Đặc Điểm Chung Của Các Bài Học Dạng Bài Lý Thuyết

thuộc dạng bài lý thuyết trong chương trình Kĩ thuật lớp 5

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Làm việc cá nhân Đọc một lượt các bài học sau Chương 1Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1. Làm việc cá nhân

- Đọc một lượt các bài học sau:

+ Chương 1: bài 7, bài 8, bài 9, bài 10, bài 11, bài 12, bài 13 .

+ Chương 2: bài 15, bài 16, bài 17, bài 18, bài 19, bài 21, bài 22, bài 23.

+ Chương 3: bài 31, bài 33

(Tập trung đọc kĩ các bài học thuộc phương án mà trường bạn đã chọn khi tổ chức dạy học môn Kĩ thuật lớp 5)

- Theo bạn, các bài học trên có những đặc điểm chung nào? Khi dạy các bài học này, cần phải đạt được những yêu cầu gì? Nêu các PPDH đối với các bài học dạng bài lý thuyết.

Hãy ghi những ý kiến của bạn vào vở học tập.

Nhiệm vụ 2. Thảo luận nhóm

Trình bày ý kiến của cá nhân về kết quả thực hiện nhiệm vụ 1. Các cá nhân khác đóng góp bổ sung ý kiến.

Thông tin phản hồi

1. Đặc điểm chung của các bài học dạng bài lý thuyết

Hầu hết các bài học lý thuyết trong chương trình Kĩ thuật lớp 5 được thực hiện trong 1 tiết, riêng bài 9 và bài 19 được thực hiện trong 2 tiết .

Các bài học thuộc dạng bài lý thuyết có những đặc điểm chung chủ yếu sau:

- Mục tiêu chủ yếu cần đạt được của các bài học lý thuyết kĩ thuật là mục tiêu về kiến thức ( HS biết được mục đích, tác dụng và cách tiến hành một số công việc nấu ăn, nuôi gà) và mục tiêu về thái độ ( HS biết và có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình )

- Nội dung bài học hoàn toàn là những kiến thức lý thuyết. Trong giờ học, hoạt động dạy học chủ yếu là hoạt động HS lĩnh hội kiến thức lý thuyết kĩ thuật, không có hoạt động HS thực hành rèn kĩ năng (do các trường tiểu học không có đủ điều kiện tổ chức thực hành). Vì vậy, GV cần thiết kế bài dạy trong đó sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực và có nhiều nội dung gắn với đời sống thực tế nhằm gây hứng thú học tập cho HS.

- Những kiến thức lý thuyết trong bài học là những kiến thức đơn giản, tối thiểu, thiết thực về nấu ăn, nuôi gà, HS có thể đã biết qua quan sát và có thể vận dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, trong nội dung của nhiều bài học có những kiến thức liên quan chặt chẽ với kiến thức của môn Tự nhiên- xã hội, môn Khoa học như tác dụng của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người, vật nuôi; các loại thực phẩm…

- Phương tiện dạy học được sử dụng khi tổ chức dạy học các bài học lý thuyết chủ yếu là tranh ảnh minh hoạ, một số vật thật ( một số dụng cụ nấu ăn; thực phẩm dùng trong nấu ăn; thức ăn nuôi gà …).

- Đánh giá kết quả học tập của HS chủ yếu là đánh giá mức độ biết, hiểu nội dung bài học. Do vậy, tốt nhất nên đánh giá kết quả học tập của HS bằng cách cho HS làm bài tập trắc nghiệm ngắn vào cuối tiết học.

2. Yêu cầu cần đạt khi tổ chức dạy- học các bài học lý thuyết kĩ thuật

- HS hứng thú, tích cực trong học tập.

- Khi dạy, GV không đi sâu phân tích các biện pháp, nguyên lý kĩ thuật và không làm nặng kiến thức lý thuyết trong bài, đồng thời phải tạo nhiều cơ hội để HS vận dụng kiến thức đã học ở các môn học khác như Tự nhiên- xã hội, Khoa học, Địa lý,…và kiến thức thực tế để thu nhận, giải thích kiến thức mới.

- HS có nhu cầu được vận dụng kiến thức kĩ thuật đã học để giúp đỡ gia đình trong việc nấu ăn, nuôi gà.

Hoạt động 2:

Xác định PPDH các bài học thuộc dạng bài lý thuyết trong SGK Kĩ thuật lớp 5

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Làm việc cá nhân Đọc một số bài dạng bài lý thuyết 3Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1. Làm việc cá nhân

- Đọc một số bài dạng bài lý thuyết trong SGV Kĩ thuật lớp 5.

- Đọc tài liệu bồi dưỡng GV dạy môn Kĩ thuật lớp 5, phần về PPDH.

- Nêu ý kiến cá nhân về PPDH đối với các bài học thuộc dạng bài lý thuyết Ghi kết quả thực hiện nhiệm vụ 2.1 vào vở học tập

Nhiệm vụ.2. Làm việc theo nhóm

Trao đổi trong nhóm về PPDH đối với các bài học thuộc dạng bài lý thuyết trong SGK

Kĩ thuật 5.

Thông tin phản hồi

Từ những phân tích về đặc điểm và yêu cầu cần đạt trên cho thấy, khi dạy các bài lý thuyết kĩ thuật cần kết hợp sử dụng một cách linh hoạt nhiều PPDH truyền thống ( như PP giải thích- minh hoạ, PP vấn đáp, PP trình bày trực quan bằng tranh ảnh, vật thật, PP quan sát...) với các PP dạy học khác (như PP dạy học theo nhóm, PPDH kiến tạo). Trong điều kiện cho phép, có thể cho HS xem đĩa hình minh hoạ hoặc dùng máy chiếu projector nhằm làm cho giờ học trở nên hấp dẫn, nhẹ nhàng nhưng vẫn đạt hiệu quả cao. Sử dụng PPDH nào và mức độ kết hợp sử dụng các PPDH như thế nào tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung chủ yếu của bài học, sự lựa chọn PPDH của GV và các điều kiện dạy học cụ thể.

Để sử dụng có hiệu quả của các PPDH trên, GV cần lưu ý một số điểm sau:

- Huy động HS cùng tham gia vào việc chuẩn bị bài học như sưu tầm tranh, ảnh, mẫu vật minh hoạ, tìm hiểu kiến thực thực tế liên quan đến bài học…nhằm làm phong phú thêm nội dung học tập và làm cho học sinh hào hứng với giờ học.

Ví dụ: sưu tầm tranh ảnh về các loại thực phẩm ( bài 8); tranh ảnh minh hoạ lợi ích của việc nuôi gà ( bài 15), hình dạng của một số giống gà ( bài 17).

Hoặc chuẩn bị một số thực phẩm thông thường ( rau, củ , quả… ); chuẩn bị một số mẫu thức ăn nuôi gà ( bài 19 )…

- Tăng cường sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm khai thác những hiểu biết thực tế của HS và tạo cơ hội cho HS được phát biểu những hiểu biết của bản thân. Khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, GV cần tuân thủ đúng các bước tổ chức học tập theo nhóm, trong đó vấn đề quan trọng nhất là thiết kế phiếu học tập trên cơ sở mục tiêu, nội dung và trọng tâm của từng bài học. Nội dung phiếu học tập cần ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu để học sinh dựa vào đó thảo luận và trình bày kết quả thảo luận.

Ví dụ : Khi dạy bài 9 “Nấu cơm”, GV có thể thiết kế phiếu học tập theo 4 vấn đề sau:

1. Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm ở gia đình em

2. Nêu những công việc gia đình em thường làm khi chuẩn bị nấu cơm

3. Mô tả cách nấu cơm ở gia đình em

4. Vì sao cơm bị khô, bị nhão, bị sống hoặc bị khê ?

- Thường xuyên thay đổi hoạt động học tập và đa dạng hoá hình thức dạy học khi tổ

chức dạy học các bài lý thuyết. Tuỳ điều kiện dạy học, GV có thể tổ chức dạy học theo lớp, theo nhóm, theo cá nhân. Cũng có thể tổ chức cho HS học tập dưới hình thức tham quan, xem băng video… nhằm thay đổi không khí học tập và tạo điều kiện cho HS tìm tòi, phát hiện, thu nhận , củng cố kiến thức qua thực tiễn.

Hoạt động 3:

Lập kế hoạch bài học và giảng thử một bài học dạng bài lý thuyết

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Làm việc cá nhân Chọn một bài học dạng bài lý thuyết 5Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1. Làm việc cá nhân

Chọn một bài học dạng bài lý thuyết. Xác định mục tiêu và lập kế hoạch cho bài học

đã chọn

Nhiệm vụ 2. Làm việc theo nhóm

Trình bày kế hoạch bài học và góp ý, bổ sung cho kế hoạch bài học

Nhiệm vụ 3. Giảng thử và nhận xét, đánh giá giờ dạy

- Đại diện nhóm giảng thử theo kế hoạch bài học đã lập

- Nhận xét, đánh giá giờ giảng thử.


3. Dạy học các bài học dạng bài thực hành


Hoạt động 1:


Xác định đặc Điểm chung và yêu cầu cần đạt khi tổ chức dạy học các bài học thuộc dạng bài thực hành

trong chương trình kĩ thuật lớp 5


Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Làm việc cá nhân Đọc một lượt các bài học thuộc 6

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1. Làm việc cá nhân

- Đọc một lượt các bài học thuộc dạng bài thực hành.

( Tập trung đọc kĩ các bài học thuộc phương án mà trường bạn đã chọn khi tổ chức dạy học môn Kĩ thuật lớp 5 ).

- Xác định đặc điểm chung của các bài học dạng bài thực hành.

- Nêu yêu cầu cần đạt và PPDH các bài học dạng bài thực hành.

Ghi kết quả thực hiện nhiệm vụ 1 vào vở học tập.

Nhiệm vụ 2. Làm việc theo nhóm

Trao đổi trong nhóm về kết quả thực hiện nhiệm vụ 1.

Thông tin phản hồi

1. Đặc điểm chung của các bài học thực hành

Trong chương trình kĩ thuật lớp 5 có 3 bài học thuộc dạng bài thực hành . Mục đích của việc đưa các bài học thực hành vào chương trình, SGK lớp 5 là giúp HS luyện tập, củng cố các thao tác kĩ thuật cơ bản đã được hình thành sau khi học các bài học dạng bài thực hành gắn với một phần lí thuyết, đồng thời phát triển khả năng sáng tạo cho HS. Các bài học dạng bài thực hành có một số đặc điểm chung sau:

- Mục tiêu chủ yếu của các bài học là rèn kĩ năng thực hành kĩ thuật. Do vậy, hoạt động thực hành giữ vị trí trung tâm trong các bài học và thời lượng dành cho hoạt động thực hành chiếm khoảng 2/3 thời gian của bài học.

- Nội dung chủ yếu của các bài học là thực hành. Trong quá trình giờ học, GV không giảng về lý thuyết mà chỉ gợi ý cho HS nhớ lại và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để hoàn thành một sản phẩm do HS tự chọn hoặc hoàn thành nhiệm vụ thực hành.

- Kết quả học tập của HS được thể hiện qua sản phẩm tự chọn HS làm được.

2. Yêu cầu cần đạt

Khi tổ chức dạy học các bài học thuộc dạng bài thực hành, cần phải đạt được các yêu cầu chủ yếu sau:

- HS tự giác, hứng thú thực hành làm sản phẩm tự chọn.

- Mỗi cá nhân HS phải hoàn thành được sản phẩm tự chọn theo đúng thời gian quy định.

- HS có ý thức hợp tác trong lao động và yêu quý sản phẩm do mình làm được.

Hoạt động 2:

Xác định các hoạt động dạy học chủ yếu và PPDH các bài học dạng bài thực hành

Đối với các bài học thực hành, hoạt động dạy học chủ yếu là hoạt động HS thực hành và đánh giá sản phẩm. Do vậy PPDH chủ yếu khi tổ chức dạy học các bài thực hành là phương pháp luyện tập nhằm luyện tập một số kĩ năng thực hành cho HS ( như

kĩ năng khâu, thêu; kĩ năng chuẩn bị và nấu món ăn đơn giản trong gia đình; kĩ năng phân loại thức ăn nuôi gà; kĩ năng lắp ghép mô hình kĩ thuật )

Khi sử dụng PP luyện tập, giáo viên cần lưu ý thực hiện một số điểm sau:

- Đảm bảo mọi HS trong lớp có đủ nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành. Do vậy, trước khi tổ chức cho HS thực hành, GV cần gợi ý để HS lựa chọn sản phẩm mà HS có đủ khả năng chuẩn bị và làm được.

- Nêu rõ mục đích, thời gian thực hành. Nếu cần có thể chỉ dẫn thêm để HS hiểu rõ mục đích, yêu cầu và cách tiến hành công việc.

- Dành khoảng 2/3 thời gian của bài học cho hoạt động thực hành của HS. Có thể tổ chức cho HS thực hành cá nhân hoặc thực hành theo nhóm. Trong quá trình HS thực hành, GV cần thường xuyên quan sát, uốn nắn các thao tác thực hành của HS. Trong quá trình HS thực hành, có thể yêu cầu HS nhắc lại hoặc thực hiện lại các thao tác kĩ thuật đã học để uốn nắn kịp thời.

- Khi đánh giá kết quả học tập của HS, GV cần tập trung đánh giá kĩ thuật thực hiện và sản phẩm hoàn thành

Hoạt động 3:

Lập kế hoạch bài học và giảng thử một bài học dạng bài thực hành

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Làm việc cá nhân Chọn một bài học dạng bài thực hành 8Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1. Làm việc cá nhân

- Chọn một bài học dạng bài thực hành. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung và lập kế hoạch bài học đã chọn.

Nhiệm vụ 2. Làm việc theo nhóm

Trình bày kế hoạch bài học và góp ý, bổ sung cho kế hoạch bài học

Nhiệm vụ 3. Giảng thử

- Đại diện nhóm giảng thử theo kế hoạch bài học đã lập

- Nhận xét, rút kinh nghiệm giờ giảng thử.

IV. Sản phẩm

- Bản ghi chép của cá nhân về mục tiêu, đặc điểm, yêu cầu cần đạt và PPDH các bài học dạng bài lý thuyết gắn với thực hành, dạng bài lý thuyết và dạng bài thực hành.

- Biên bản thảo luận của nhóm.

- Kế hoạch bài học : mỗi dạng bài có một kế hoạch bài học và bản nhận xét giờ dạy.

c Tổng kết đánh giá Các bạn đã hoàn thành các chủ đề trong tiểu mô đun 9c. Tổng kết, đánh giá

Các bạn đã hoàn thành các chủ đề trong tiểu mô đun bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 5 môn Kĩ thuật theo chương trình và SGK mới. Hi vọng với những kiến thức, kĩ năng các bạn đã thu được sau quá trình học tập tiểu môđun này sẽ giúp bạn tổ chức dạy học chương trình Kĩ thuật lớp 5 theo yêu cầu đổi mới PPDH đạt kết quả tốt.

Trước khi kết thúc việc học tập tiểu mô đun này, bạn hãy tự đánh giá kết quả những công việc bạn đã thực hiện được có đạt được mục tiêu hay không theo các mục sau:

1. Liệt kê mục tiêu, nội dung chủ yếu và các PPDH khi tổ chức dạy học môn Kĩ thuật lớp 5.

2. Liệt kê đặc điểm, yêu cầu cần đạt và PPDH các dạng bài học chủ yếu trong sách giáo khoa Kĩ thuật lớp 5.

3. Kết quả lập kế hoạch bài học: Với mỗi kế hoạch bài học đã thực hiện, bạn hãy tự đánh giá theo các tiêu chí trong bảng sau:

Tiêu chí

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Mục tiêu bài học rõ ràng, đúng chuẩn





Hoạt động & tài liệu phù hợp





Biên soạn thể hiện rõ ý tưởng của cá nhân





Hoạt động giới thiệu rõ ràng, sát mục tiêu,

nội dung, gây hứng thú





Hoạt động đã phát huy được tính tích cực

học tập của HS





Kết thúc hoạt động, HS đã biết khái quát

hoá bài học





Cách tổ chức giờ học thu hút HS tham gia

giải quyết các tình huống





Đánh giá kết quả học tập phù hợp với mục

tiêu bài học





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 35

Đánh giá chung về kết quả lập kế hoạch bài học:


4.Kết quả dạy thử trong nhóm

a. Tự đánh giá kết quả dạy thủ mỗi bài học đã chọn theo các tiêu chí sau:


Tiêu chí

Giỏi

Khá

Trung bình

Cần cải

tiến

Mức độ đạt được mục tiêu bài học

Sự phối hợp các hoạt động hợp lí





Giải thích rõ ràng





Sử dụng phương tiện dạy học hỗ trợ tích cực cho đổi

mới PPDH





Hệ thống câu hỏi phát huy được tính tích cực của HS





Làm rõ được nội dung trọng tâm của bài





Phối hợp sử dụng các PPDH tích cực phù hợp với nội

dung từng hoạt động





Phân phối thời gian cho từng hoạt động hợp lí





Cách đánh giá kết quả học tập có tác động viên,

khuyến khích HS





b. Nhóm chuyên môn nhận xét, đánh giá kết quả giờ dạy theo những gợi ý sau:


Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nhận xét, đánh giá

Điểm số

tối đa

Chuẩn bị đồ dùng dạy học của GV và HS


1

Nội dung dạy học đảm bảo tính chính xác,

dễ hiểu và phù hợp với trình độ của HS


1

Tổ chức các hoạt động nhịp nhàng, hợp lí


1

Huy động HS tham gia tích cực vào các

hoạt động trong giờ học


1

Sử dụng các PPDH phát huy được tính tích cực của HS và phù hợp với đặc trưng môn

học


1

Sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học


1


1

GV có nhiều sáng tạo trong giờ dạy


1

Phát huy được tính chủ động, sáng tạo của

HS


1

Đạt mục tiêu bài học


1

Tổng cộng


10 điểm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2023