trong công cuộc đấu tranh giải phóng quê hương, là nơi hoạt động của các bậc tiền bối cách mạng, của du kích làng Phấn Vũ góp phần tô thêm trang sử vẻ vang của quê hương đất biển Anh Hùng.
Là một người con sinh ra trên mảnh đất Thụy Xuân, tôi chọn đề tài “Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ (xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình)” làm luận văn thạc sĩ với hi vọng hiểu rõ thêm về những giá trị của cụm di tích; thấy được mối quan hệ giữa cụm di tích và không gian văn hóa làng Phấn Vũ; giúp người dân Thụy Xuân, đặc biệt là thế hệ trẻ biết trân trọng văn hóa truyền thống ngay trên mảnh đất quê hương.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Từ lâu hệ thống đền, chùa Việt Nam nói chung và hệ thống đền, chùa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng đã trở thành đối tượng quan tâm của các nhà nghiên cứu dưới nhiều góc độ: văn hoá dân gian, kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo, khảo cổ học, dân tộc học, lịch sử... Có thể kể đến một số công trình sau:
Công trình nghiên cứu đầu tiên cần phải kể đến là cuốn “Chùa Việt” của tác giả Trần Lâm Biền [8]. Cuốn sách đã khái quát quá trình phát triển của ngôi chùa Việt, phân tích giá trị văn hoá, hướng, bố cục chung và khảo tả về hệ thống tượng thờ trong chùa.
Cuốn Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng ở Việt Nam của tác giả Trần Mạnh Thường [59] giới thiệu về các công trình kiến trúc cổ, những thành, lũy, đền, tháp, đình, chùa, miếu… ở Việt Nam được xếp hạng cấp quốc gia trên phạm vi cả nước.
Cuốn 250 đình chùa nổi tiếng Việt Nam của tác giả Ngô Thị Kim Doan [13] nghiên cứu về những ngôi chùa ở Việt Nam từ xưa đến nay, cùng với phong cách nghệ thuật chùa của Việt Nam từ thế kỷ X đến chùa đất, chùa gỗ cho tới phong cách nghệ thuật, chùa của người Khơ me, người Hoa, người Chǎm.
Cuốn Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền chùa, miếu phủ của tác giả Trương Thìn [53] tìm hiểu về việc thờ cúng gia tiên, về tín ngưỡng lên chùa lễ Phật, lễ Thánh thần ở các đình, đền, miếu phủ.
Có thể bạn quan tâm!
- Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - 1
- Một Số Vấn Đề Lịch Sử Và Cư Dân
- Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - 4
- Văn Hóa Ứng Xử Với Môi Trường Biển
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Tiếp theo, cuốn Chùa Việt Nam của tác giả Hà Văn Tấn [46] đã giới thiệu về 118 ngôi chùa trong cả nước, trong đó có hai dạng chùa mới ít thấy xuất hiện là chùa miền núi và chùa miền hải đảo. Đây là công trình nghiên cứu kết tinh các hình ảnh và giá trị của khối di sản văn hoá và tôn giáo - tín ngưỡng, được các tác giả thể hiện tinh tế, súc tích qua bài dẫn luận công phu về toàn cảnh chùa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và quá trình du nhập đạo Phật từ Ấn Độ vào Việt Nam.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, tìm hiểu về đền chùa cụ thể ở một địa phương, một làng xã thì chưa có nhiều.
Cụm di tích đền, chùa làng Phấn Vũ cũng đã được một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhưng chưa thật sự sâu sắc, cụ thể. Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến cụm di tích đến chùa làng Phấn Vũ trên từng lĩnh vực và khía cạnh khác nhau, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, như cuốn Địa chí Thái Bình do Nguyễn Quang Ân và Phạm Minh Đức chủ biên [2] đã thống kê danh sách các di tích thuộc tỉnh Thái Bình được xếp hạng cấp tỉnh và cấp Quốc gia. Cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Thụy Xuân (1927 – 1975) [33], Lịch sử Đảng bộ huyện Thái Thụy (1927 - 2005) [32] cung cấp thêm một số tư liệu khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống đấu tranh bất khuất quật cường của nhân dân làng Phấn Vũ, trong đó đề cập đến chùa làng Phấn Vũ là di tích lịch sử, là nơi hoạt động cách mạng của các chiến sỹ yêu nước. Năm 2012, một số tư liệu nghiên cứu về cụm di tích của Ban Quản lý di tích tỉnh Thái Bình như: Lý lịch di tích đền, chùa làng Phấn Vũ, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình; Báo cáo điều tra giá trị lịch sử đền, chùa làng Phấn Vũ; Bản vẽ kiến trúc di tích đền, chùa làng Phấn Vũ nhằm đề nghị xếp hạng cụm di tích Phấn Vũ là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Với những tư liệu đó, ngày 10
tháng 10 năm 2012, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Bình đã ra quyết định công nhận cụm di tích này là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Tuy nhiên, những tư liệu này chỉ mới tập trung vào khai thác giá trị lịch sử văn hóa cách mạng nhưng cũng chưa thực sự chuyên sâu, trong khi đó còn nhiều vấn đề chưa được đề cập đến hoặc đề cập còn ít và sơ sài như: Lịch sử hình thành làng, hình thành cụm di tích; lễ hội, kiến trúc; công tác bảo tồn, tôn tạo,... Bên cạnh đó, các nguồn tư liệu này mới chỉ nghiên cứu về cụm di tích; các nhà nghiên cứu chưa đặt cụm di tích trong mối quan hệ qua lại với các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân làng Phấn Vũ (hay chính xác hơn) các công trình nghiên cứu đó chưa đặt cụm di tích (đền chùa) trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ. Vì vậy, có thể thấy đề tài luận văn “Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ (xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình)” là một công trình nghiên cứu hoàn toàn mới, cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Hệ thống lại toàn bộ các nguồn tư liệu nghiên cứu về làng Phấn Vũ và cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ.
Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu cụm di tích đền, chùa làng trong mối quan hệ với không gian văn hóa làng Phấn Vũ.
Xác định một số vấn đề đang đặt ra và khuyến nghị một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ trong thời điểm hiện tại và tương lai.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng
Cụm di tích đền, chùa làng Phấn Vũ (bao gồm: chùa Phấn Vũ, đền Mẫu, đền Quan Lớn Thống) trong mối quan hệ với không gian văn hóa làng Phấn Vũ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu cụm di tích đền chùa trong không gian làng Phấn Vũ, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nhưng có mở rộng ra trong mối quan hệ với một số làng, xã xung quanh.
Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ từ năm 1986 - 2014, nhưng có quan tâm đến các vấn đề lịch sử từ khi đền, chùa được xây dựng cho đến hiện nay (2014)
Phạm vi vấn đề: Luận văn nghiên cứu cụm di tích đền, chùa làng Phấn Vũ trên các góc độ kiến trúc, điêu khắc, đối tượng thờ tự và các hoạt động thờ cúng, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo… diễn ra tại cụm di tích trong mối quan hệ qua lại với không gian văn hóa làng Phấn Vũ.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp tiếp cận khu vực học và liên ngành:
Luận văn đặt cụm di tích đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ - một không gian văn hóa có sự giao thoa giữa những yếu tố văn hóa Việt vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và những yếu tố văn hóa Việt vùng ven biển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập hiện nay. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của các ngành sử học, dân tộc học, xã hội học,… để thu thập và xử lý tư liệu khi viết luận văn.
Phương pháp Lịch sử:
Nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu đã được công bố (xuất bản) để xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận văn và xác định các tài liệu về đền, chùa, về không gian văn hóa làng Phấn Vũ trong quá khứ và hiện tại có thể sử dụng trong luận văn.
Phương pháp Dân tộc học/ Nhân học
Phương pháp khảo sát thực địa của ngành Dân tộc học bao gồm một loạt phương pháp nghiên cứu cụ thể như quan sát (quan sát tham dự và không tham dự), phỏng vấn (phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố), thảo luận nhóm,
chụp ảnh, quay video,… được sử dụng để thu thập tư liệu trên thực địa về kiến trúc, điêu khắc, cách thức bố trí không gian thờ cúng của cụm di tích và các hoạt động thờ cúng, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo diễn ra trong cụm di tích và mối quan hệ giữa cụm di tích với không gian văn hóa làng Phấn Vũ trong lịch sử và hiện tại. Đây là phương pháp khai thác và cung cấp nguồn tư liệu định tính chủ yếu để hoàn thành luận văn.
