Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Du Lịch 117272


nghề.

Nhạc công, nhạc kỹ, các nghệ sĩ ca, đàn, múa đều có tài năng kỹ thuật cao, tinh


Nhã nhạc cung đình là một di sản của ông cha chúng ta có bề dày lịch sử, bề

sâu về nghệ thuật nên đã được nhiều nhà nghiên cứu, đầu tư, bảo tồn, khôi phục và đã đạt được vị thế mới trên trường quốc tế, ngày 07 tháng 11 năm 2003 đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản văn hoá truyền miệng và phi vật thể của nhân loại.

h. Kiệt tác di sản văn hoá truyền miệng và phi vật thể của nhân loại “Cồng chiêng và Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên”.

Văn hoá cồng chiêng có lịch sử phát triển lâu đời từ nền văn hoá Đồng thau (mà tiêu biểu là trống đồng ra đời cách đây 3000 năm). Đây là loại hình nghệ thuật gắn với lịch sử, gắn với các dân toc Mường ở miền núi phía Bắc đặc biệt là các dân tộc thiểu số sống dọc Trường Sơn Đông và Tây Nguyên. Hiện nay cồng chiêng và văn hoá vô giá cồng chiêng còn được đồng bào các dân tộc sống ở 5 tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Gia Nghĩa, Lâm Đồng bảo tồn giữ gìn khá đa dạng, phong phú và phổ biến.

- Về Cồng Chiêng:

Cồng làm bằng đồng có núm ở giữa, còn chiêng nền phẳng không có núm. Cồng, chiêng là loại nhạc cụ phát ra tiếng âm thanh khi được chạm vào. Trong khi cồng chiêng của các nước một bộ thường theo một hệ thống cố định (chẳng hạn như của Inđôndxia gồm 5 loại nhạc khí), thứ bộ cồng chiêng Tây Nguyên rất đa dạng. Dàn cồng chiêng đơn giản chỉ có 2 chiếc cồng cho đến 5, 9, 12, 15 chiếc cồng và chiêng. Mỗi nhạc công sử dụng một cồng, trong những hội lớn còn sử dụng cả trống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Tên gọi cồng chiêng cũng rất phong phú có khi được đặt theo âm thanh nhạc khí phát ra, có khi gọi theo vị trí của nó trong dàn nhạc. Hầu hết những chiếc cồng phát ra âm thanh thấp, vốn âm cơ bản mang tên “mẹ”. Trong những dàn có 9 cồng trở lên thì có thêm cồng “cha” bên cạnh cồng mẹ, tiếp theo là cồng con, cháu tức hình thành theo thế hệ gia đình với cồng “mẹ” luôn đứng trước cồng “cha” rồi đến con, cháu phù hợp với chế độ mẫu hệ của các dân tộc Tây Nguyên.

Ngoài ra còn có nhạc cụ đánh chiêng là dùi được làm bằng gỗ cứng hay mềm khác nhau tuỳ dân tộc. Có thể dùng dùi gõ vào mặt chiêng hay đánh ngoài rìa tuỳ theo từng bài bản. Người Êđê sử dụng nhiều dùi cứng tạo nên tiếng gõ vang to nhưng nhiều tạp âm. Người Bana thường sử dụng dùi làm bằng cây sắn mềm hơn, tuy nét nhạc không vang nhiều nhưng âm cơ bản nghe rất rõ. Loại dùi thứ 3 làm bằng gỗ thường nhưng có bọc thêm một lớp bên ngoài (người xưa thường sử dụng tinh tinh hoàn của trâu, bò hoặc dê về sau bọc bằng vải rồi cao su). Dùi loại này tạo nên âm thanh rất hay.

Địa lý du lịch - ĐH Phạm Văn Đồng - 6

- Nghệ thuật biểu diễn:

Nếu dàn cồng chiêng của các nước khác, chẳng hạn như ở Gamelan ở Java, Gongkebyar ở Bali (In đônêxia) hay Kulengtan, dân tộc Mindanao của Philippin nhạc

công ngồi yên tại chỗ thì nhạc công đánh cồng chiêng Tây Nguyên luôn di động, còn động tác thì đa dạng như nghiêng mình, cúi người, khom lưng. Khi đánh cồng chiêng thì họ để giữ sự kính trọng, biết ơn của họ với các vị thần linh, những người được tôn tinh, tình yêu của họ với con người, núi rừng, muôn vật nơi đây.

Khi đánh cồng thì bàn tay phải của nhạc công vỗ vào núm cồng như xoa dịu, bàn tay trái ở bên trong cồng tham gia biểu diễn nhiều cách hoặc nắm vào vành, hoặc bóp vành rồi buông ra giống như cách nhấn nhá trong từng các loại đàn dây hay cách ém hơi trong kỹ thuật hát. Thậm chí nhạc công còn đeo thêm chiếc vòng để khi lắc tay thì vòng chạm vào mặt trong khi phối hợp với tiếng bên ngoài. Đó là những kỹ thuật tinh vi mà những người bình thường khó có thể nhận ra.

Khi biểu diễn hai chiếc cồng “mẹ” và cồng “cha” được các nhạc công đánh ra âm thanh trầm gần giống nhau làm nền cho cả dàn nhạc, kế tiếp là 3 cồng con cùng đánh một lượt với nhau thành hoà âm, có tác dụng như những cây cột chống đỡ trong ngôi nhà Những chiếc còn lại thì đánh so le theo thứ tự trước sau, mau chậm theo đúng quy định, phối hợp với nhau tuy theo nét nhạc. Để nắm được những quy định này đòi hỏi nhạc công phải nhớ trong lòng, phải nghe tinh tường, phải tập trung trí nhớ để vừa đúng, tròn phần mình và vừa nghe người khác trong dàn nhạc.

Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên lại có một cách điều chỉnh âm rất riêng, khác nhau về cao độ, màu âm. Chẳng hạn âm nào thanh quá phải điều chỉnh đi cho đục một chút để tạo ra âm thanh ấm, trầm, tế nhị. Kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng rất tinh vi đòi hỏi kỹ năng cao, bởi chỉ sử dụng chiếc búa nhỏ mà có thể điều chỉnh âm cao, thấp, trong, đục thật chính xác. Một kỹ năng âm nhạc thật điêu luyện, tuyệt vời.

Đặc biệt trong các biểu lễ lớn hay tôn vinh một nhân vật nào đó thì đối tượng tôn vinh phải toạ lạc ở vị trí trung tâm và dàn cồng chiêng đi xung quanh thành hình tròn có ý nghĩa để cho người được tôn vinh có thể thưởng thức âm thanh các cồng chiêng có khoảng cách bằng nhau tạo sự tập trung cao độ cho người biểu diễn và tính cộng hưởng, đoàn kết cộng đồng trong khi biểu diễn. Đứng ở vị trí này, nhân vật, đối tượng được tôn vinh, thưởng thức âm nhạc cồng chiêng không bị nghe tiếng gần, tiếng xa như xếp hàng ngang. Trong các buổi biểu diễn các nhạc công lại di chuyển ngược chiều kim đồng hồ đúng với nghĩa là ngược dòng thời gian về với dĩ vãng để nhớ lại cội nguồn.

Những giá trị ấy chứng tỏ tư thế đánh, vị trí của nhạc công, sắp đặt cồng chiêng đều có suy tư, trăn trở, đúc rút kinh nghiệm, có tính hệ thống cao.

- Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên:

Đối với nhiều nước cồng chiêng chỉ có ý nghĩa là loại nhạc cụ dùng để biểu diễn âm nhạc. Song cồng chiêng Tây Nguyên ngoài giá trị văn hoá được thể hiện qua nghệ thuật biểu diễn đầy chất dân gian, công phu, độc đáo mà còn gắn với lễ hội, các sự kiện của cộng đồng và đời sống một đời người của các dân tộc Tây Nguyên. Cồng chiêng được xem như là vật thiêng, là phương tiện để con người liên hệ với các bậc vô

hình, giao hòa với thiên nhiên, sợi dây nối giữa trần gian với các đấng thiêng liêng, với tổ tiên. Không đơn thuần là âm nhạc có chức năng phục vụ các sự kiện đặc biệt quan trọng trong xã hội và đời sống con người. Mà hầu như mọi hoạt động trong bộ tộc đều gắn với nhạc cồng chiêng. Từ khi lọt lòng đứa bé đã được già làng đến bên giường đánh lên tiếng cồng để chào đón, chúc phúc. Từ lúc chào đời cho đến tuổi làm lễ trưởng thành, mỗi giai đoạn lớn lên của bé đều gắn liền với tiếng cồng chiêng. Như vậy âm thanh đầu tiên lọt vào tai của em bé của một con người Tây Nguyên là tiếng Cồng, cho đến những buổi lễ mừng thọ và đến khi qua đời đều gắn với âm nhạc cồng chiêng.

Từ việc đồng áng, gieo mạ, gặt lúa, làm nhà mới, lễ cầu mùa, những buổi gặp nhau của nam nữ, những cuộc chia ly, lễ tang, bỏ mả,... đều có những bài bản cồng chiêng riêng.

Chưa có một vùng nào, một nước nào đã sáng tạo, nuôi dưỡng và còn bảo tồn được giá trị văn hoá nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng như nước ta. Đồng thời cũng chưa có một vùng nào hay quốc gia nào lại có được số lượng cồng chiêng nhiều như ở Tây Nguyên của nước ta. Theo các nhà nghiên cứu của Tây Nguyên thì trước đây đồng bào các dân tộc ở đây còn giữ gìn được hàng nghìn bộ cồng chiêng. Trong 4 tỉnh Đắc Lắc, Pleiku, Kon Tum và Lâm Đồng với 20 dân tộc ít người, trước đây có gần 6000 dàn cồng chiêng. Hiện nay một số đã bị thất lạc, một số khác bị thế hệ trẻ ảnh hưởng của âm nhạc phương tây chỉnh lại âm làm thay đổi giá trị truyền thống. Hiện nay ở vùng Tây Nguyên còn một số cơ sở chế tác cồng chiêng mới sau này đều do đồng bào yêu văn hoá cồng chiêng mua từ Thái Lan, Campuchia về rồi chỉnh lại âm. Hiện nay trên đất Tây Nguyên chỉ còn khoảng 2000 dàn cồng chiêng cũ và mới. Ê đê là dân tộc đồng bào còn giữ được nhiều cồng chiêng nhất với 3 375 bộ cồng chiêng và đã thành lập được 300 đội văn nghệ đang bảo tồn nghệ thuật biểu diễn và văn hoá cồng chiêng. Bana, Êđê, Giarai là những dân tộc có số bộ cồng chiêng trong dàn cồng chiêng lớn nhất từ 12 đến 15 bộ.

Với những giá trị văn hoá đặc sắc, hoàn mỹ toàn cầu nên ngày 25 tháng 11 năm 2005, cồng chiêng và văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản văn hoá truyên miệng và phi vật thể của nhân loại”. Đây là một niềm vinh dự lớn đối với các dân tộc Tây Nguyên với đất nước và những ai yêu mến giá trị văn hoá cồng chiêng và cồng chiêng Tây Nguyên. Được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản văn hoá” nghĩa là văn hoá cồng chiêng và cồng chiêng Tây Nguyên đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật nên không được phép làm thay đổi nó.

Vì vậy bảo tồn, phát huy giá trị của cồng chiêng và văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là trách nhiệm của các cơ quan quản lý văn hoá, du lịch của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, các nhà văn hoá, nghệ sĩ và những ai yêu mến bộ môn nghệ thuật này.

2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

2.3.1. Cơ sở hạ tầng

Một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của du lịch là cơ sở hạ tầng của khu vực. Cơ sở hạ tầng có ý nghĩa nhất đối với du lịch bao gồm mạng lưới và phương tiện giao thông, thông tin liên lạc.

Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được khi thiếu nhân tố giao thông. Việc phát triển giao thông, nhất là tăng nhanh phương tiện vận chuyển (công cộng và cá nhân) cho phép mau chóng khai thác các nguồn tài nguyên du lịch mới. Chỉ thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội.

Mỗi loại giao thông có những đặc điểm riêng biệt. Giao thông bằng ô tô tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch dễ dàng đi theo lộ trình mình lựa chọn. Giao thông đường sắt rẻ tiền, tất cả mọi người đều có thể sử dụng được nhưng nó chỉ cho phép đi theo tuyến đường có sẵn. Giao thông đường không rất nhanh, rút ngắn thời gian đi lại nhưng không phải ai cũng có khả năng sử dụng do chi phí cho phương tiện này khá cao. Còn giao thông đường thuỷ, mặc dù tốc độ đi lại chậm, nhưng có thể kết hợp với việc tham gia giải trí... dọc theo sông hoặc ven biển.

Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế có chức năng phục vụ xã hội nói chung, nhưng cũng có các phương tiện vận chuyển được chế tạo và sử dụng chủ yếu phục vụ nhu cầu du lịch (ô tô, tàu thuỷ, máy bay đặc biệt, cáp treo...). Chúng được tách ra như một bộ phận của cơ sở hạ tầng du lịch. Ngay các phương tiện giao thông dùng cho khách nghỉ đêm cũng có thể xếp vào bộ phận này.

Mạng lưới và phương tiện giao thông trên thế giới không ngừng được hoàn thiện. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, chiều dài đường sắt tăng khá nhanh. Tuy nhiên sau đó, trước sức ép của các phương tiện vận chuyển khác như ô tô, máy bay, vận chuyển đường sắt đã bị thu hẹp lại. Hiện nay, ngành đường sắt đã có nhiều tuyến đường điện khí hoá, sử dụng rộng rãi đầu máy chạy điện. Cạnh tranh gay gắt với mạng lưới đường sắt, các tuyến đường ô tô vươn dài khắp nơi. Mạng lưới đường hàng không dày đặc… Tất cả điều đó giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch.

Thông tin liên lạc là một phần quan trong của cơ sở hạ tầng trong hoạt động du lịch. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Nhu cầu thông tin liên lạc là những nhu cầu chuyển hoặc nhận tin tức khác nhau của xã hội, được thoả mãn bằng nhiều loại hình thông tin khác nhau. Trong hoạt động du lịch, nếu màng lưới và các phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiệm việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng, các nước. Trong đời sống kinh tế xã hội hiện đại nói chung cũng như trong ngành du lịch không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc. Nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật,

các phương tiện thông tin liên lạc hiện nay phong phú hơn trước nhiều. Nhờ có cáp điện thoại ngầm mắc qua các biển và đại dương, các vệ tinh thông tin, các máy tính và điện báo, điện thoại đường dài đã được sử dụng phổ biến. Ngày nay người ta còn có thể trực tiếp truyền cả hình ảnh tới bất cứ nơi nào trên Trái Đất.

Mạng lưới thông tin liên lạc của nước ta khá phát triển, hiện nay đã có trên 3 triệu máy điện thoại, bình quân gần 5 máy trên 100 dân. Đây là một tỷ lệ khá cao so với nhiều quốc gia trên thế giới. Mạng lưới viễn thông đã phủ kín toàn quốc với 3 trung tâm là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn phải đề cập đến hệ thống các công trình cấp điện, nước. Các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi giải trí của khách.

Với hệ thống các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện, ngành năng lượng Việt Nam đã có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng năng lượng phục vụ du khách.

Sản phẩm các nhà máy điện đã hoà chung vào mạng quốc gia, đảm bảo cung ứng tối đa nhu cầu của ngành khách sạn.

Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động du lịch.

2.3.2. Hệ thống giao thông

* Các yếu tố của hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông bao gồm toàn bộ các thành phần tham gia vào việc phục vụ, vận chuyển hành khách nói chung, khách du lịch nói riêng. Chúng ta hiểu hệ thống giao thông gồm mạng lưới đường giao thông, các phương tiện chuyên chở hành khách và điểm đỗ. Có một số học giả như Boniface B, và Cooper C, bổ sung yếu tố thứ tư là động cơ19 vào hệ thống này. Tuy nhiên khi đi du lịch, khách du lịch không quan tâm nhiều lắm đến yếu tố này và sự thể hiện của nó có thể xem xét chung trong yếu tố phương tiện chuyên chở. Hiện nay du khách thường sử dụng các phương tiện chuyên chở là ô tô, máy bay, tàu thuỷ, tàu hoả. Tương ứng có mạng lưới đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch. Về phương diện này, mạng lưới giao thông và phương tiện chuyên chở là những nhân tố quan trọng hàng đầu.

Mạng lưới giao thông là đường và cơ sở kỹ thuật phụ trợ mà theo đó phương tiện giao thông di chuyển trong hành trình của mình. Có mạng lưới trên bộ (đường ô tô, đường sắt), trên sông, biển, trên không. Có những loại tuyến chỉ dành cho một phương tiện giao thông, có loại được dùng chung và thậm chí đồng thời cho nhiều phương tiện chuyên chở. Vì vậy để ngăn ngừa tai nạn, ùn tắc giao thông, bên cạnh các đường giao thông còn có các thiết bị chỉ dẫn giao thông và quy tắc an toàn giao thông. Những thiết bị và quy tắc này cũng được đưa vào khái niệm tuyến giao thông. Điều đó có nghĩa là


19 19 Boniface B, and Cooper C. The geography of travel and tourism. trang 39

chi phí cho mạng lưới giao thông sẽ phải bao gồm cả chi phí xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng cho các thiết bị phụ trợ. Mạng lưới giao thông được chia thành hai loại cơ bản: tuyến giao thông tự nhiên và tuyến giao thông nhân tạo. Đặc điểm của tuyến giao thông tự nhiên là chi phí đầu tư thấp. Nó cho phép phương tiện có thể di chuyển một cách mềm dẻo, dễ mở ra những tuyến mới, dễ mở rộng, kéo dài hay rút ngắn tuyến. Tuy nhiên do tính mềm dẻo nên việc điều khiển phương tiện giao thông trên các tuyến này phải tuân thủ những quy định khá nghiêm ngặt về an toàn giao thông và quy ước quốc tế về khai thác tuyến giao thông tự nhiên. Thực ra tuyến giao thông tự nhiên cũng có thể được cải tạo, chỉnh sửa để khai thác thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông vận tải, đáp ứng các điều kiện vận hành của các trang thiết bị hiện đại. Loại tuyến giao thông thứ hai là tuyến giao thông nhân tạo. Những tuyến này được xây dựng phục vụ việc di chuyển, vận chuyển của một số phương tiện giao thông cụ thể. Một số phương tiện giao thông chỉ có thể vận hành được trên những tuyến riêng, do vậy tính linh hoạt không cao. Tuyến giao thông nhân tạo thường đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, có khi là rất lớn. Do vậy việc kéo dài tuyến, mở rộng mạng lưới tuyến thường chậm chạp.

Điểm đỗ có chức năng đón và trả khách tham gia vận chuyển hoặc là nơi hành khách có thể đổi phương tiện giao thông, đổi tuyến giao thông trong hành trình của mình. Tuỳ thuộc vào phương tiện giao thông, điểm đỗ có thiết kế và trang thiết bị phù hợp. Xu hướng mở rộng và hiện đại hoá điểm đỗ đang phát triển trên thế giới. Sân bay Kansai, sân bay Changi, sân bay Nội Bài... là những ví dụ minh hoạ tốt cho xu hướng này.

Thiết bị chuyên chở thường có thiết kế ghế ngồi hay giường nằm dành cho hành khách. Mỗi loại phương tiện vận tải, mỗi cấp độ sang trọng của phương tiện vận tải có kiểu dáng, kích thước riêng. Mục đích của các trang thiết bị này tạo ra sự dễ chịu tối đa cho hành khách trong hành trình. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu đảm bảo sức khoẻ, tự thân thiết bị vận chuyển còn có thể tạo nên sức hút đối với du khách. Những chiếc thuyền có đáy trong để có thể nhìn thấy một quần thể san hô và từng đàn cá bơi lội dưới đáy biển, những du thuyền hiện đại như những khách sạn nổi 5 sao di chuyển khắp mọi nơi, những toa tàu cổ mà sang trọng chạy dọc đất nước... đã góp phần dẫn đến quyết định đi du lịch của du khách, biến họ trở thành khách hàng của nhà cung ứng du lịch.

Hiện nay có rất nhiều loại động cơ được sử dụng trong giao thông vận tải nói chung,trong vận chuyển khách du lịch nói riêng. Phương tiện vận tải có thể di chuyển nhờ sức gió, sức người hoặc bằng động cơ hơi nước, động cơ diesel, động cơ điện. Tốc độ của phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào loại động cơ, vào sức chứa của thiết bị chuyên chở, vào tuyến giao thông và cũng có khi phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng của điểm đỗ. Những nguyên lý mới được áp dụng trong giao thông vận tải trong những năm cuối thế kỷ 20 đã thực sự tạo nên bước ngoặt lớn cho ngành. Nguyên lý đệm không khí, đệm từ đã giúp nâng vận tốc các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt lên gấp 4-5 bình thường. Cũng như thiết bị chuyên chở, bên cạnh việc đáp ứng yêu cầu của hành

khách về đảm bảo sức khoẻ và thời gian trong hành trình, tốc độ của động cơ cũng đã dần là một yếu tố hấp dẫn du lịch.

* Các phương tiện giao thông

Phương tiện giao thông là phương thức vận chuyển khách du lịch. Có thể phân làm 3 loại phương tiện giao thông theo môi trường di chuyển. Đó là giao thông trên bộ (trên mặt đất), giao thông đường thuỷ và giao thông đường không. Giao thông trên bộ có giao thông bằng ô tô và giao thông đường sắt. Giao thông đường thuỷ có giao thông đường thuỷ nội địa và giao thông đường biển. Giao thông đường không gồm máy bay, kinh khí cầu. Có lẽ nên bổ sung giao thông bằng cáp treo. Nhìn chung các phương tiện giao thông khác nhau sẽ áp dụng các công nghệ vận chuyển khác nhau nên chúng có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên chúng đều bị chi phối bởi hai đặc điểm quan trọng là tính cạnh tranh và tính bổ sung. Mỗi loại phương tiện đều có tính ưu việt của mình và thường được coi đó là ưu thế cạnh tranh. Các phương tiện cạnh tranh về giá cả, thời gian vận chuyển, khối lượng vận chuyển, lịch trình và sự tiện nghi. Hiện nay chưa có loại phương tiện nào vượt trội tất cả các phương tiện khác về tất cả các yếu tố kể trên. Đây cũng là lý do để các phương tiện bổ sung cho nhau. Trong nhiều tour du lịch, việc kết hợp nhiều phương tiện vận chuyển phục vụ khách đã trở nên thường xuyên, nhất là các tour du lịch quốc tế.

* Nguyên lý tương tác

Giữa điểm cấp khách và điểm đến có một thế năng. Thế năng này được tạo bởi sự khác biệt không gian trong quan hệ kinh tế du lịch. Tại điểm cấp khách xuất hiện cầu du lịch về một loại hình du lịch nào đó. Tại một điểm khác có những điều kiện đáp ứng cầu như tài nguyên thiên nhiên, tổ chức và dịch vụ du lịch v.v... Do cầu và cung nằm cách xa nhau nên quan hệ đó ở dạng tiềm năng. Giao thông vận tải đóng vai trò cầu nối quan trọng để biến tiềm năng thành hoạt động du lịch, tức là làm cho cung thoả mãn cầu. Chính vì vậy trong nhiều định nghĩa du lịch yếu tố di chuyển thường được nhắc đến. Điều đó chứng tỏ rằng giao thông vận tải và du lịch có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Thực tế lịch sử phát triển du lịch20 đã chứng minh điều này. Sự phát triển của giao thông vận tải thường tạo bước ngoặt mới cho sự phát triển du lịch, sự phát triển du lịch, về phần mình, lại đòi hỏi mức độ phát triển mới của giao thông vận tải.

Bên cạnh đó, giao thông vận tải có ý nghĩa biến điểm đến trở nên dễ tiếp cận hơn đối với điểm cấp khách. Máy bay và các phương tiện vận tải hiện đại có tốc độ cao đã làm cho Trái Đất trở nên nhỏ bé hơn. Du khách từ các nước xa xôi có thể nhanh chóng đến được các điểm du lịch mình ưa thích. Tàu hoả, tàu thuỷ, ô tô, cáp treo đã đưa du khách đến được điểm du lịch một cách dễ dàng hơn, đỡ vất vả hơn.


20 Xem Trần Đức Thanh . Nhập môn khoa học du lịch, Nxb DHQG Hà nội, 1999. Chương 2. Quá trình hình thành phát triển du lịch.

Cho đến nay, chi phí của khách du lịch cho giao thông vận tải vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong toàn bộ chi phí cho chuyến đi, khoảng xấp xỉ 40%. Cũng như vậy, trong ngành du lịch, giao thông vận tải thu hút số lượng lao động cao hơn các dịch vụ khác.

* Chi phí và giá vận chuyển

Chi phí cơ bản của vận tải bao gồm chí phí xã hội và chi phí cá nhân. Chi phí xã hội là chi phí mà không phải là hành khách mà cả cộng đồng phải gánh chịu. Ví dụ bụi, khói, tiếng ồn và các ô nhiễm khác do các phương tiện giao thông gây nên. Chi phí cá nhân là chi phí hành khách phải trả do sử dụng hoặc vận hành hệ thống giao thông một cách trực tiếp hay gián tiếp. Chi phí cá nhân bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định là chi phí phải chi cho các hoạt động trước khi khách được chuyên chở. Ví dụ chi phí trả lãi, chi phí cho sự mất giá (lạm phát) của số vốn đã đầu tư và bảo dưỡng, duy tu trang thiết bị giao thông vận tải như phương tiện, bến bãi và quản lý phí. Chi phí biến đổi phụ thuộc vào chất lượng phục vụ, khoảng cách, loại hình phương tiện vận chuyển. Tỷ lệ giữa chi phí biến đổi và cố định của các phương tiện vận tải không như nhau. Ví dụ trong vận tải đường sắt chi phí cố định cao hơn vận tải bằng ô tô. Do vậy vận tải ô tô có tính cạnh tranh cao hơn vận tải đường sắt về mặt chi phí. Cũng khá giống như kinh doanh lưu trú, sản phẩm vận chuyển không thể lưu kho được. Như vậy, khi tỷ lệ chỗ “bán” được quá ít, nhà cung ứng vận chuyển rất có thể phải bù lỗ do vẫn phải trả cho các chi phí khác như nhiên liệu, lương của nhân viên...


* Giao thông vận tải bằng ô tô

Kể từ khi Benz sáng chế ra chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới đến nay mới 120 năm trôi qua nhưng do tính tiện ích, hiệu quả, dễ sử dụng và linh hoạt của nó nên khó có thể kể được đã có bao nhiêu loại (kiểu) ô tô ra đời trên thế giới. Ưu điểm của phương tiện này là nó có thể không cần đến đường riêng, có thể tiếp cận đến nhiều điểm du lịch mà các phương tiện khác không thể đến được. Hơn nữa vận hành ô tô có tính tự do cao, không bị gò ép trong một lịch trình và lộ trình cứng nhắc. Trên đường đi, khách có thể dừng lại một điểm hấp dẫn dọc đường, có thể giảm tốc độ để chiêm ngưỡng cảnh quan hay đối tượng thăm quan hai bên đường. Ở Hoa Kỳ 75% khách du lịch bằng phương tiện ô tô vào năm 199321. Cooper và đồng nghiệp của ông thì khẳng định rằng có đến 90% chuyến du lịch nghỉ ngơi hoặc du lịch công vụ của người Canada và người Mỹ bằng phương tiện ô tô, 83% tổng số kilomet hành khách vận chuyển ở châu Âu hàng năm là bằng phương tiện ô tô22. Ô tô thuận tiện để chuyên chở khách du lịch trên các chặng vừa và ngắn.



21 McIntosh, R.W; Goeldner, C.R. Brent Ritchie, J.R. Tourism. Principles, practices, Philosophies, 7th edition 1995, John Wiley & Sons, Inc. New York-Chichester-Brisbane-Toronto-Singapore, trang 106.

22 Cooper,C; Fletcher, J; Gilbert, D.; Wanhill, S. Tourism. Principles and Practice. 2nd editon. Longman, Singapore, 1998. trang 278.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 27/05/2024