Các Loại Hình Du Lịch Đặc Trưng Và Các Địa Bàn Hoạt Động Du Lịch Chủ Yếu Của Vùng

Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm của vùng từ 21 - 240C, tổng bức xạ nhiệt 130kcal/cm2. Số giờ nắng 1.500 - 1.700 giờ/năm, độ ẩm 80%, lượng mưa trung bình

1.500 - 2.000mm, có mùa đông lạnh. Vùng có khí hậu không ổn định, nhiều thiên tai, tuy nhiên, nhìn chung thích hợp cho phát triển du lịch.

Động - thực vật: Phong phú, có nhiều khu rừng nhiệt đới nguyên sinh.

Sông hồ: Có mật độ sông dày: l,6km sông/1km2 diện tích.

Các sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam: sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Lô...

Theo hướng vòng cung: Hệ thống sông Thái Bình (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam).

Vùng còn có hệ thống sông ngắn, dốc, nhỏ ven biển (Quảng Ninh và miền Bắc Trung Bộ) .

Hệ thống sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn), sông Bằng (Cao Bằng) chảy theo hướng đông - tây đổ sang Trung Quốc.

Vùng có nhiều hồ lớn: hồ Ba Bể, Hồ Tây, hồ Hoà Bình, hồ Núi Cốc, hồ Thác

Bà...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.


Điều kiện nhân văn

Địa lý du lịch - ĐH Phạm Văn Đồng - 11

Vùng là nơi diễn ra những sự kiện lớn trong suốt quá trình lịch sử hàng nghìn

năm của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, vùng còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hoá, nghệ thuật có giá trị, nhiều truyền thuyết dân gian, vùng cũng là nơi sinh ra nhiều danh nhân kiệt xuất như Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bình Khiêm, Hồ Chí Minh...

Vùng là nơi có các nền văn hoá xuất hiện từ thời tiền sử như nền văn minh lúa nước, văn hóa Đông Sơn. Vùng cũng là nơi có nhiều nét phong phú, đặc sắc về văn hoá các tộc người.

Vùng có truyền thống sản xuất lúa nước, sản xuất thủ công nghiệp lâu đời, có nhiều thành phố, trung tâm công nghiệp, có Hà Nội là thủ đô và trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, KHKT của cả nước.

4.1.1.2. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Vùng có nhiều điểm du lịch có phong cảnh đẹp, hùng vĩ, thơ mộng như vùng núi Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì là những nơi nghỉ mát nổi tiếng ở độ cao trên 1.000m, khí hậu mát mẻ.

Vùng có nhiều cánh rừng già nguyên sinh, là các khu bảo tồn, các VQG như Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì, Ba Bể, Thanh Sơn, Xuân Thủy, Bến En, Pù Mát, Vụ

Quang, Hoàng Liên... có hệ sinh thái rừng nhiệt đới điển hình với hàng nghìn loài thực vật và động vật, đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học.

Có nhiều dạng địa hình karst với các hang động nổi tiếng như Hương Sơn (Hà Tây), Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn)...

Có nhiều bãi biển đẹp với bãi cát mịn, phẳng, nước trong xanh: Bãi Cháy, Trà Cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm, Xuân Thành (Hà T nít)...

Đặc biệt vùng có danh lam thắng cảnh Hạ Long được UNESCO xếp hạng di sản thiên nhiên của thế giới với nhiều hang động, đảo đá thơ mộng, hùng vĩ.

Vùng còn có nhiều hồ tự nhiên nổi tiếng như hồ Ba Bể, Hồ Tây.

Nhìn chung, vùng có nhiều ánh nắng, phù hợp với mọi hoạt động du lịch, có thể khai thác quanh năm, đặc biệt là loại hình du lịch nghỉ mát, tắm biển về mùa hạ.

Vùng có nhiều nguồn nước khoáng: Kim Bôi (Hoà Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình), Tiên Lãng (Hải Phòng), Mỹ Lâm (Tuyên Quang)... đạt tiêu chuẩn chất lượng cao dùng cho giải khát, chữa bệnh.

Các đặc sản:

+ Biển: tôm hùm, cá thu, chim, sò huyết, cua, bào ngư...

+ Rừng: măng, nấm hương, các dược liệu: sâm, nhung, tam thất, hồi, quế, thảo

quả...


Tài nguyên du lịch nhân văn

Vùng đã tìm thấy nhiều di vật khảo cổ như công cụ sản xuất bằng đá, trống

đồng, đồ kim khí, đồ gốm chứng minh cho nền văn hoá Sơn Vi, Núi Đọ, Hòa Bình, Bắc Sơn, Phùng Nguyên, Gò Đậu, Đồng Mun, Đông Sơn, Hạ Long thời tiền sử.

Vùng có nhiều di tích lịch sử, có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nghiên cứu khoa học.

Vùng còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá tinh thần, các làn điệu dân ca như hát chèo, xoan, ghẹo, quan họ ; hát văn, hát tuồng, ví dặm, hát lượn; âm nhạc: chiêng, khèn; các điệu múa dân tộc: múa xoè, múa khèn, múa ô, múa sạp, múa rối nước...

Vùng có nhiều lễ hội truyền thống: Đền Hùng (Phú Thọ), Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), Hội Lim, Hội Gióng, Đồng Ký (Bắc Ninh), hội Chùa Hương (Hà Tây), chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng)...

Vùng còn có nhiều loại hình kiến trúc, mỹ thuật như chùa Kim Liên, chùa Một Cột (Hà Nội), chùa Cổ Lễ (Nam Định), chùa Tây Phương (Hà Tây), Nhà Cổ Thành Cổ (Hoàng Thành Thăng Long)...

Vùng tập trung nhiều viện bảo tàng lớn, có giá trị nhất cả nước: bảo tàng Lịch sử, bảo tàng Cách mạng, bảo tàng Mỹ thuật, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Dân tộc học (ở Hà Nội), bảo tàng các Dân tộc Việt Nam ở Thái Nguyên...

Những di tích văn hoá lịch sử của vùng thường được gắn liền, hoà quyện với vẻ đẹp thiên nhiên tạo nên phong cảnh trữ tình thơ mộng và có giá trị hấp dẫn du khách như Hạ Long, Hương Sơn, Hoa Lư, Bích Động, Lạng Sơn, Đền Hùng, Hồ Tây...

4.1.1.3. Kinh tế - xã hội

Vùng có truyền thống về sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp lâu đời, hiện đang tiếp cận với những thành tựu KHKT trên thế giới. Nền kinh tế của vùng đang được đổi mới, chất lượng cuộc sống của người dân đang được nâng cao tạo tiền đề cho cơ sở vật chất kỹ thuật và nhu cầu cho việc phát triển du lịch.

Vùng có nhiều sản phẩm nhiệt đới cung cấp cho du lịch như gạo tám, gạo nếp, đào Sa Pa, mận Bắc Hà, bưởi Đoàn Hùng, cam Bố Hạ, nhãn Hưng Yên, vải Thanh Hà. Vùng cũng có nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, thêu, đan len, sơn mài, gốm sứ, chạm khắc, dệt thổ cẩm, các sản phẩm từ cói được du khách nước ngoài ưa thích.

Dân cư của vùng cần cù sáng tạo, giàu lòng mến khách, tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

Vùng có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, với nhiều loại hình giao thông. Hà Nội là trung tâm giao thông của vùng, từ Hà Nội có nhiều tuyến đường giao thông đến các địa phương, các tỉnh, các điểm du lịch trong vùng.

Về đường bộ: Từ trung tâm Hà Nội có các tuyến đường nối với các tỉnh trong vùng. Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Lạng Sơn và Hà Nội với các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh khác; đường số 2 từ Hà Nội đi các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang; đường số 3 từ Hà Nội đi các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kim, Cao Bằng; đường số 4 nối liền các tỉnh biên giới phía Bắc; quốc lộ 6 nối Hà Nội với các tỉnh khu vực Tây Bắc; quốc lộ 5 từ Hà Nội đi Hải Dương, Hải Phòng", quốc lộ 10 nối các tỉnh duyên hải Bắc Bộ; quốc lộ 18 nối Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương - Quảng Ninh.

Ngoài ra các tuyến đường bộ liên tỉnh, liên huyện trong vùng có chất lượng tương đối tốt.

Về đường sắt: Ngoài đường sắt Bắc - Nam, vùng còn nhiều tuyến đường sắt từ Hà Nội đi Thái Nguyên, Hải Phòng, các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, đảm bảo vận chuyển du khách với số lượng lớn.

Vùng đã phát triển tuyến du lịch trên sông Hồng từ Hà Nội đến các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định.

Vùng có nhiều cửa khẩu để đón khách du lịch quốc tế như sân bay Nội Bài, cảng Hải Phòng, các cửa khẩu ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng.

Nhiều tuyến giao thông của vùng có thể dùng liên vận nhiều loại đường, kết nối với nhau, thuận tiện, có thể đi về theo nhiều lối, đến tham quan được nhiều nơi.

Nhìn chung, hệ thống giao thông vận tải của vùng thuận tiện cho việc quy hoạch tổ chức các tuyến điểm du lịch.

Tuy nhiên, tuyến đường đến một số điểm du lịch ở miền núi như Sa Pa, Trà Cổ, hồ Ba Bể, Pác Bó... đường còn nhỏ, mùa mưa hay bị sạt lở, chất lượng chưa tốt, chưa thuận tiện cho hoạt động du lịch.

Vùng hiện tại cơ bản đáp ứng được nhu cầu về điện, nước sạch, thông tin liên lạc cho các hoạt động du lịch.

4.1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Ở nhiều trung tâm hoặc các điểm du lịch của vùng đã xây dựng được hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ cho du khách. Tuy nhiên, trong vùng còn thiếu các cơ sở vui chơi giải trí.

Hà Nội là trung tâm lưu trú lớn nhất của vùng, ở đây có nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhiều cơ sở lưu trú, ăn uống có chất lượng cao, ngoài ra còn có các cơ sở vui chơi giải trí, các trung tâm thương mại, đáp ứng nhu cầu về dịch vụ du lịch đa dạng và phong phú của du khách:

Hải Phòng và Hạ Long cũng là những đô thị có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phát triển và nhiều khách sạn quốc tế đã được xếp hạng.

Ở các tỉnh lỵ và thành phố trực thuộc tỉnh và một số điểm du lịch: Ba Vì, Chùa Hương, Cát Bà, Đồ Sơn, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Cúc Phương, Tam Đảo, Sa Pa, VQG Ba Bể, hồ Núi Cốc, Sầm Sơn, Bến En, Cửa Lò, Xuân Thành... Tuy có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhưng chất lượng còn thấp, đơn điệu về các sản phẩm, chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, nhất là du khách quốc tế.

Ở một số điểm du lịch vùng núi xa như Pác Bó, thác Bản Giốc, hồ Thác Bà, hồ Cấm Sơn, cao nguyên Đồng Văn... hiện còn chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

4.1.2. Các loại hình du lịch đặc trưng và các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu của vùng

4.1.2.1. Loại hình du lịch đặc trưng của vùng du lịch Bắc Bộ là du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái

- Du lịch hội nghị, hội thảo, hội chợ, công vụ...

- Tham quan, nghiên cứu:

+ Các di tích lịch sử dựng nước và giữ nước.

+ Các di tích lịch sử văn hóa, văn hóa tộc người.

+ Các lễ hội truyền thống.

+ Các làng nghề truyền thống.

+ Văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực.

- Tham quan nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái ở các vùng cảnh quan:

+ Vùng biển, đảo ở Hạ Long, Hải Phòng.

+ Các hồ chứa nước lớn và nghỉ núi.

+ Các VQG.

+ Vùng đá vôi và hang động karst.

4.1.2.2. Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu

Địa bàn các di tích văn hóa lịch sử, làng nghề, lễ hội, văn hóa nghệ thuật truyền thống chủ yếu tập trung ở trung tâm du lịch Hà Nội và vùng phụ cận thuộc các tỉnh, thành phố. Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Bình, Hải Phòng.

Địa bàn có nhiều giá trị văn hóa các tộc người: Tày, Nùng (Cao Bằng - Lạng Sơn); H'mông, Dao (Hà Giang - Lào Cai), Thái (Sơn La - Lai Châu - Điện Biên; Mường (Hòa Bình).

Các di tích lịch sử: Đền Hùng (Phú Thọ), Hoa Lư (Ninh Bình), Vân Đồn, sông Bạch Đằng (quảng Ninh - Hải Phòng), Kiếp Bạc (Hải Dương), Pác Bó - Đông Khê, Thất Khê (Cao Bằng), ải Chi Lăng (Lạng Sơn), Tân Trào (Tuyên Quang), Điện Biên Phủ. . .

Các địa bàn phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hạ Long, Cát Bà, Bái Tử Long, Đồ Sơn, Trà Cổ, VQG Xuân Thủy, Sầm Sơn, Cửa Lò, Xuân Thành, Thiên Cầm...

Các địa bàn tham quan nghỉ dưỡng vùng hồ: Hòa Bình (Hòa Bình), Thác Bà (Yên Bái), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), Cấm Sơn, Khuôn Thần (Bắc Giang), hồ Suối Hai, Đồng Mô (Hà Tây), Hồ Tây (Hà Nội), hồ Pa Khoang (Điện Biên)...

Các địa bàn phát triển du lịch sinh thái rừng và núi ở các VQG: Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Bể, Ba Vì, Bến En, Hoàng Liên...

Các địa bàn tham quan nghiên cứu hang động đá vôi: Hương Tích (Hà Tây), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Ba Bể (Bắc Kim), Động Ngườm Ngao (Cao Bằng), Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn)...

Các đô thị đặc biệt: Hà Nội, Hải Phòng.

4.2. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ

4.2.1. Khái quát về vùng du lịch Bắc Trung Bộ

4.2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Vùng du lịch Bắc Trung bộ nằm ở vị trí trung gian của đất nước, gồm tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, và Tp. Đà Nẵng với diện tích 34.743km2. Phía bắc giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía nam giáp với các tỉnh Bình Định, Gia Lai và Kim Tum, phía tây giáp Lào, phía đông là Biển Đông.

Vùng nằm trên mảnh đất đầy biến động suốt chiều dài lịch sử của đất nước nên đã ảnh hưởng sâu sắc đến cả tự nhiên, lịch sử và kinh tế - xã hội của vùng, với nhiều địa danh nổi tiếng.

Sông Gianh (Quảng Bình) là chiến tuyến gần một thế kỷ trong suốt thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh. Thực dân Pháp đã nổ súng đầu tiên ở cửa Hà (Đà Nẵng) mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược ở nước ta. Sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Nam - Bắc trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Vì nằm ở vị trí trung tâm đất nước, gần kề với núi và biển. Nên Huế đã được chọn làm thủ phủ Đàng trong dưới thời chúa Nguyễn, kinh đô của cả nước dưới thời Tây Sơn và dưới thời các vua Nguyễn. Huế còn là một trong những trung tâm Phật giáo của miền Trung và cả nước. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hoá và hàng trăm ngôi chùa, đền, miếu.

Từ thế kỷ IV, Mỹ Sơn đã là Thánh đô của vương quốc Chăm-pa và Hội An đã trở thành thương cảng sầm uất của vương quốc Chăm-pa với tên Đại Chiêm Hải Khẩu.

Dân cư của vùng có truyền thống cần, kiệm, lịch thiệp, mến khách, tạo nên những giá trị văn hoá đặc sắc của vùng, gây cảm xúc lớn với du khách.

Vùng được hình thành và phát triển trên một địa bàn phức tạp, là nơi giao lưu chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu - miền Bắc và miền Nam, giữa hai đơn vị kiến tạo lớn, là nơi gặp gỡ giữa các luồng di cư của thực, động vật.

Vì vậy đã tạo cho thiên nhiên của vùng đa dạng, phong phú có những nét độc đáo riêng.

Khoảng 4/5 diện tích của vùng là đồi núi và cồn cát, phần lớn bị chia cắt thành những vùng nhỏ hẹp. Núi thường ăn lan ra biển, phía tây là dãy Trường Sơn cao trung bình 600 - 800m, có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển như Hoành Sơn, Bạch Mã, tạo lên những cảnh quan đẹp như đèo Ngang, đèo Hải Vân. Đồng bằng của vùng nhỏ hẹp, có nhiều cồn cát, lấn sâu vào đất liền. Bờ biển có nhiều đầm phá và có nhiều bãi biển đẹp, nhiều đảo và cù lao.

Do dãy Hoành Sơn, Bạch Mã đâm ngang ra biển, trở thành ranh giới của khí hậu, tạo nên sự khác biệt về khí hậu giữa phía Bắc và phía Nam, giữa các địa phương trong vùng. ở Huế có lượng mưa trung bình năm tới 2.800mm và có mùa đông lạnh, nhưng ở Đà Năng lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng 2.000mm và khí hậu nóng quanh năm. Vùng còn chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai, bão lụt, gió lơn gây khó khăn cho hoạt động du lịch và phát triển kinh tế.

Sông ngòi của vùng thường ngắn, dốc, nước trong xanh, tạo phong cảnh đẹp, nhưng thường hay có lũ đột ngột.

Thực động vật của vùng phong phú, dưới độ cao 800m là loại rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, có nhiều loại động vật quý hiếm, có sự đa dạng sinh học cao. Biển của vùng có nhiều ngư trường lớn, là nguồn thực phẩm dồi dào.

Do đồng bằng nhỏ hẹp và khí hậu có nhiều thiên tai nên bình quân lương thực đầu người của vùng thấp, thường xuyên thiếu lương thực. Vì vậy sự phát triển kinh tế biển, rừng, du lịch sẽ tạo ra những thế mạnh phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư, góp phần bảo vệ môi trường và những giá trị văn hóa của vùng.

4.2.1.2. Tài nguyên du lịch

Do những giá trị đặc sắc, đa dạng của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và lịch sử phát triển lâu dài, với nhiều biến động thăng trầm đã tạo cho vùng du lịch Bắc Trung Bộ có tiềm năng du lịch, phong phú đặc sắc.

Nguồn tài nguyên du lịch của vùng có mức độ tập trung tương đối cao, dọc theo quốc lộ 1A và phát triển thành cụm với bán kính gần 100km, xung quanh Huế - Đà Nẵng. Vì vậy, đây là những nguồn lực quan trọng để Huế và Đà Nẵng trở thành hai trung tâm du lịch của vùng.

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, là đối tượng tham quan, nghỉ ngơi, thể thao, tắm biển, nghiên cứu khoa học rất hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế như VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, VQG Bạch Mã, đèo Hải Vân, bãi biển Cảnh Dương, Thuận An, Lăng Cô, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà, Cù lao Chàm, nước khoáng Mỹ An, Bàn Thạch, Đèo Ngang...

Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn của vùng phong phú, có mức độ tập trung cao, có giá trị về lịch sử văn hóa so với các vùng du lịch khác trong cả nước, tạo cho vùng có nhiều trung tâm, điểm du lịch với khoảng cách gần nhau, thuận tiện cho việc tổ chức các tuyến tham quan, hấp dẫn du khách.

Vùng là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử quan trọng trong thời kỳ chống Mỹ như các di tích sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, hệ thống địa đạo ở Vĩnh Linh, thành cổ Quảng Trị, các nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, đường Trường Sơn... Cả nước có 4 di sản văn hóa thế giới đều tập trung ở vùng, đây là những điểm đến hấp dẫn không thể thiếu được đối với du khách trong nước và quốc tế. Vùng còn lưu giữ nhiều ngôi chùa, đền, các bảo tàng nổi tiếng là những điểm tham quan hấp dẫn du khách.

Cùng với nguồn tài nguyên du lịch vật thể giàu có, đa dạng, hấp dẫn, vùng còn lưu giữ nhiều di tích văn hoá nghệ thuật về tinh thần như những điệu nhạc, khúc hát cung đình, những làn điệu hát Bội, những điệu hò Huế, hò Quảng say đắm lòng người.

Vùng cũng còn lưu giữ nhiều phong tục, tập quán sinh hoạt mang nét đẹp truyền thống của dân tộc và có nhiều nghề cổ truyền nổi tiếng: dệt thổ cẩm của người Bru - Vân Kiều, thêu ren, dệt thảm len, tơ lụa đất Quảng, nghề chạm khắc đá ở chân núi Ngũ Hành Sơn (Quảng Nam - Đà Nẵng).

Vùng cũng là nơi cư trú của nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp về bản sắc văn hoá riêng có cũng là tài nguyên quý giá để phát triển du lịch.

4.2.1.3. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông của vùng nhìn chung thuận lợi cho hoạt động du lịch. Đường sắt và đường bộ Bắc - Nam chạy dọc địa phận của vùng, vùng còn có quốc lộ 9 dài 89km từ cảng Cửa Việt đến cửa khẩu Lao Bảo. Cửa khẩu Lao Bảo đã được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế vào năm 1993, thuận lợi cho du lịch quá cảnh với Lào, Thái Lan. Đường giao thông đến huyện ly của vùng đang được chú ý nâng cấp, đường Hồ Chí Minh đang được xây dựng và quốc lộ 14 chạy dọc phía tây của vùng thuận tiện cho phát triển du lịch với các tỉnh Tây Nguyên.

Vùng có nhiều cảng biển lớn thuận tiện việc vận chuyển, đón du khách bằng đường biển trong nước và quốc tế như cảng Đà Năng, cảng Chân Mây đã đón nhiều đoàn khách quốc tế.

Vùng có các sân bay: sân bay quốc tế Đà Năng, có thể đón những máy bay lớn, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch của vùng; sân bay Phú Bài (Huế), sân bay Chu Lai (Quảng Ngãi) đã được cải tạo, phục vụ cho việc đi lại thuận tiện của du khách.

Hiện tại hệ thống cung cấp điện và nước của vùng còn kém phát triển, chưa đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, sinh hoạt cũng như du lịch. Sản lượng điện đầu người của vùng còn thấp. Nhà máy thuỷ điện Yaly được đưa vào hoạt động, cùng với việc vận hành của đường dây tải điện 500 KW đã giúp cho vùng giải quyết những khó khăn về nhu cầu điện.

Mạng lưới thông tin liên lạc, điện thoại, điện báo của vùng cũng đã được phát triển, đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy nhiên việc thông tin liên lạc ở những điểm du lịch xa của vùng đôi khi còn gặp khó khăn.

4.2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của vùng hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu ăn ở của du khách, có nhiều khách sạn, nhà hàng, nghỉ dưỡng có chất lượng cao. Tp. Huế, Tp. Đà Nẵng, thị xã Hội An, bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Nhật Lệ có nhiều khách sạn được xếp sao nhiều nhà hàng sang trọng đáp ứng nhu cầu dịch vụ có chất lượng cao, đa dạng của du khách.

4.2.1.5. Các loại hình du lịch đặc trưng và các địa bàn hd du lịch chủ yếu của vùng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2024