Phương pháp thống kê:
Khai thác và sử dụng nguồn tư liệu định lượng (các số liệu thống kê) về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội,… của cư dân làng Phấn Vũ, xã Thụy Xuân đã và đang được lưu giữ tại địa phương.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh:
Phân tích, tổng hợp, đối chiếu các nguồn tư liệu. Đây là phương pháp được sử dụng để viết luận văn.
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Cung cấp nguồn tư liệu chi tiết, cụ thể và hệ thống về cụm di tích trên các góc độ kiến trúc, điêu khắc, đối tượng thờ tự và các hoạt động thờ cúng, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo diễn ra tại cụm di tích, trong mối quan hệ, tác động qua lại với không gian văn hóa làng Phấn Vũ.
Chỉ ra những vấn đề đang đặt ra với cụm di tích trong quá trình tồn tại và phát triển.
Đưa ra một số khuyến nghị giải pháp góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát triển cụm di tích.
7. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài bao gồm 3 chương, trong đó:
Chương 1: Không gian văn hóa làng Phấn Vũ Chương 2: Cụm di tích đền, chùa làng Phấn Vũ
Chương 3: Đền chùa làng Phấn Vũ - một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị giải pháp
CHƯƠNG 1:
KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG PHẤN VŨ
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Làng Phấn Vũ thuộc xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Nằm ở vị trí trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, có điểm nút giao thông quan trọng của tuyến đường liên xã, liên huyện đi các tỉnh biên giới phía Bắc sang Trung Quốc và các vùng miền trên cả nước, thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi buôn bán: Phía Đông giáp với biển. Phía Tây giáp thôn Xuân Bàng, làng Bình Lạng và đường đi đến xã Thụy An. Phía Nam giáp làng Vạn Xuân, xã Thụy Xuân. Phía Bắc giáp xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Làng Phấn Vũ cách thị trấn Diêm Điền 7km, cách thành phố Thái Bình khoảng 40km, cách thành phố Hải Phòng 80km, cách thủ đô Hà Nội 120km. Từ làng đến biển chỉ khoảng 1km rất thuận lợi cho người dân ra biển đánh bắt hải sản. Năm 2013, xã Thụy Xuân đã xây dựng xong đường đêpan càng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho giao thông đường bộ. Cùng với giao thông đường bộ thì đường thủy khá phát triển, tạo điều kiện cho Phấn Vũ trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội cũng như việc tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ và tăng khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước.
1.1.2. Địa hình
Nền địa hình Thái Bình là đồng bằng được hình thành cách đây không lâu. "Đường bờ biển chỉ mới được bồi đắp trong vòng 100-200 năm trở lại đây" [2, tr. 30]. Về tổng thể, Thái Bình là một tỉnh đồng bằng, không có đồi núi, bao gồm các cánh đồng bằng phẳng, xen kẽ các khu dân cư, mạng lưới
sông ngòi chằng chịt, độ cao trung bình của tỉnh không quá 3m so với mực nước biển. Địa hình Thái Bình được chia thành các khu vực: "Loại hình ven sông; loại hình đất cao phía Tây Bắc; loại hình đất thấp ven sông Hóa; loại hình đất trũng ở giữa tỉnh và loại hình đất tương đối cao ven biển" [2, tr. 35]. Loại hình đất tương đối cao ven biển gọi là vùng tiếp giáp biển gồm các xã phía Đông Nam huyện Tiền Hải và Đông Nam huyện Thái Thụy, trong đó có xã Thụy Xuân. Theo đó, làng Phấn Vũ nằm trên vùng đất cao, chịu tác động trực tiếp của sóng gió biển Đông. Bờ biển Thái Thụy luôn biến động theo thời gian, có sự bồi đắp và tiến ra xa biển nên diện tích có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần lên. Đoạn bờ biển từ cửa sông Trà Lý đến cửa sông Diêm Hộ cho đến năm 1936 vẫn chưa được bồi đắp. Đến những năm cuối của thế kỷ XX, nhân dân đã chinh phục bờ biển ở đây và diện tích được bồi đắp tiến xa ra biển khoảng 3km.
1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của làng Phấn Vũ nói riêng và Thụy Xuân nói chung mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa, với nhiệt độ trung bình năm là 23 - 24oC, số giờ nắng 1600 - 1800 h, tổng lượng mưa trong năm 1700 - 2200 mm, độ ẩm không khí 80 - 90%. Gió mùa mang đến cho Phấn Vũ một mùa đông lạnh mưa ít, mùa hạ nóng mưa nhiều và hai thời kỳ chuyển tiếp ngắn.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chế độ nhiệt của Phấn Vũ đạt tiêu chuẩn nhiệt đới với nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,3oC. Có sự phân hóa của chế độ nhiệt thành hai mùa rõ rệt. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trong tháng lớn hơn 25o C, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó tháng 7 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình là 29,2oC. Trong mùa hè, có những ngày gió đông nam mát mẻ, có ngày có gió tây nam khô nóng. Hoạt động của các dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn và giông bão bất thường. Mùa đông có nhiệt độ trung bình trong tháng dưới 20oC kéo dài từ tháng 12 năm trước đến
tháng 3 năm sau. Tuy nhiệt độ có lúc thấp đến 4,1oC nhưng do ảnh hưởng của biển nên không xảy ra hiện tượng sương muối. Trong mùa đông, thường gặp các kiểu thời tiết hanh khô, nồm, nắng ấm, lạnh ẩm và mưa phùn. Sự điều hòa nhiệt ẩm ở vùng ven biển Thái Thụy rõ rệt hơn những vùng xa biển, biên độ nhiệt trung bình trong năm là 12,8oC, trong khi ở thành phố Thái Bình là 13,1oC.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo thuận lợi cho cây trồng vật nuôi. Những tháng mùa đông, có thể gieo trồng các loại cây cận nhiệt đới và ôn đới, tạo sản phẩm tiêu thụ trong vùng và xuất khẩu. Song vùng đất này cũng có những khó khăn do thời tiết đem lại, là nơi đầu sóng ngọn gió nên mùa bão nổi thường tràn qua Thụy Xuân, gây nhiều thiệt hại. Tác động bất lợi của tự nhiên gây ra ngập lụt, vỡ đê, nước mặn xâm nhập vào sâu đất liền gây thiệt hại mùa màng, nhà cửa, đôi khi còn cướp đi sinh mạng con người. "Trận bão ngày 24/6/1929 còn ghi đậm dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân Thụy Xuân; tiếp đó là cơn bão tháng 7/1955 kèm theo gió lớn, mưa nhiều, sóng to, nước biển dâng tràn đã xóa đi dấu vết của nhiều xóm bãi ngoài đê Ngự Hàm, dọc bờ biển Thụy Xuân - Thụy Trường - Thụy Hải" [2, tr. 49]. Tuy vậy, để sống hòa hợp với thiên nhiên, tận dụng các điều kiện thuận lợi và hạn chế tác hại của tự nhiên, người dân đã biết huy động trí tuệ, sức lực của mình đắp đê, đào hệ thống kênh mương chống úng ngập, tưới tiêu, dùng các biện pháp thủy lợi để thau chua, rửa mặn, cải tạo đất đai phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
1.1.4. Thủy văn
Hàng năm đón nhận lượng mưa lớn (1700 - 2200 mm). Hệ thống sông ngòi dày đặc, các ao hồ, đầm nhỏ nằm rải rác, xen kẽ với với làng xóm hoặc ven đê, lại tiếp nhận một lượng nước lớn từ các sông: Sông Trà Lý, sông Hóa, sông Diêm Hộ, sông Hệ tạo nên một hệ thống thủy văn phong phú. Lượng nước biển lớn với chế độ thủy triều ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông