Xem Trần Đức Thạnh, Lịch Sử Địa Chất Vịnh Hạ Long. Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long, 1999

Công ước mô tả rõ các chức năng của Uỷ ban Di sản Thế giới, cách thức lựa chọn và nhiệm kỳ hoạt động của những thành viên của Uỷ ban và xác định những cơ quan tư vấn chuyên môn trong việc đưa một di sản vào Danh sách Di sản Thế giới.

Công ước hướng dẫn cụ thể cách sử dụng và quản lý Quỹ Di sản Thế giới và những điều kiện để một nước có thể nhận được hỗ trợ tài chính quốc tế cho di sản của nước mình.

Để được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới, các di sản phải thoả mãn những điều kiện nhất định. Những tiêu chí đó, được giải thích rõ ràng trong Bản hướng dẫn thực hiện, cùng với nội dung Công ước, là những tài liệu chủ yếu liên quan đến di sản thế giới. Những tiêu chí này được Uỷ ban Di sản Thế giới sửa đổi liên tục cho phù hợp với sự phát triển của các di sản. Cụ thể, nước sở tại phải có đơn xin, trong đơn phải nói rõ di sản của mình đáp ứng những tiêu chí nào và nêu rõ kế hoạch quản lý và bảo vệ di sản.

Uỷ ban Di sản Thế giới họp mỗi năm một lần để xem xét đề nghị của các quốc gia. Căn cứ quan trọng để đi đến quyết định công nhận là ý kiến thẩm định của cơ quan tư vấn. Đó là Hội đồng các Di tích Kỷ niệm và Di sản Thế giới ICOMOS (đối với di sản văn hoá) và Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới IUCN (đối với di sản thiên nhiên). Cơ quan tư vấn thứ ba là Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Khôi phục Di sản Văn hóa Thế giới (ICCROM), cơ quan này tư vấn chuyên môn trong việc khôi phục di sản và tổ chức những khóa đào tạo.

Một khi di sản được lựa chọn thì tên và địa điểm của nó được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới.

Biểu trưng của di sản thế giới bao gồm 2 phần, hình tròn và hình vuông. Phần hình vuông biểu diễn những di sản văn hoá do con người tạo nên. Hình tròn biểu diễn cho Trái Đất hay di sản thiên nhiên. Mối liên hệ khăng khít giữa di sản văn hoá và di sản thiên nhiên được thể hiện bởi nét gạch nối hai biểu tượng này với nhau. Ngoài ra vòng tròn ở ngoài còn thể hiện trách nhiệm của chúng ta là phải bảo vệ các di sản này cho các thế hệ mai sau.

2 2 4 2 Tiêu chí di sản thiên nhiên thế giới Để một tài sản được ghi vào 1


2.2.4.2. Tiêu chí di sản thiên nhiên thế giới

Để một tài sản được ghi vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới, ngoài các điều kiện cần có, nó phải đáp ứng một hoặc một số tiêu chí cụ thể sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

(i) là ví dụ điển hình cho một giai đoạn quan trọng trong lịch sử phát triển của Trái Đất, bao gồm nguồn gốc cuộc sống, những quá trình biến đổi quan trọng diễn ra trong sự biến đổi của địa hình, những nét đặc trưng của sự hình thành hoặc biến đổi tự nhiên của các thành tạo, hoặc

(ii) là ví dụ điển hình, đại diện cho những quá trình mang tính sinh thái và sinh học quan trọng đang diễn ra trong sự phát triển liên tục của hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt, hệ sinh thái miền duyên hải và hệ sinh thái biển và của những quần thể động thực vật, hoặc

(iii) bao gồm những hiện tượng hoặc những vùng tự nhiên đặc biệt nhất có những thắng cảnh tự nhiên hiếm có và có giá trị thẩm mỹ, hoặc

(iv) bao gồm những môi trờng sống tự nhiên quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất cho việc bảo tồn tính đa dạng sinh học, trong đó, có các loài động thực vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng dưới góc độ khoa học và bảo tồn.

Cho đến nay nước ta có 2 khu vực được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới là Hạ Long và Phong Nha-Kẻ Bàng.

2.2.4.3. Tiêu chí di sản văn hoá thế giới

Di sản văn hoá thế giới là những di sản của nhân loại được Tổ chức Di sản Thế giới xét công nhận hàng năm trên cơ sở các tiêu chí cụ thể. Ở nước ta đã có 3 khu vực được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới là tổng thể các công trình kiến trúc Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.

Để được ghi vào danh sách di sản văn hoá thế giới, địa điểm hay đối tượng xem xét phải đáp ứng một hay một số tiêu chi sau:

(i) là một kiệt tác của tài năng sáng tạo của con người, hoặc

(ii) thể hiện sự thay đổi quan trọng các giá trị của nhân loại trong một khoảng thời gian hoặc trong một vùng văn hóa của thế giới, sự phát triển của kiến trúc hay kỹ thuật, nghệ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị và thiết kế phong cảnh, hoặc

(iii) là bằng chứng duy nhất hoặc hiếm có nhất về một truyền thống văn hóa hoặc một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất, hoặc

(iv) là ví dụ điển hình về một kiểu xây dựng, kiến trúc, kỹ thuật, hoặc cảnh quan minh họa cho một giai đoạn quan trọng của lịch sử nhân loại, hoặc

(v) là ví dụ điển hình của một khu định cư truyền thống, đại diện cho một hoặc một số nền văn hóa, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang có nguy cơ bị tàn phá trước tác động của những thay đổi không thể tránh được, hoặc

(vi) gắn bó trực tiếp hoặc rõ ràng với những sự kiện hoặc truyền thống, tư tưởng hoặc tín ngưỡng, hoặc với những tác phẩm văn học và nghệ thuật có ý nghĩa phổ biến (tiêu chí này chỉ dùng cho những hoàn cảnh đặc biệt và kết hợp với những tiêu chí khác).

Những di sản hỗn hợp là những di sản có cả giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa đặc biệt. Từ năm 1992, Công ước xác định thắng cảnh văn hóa là thắng cảnh có sự tác động qua lại đáng chú ý giữa con người và thiên nhiên.

2.2.4.4. Yêu cầu bảo vệ di sản có nguy cơ bị tàn phá

Bảo tồn di sản thế giới là một quá trình liên tục. Việc đưa một di sản vào Danh sách Di sản Thế giới cũng không có ý nghĩa nếu sau đó di sản đó bị rơi vào tình trạng không được trùng tu hoặc tại khu vực tồn tại hay xuất hiện những dự án phát triển có nguy cơ tàn phá những đặc trưng đã đưa di sản đó vào trong Danh sách Di sản Thế giới.

Sự nguyên bản và cách thức được bảo tồn những di sản có tầm quan trọng như nhau. Sự bảo vệ, quản lý và tính nhất quán của di sản cũng là những vấn đề quan trọng đáng quan tâm. Tính xác thực của những thông tin về di sản bắt nguồn từ những báo cáo định kỳ của nước đó về những điều kiện thực tế của di sản, những biện pháp bảo tồn di sản và những nỗ lực để tăng cờng nhận thức của quần chúng về di sản tự nhiên và văn hóa trên.

Nếu một quốc gia không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã nêu trong Công ước đối với di sản thì nước đó sẽ phải đối mặt với việc di sản đó sẽ bị đưa ra khỏi Danh sách Di sản Thế giới.

Trong thực tế, các nước đều thực hiện trách nhiệm của mình rất nghiêm túc. Thông qua các cá nhân, các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức khác, Uỷ ban Di

sản Thế giới nắm bắt được những nguy cơ có thể xảy ra đối với di sản. Nếu như vấn đề nghiêm trọng thì theo yêu cầu quốc gia sở hữu tài sản, di sản sẽ được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới có nguy cơ bị tàn phá. Danh sách này được lập ra để kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới đối với những điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra đang de dọa những đặc tính của di sản mà căn cứ vào đó di sản được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới.

Những di sản được đưa vào trong danh sách này nhằm để kêu gọi sự quan tâm đặc biệt và những hành động khẩn cấp của các bên có liên quan trong việc bảo vệ di sản.

Trong những trường hợp đặc biệt, như chiến tranh nổ ra, Uỷ ban Di sản sẽ đưa di sản vào Danh sách di sản có nguy cơ bị tàn phá mà không cần yêu cầu chính thức của nước chủ nhà.

2.2.5. Khái quát về các di sản thế giới ở Việt Nam

Cho đến năm 2005, ở Việt Nam đã có 5 khu vực được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới cùng với 2 di sản văn hoá phí vật thể là Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian Văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên. Năm khu vực được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới ở Việt Nam là hệ thống công trình kiến trúc Huế (1993), Vịnh Hạ Long (1994), phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn (1999) và Phong Nha Kẻ Bàng (2003).

a. Hệ thống công trình kiến trúc Huế

Để hiểu rõ về ý nghĩa các công trình kiến trúc Huế cần nắm được những nét chính về triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trên đất nước ta.

Năm 1527 triều Lê Sơ chấm dứt với việc Mạc Đăng Dung mang quân vào kinh đô Thăng Long ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi. Sáu năm sau Chiêu Huân công Nguyễn Kim đón và suy tôn hậu duệ nhà Lê là Lê Duy Ninh lên ngôi, tức vua Lê Trang Tông. Năm 1545, khi tiến đánh quân nhà Mạc ở Sơn Nam, Nguyễn Kim bị đầu độc. Con rể là Trịnh Kiểm nắm giữ binh quyền. Lo sợ bị sát hại, con trai Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn giữ đất Thuận Hoá. Sau này con cháu Nguyễn Hoàng ngày càng mở rộng bờ cõi về phía nam.

Sau khi tiêu diệt Tây Sơn, hậu duệ Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long) lên ngôi. Như vậy sau 9 đời chúa Nguyễn cai quản phương nam là 13 đời vua bắt đầu từ Nguyễn Phúc Ánh (1802) đến Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ (vua Bảo Đại). Triều đại phong kiến cuối cùng trên đất nước ta chấm dứt vào năm 1945, sau cuộc Cách mạng Tháng 8 lịch sử, đất nước ta thực sự bước vào một kỷ nguyên mới, thời đại Hồ Chí Minh.

Hệ thống công trình kiến trúc Huế gồm hai phần chính là kinh thành và các lăng tẩm. Kinh thành Huế chính thức bắt đầu được xây dựng dưới đời vua Gia Long và hoàn thành vào thời vua Minh Mạng khoảng 32 năm. Đây là kinh thành lớn nhất còn lại trên đất nước ta. Tổng chu vi kinh thành gần 10km. Tường thành được xây theo

kiểu kiến trúc phòng thành Vauban. Tường ngoài cao trung bình 6,6m, chân thành rộng 21m, chạy theo hình chữ chi bao bọc kinh thành. Phía ngoài là thành lộ, thành giai và ngoài cùng là hào thành. Ở phía Nam, sông Hương được coi là hào thành tự nhiên. Hào thành sâu trung bình 4m, rộng khoảng 30m, là chướng ngại đầu tiên phải vượt qua khi muốn tiếp cận kinh thành. Kinh thành được xây dựng theo một trục chính. Trục đó nằm theo đường nối Cột cờ, Ngọ Môn, Bái Đình, Điện thái Hoà, Cửa Hoà Bình. Bên trong kinh thành là Hoàng thành (còn gọi là đại nội) và Tử cấm thành, mỗi khu vực lại được bao bọc bởi hào thành, la thành. Có thể gọi Hoàng thành và Tử cấm thành là kinh thành trong kinh thành. Trong kinh thành có hàng ngàn công trình kiến trúc và di tích có giá trị. Nổi bật là Ngọ Môn với lầu Ngũ Phụng, điện Thái Hoà, Hiển lâm các, Thế Miếu với Cửu đỉnh, Chín vị Thần công...

Trong số 13 vị vua nhà Nguyễn, vua Kiến Phúc, Hiệp Hoà và Hàm Nghi không có lăng, mộ ba vị vua là Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân được quy tụ trong An lăng, vua Bảo Đại thoái vị năm 1945 chưa kịp xây lăng cho mình, nên tất cả chỉ có 7 lăng. Nếu các ngôi mộ và các công trình ở lăng Gia Long được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu truyền thống như gạch, đá, vữa vôi mật mía và hầu như hoàn toàn hoà quyện, lẫn vào thiên nhiên thì lăng Khải Định được xây dựng bằng các vật liệu mới như xi măng, sắt thép... và nhìn giống như một cung điện nguy nga, chịu ảnh hưởng nhiều của kiến trúc châu Âu và Nam Á.

Lăng được coi là hài hoà nhất, tiêu biểu nhất là lăng Tự Đức và lăng Minh Mạng. Kiến trúc hai lăng này có sự kết hợp rất uyển chuyển, mềm mại và hài hoà với thiên nhiên.

Như cvậy các công trình ở kinh thành Huế, lăng tẩm các vua Nguyễn thể hiện sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc xây dựng, quy hoạch đô thị, thiết kế phong cảnh. Đây là những di tích của triều đại phong kiến cuối cùng trên đất nước ta.

b. Vịnh Hạ Long

Khu di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long không phải là toàn bộ Vịnh Hạ Long mà chỉ là khu tập trung nhiều đảo nhất có diện tích 434km2, nằm trong giới hạn của đảo Đầu Gỗ, Cống Tây và Hồ Ba Hầm.

Về mặt địa mạo, Hạ Long là mẫu tiêu biểu về cảnh quan karst nhiệt đới ngập nước của thế giới. Cảnh quan này đã tạo ra một hạ Long kỳ ảo, một thắng cảnh thiên nhiên hiếm có và có giá trị thẩm mỹ cao, một “thiên khôi địa thiết phó kỳ quan” như Nguyễn Trãi đã từng ca ngợi.

Bên cạnh giá trị thẩm mỹ của kiểu địa hình karst nhiệt đới ngập nước, thiên nhiên Hạ Long còn gắn kết chặt chẽ với văn hoá làm cho cảnh vật trở nên có hồn hơn, đẹp hơn. Hầu hết các địa danh ở Hạ Long, thậm chí cả tên chung cho vùng vịnh này, vịnh Hạ Long đều gắn với các truyền thuyết nói lên truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước, nói lên tình cảm và tinh thần của người dân đất Việt. Về mặt địa chất, Vịnh Hạ Long là minh chứng rõ ràng cho một quá trình karst, quá trình biển tiến và

biển lùi xảy ra trong quá khứ. Theo các nghiên cứu địa chất, đá vôi Hạ Long chủ yếu được hình thành vào thời kỳ Carbon-Permi cách đây từ 285 đến 240 triệu năm. Dấu tích của các thời kỳ biển tiến và biển lùi xảy ra từ khi hình thành vịnh cách đây 11 nghìn năm để lại trên các vách đảo17

c. Phố cổ Hội An

Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, Hội An đã từng là một cảng ghé qua của nhiều đoàn tầu lớn trên thế giới như Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Phillipines, Indonesia, Thái Lan... Chính vì vậy Hội An cũng là nơi có đủ các mặt hàng từ Tây sang Đông như vải lụa các loại, len, giấy, đồ gốm sứ, đường, mật, cọ, dừa, hạt tiêu, thuốc bắc, ngà voi, sáp ong, sơn mài, ngọc trai...

Do xa xôi cách trở và thời tiết không thuận, nhiều nhà buôn Trung Hoa, Nhật Bản đã ở lại Hội An và xây dựng nên kiểu nhà hình ống, vừa gíap sông vừa giáp đường phố để tiện buôn bán, giao lưu. Những ngôi nhà ở khu phố cổ Hội An, những hội quán của người Phù Nam, Hải Nam, Quảng Châu Trung Quốc... chiếc cầu được xây dựng một cách thật chắc chắn theo thói quen của người Nhật đã tạo ra một sự giao thoa văn hoá trên đất Hội An. Đây là một ví dụ điển hình về một khu định cư truyền thống, thể hiện kết quả của sự giao thoa văn hóa Trung Hoa (nam Trung Hoa), Nhật Bản và Việt Nam.

d. Thánh địa Mỹ Sơn

Có thể nói thánh địa Mỹ Sơn là một bản sao thu nhỏ của những thành phố lớn ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh Ấn Độ như Angcor Watt, Badan, Authaya, Borobundur... Trong khi đó đây là khu vực có sự tồn tại và phát triển lâu nhất. Nó ra đời dưới thời vua Bradvarman vào thế kỷ thứ 4 và tồn tại đến tận thế kỷ 13 (khoảng 11 thế kỷ). Khi các vua Chăm lên ngôi ở kinh đô Trà Kiệu, họ đều đến Mỹ Sơn xây tháp để dâng lên cho các vị thần, trong đó có vị thần tối cao Siva. Thánh địa Mỹ Sơn không những gắn bó chặt chẽ với truyền thống và tôn giáo tín ngưỡng của người Chăm, mà còn gắn bó trực tiếp với sự tồn tại và phát triển của nhà nước Chăm pa. Đây là một bằng chứng xác thực về sự tồn tại của một nền văn hoá Chăm pa rực rỡ trên đất Việt Nam. Các vật liệu xây dựng, cách thức xây dựng tháp Chăm ở Mỹ Sơn nói riêng, ở các tỉnh duyên hải Trung bộ nói chung thể hiện sự sáng tạo của người xây dựng. Các tháp Chăm là ví dụ điển hình về một kiểu kiến trúc mà cho đến nay việc tìm hiểu nó vẫn là đề tài hấp dẫn không chỉ đối với các nhà khoa học Việt Nam mà còn đối với các nhà khoa học thế giới như Ba Lan, Pháp...

e. Phong Nha-Kẻ Bàng

Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng rộng 147.945ha. Nếu kể cả khu vực vùng đệm thì diện tích lên đến hơn 350.000ha. Riêng khu vực được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới rộng 85.754ha, trong đó có 41.132 ha rừng nguyên sinh. Nếu tính cả Hin Nậmnô (CHDCND Lào) thì đây là một trong những khối đá vôi lớn nhất hành tinh


17 Xem Trần Đức Thạnh, Lịch sử địa chất vịnh Hạ Long. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, 1999

(khoảng 700.000ha). Theo Trần Nghi và đồng nghiệp18, so với các vùng đá vôi khác trên thế giới, khối đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng có những đặc thù sau:

- Tuổi của đá vôi vào loại rất cổ, từ Devon đến Permi

- Có diện tích lớn nhất Việt Nam

- Có cấu tạo khối và phân lớp rất dày (khoảng 1.000m)

- Có quá trình karst diễn ra liên tục, tạo thành các thành tạo cũ và mới đan xen

nhau.

Động Phong Nha được những người Pháp như Bouffier, Sully, Cardière nghiên

cứu từ đầu thế kỷ 20. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà thám hiểm thuộc Đội Thám hiểm Hang động Hoàng gia Anh và các các nhà địa mạo học trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) bằng các phương tiện khảo sát chuyên dụng đã thực hiện việc nghiên cứu chi tiết hơn, họ đã tiến hành đo đạc được gần 50km chiều dài các hang.

Hệ thống hang động Phong Nha không chỉ có giá trị địa chất, địa mạo, mà còn rất có giá trị thẩm mỹ. Do rất ít bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai phá của con người nên các nhũ đá, măng đá ở đây hầu như còn nguyên sơ. So với các hang động đã được biết ở nước ta, Phong Nha có 7 cái nhất. Đó là nơi có hang nước dài nhất, có cửa hang dài và rộng nhất, bãi cát và bãi đá rộng và đẹp nhất, có hồ ngầm đẹp nhất, có thạch nhũ tráng lệ, kỳ ảo nhất, có dòng sông ngầm dài nhất (13.969m) và có hang én rộng nhất.

g. Kiệt tác Di sản văn hoá truyền miệng và phi vật thể của nhân loại Nhã nhạc Cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình là loại hình âm nhạc chính thống được sử dụng trong các cuộc tế, lễ của các triều đình quân chủ ở Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam á, Đông á. Trong các cuộc triều hội, cúng tế, âm nhạc luôn theo suốt quy trình của buổi lễ, từ lúc mở đầu cho đến hồi kết. Nó tham gia vào từng tiết lễ, là một thành tố không thể thiếu trong các cuộc lễ, đồng thời là phương tiện giúp con người giao tiếp với thế giới thần linh. Loại âm nhạc này được các triều đại quân chủ coi trọng, phát triển thành một thứ quốc nhạc, biểu tượng cho sức mạnh và sự bền vững của vương quyền. Nhã nhạc cung đình là hình thức sinh hoạt âm nhạc phục vụ lễ nghi của triều đình và nhu cầu hưởng thụ của hoàng triều và quan lại.

Nhã nhạc Việt Nam có nguồn gốc lâu đời trong nền văn hoá, lịch sử của dân tộc. Nhã nhạc có nguồn gốc hình thành xuất hiện từ thời Đinh và Tiền Lê. Đến thời Lý, triều đình đã cho thành lập một đội ca múa cung đình có quy mô lên tới 100 người.


18 Trần Nghi, Đặng Văn Bào, Lê huy Cường, Nguyễn Quang Mỹ, Nguyễn Quốc Dựng, Phan Duy Ngà, Tạ Hoà Phương, Vũ Văn Dũng, Vũ Văn Phái. Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình, Việt Nam, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam xuất bản năm 2003, trang 83-84.

Nhã nhạc vẫn tiếp tục được bồi đắp, phát triển phong phú về loại hình và bài bản về nghệ thuật biểu diễn vào thời Trần, thời Mạc.

Đến thời Lê (1427-1788), nhã nhạc với tư cách là một điển chế mới hoàn thiện, phát triển như một loại nhạc chính thống, một thứ tài sản riêng của triều đình, đối lập với nó là tục nhạc tức âm nhạc dân gian. Nhã nhạc thời kỳ này còn là tên một tổ chức âm nhạc cung đình chuyên về âm nhạc, là Bộ Nhã nhạc hoạt động song song với bộ khí nhạc, đặt dưới quyền trông coi của các quan ở Thái Thượng Thư.

Xét về quy mô tổ chức âm nhạc cung đình dưới thời Lê đã hoàn thiện và chặt chẽ. Triều đình đã đặt ra các loại nhạc: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Cửu nhật nguyệt, Giao trùng nhạc, Đại yến nhạc, Cung trung nhạc. Triều đình còn cho thành lập hai dàn nhạc là Đường thượng chi nhạc và Đường hạ chi nhạc. Cũng trong thời kỳ này có hai vũ khúc mang tính lịch sử cũng được trình diễn trong một số buổi lễ.

Vào cuối thời Lê, tình hình kinh tế xã hội suy thoái, âm nhạc cung đình cũng dần bị suy thoái. Đến triều Nguyễn (1802-1945), nửa đầu thế kỷ XIX khi tình hình kinh tế xã hội ổn định, âm nhạc cung đình được triều đình quan tâm, chấn hưng. Bấy giờ, triều đình đặt ra các loại nhạc: nhạc tế giao, nhạc đón sứ thần, nhạc đại lễ triều, thượng triều cùng các lễ mừng thọ... Sử dụng hàng trăm nhạc, chương có lời ca bằng chữ Hán. Phần lời các nhạc chương đều do các quan trong bộ lễ hoặc hàn lâm viên biên soạn mang nội dung phù hợp với từng cuộc lễ của triều đình. Trong thời kỳ này, nhiều loại nhạc được bổ sung như: Nhã nhạc, huyền nhạc, ty trúc, tế nhạc, ty chung, ty khánh, ty cổ. Nhiều dàn nhạc cung đình phát triển trong giai đoạn này, biên chế các dàn nhạc cũng được mở rộng. Cuối triều Nguyễn, triều chính suy thoái, chỉ còn hai loại dàn nhạc là Đại nhạc và Tiểu nhạc, bên cạnh dân quân nhạc phương Tây tồn tại.

Khi chế độ quân chủ Việt Nam chấm dứt vào năm 1945, âm nhạc cung đình mất đi vị trí, chức năng xã hội, môi trường diễn xướng nguyên khởi, bị suy thoái, có nguy cơ thất truyền. Mặc dù vậy, nhã nhạc cung đình vẫn có giá trị về lịch sử phát triển lâu đời, được ghi chép nhiều trong sử sách Việt Nam. Và loại hình âm nhạc có giá trị cao về nghệ thuật như: Nhạc khí đẹp về hình thức, đóng ráp kỹ, chạm trổ khéo léo, đầy đủ âm vực.

Dàn nhạc đa dụng về nhạc cụ gồm: Đại nhạc (hồng chung, đại cô, trống vỗ, bồng, mõ, thanh la, chập.., sinh tiền, kèn, nhị); Tiểu nhạc (đàn nguyệt, đàn tam, đàn tỳ bà, đàn nhị, sáo trúc, trống bang một mặt, tâm âm la, sinh tiền); còn Tý cổ, Ty chung, Ty khách, Huyền nhạc gồm nhiều nhạc khí trưng bày nhưng không tấu.

Việc thành lập dàn nhạc không quan tâm đến số lượng mà trọng tâm vào chất lượng, sự phối âm, hoà khí.

Thang âm, điệu thức đa dạng, tiết tấu phong phú, bài bản, dồi dào. Công dụng chức năng đa dạng

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 27/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí