tử, Thung lũng Cửu Trại, Phố cổ Bình Dao, núi Hoàng Long, Nga Mi Sơn và Đại Phật Sơn.

Từ xa xưa Trung Quốc đã nổi tiếng thế giới về nhiều mặt hàng thủ công mĩ nghệ như gốm sứ Giang Tây, tơ lụa Hàng Châu, Tô Châu, tranh thủy mặc, nghệ thuật thư pháp,... Chẳng thế mà các nước phương Tây đã gọi họ là China - đất nước gốm sứ, hay Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử. Ngày nay, những mặt hàng này vẫn được duy trì và phát triển mạnh mẽ cùng với sản phẩm của các ngành công nghiệp nhẹ trở thành trung tâm công nghiệp hàng tiêu dùng của thế giới.

7.6.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

Trên lãnh thổ rộng lớn ấy, Trung Quốc còn là quốc gia đa dân tộc. Trong số 56 dân tộc, người Hán có số lượng đông nhất, chiếm trên 93% dân số toàn quốc, tập trung chủ yếu ở phía đông lãnh thổ, nơi những bình nguyên rộng lớn, màu mỡ, các vùng kinh tế phát triển và các đô thị lớn. Người Hán là hạt nhân của các dân tộc Trung Quốc. Cách đây trên 4000 năm trên lưu vực sông Hoàng Hà họ đã lập lên nền Văn minh Hoa Hạ. Hầu hết các dân tộc thiểu số sống trên các vùng núi, cao nguyên và hoang mạc ở phía tây, nam và bắc lãnh thổ. Dân tộc có số dân đông sau người Hán là người Choang (13,5 triệu), sống chủ yếu ở vùng núi, cao nguyên phí nam lãnh thổ. Tiếp đến là người Ngô Duy Nhĩ (Uigua), người Hồi, sống ở phía tây bắc. Người Tạng sống ở tây nam lãnh thổ. Các dân tộc có số dân đáng kể khác như Miêu, Dao, Mãn, người Mông Cổ.

Trung Quốc không những là nước có dân số đông nhất thế giới mà còn có số người di cư ra ngước ngoài rất lớn, có khoảng 25 triệu Hoa Kiều sống ở khắp nơi, nhiều nhất là ở Đông Nam á. Quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc diễn ra nhanh chóng cùng với quá trình phát triển kinh tế mấy thập kỷ qua. Cùng với việc phát triển của các thành phố Trung Quốc đã xây dựng thêm nhiều thành phố mới, đặc biệt là các khu kinh tế lớn như Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn. Hiện nay dân thành thị chiếm khoảng hơn 30% dân số. Có hơn 30 thành phố triệu dân, những thành phố lớn nhất là Bắc Kinh (14 triệu), Thượng Hải 17 triệu), Thiên Tân (9,5 triệu).

Từ sau cách mạng 1949 đến năm 1978 nền kinh tế Trung Quốc với nhiều xáo trộn lớn, nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế, nền kinh

tế phát triển chậm. Từ năm 1978 đến nay, nhờ thực hiện đường lối 4 hiện đại hóa với ba bước chiến lược kinh tế, Trung Quốc đã bước vào Kỷ nguyên mới, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Đến nay Trung quốc đã trở thành nước công - nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp chiếm 47% GDP, đứng hàng thứ 5 thế giới. Tổng thu nhập quốc dân của Trung Quốc năm 2001 đạt 1.159.017 triệu USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 911,2 USD/ người. Hiện nay Trung Quốc đã vươn lên là cường quốc kinh tế thứ 2 của thế giới với GDP năm 2015 là 10.866 tỉ USD (phần đại lục).

Hệ thống giao thông vận tải được quan tâm và phát triển khá đều đặn. Nhiều tuyến đường được nâng cấp và mở rộng. Đường sắt là khâu chính của hệ thống giao thông vận tải, với tổng chiều dài trên 53.000 km, đứng thứ 5 thế giới. Hệ thống dường sắt nối liền các cảng, đặc khu, các tỉnh nằm sâu trong nội địa với thủ đô và các thành phố lớn. Đường hàng không được phát triển mạnh trong thời gian qua. Các sân bay quốc tế quan trọng là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hàng Châu, Côn Minh. Hệ thống đường bộ rất lớn với tổng chiều dài hơn 1 triệu km, tỏa khắp các miền. Trong đó có hệ thống đường cao tốc nối các thành phố lớn. Đường biển phát triển với tốc độ nhanh, nhất là sau khi Trung Quốc có chính sách mở cửa và đứng vào hàng những nước tiên tiến về đường biển. Thượng Hải là một trong ba hải cảng lớn nhất thế giới, các hải cảng lớn khác là Đại Liên, Thiên Tân, Thanh Đảo,...

7.6.4 Sự phát triển du lịch

Mặc dù là đất nước giàu tiềm năng về du lịch, song do hoàn cảnh kinh tế - xã hội nên du lịch ở Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực phát triển muộn màng. Cùng với công cuộc cải cách, mở cửa nền kinh tế, du lịch cũng được phát triển mạnh mẽ không ngừng, có mức tăng trưởng rất cao. Đến năm 1990 Trung Quốc đã đón được hơn 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Đến nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng và Trung Quốc đã được đứng vào hàng đầu các quốc gia về phát triển du lịch.

7.6.4.1. Du lịch quốc tế

Thiên nhiên và lịch sử Trung Quốc đã tạo ra vô vàn các danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử văn hóa đặc sắc và có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch quốc tế. Du lịch Trung Quốc quả là điều thú vị không chỉ đối với khách du lịch quốc tế mà ngay cả với người dân Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc là quốc gia có số lượng lớn kiều dân sinh sống ở khắp nơi trên thế giới và họ luôn hướng về tổ quốc. Hồng Kông, Ma cao và Đài Loan có mối quan hệ mật thiết với các nước phương Tây là cửa ngõ quan trọng của khách du lịch quốc tế. Đặc

biệt nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ là một thị trường kinh tế lớn hấp dẫn. Tất cả đã tạo cho Trung Quốc một thị trường khách du lịch quốc tế lớn và tiềm năng dồi dào nhất thế giới.

Vì vậy, hàng năm khách du lịch đến Trung Quốc tăng nhanh không ngừng đáng kinh ngạc. Khách du lịch quốc tế đến năm 1990 là 10,454 triệu lượt thì đến năm 2000 đã tăng lên tới 31,229 triệu lượt, đứng thứ 5 thế giới (chưa tính Hồng Kông và Ma Cao). Đến năm 2010 là 55,66 triệu lượt vànăm 2014 là 55,62 triệu lượt khách, đứng thứ 3 thế giới (chưa tính Hồng Kông 27,8và Ma Cao14,6 triệu lượt năm 2014). Năm 2018 đón 62,9 triệu lượt khách, đứng thứ 4 thế giới.

Thị trường khách du lịch quốc tế của Trung Quốc có thể nói là khắp thế giới. Song, các thị trường chủ yếu vẫn là các nước trong khu vực Đông Á và láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN, châu Âu, Bắc Mĩ và người Hoa kiều.

Khách du lịch đến Trung Quốc với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, mục đích tham quan là chủ yếu. Những nơi có thắng cảnh thiên nhiên đẹp như núi non hang động, các bãi biển, nơi khí hậu tốt như phong cảnh Thái Sơn, phong cảnh Quế Lâm, phong cảnh Côn Minh với Thạch Lâm nổi tiếng, đặc biệt là nơi có các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như Vạn Lý Trường Thành, Cố Cung, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng,...là những điểm đến của nhiều khách du lịch nhất. Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Cáp Nhĩ Tân, Quảng Châu, Nam Kinh, Quế Lâm, Côn Minh, Tây An, Lasa,... là những trung tâm du lịch quan trọng. Khách du lịch thương mại, thăm thân, mua sắm ngày càng nhiều. Ngoài nhu cầu tìm kiếm thị trường, ở đây còn là nơi mua sắm tốt, các mặt hàng tiêu dùng rất phong phú, giá rẻ như giày dép, quần áo, đồ chơi, đồ điện tử,... đặc biệt, những mặt hàng thủ công mĩ nghệ rất hấp dẫn. Nhiều khách du lịch rất thích thú thưởng thức các món ăn độc đáo và nổi tiếng của Trung Quốc.

Ngược lại, đời sống kinh tế, xã hội ngày một phát triển đã thúc đẩy người dân Trung quốc đi du lịch nước ngoài ngày một nhiều. Họ thường tới các nước trong khu vực, châu Âu, Bắc Mĩ với mục đích chính là tham quan và thương mại. Năm 1999 chi tiêu của khách du lịch Trung Quốc là 10.864 triệu USD.

7.6.4.2. Du lịch nội dịa

Du lịch nội địa của Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh. Đất nước rộng lớn, thiên nhiên và văn hóa của các vùng vô cùng đa dạng, phong phú, xa lạ và hấp dẫn đã thu hút người dân Trung Quốc tham quan tìm hiểu về nước non mình. Hơn nữa, đời sống của họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, Phật giáo,... nên những chuyến du lịch hành hương về nơi đất thánh là rất ý nghĩa như

Núi Thái Sơn, Đền Khổng Tử, đền Lão Tử, Lasa, Lăng Mộ Tần Thủy Hoàng, những ngôi chùa thờ Phật có ở nhiều nơi,... Đặc biệt, nền kinh tế Trung Quốc trong vài thập kỉ nay đã phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, người dân đã có thu nhập khá cao, đời sống văn hóa, xã hội được cải thiện nhiều tạo điều kiện nhu cầu đi du lịch ngày một nhiều hơn.

Hàng năm có hàng trăm triệu lượt người dân di du lịch trong nước. Đây cũng là thị trường và nguồn thu quan trọng của du lịch Trung Quốc.

Nhờ vậy, thu nhập từ du lịch của Trung Quốc tăng nhanh, năm 1990 thu được 2.218 triệu USD và Hồng Kông thu được 5.032 triệu USD, năm 2000 tăng lên đạt 24.017 triệu USD (trong đó phần của Hồng Kông là 7.886 triệu), đứng thứ 5 thế giới về thu nhập từ du lịch, năm 2018 thu 40,4 tỉ USD. Trung Quốc thực sự là một cường quốc về du lịch.

7.6.5. Những trung tâm và điểm du lịch quan trọng

7.6.5.1. Thủ đô Bắc Kinh

Bắc Kinh là thành phố văn hóa nổi tiếng với số dân hơn 14 triệu người và diện tích 16.800 km2, nằm ở phía bắc bình nguyên Hoa Bắc, phía tây là dãy Thái Sơn hùng vĩ. Bắc Kinh đã có hơn 3000 năm lịch sử và nhiều danh lam thắng cảnh tầm cỡ thế giới. Nơi đây có Sài Cấm Thành to lớn, hùng vĩ nổi tiếng nhất thế giới, một quần thể kiến trúc cung điện có qui mô lớn và hoàn chỉnh nhất và còn giữ được nguyên vẹn cho đến ngày nay. Thiên An Môn là cửa chính của kinh thành triều đại Minh - Thanh. Thành phố Bắc Kinh vừa hiện đại vừa cổ kính thu hút hàng triệu khách khách thế giới tham quan hàng năm.

* Hoàng cung Sài Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung, là cung điện hoàng gia dưới thời Minh - Thanh, hùng vĩ bậc nhất thế giới. Hoàng cung được xây dựng từ năm 1406 -1420 và đã trải qua nhiều lần trùng tu với diện tích 72 ha, bao gồm 9999 công trình kiến trúc cung điện, đền đài và lầu gác, xung quanh có tường cao 10m bao bọc, bên ngoài có sông sâu rộng 50m bao quanh, bốn góc là bốn vọng gác. Cố Cung được chia làm làm hai khu vực chính là ngoại triều và nội đình. Ngoại triều ở phía trước, gồm điện Thái Hòa, Trung Hòa, và Bảo Hòa, là nơi vua thiết triều. Nội đình gồm cung Càn Thanh, điện Giao Thái, cung Thẩm Ninh, là nơi vua xử lí việc triều chính và ăn ở. Hai phía đông tây có các cung điện dành cho các cung nữ.

* Công viên Bắc Hải nằm phía tây bắc Cố Cung, được xây dựng dưới triều vua Liêu, thế kỉ X. Trong công viên có hồ núi, núi nhân tạo được đắp bằng đá Thái Hồ tạo thành cung điện biệt lập. Dưới triều Minh công viên được mở

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí