Nhược điểm của vận chuyển đường thuỷ là tốc độ chậm. Những người có thần kinh yếu thường không chịu được do dễ bị say sóng, nhất là khi đi qua những vùng biển động.
Có hai hình thức dịch vụ cơ bản vận chuyển đường thuỷ trong du lịch, đó là du lịch đường dài, và du lịch tham quan.
Du lịch đường dài thường thực hiện trên biển, trên hồ lớn hoặc theo các hệ thống sông lớn hay kết hợp biển, sông, hồ. Loại hình du lịch này chủ yếu đáp ứng các kỳ nghỉ phép dài ngày, cho đối tượng khách có khả năng chi trả cao. Khách du lịch bị cuốn hút bởi sự sang trọng, tiện nghi của trang thiết bị và các điều kiện phục vụ trên tàu. Hành trình thường ghé lại các điểm du lịch hay thắng cảnh gần bờ để du khách thay đổi không khí, lên bờ tham quan, mua sắm, chụp ảnh...
Du lịch tham quan đường thuỷ là chuyến đi ngắn (trong vòng một vài ngày hoặc mấy tiếng). Thông thường đây có thể là những tour riêng biệt hay là một bộ phận của một tour trọn gói. Tuyến tham quan thường là dọc theo các con sông, trong lòng hồ hay trong vịnh, nơi có các cảnh đẹp như nhiều đảo, địa hình đáy hấp dẫn (san hô, tảo, rong và các loài thuỷ sinh đẹp và phong phú). Điều mà khách quan tâm nhất là cảnh vật trên tuyến du lịch chứ không phải là tiện nghi đắt tiền. Tốc độ của tàu không cần quá cao, song cần cố gắng sử dụng động cơ ít gây tiếng ồn.
Là một nước nhiệt đới gió mùa, mật độ sông suối của Việt Nam khá cao. Mật độ chia chắt ngang trung bình là 1km/1km2. Trung bình cứ 20km dọc đường bờ gặp một cửa sông, còn trong đất liền thì cứ 600m-1000 mét lại thấy có một dòng nứơc chảy qua29. Do vậy nhìn chung mạng lưới giao thông đường sông khá dày đặc. Những tuyến đường thuỷ chính theo dọc các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Chu, sông Cả... Đặc biệt ở đồng bằng Nam Bộ, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo nên lợi thế cho vận chuyển đường thuỷ.
Với 3260 km đường bờ, Việt Nam có 8 cảng biển lớn, có thể phục vụ tốt cho khách du lịch đến bằng tầu biển. Những tuyến đường biển chính trong nước là Hải Phòng - Vinh (300km), Hải Phòng - Đà Nẵng (500km), Hải Phòng - thành phố Hồ Chí Minh (1.500km), Vinh-Đà Nẵng (420km), Đà Nẵng - Quy Nhơn (300km), Đà Nẵng - Hoàng Sa (390km), Quy Nhơn- thành phố Hồ Chí Minh (440km), thành phố Hồ Chí Minh - Trường Sa (660km), thành phố Hồ Chí Minh - Trường Sa (660km). Bên cạnh đó có các tuyến đi hải ngoại như thành phố Hồ Chí Minh - Xihanuc Ville (870km), thành phố Hồ Chí Minh - Bangkok (1180km), thành phố Hồ Chí Minh - Singapore (1170km), thành phố Hồ Chí Minh - Tokyo (4.480km), thành phố Hồ Chí Minh - Hongkong (1720km), Hải Phòng - Tokyo (4.350km)- Vladivostok (4.500km), Hải Phòng - Manila (1.500km), Hải Phòng – Singapore (2.600km). Tuy nhiên cho đến nay, hầu hết các tuyến du lịch biển, kể cả trong và ngoài nước đều chỉ là các tuyến vận chuyển hàng hoá là chính.
29 Vũ Tự Lập, Địa lý tự nhiên Việt Nam, nxb Đaih học Sư phạm, 2004, trang 163
* Các hình thức giao thông du lịch khác
Ngoài các hình thức giao thông kể trên, nhiều nhà cung ứng du lịch đã có các sáng kiến đưa ra các loại phương tiện giao thông độc đáo nhằm mang lại cho du khách sự thoải mái, hứng thú cho du khách. Có thể kể một số phương tiện vận chuyển kiểu này như khinh khí cầu, cáp treo, xe mô tô, xe đạp, xích lô, xe súc vật kéo, bè mảng, thuỷ phi cơ... Các phương tiện này không nhằm mục đích chính là chuyên chở khách du lịch mà hầu hết là tạo ra một thú vui cho khách thông qua việc di chuyển. Do vậy thông thường nó chỉ dùng trong một không gian hạn chế và trong một khoảng thời gian ngắn.
Có thể bạn quan tâm!
- Xem Trần Đức Thạnh, Lịch Sử Địa Chất Vịnh Hạ Long. Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long, 1999
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Du Lịch
- Địa lý du lịch - ĐH Phạm Văn Đồng - 7
- Vùng Du Lịch Được Tạo Thành Bởi Nhiều Yếu Tố. Đó Là Các Yếu Tố Tạo Vùng. Hệ
- Phương Pháp Xác Định Ranh Giới Vùng Du Lịch
- Các Loại Hình Du Lịch Đặc Trưng Và Các Địa Bàn Hoạt Động Du Lịch Chủ Yếu Của Vùng
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
2.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
* Vai trò của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Du lịch là một ngành sản xuất nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hoá du lịch đòi hỏi phải có một hệ thống các công trình đặc biệt... Tài nguyên du lịch chiếm địa vị đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du lịch. Việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đó đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống các công trình. Căn cứ vào các đặc điểm trên có thể hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch như thương nghiệp, dịch vụ... Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch là cơ sở xác định công suất các công trình phục vụ du lịch. Sức hấp dẫn của chúng ảnh hưởng tới thứ hạng của các cơ sở này.
Sự kết hợp hài hoà giữa các tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật giúp cho sự hoạt động có hiệu quả của cơ sở phục vụ du lịch, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm. Vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lý cơ sở vật chất kỹ thuật trên các vùng lãnh thổ của đất nước và là tiền đề để hình thành các trung tâm du lịch.
Quan hệ giữa cơ sở vật chất kỹ thuật và tài nguyên du lịch không chỉ diễn ra theo một chiều, mà về phía mình, các công trình, cơ sở phục vụ du lịch cũng có tác động nhất định tới mức độ sử dụng tài nguyên du lịch và việc giữ gìn, bảo vệ chúng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần, chúng mang những chức năng khác nhau và có ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra, thực hiện những sản phẩm du lịch. Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên quy mô lớn cần phải xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng như khách sạn, nhà hàng, camping, cửa hiệu, trạm cung cấp xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi thể thao... Khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ thuật là các phương tiện phục vụ cho khâu ăn ngủ của khách, tức là nguồn vốn cố định của du lịch. Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được căn cứ vào 3 tiêu chuẩn chủ yếu: 1) Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch; 2) Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quá trình xây dựng và khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật; 3) Thuận tiện cho việc đi lại của khách từ các nơi đến.
Để đi sâu tìm hiểu nhằm sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cần chú ý các thành phần chủ yếu sau:
* Cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú
Cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống của ngành du lịch bao gồm các công trình đặc biệt đảm bảo nơi ăn ngủ và giải trí cho khách du lịch. Đây là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Chúng đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của con người (ăn và ngủ) khi họ sống ngoài nơi thường trú của họ. Các cơ sở này có thể chịu sự quản lý của tổ chức, xí nghiệp du lịch, hoặc có thể hoạt động độc lập. Chúng được phân hạng tuỳ theo tiêu chuẩn và mức độ đồng bộ của các dịch vụ có trong đó.
Các cơ sở lưu trú là các cơ sở kinh doanh phục vụ khách du lịch lưu trú trong một thời gian nhất định, đáp ứng nhu cầu về mặt ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí và các dịch vụ cần thiết khác trong quá trình họ lưu lại. Khách có thể thuê theo ngày, tuần hay tháng. Các cơ sở lưu trú có thể bao gồm các cơ sở ăn uống được kinh doanh quanh năm hay chỉ một số tháng trong năm. Về mặt chất lượng phục vụ, các cơ sở lưu trú được phân chia thành hai loại, loại được xếp hạng và loại chưa được xếp hạng.
Loại chưa được xếp hạng là cơ sở lưu trú có chất lượng phục vụ chưa đạt yêu cầu tối thiểu của khách sạn 1 sao. Những cơ sở này được gọi là nhà trọ, nhà nghỉ, nhà khách...
Loại được xếp hạng gọi là khách sạn. Đây là những cơ sở lưu trú được kiểm soát chất lượng, ít nhất đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu trong việc phục vụ khách lưu lại. Khách sạn ở nước ta được chia phân thành năm loại chất lượng, được gọi là khách sạn 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao và 5 sao. Cách phân hạng này phù hợp với thông lệ quốc tế vì cách phân loại này được sử dụng tương đối phổ biến. Có 5 căn cứ để xếp hạng khách sạn là vị trí, kiến trúc, trang thiết bị, tiện nghi phục vụ, các dịch vụ và mức độ phục vụ, nhân viên phục vụ và vệ sinh. Khách sạn càng cao sao, yêu cầu chất lượng
phục vụ, trang thiết bị tiện nghi, số lượng các dịch vụ càng phải đầy đủ, hoàn hảo, đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của khách.
Yêu cầu tối thiểu đối với khách sạn 1 sao phải có 10 phòng, phòng khách có trang thiết bị đầy đủ, có phòng ăn, trong phòng ăn có quầy bar. Nếu có 4 tầng trở lên, phải có thang máy dành riêng cho khách. Diện tích phòng ngủ đơn tối thiểu 9m2, phòng đôi 14m2. Trong phòng ngủ phải có điện thoại gọi được liên tỉnh và quốc tế, 50% số phòng có điều hoà nhiệt độ, số còn lại có quạt máy. Phòng vệ sinh rộng ít nhất 3m2, có vòi nóng lạnh. Ga giường, gối ngủ được thay 2 ngày 1 lần, khăn tắm, khăn mặt 1 ngày/1 lần, giấy vệ sinh và xà phòng được đặt hàng ngày. Thiết bị vệ sinh được niêm phong hàng ngày sau mỗi lần dọn. Nhân viên phòng trực 24/24 giờ. Có phục vụ ăn uống, giải khát từ 6 giờ đến 22 giờ.
Khách sạn 2 sao có tối thiểu 20 phòng. Trong trang thiết bị phong ngủ có thêm thảm chùi chân, tấm phủ giường, chuông gọi cửaTV và tủ lạnh cho 30% số phòng, điều hoà cho 70% số phòng, phòng vệ sinh có ổ cắm điện. Về phục vụ, có người chuyển hành lý khi khách làm thủ tục tại quầy lễ tân. Phải có chế độ phục vụ ăn tại phòng nghỉ nếu khách có yêu cầu.
Khách sạn 3 sao có tối thiểu 50 phòng. Tại mỗi tầng có phòng trực tầng. Có hai khu vực chế biến món ăn nóng và nguội riêng rẽ. Có phòng họp, phòng khiêu vũ, phong bar. Ở vùng biển có thêm bể bơi. Từ tầng 3 trở lên có đủ thang máy dành riêng cho khách. Những khu vực công cộng đều cos điều hoà. Cửa phòng ngủ có mắt thần, có dây khoá. Trong phòng có bộ sa lon với 2 ghế, co tủ lạnh (minibar) cho 50% số phòng, tất cả các phòng có điều hoà nhiệt độ. Phòng vệ sinh có bồn tắm cho 50% số phòng, trong phòng vệ sinh còn có điện thoại, máy sấy tóc, dao cạo râu. Nước máy đảm bảo vệ sinh, có thể uống trực tiếp từ vòi. Ga gối thay hàng ngày. Phục vụ ăn uống cho đến 24 giờ.
Khách sạn 4 sao phải có tối thiểu 80 phòng. Có các phòng ăn Á, Âu và bar đêm (có dàn nhạc và sàn nhảy). Có ăn sáng buffet. Có cửa hàng đồ lưu niệm, bách hoá, mỹ phẩm. Có các dịch vụ cắt tóc, giặt là lấy ngay, đánh giầy, chụp ảnh, quay phim, đánh máy, photocopy, massage... Có bể bơi, sân tenis, phòng thể thao, câu lạc bộ giải trí. Thảm được trải toàn bộ trong phòng ngủ, hành lang, cầu thang. Trong phòng ngủ có bàn trang điểm, có bảng điều khiển các thiết bị điện ở đầu giường, hàng ngày có hoa và quả tươi. Minibar cho 100% số phòng. 100% phòng vệ sinh có bồn tắm, áo choàng, thiết bị vệ sinh cho phụ nữ.
Khách sạn 5 sao phải có tối thiểu 100 phòng. Có phòng chiếu phim hoặc hoà nhạc, phòng hội thảo có phiên dịch một số ngôn ngữ thông dụng. Có dịch vụ cho người tàn tật. Trong phòng ngủ có đầu video, có két bảo hiểm. Vệ sinh phòng 2 lần / ngày, dịch vụ ăn uống 24/24 giờ.
Thông thường, khi kiểm kê, khách sạn được xếp vào 2 loại là khách sạn quốc tế và khách sạn nội địa. Khách sạn quốc tế thường là khách sạn 3 sao trở lên, thấp hơn là khách sạn nội địa. Khái niệm này không nên dùng vì trong thực tế khách sạn 3 đến 5 sao
vẫn phục vụ khách trong nước, và ngược lại, khách sạn 1 đến 2 sao vẫn có khách nước ngoài đến ở.
* Màng lưới cửa hàng thương nghiệp
Là một thành phần trong cơ cấu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Mục đích của chúng là đáp ứng nhu cầu về hàng hoá của khách du lịch (trong nước cũng như quốc tế) bằng việc bán các mặt hàng đặc trưng cho du lịch, hàng thực phẩm và các hàng hoá khác.
Cần phân biệt hai loại cửa hàng thương nghiệp. Loại thứ nhất thuộc ngành du lịch, chúng phục vụ khách du lịch là chủ yếu. Loại thứ hai thuộc mạng lưới thương nghiệp địa phương, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch ở nơi đó.
Do khách du lịch đông, lại từ nhiều nơi đến nên nhu cầu về hàng hoá của họ rất phong phú, đa dạng tuỳ theo đặc điểm tiêu dùng như tính truyền thống, tính dân tộc… Từ đó cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhu cầu trên cũng phong phú, đa dạng từ cửa hàng bán đồ lưu niệm đến các cửa hàng bán đồ chuyên dùng cho du lịch, bán hàng tiêu dùng (bằng ngoại tệ hay nội tệ).
Các cửa hàng có thể được bố trí trong khách sạn, tại khu du lịch, đầu mối giao
thông.
* Cơ sở thể thao
Cơ sở thể thao là một bộ phận của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Chúng có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của khách du lịch, làm nó trở nên tích cực hơn. Các cơ sở thể thao gồm có các công trình thể thao, các phòng thể thao hay trung tâm thể thao với nhiều loại khác nhau, các thiết bị chuyên dùng cho mỗi loại (bể bơi, xe đạp nước, cầu trượt nước, cho thuê ô tô...)
Ngày nay, công trình thể thao là một bộ phận không thể tách rời khỏi cơ cấu cơ sở vật chất kỹ thuật của các trung tâm du lịch. Chúng làm tăng hiệu quả sử dụng của khách sạn, camping... và làm phong phú thêm các loại hình của hoạt động du lịch.
* Cơ sở y tế
Ngoài mục đích phục vụ du lịch chữa bệnh, cơ sở y tế còn cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm các trung tâm chữa bệnh (bằng nước khoáng, ánh nắng Mặt Trời, bùn, các món ăn kiêng...), các phòng y tế với trang thiết bị trong đó (phòng tắm hơi, massage...)
* Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá
Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá phục vụ du lịch nhằm mục đích nâng cao, mở rộng kiến thức văn hoá xã hội cho khách du lịch, tạo điều kiện giao tiếp xã hội, tuyên truyền về truyền thống, thành tựu văn hoá của các dân tộc.
Các công trình này bao gồm các trung tâm văn hoá, thông tin, phòng chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ, phòng triển lãm… Chúng có thể được bố trí trong khách sạn hoặc hoạt động một cách độc lập tại các trung tâm du lịch.
Hoạt động văn hoá thông tin có thể được tổ chức thông qua các buổi dạ hội hữu nghị, hội hoá trang, đêm ca nhạc, tuần lễ biển, buổi gặp gỡ trao đổi giữa các khách du lịch có cùng một nghề, buổi chiếu phim, xem kịch, tham quan viện bảo tàng…
Tuy các công trình này có ý nghĩa thứ yếu đối với quá trình phục vụ khách du lịch, nhưng chúng giúp cho khách du lịch sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý, làm cho họ cảm thấy thoải mái trong kỳ nghỉ của mình tại khu du lịch.
* Các cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác
Các công trình này là điều kiện hỗ trợ, giúp cho khách du lịchsử dụng triệt để hơn tài nguyên du lịch, tạo ra những tiện nghi khi họ đi lại và lưu trú tại điểm du lịch.
Bộ phận này bao gồm trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu (ở biển hoăc núi), xưởng sửa chữa dụng cụ thể thao, phòng rửa tráng phim ảnh, hiệu cắt tóc, hiệu sửa đồng hồ, nhà giặt là, bưu điện, telex, phòng sao chụp...
Các công trình này được xây dựng thường là để phục vụ nhân dân địa phương là chủ yếu, còn đối với khách du lịch chúng có vai trò thứ yếu. Nhưng tại các điểm du lịch, chúng góp phần làm tăng tính đồng bộ của hệ thống dịch vụ du lịch. Các bộ phận trong cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra và thực hiện toàn bộ sản phẩm du lịch. Chúng tồn tại một cách độc lập song đồng thời lại có mối quan hệ khăng khít với nhau, góp phần nâng cao tính đồng bộ của sản phẩm du lịch, tính hấp dẫn của điểm du lịch.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch
2. Phân tíc mối qua hệ giữa các phân hệ du lịch
Chương 3. TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
MỤC TIÊU
- Nắm các thành phần của hệ thống lãnh thổ du lịch
- Nắm được hệ thống phân vị, hệ thống chỉ tiêu và pp phân vùng du lịch
- Xác định được ranh giới các vùng du lịch
NỘI DUNG
3.1. Quan niệm về hệ thống lãnh thổ du lịch
Đứng trên quan điểm tổng hợp, đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là cả hai yếu tố cầu-cung cũng như mối quan hệ hữu cơ giữa chúng. Như vậy địa lý du lịch không chỉ nghiên cứu đánh giá tài nguyên tự nhiên mà còn phải nghiên cứu các hiện tượng xã hội có liên quan đến nhu cầu du lịch, các hiện tượng kinh tế có liên quan đến khả năng cung ứng dịch vụ du lịch. Nói một cách khác, đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là hệ thống lãnh thổ du lịch.
Vào nửa cuối những năm 30 của thế kỷ hai mươi, trong hệ thống các khoa học địa lý đã hình thành một hướng nghiên cứu mới, một môn khoa học liên ngành, đó là Địa lý du lịch. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học này không ngừng được mở rộng và luôn phản ánh thực tế xã hội. Thoạt đầu, nó chỉ nghiên cứu địa lý các nguồn khách du lịch. Tiếp đến là việc nghiên cứu tiềm năng du lịch và khả năng khai thác cho các hoạt động du lịch. Cuối cùng là phân vùng du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch chính là hạt nhân tạo nên vùng du lịch. Vì vây, hệ thống lãnh thổ du lịch chính là đối tượng nghiên cứu của Địa lý du lịch (I.I.Pirôjnik, 1985).
Việc nghiên cứu hệ thống lãnh thổ du lịch đã có không ít các nhà địa lý đề cập tới. M.Bưchvarôp, 1979 đã đưa ra sơ đồ của hệ thống lãnh thổ du lịch dưới đây.
4
I
1
2
3
II
5
Sơ đồ hệ thống lãnh thổ du lịch của M.Bưchvarôp, 1979
I. Môi trường với các điều kiện phát sinh nhu cầu du lịch
II. Hệ thống lãnh thổ du lịch
1. Phương tiện giao thông vận tải 2. Phân hệ khách du lịch
3. Phân hệ cán bộ, nhân viên phục vụ 4. Phân hệ tài nguyên du lịch
5. Phân hệ công trình kỹ thuật
Sơ đồ này cho thấy cấu trúc của hệ thống lãnh thổ du lịch, mối tương tác giữa các phân hệ bên trong hệ thống và giữa hệ thống với môi trường bên ngoài. Theo sơ đồ này, hệ thống lãnh thổ du lịch bao gồm các bộ phận như: phương tiện giao thông vận tải; phân hệ khách du lịch; phân hệ cán bộ phục vụ; phân hệ tài nguyên du lịch và phân hệ công trình kỹ thuật. Luồng khách du lịch tạo nên mối liên kết giữa môi trường phát sinh khách du lịch với hệ thống lãnh thổ du lịch (nơi khách đến).
Tuy nhiên, người có công nghiên cứu về hệ thống lãnh thổ du lịch và mối quan hệ giữa nó với vùng du lịch một cách tường tận là I.I.Pirôjnik. Theo ông, hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống địa lý xã hội, bao gồm các yếu tố có quan hệ tương hỗ với nhau như: nhóm khách du lịch; các tổng thể tự nhiên và văn hoá - lịch sử; các công trình kỹ thuật; đội ngũ phục vụ và cơ quan điều hành (I.I.Pirôjnik, 1985).
Phân hệ khách du lịch đóng vai trò trung tâm, nó đặt ra yêu cầu đối với các phân hệ khác thuộc hệ thống lãnh thổ du lịch. Do các nhóm khách có những đặc điểm dân cư, dân tộc, kinh tế, xã hội khác nhau nên nhu cầu cũng khác nhau. Phân hệ này có những đặc điểm như: khối lượng và cấu trúc nhu cầu du lịch; tính mùa vụ; sự đa dạng.
Phân hệ tổng thể tự nhiên và lịch sử - văn hoá là nguồn tài nguyên có khả năng làm thoả mãn nhu cầu du lịch và là lãnh thổ hình thành các hệ thống lãnh thổ du lịch.