Theo Luật Di sản Văn hoá của Việt Nam, di sản văn hoá văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống,tri thức về y, dược học cổ truiyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
- Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Di tích lịch sử-văn hoá là công trình xây dựng địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
- Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
- Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
- Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
- Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học11.
b. Các loại tài nguyên du lịch nhân văn
Có nhiều quan niệm khác nhau trong việc phân chia tài nguyên du lịch nhân văn. Nếu coi tài nguyên du lịch nhân văn là di sản văn hoá thì cũng có thể chia chúng thành tài nguyên du lịch phi vật thể và tài nguyên du lịch vật thể. Tuy cách phân loại này còn nhiều điều đáng bàn song nó được sử dụng khá nhiều. Theo cách chia này có thể xếp vào nhóm tài nguyên du lịch nhân văn hữu thể các loại sau: di tích, công trình đương đại, hàng hoá, các mặt hàng ăn uống, các sản phẩm làng nghề, các tác phẩm nghệ thuật hữu hình... Trong số các tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể có thể kể đến lễ hội, phong tục tập quán, truyền thuyết, các tác phẩm văn hoá nghệ thuật vô hình, nếp sống, nghệ thuật ẩm thực...
Di tích
Các di tích có thể được phân theo hai tiêu chí là giá trị và nội dung. Phân theo giá trị có các di tích đặc biệt quan trọng, di tích được xếp hạng và di tích có ý nghĩa địa phương. Phân theo nội dung có di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử (trong đó có di tích lịch sử cách mạng), di tích kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh.
11 Luật di sản văn hoá. Điều 4. Từ mục 1 đến mục 7.
Di tích đặc biệt quan trọng là những di tích hay quần thể di tích có ý nghĩa quan trọng nhất trong tiến trình lịch sử dân tộc ta. Di tích quốc gia đặc biệt bao gồm:
a. Công trình xây dựng, địa điểm gắn với những sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc và danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử dân tộc;
b. Công trình kiến trúc nghệ thuật hoàn chỉnh, nguyên gốc, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc và kiến trúc nghệ thuật Việt Nam
c. Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển quan trọng của các văn hoá khảo cổ nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới
d. Cảnh quan thiên nhiên đẹp nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.
Cho đến nay đã có trên 100 di tích của cả nước được xếp vào hạng đặc biệt quan trọng.
Danh mục các di tích đặc biệt quan trọng
Đình Tiền Bái Hải Phòng | |
Di tích Kim Liên Tỉnh Nghệ An | Đình Phong Cốc Quảng Ninh |
Di tích Pắc Bó Tỉnh Cao Bằng | Đình An Cố Thái Bình |
Khu di tích Tân Trào Tỉnh Tuyên Quang | Chùa Long Đọi Hà Nam |
Khu rừng Trần Hưng Đạo Tỉnh Cao Bằng | Chùa Bút Tháp Bắc Ninh |
Điện Biên Phủ Tỉnh Lai Châu | Chùa Thầy Hà Tây |
Phủ Chủ Tịch Thành phố Hà Nội | Chùa Tây Phương Hà Tây |
Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng Tỉnh | Chùa Keo Thái Bình |
An Giang | Chùa K’Leng Sóc Trăng |
Khu căn cứ Trung ương Cục Tỉnh Tây Ninh | Thái Lạc Hải Dương |
Đường mòn Hồ Chí Minh (đường Trường Sơn) Các tỉnh miền Trung Trụ sở BCH chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 Tỉnh Bình Dương | Chùa Búa Khê Hà Tây Chùa Dâu Bắc Ninh Chùa Phật Tích Bắc Ninh |
Thành cổ Quảng Trị Tỉnh Quảng Trị | Chùa Kim Liên Hà Nội |
Địa dạo Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh | Chùa Mía Hà Tây |
Di tích Côn Đảo Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | Phủ Giầy Nam Định |
Có thể bạn quan tâm!
- Địa lý du lịch - ĐH Phạm Văn Đồng - 1
- Địa lý du lịch - ĐH Phạm Văn Đồng - 2
- Theo Ngô Ngọc Cát, Nguyễn Xuân Tăng Và Tô Đình Huyến. Đánh Giá Tài Nguyên Nước Khoáng Và Nước Dưới Đất Việt Nam Phục Vụ Cho Quy Hoạch Phát Triển Du
- Xem Trần Đức Thạnh, Lịch Sử Địa Chất Vịnh Hạ Long. Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long, 1999
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Du Lịch
- Địa lý du lịch - ĐH Phạm Văn Đồng - 7
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Tháp Chàm Mỹ Sơn Quảng | |
Nhà tù Ban Mê Thuột Tỉnh Đắc Lắc | Nam |
II. Di tích lịch sử | Tháp Đôi Bình Định |
Đền Hùng Phú Thọ | Tháp Ponagar Khánh Hoà |
Cổ Loa Thành phố Hà Nội | Tháp Nhạn Phú Yên |
Hoa Lư Ninh Bình | Tháp Hoà Lai Ninh Thuận |
Văn Miếu Hà Nội | Tháp Poshanư Bình Thuận |
Côn Sơn Hưng Yên | Tháp Bình Sơn Vĩnh Phúc |
Kiếp Bạc Hưng Yên | Thành nhà Hồ Thanh Hoá |
Lam Kinh Thanh Hoá | Phố cổ Hội An Đà Nẵng |
Yên Tử Quảng Ninh | Phố cổ Hà Nội Hà Nội |
Chùa Phổ Minh & đền Trần Nam Định | Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình |
Đền Gióng & chùa Kiến Sở Hà Nội | V. Di tích khảo cổ học |
Điện Tây Sơn Bình Định Khu lưu niệm Nguyễn Du Hà Tĩnh III. Thắng cảnh Vịnh Hạ Long Quảng Ninh | Hang Thẩm Khuyên Thẩm Hai Lạng Sơn Di tích Thần Sa Bắc Thái Di chỉ văn hoá Hoà Bình Hoà Bình |
Hương Sơn & chùa Hương Tích Hà Tây | Di chỉ văn hoá Bắc Sơn Lạng |
IV. Di tích kiến trúc nghệ thuật | Sơn |
Quần thể di tích Huế Thừa Thiên Huế Đình Bảng Bắc Ninh Đình Tây Đẳng Hà Tây | Di chỉ văn hoá Đa Bút Thanh Hoá Di chỉ văn hoá Phùng Nguyên Vĩnh Phúc |
Đình Trà Cổ Quảng Ninh | Di chỉ văn hoá Đồng Đậu Vĩnh |
Đình Hàng Kênh Hải Phòng | Phúc |
Đình Lỗ Hạnh Bắc Ninh | Di chỉ văn hoá Gò Mun Vĩnh |
Đình Chu Quyến Hà Tây | Phúc |
Đình Thổ Tam Vĩnh Phú Đình & chùa Thổ Hà Bắc Ninh Đình Tường Phiêu Hà Tây | Di chỉ văn hoá Đông Sơn Thanh Hoá Di chỉ văn hoá Sa Huỳnh Quảng Nam |
Đền Quán Thánh Hà Nội | Di chỉ văn hoá óc Eo Long An |
Nhà tù Sơn La Tỉnh Sơn La
Di chỉ văn hoá óc Eo An Giang
Di chỉ văn hoá óc Eo Trà Vinh
Mộ cự thạch Hàng Gòn Đồng Nai
Tài liệu tổng hợp của tác giả
Di tích được xêp hạng (di tích quốc gia) là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật có giá trị lịch sử nghệ thuật cần được bảo vệ và tôn tạo. Chúng bao gồm:
a. Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu những sự kiện, những mốc lịch sử quan trọng của dân tộc, các nhà hoạt động chính trị, văn hoá, nghệ thuất và khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc.
b. Công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc.
c. Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ.
d. Cảnh quan thiên nhiên đẹp nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.
Hiện nay đã có 2.593 di tích được Bộ Văn hoá và Thông tin công nhận xếp
hạng.
Di tích có ý nghĩa địa phương là:
a. Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu những sự kiện, những mốc lịch sử
quan trọng của địa phương, hoặc gắn với các những nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử.
b. Công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị trong phạm vi địa phương.
c. Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương.
d. Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương.
Hiện nay trên cả nước ta có khoảng 40.000 di tích có ý nghĩa địa phương.
Về mặt nội dung có thể chia thành 4 nhóm di tích là di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử (di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng và di tích lịch sử cách mạng), di tích kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh.
Di tích khảo cổ (1,3%) là những địa điểm, những đối tượng được phát hiện minh chứng cho một văn hoá khảo cổ nhất định. Ví dụ: di chỉ Hoà Bình, Ôc Eo, Sa Huỳnh.
Di tích lịch sử cách mạng (27,5%) là những địa điểm, hiện vật đánh dấu những sự kiện quan trọng trong thời kỳ đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước Việt Nam XHCN. Ví dụ: cây đa Tân Trào, nhà lưu niệm Bác Hồ ở Kim Liên, ngã ba Đồng Lộc, thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn, Nhà tù Hoả Lò, Sơn La, Ban Mê Thuột, Côn Đảo, địa đạo Củ Chi... Một thực tế thường thấy là số điểm di tích cách mạng đã bắt đầu được đưa vào khai thác nhiều hơn. Tuy nhiên một số doanh nghiệp cho rằng các tour về các di tích lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng dễ thu hút khách hơn là về các di tích lịch sử cách mạng. Một số hướng dẫn viên còn ngại hướng dẫn ở các điểm di tích lịch sử vì cho rằng khó thuyết minh được hay. Cần nhìn nhận lại vấn đề này. Hiện nay du lịch đã được coi là một ngành kinh tế mang tính xã hội sâu sắc. Làm du lịch là thực hiện đồng thời hai chức năng12. Đó là chức năng kinh tế và chức năng xã hội. Một trong những chức năng xã hội của người làm du lịch là giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Có nghĩa là việc mở rộng tour đến các di tích lịch sử nói chung, di tích lịch sử cách mạng nói riêng phải được coi là một trong những trách nhiệm của người làm du lịch. Đứng trước những kỷ vật giản dị trong nhà ngoại ở làng Sen và được nghe chị hướng dẫn viên kể bằng một chất giọng xứ Nghệ hấp dẫn về những hành động thật bình dị của Bác khi thăm quê, ai ai cũng bồi hồi, xúc động nghĩ về vị cha già kính yêu. Qua ngã ba Đồng Lộc, ngã ba anh hùng, được nghe anh hướng dẫn viên kể về chiến công của 10 cô gái Đồng Lộc huyền thoại, nghe anh đọc bài thơ “Cúc ơi” do Yến Thanh sáng tác ngay khi chưa tìm thấy xác chị, mọi người đều không cầm được nước mắt. Nhìn kỹ vào các hàng bia thẳng tắp tại Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn ai cũng bàng hoàng vì tuổi đời của các anh chị còn quá trẻ. Một cảm giác trào dâng, chúng ta nợ ơn các anh nhiều quá. Họ đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho hoà bình và độc lập dân tộc, cho hạnh phúc của mỗi chúng ta hôm nay. Tại sao chúng ta không đưa du khách qua đây, thắp cho các anh một nén nhang thơm để tỏ lòng biết ơn của mình đối với các anh?
Di tích lịch sử tôn giáo (31,9%). Do đặc điểm của văn hoá phương Đông, những di tích lịch sử có liên quan với các vị anh hùng có công với đất nước đều trở thành nơi thờ cúng. Vì vậy tất cả các di tích trước cách mạng đều mang màu sắc tôn giáo, tín ngưỡng.
Di tích kiến trúc nghệ thuật (34,7%). Nhiều di tích lịch sử là những công trình kiến trúc có giá trị, có những nét đặc thù cho một thời kỳ lịch sử hay một địa phương nào đó.
Thắng cảnh (3,6%). Hầu như nhiều thắng cảnh của Việt Nam đều có gắn với những sự tích, với di tích lịch sử...
12 Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch. Nxb ĐHQG Hà Nội, 1999, trang 169.
Các tài nguyên du lịch nhân văn vật thể (hữu hình) khác
Những công trình đương đại nhiều khi cũng tạo ra một sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Các công trình đương đại bao gồm các toà nhà, hệ thống cầu, cống, đường sá, các viện, trung tâm nghiên cứu, nhà máy, các công trình kiến trúc lớn, có giá trị kiến trúc nghệ thuật. Cầu Sông Hàn, cầu Mỹ Thuận, cầu Bãi Cháy (trong tương lai), nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Nhà hát lớn Hà Nội, nhà Quốc hội, những kiểu nhà của đồng bào dân tộc ít người, khu chung cư mới bán đảo Linh Đàm, Phú Mỹ Hưng hoặc nhà ở của các danh nhân... là những ví dụ minh chứng cho nhận định trên. Trong tour du lịch Malaysia, bên cạnh việc chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc hoành tráng như tháp đôi Petronas, khách còn ngỡ ngàng và thích thú khi được đến thủ đô hành chính Putrajaia với một quy hoạch đô thị hiện đại, khách sẽ vô cùng tò mò và thích thú khi được nghỉ đêm tại khu vui chơi giải trí, sòng bạc Genting được xây dựng trên độ cao hơn 1.500m.
Thư viện, bảo tàng, nhà lưu niệm, rạp hát, công viên, khu vui chơi giải trí, các sản phẩm lao động đặc trưng (đồ thủ công, mỹ nghệ), các món ăn truyền thống (rượu cần, đồ nướng...) cũng có thể được coi là các tài nguyên du lịch nhân văn hữu hình. Trong số các cơ sở này, bảo tàng có một vị trí đặc biệt. Qua bảo tàng, khách du lịch có được một hiểu biết khái quát và khá đầy đủ về đối tượng tham quan trong một thời gian rất hạn chế. Sẽ rất tốt nếu trước khi (hoặc sau khi) đi tham quan (thường là các tour chuyên đề) khách được giới thiệu một cách đầy đủ về những nội dung chính tại bảo tàng. Ví dụ trước mỗi tour về một vùng để tìm hiểu văn hoá của các tộc người như tour về Sa Pa, Mai Châu.., khách được đưa đến Bảo tàng Dân tộc học. Hoặc trước một tour DMZ, khách được giới thiệu về lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Bảo tàng Quân đội...
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, món ăn dân gian hay đặc sản cũng có sức hấp dẫn du khách. Đã đến Việt Nam, người nước ngoài nào cũng không bao giờ quên món nem rất hấp dẫn, họ cũng thường mua một chiếc nón Huế về làm kỷ niệm. Nếu như Hà Nội có món phở nổi tiếng thì Hải Phòng tự hào với món bánh đa cua, Hải Dương có bánh đậu xanh, Hưng Yên có nhãn lồng, Huế có bún bò Huế, chè Huế v.v...
Làng nghề, phố nghề cùng các sản phẩm nghề truyền thống cũng có sức hấp dẫn đối với du khách. Những chiếc áo dài may ở Huế, những chiếc túi xách, chiếc khăn lụa ở làng Vạn Phúc, những bộ ấm chén xinh xinh, những chiếc bình men rạn giả cổ ở Bát Tràng, những bức tượng các con vật đáng yêu ở làng Hòa Hải, những bức tranh dân gian làng Đông Hồ, những bức tranh có giá trị làm bằng đá quý ở Yên Bái v.v... sẽ là những vật kỷ niệm đẹp về chuyến du lịch đến Việt Nam của du khách quốc tế.
Một trong những ấn tượng sâu sắc về người Việt Nam của khách du lịch nước ngoài là nét đẹp duyên dáng, nết e lệ rất phụ nữ của các cô gái Việt Nam trong bộ áo dài truyền thống. Nụ cười tươi tắn và vô tư của các em nhỏ, cởi mở và thân thiện của thanh niên, hiền lành và duyên dáng của các cô gái, đôn hậu của người già cũng để lại ấn tượng tốt đẹp về một dân tộc mến khách trên đất Việt Nam mà nhiều du khách đã
đến du lịch. Đây là những “tài nguyên du lịch” vô giá của một dân tộc có những con người thực sự biết yêu và tự hào và trân trọng về tất cả những gì, kể cả những thứ bình dị nhất của nơi họ đã sinh ra và lớn lên.
Lễ hội
Lễ và hội gọi chung là lễ hội truyền thống, là loại hình sinh hoạt sinh hoạt văn hoá tập thể của nhân dân diễn ra vào những thời điểm cố định trong năm để kỷ niệm một sự kiện lịch sử, chính trị, văn hoá hay tôn giáo của cộng đồng. Lễ hội được xếp vào tài nguyên du lịch phi vật thể và có rất sức hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước. “Lễ hội là một bộ sách bách khoa đồ sộ, là một bảo tàng sống về đời sống văn hoá tinh thần của người Việt. Nó đã và sẽ có tác động mạnh mẽ và sâu sắc vào tâm linh, vào việc khuôn đúc tâm hồn và tính cách Việt Nam xưa nay và mai sau”13
Người ta phân biệt khái niệm lễ hội và hội lễ. Trong lễ hội phần nghi lễ là chính, trong hội lễ phần hội hè là chính. Tuy nhiên ở nước ta hầu như hai phần này đều hoà quyện nhau, bổ sung nhau nên người ta dùng từ lễ hội để chỉ chung cho hội và lễ.14
Lễ hội truyền thống ở nước ta có những đặc điểm cơ bản sau
1- Quy mô lễ hội không như nhau (không gian và thời gian). Có những lễ hội diễn ra trong 1 ngày, thậm chí một buổi, song có lễ hội diễn ra hàng tháng liền. Về không gian, có lễ hội chỉ được tổ chức ở một vùng, thậm chí một làng, xã, có những lễ hội được tổ chức trong phạm vi cả nước.
2- Thời điểm diễn ra lễ hội ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào từ tháng 12 đến tháng 4. Theo các nhà nghiên cứu, riêng ở miền Bắc 72% số lễ hội trong năm diễn ra từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch hàng năm. Điều này rất có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh du lịch vì đây là thời kỳ hoạt động du lịch biển ở miền Bắc đang trong giai đoạn “mùa chết”.
3- Mỗi địa phương tổ chức lễ hội theo một phong thái riêng nên lễ hội mang tính độc đáo, hấp dẫn khách du lịch. Khách du lịch cho dù đã được tham gia lễ hội ở một địa bàn nào đó cũng sẽ vẫn tìm thấy những nét mới lạ của lễ hội đó tại các địa phương khác.
4- Lễ hội Việt Nam có tính tập thể cao, ít phân biệt lứa tuổi, tôn giáo, giới tính
... nên du khách dễ hoà nhập được vào lễ hội, cho phép du khách được sống trong lễ hội một cách tự nhiên.
Bên cạnh lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội hiện đại, các festival cũng ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch. Festival Du lịch Hà Nội, festival Huế, SEA games 23, festival cà phê Dak Lak 2005, festival hoa Đà Lạt cuối năm 2005 đã thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước.
13 Viện văn hoá dân gian. Lễ hội cổ truyền. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992, trang 15
14 Hoàng Lương. Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc. nxb ĐHQG Hà Nội, 2002. trang 11-15.
Các tài nguyên du lịch phi vật thể khác
Việt Nam có 54 tộc người anh em, mỗi tộc người có những phong tục tập quán riêng, có đời sống văn hoá riêng tạo nên những yếu tố hấp dẫn khách du lịch. Có những phong tục có tính lễ nghi như phong tục tổ chức ma chay, cưới xin... đến những phong tục rất đời thường, tạo nên nét đẹp văn hoá của cộng đồng như nghệ thuật ẩm thực, truyền thống tôn trọng người cao tuổi v.v...
Theo Trần Thuý Anh15, “một trong số di sản văn hoá thuộc loại “phi vật thể” (vô thể, vô hình) nhất, được trao truyền cho đến hôm nay và trở thành hành trang cần thiết đặc biệt của người Việt trong cuộc sống hiện tại, chính là truyền thống ứng xử xã hội, đã được kết tinh từ đời sống văn hoá cổ truyền của người Việt”. Điều này có nghĩa là, theo cách hiểu chung nhất, thế ứng xử, một sản phẩm vừa mang tính vô hình vừa mang tính hữu hình của cộng đồng cũng gắn với vị trí địa lý nhất định và tạo ra một thế năng du lịch. Thế ứng xử - hệ thống quan hệ tương tác giữa chủ thể và môi trường được hình thành và quy định bởi chính môi trường khu vực (môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội). Cách chắp tay và hơi cúi đầu khi chào của người Thái Lan, cách cúi đầu đáp lễ của người Nhật Bản, cách bắt tay rồi chạm má của người Algeria khi gặp nhau... và đặc biệt, nụ cười tươi tắn với câu hỏi không cần trả lời thay cho câu chào của người Việt Nam khi gặp nhau là những nét văn hoá hấp dẫn và khác lạ mà mọi khách du lịch đều muốn tìm hiểu. Những ghi nhận về văn hoá ứng xử trong cuộc sống cũng có thể làm cho khách quyết định thực hiện chuyến du lịch.16
2.2.4. Di sản thế giới
2.2.4.1. Công ước Di sản Thế giới
Để góp phần gìn giữ tài nguyên và môi trường, UNESCO đã xây dựng Công ước Di sản Thế giới. Công ước quốc tế về di sản thế giới là sự kết hợp những nội dung cơ bản của việc bảo tồn tự nhiên và văn hóa trong một văn bản thống nhất và bổ sung thêm những giá trị tự nhiên, văn hóa và kết hợp chặt chẽ những giá trị văn hóa với môi trường tự nhiên. Công ước quốc tế xác định những di sản tự nhiên hoặc văn hóa nào sẽ được xem xét để đưa vào Danh sách Di sản Thế giới, giao cho các quốc gia nhiệm vụ xác định những di sản còn chưa được đưa vào Danh sách và xác định vai trò của chính phủ nước đó trong việc bảo vệ và bảo quản di tích. Thông qua việc ký vào Công ước, mỗi quốc gia cam kết sẽ bảo tồn những di sản đã được đưa vào Danh sách di sản thế giới nằm trên lãnh thổ nước mình và cả những di sản quốc gia của nước họ.
Chính phủ các nước được khuyến khích kết hợp những biện pháp bảo vệ di sản văn hóa, tự nhiên với những chương trình khai thác bền vững làm cho di sản đi vào đời sống hàng ngày của người dân nước mình.
15 Trần Thuý Anh. Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua một số ca dao-tục ngữ, nxb DHQG Hà Nội, 2000, trang 9, 16-17.
16 Tham khảo Trần Thuý Anh (chủ biên), Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Anh Hoa, Ứng xử văn hoá trong du lịch, nxb ĐHQG Hà Nội 2004.